Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 4 - Tuần 19

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 4 - Tuần 19

BỐN ANH TÀI

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Đọc:

- Đọc đúng các TN, câu - đoạn - bài. Đọc liền mạch các tên riêng: Nắm Tay, Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

- Biết đọc diễn cảm bài văn diễn cảm với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những TN ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé.

2. Hiểu các TN mới trong bài: Cốu Khây, tinh thông, yêu tinh.

Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài học.

- Bảng phụ ghi câu - đoạn văn cần hướng dẫn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 31 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 4 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ hai ngày ...... tháng ...... năm 200...
Tiết1: Tập đọc
Bốn anh tài
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Đọc:
- Đọc đúng các TN, câu - đoạn - bài. Đọc liền mạch các tên riêng: Nắm Tay, Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- Biết đọc diễn cảm bài văn diễn cảm với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những TN ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé.
2. Hiểu các TN mới trong bài: Cốu Khây, tinh thông, yêu tinh.
Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài học.
- Bảng phụ ghi câu - đoạn văn cần hướng dẫn.
III. Các hoạt động dạy học:
A- Mở đầu:
- Giới thiệu 5 chủ điểm trong học kỳ II.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
	- Giới thiệu chủ điểm: Người ta làm hoa đất.
	- Giới thiệu bài : Bốn anh Tai
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu.
a. Luyện đọc:
- Đọc đoạn: lần một + luyện phát âm 
 lần hai + giải từ 
+ Giáo viên nhận xét cách đọc một số câu dài, câu khó đọc 
- Đọc trong cặp 
- 5 học sinh đọc tiếp nối 5 đoạn
- 1 học sinh đọc toàn bài 
- Giáo viên đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài.
- Đọc đoạn 1 + 2 
H: theo dõi 
H: lắng nghe
+ Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt? 
- Sức khoẻ: .... nhỏ người nhưng ăn một lúc 9 chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai mười tám.
- Tài năng: 15 tuổi võ nghệ tinh thông ...
+ Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây? 
- Yêu tinh xuất hiện bắt người và súc vật khiến bản làng tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
- Đọc các đoạn còn lại.
+ Cẩu Khây lên đường diệt yêu tinh cùng với ai? 
- Cùng 3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng 
+ Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì? 
- Nắm Tay Đóng Cọc dùng tay làm vồ đóng cọc, ...
- Đọc thầm bài đ tìm nội dung bài
*) Nội dung: Truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng nhiệt thành làm việc nghĩa cứu dân lành, của 4 anh em nhà Cẩu Khây.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm .
+ Giáo viên đọc mẫu
+ Hãy nhận xét và nêu cách đọc?
+ Đọc trong cặp 
+ Thi đọc diễn cảm 
- Học sinh nêu
- Học sinh đọc 2' 
- Mỗi tổ cử một em 
- Nghe - nhận xét - bình chọn
- Giáo viên nhận xét chung 
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét ý thức luyện đọc.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
=======================*****==========================
Tiết 2:Toán
Ki-lô-mét vuông
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh :
- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
- Biết đọc - viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông.
Biết 1 km 2 = 1000000 m2 và ngược lại.
- Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích cm2, dm2 , m2, km2. 
II. Đồ dùng dạy học:
- ảnh chụp cánh đồng, khu rừng. 
II. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Khen ngơị những bạn học toán tốt ở học kỳ I.
- Động viên những em còn chậm trong tiếp thu, cố gắng ở học kỳ II 
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu ki-lô-mét vuông. 
+ Để đo độ dài diện tích quyển sách người ta dùng đơn vị nào? 
- ... cm2 
+Để đo diện tích san trường người ta dùng đơn vị nào? 
-... m2
GV: Vậy để treo bức tranh lên bảng, để đo diện tích khu rừng, (S) tp' ta phải dùng đơn vị km2
- km2 là diện tích 1 hình vuông có cạnh dài bao nhiêu? 
- ... có cạnh dài 1 km
- ki-lô-mét vuông được viết tắt: km2
- Học sinh đọc 
1 km2 = 1000000 m2 
1000000 m2 = 1km2 
- Học sinh đọc - viết 
2/ Thực hành:
Bài 1: viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống. 
Đọc
Viết 
- Chín trăm hai mươi mốt ki-lô-mét vuông 
921 km2
- Hai nghìn ki-lô-mét vuông
2000 km2
- Năm trăm linh chín ki-lô-mét vuông 
509 km2
- Ba trăm hai mươi nghìn ki-lô-mét vuông
320 000 km2 
ị Nêu cách đọc cách viết số đo diện tích với km2.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
1km2 = 1000 000 m2 
1 m2 = 100dm2 32m2 49dm2 = 3249dm2
1 000 000 m2 = 1km2
5km2 = 5000 000 m2
2000 000 m2 = 2 km2
- Muốn đổi từ km2 về m2 và ngược lại ta làm thế nào?
- Km2đm2: Lấy số đó x 1000 000
m2 đ km2 : Lấy số đó : 1000 000 
Bài 3: Đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào vở - trình bày.
Bài giải
Diện tích khu rừng hình chữ nhật là:
3 x 2 = 6 (km2)
Đ.số: 6 km2
Bài 4: - Đọc yêu cầu bài tập.
- Khoanh số đo mình chọn vào SGK.
a) 40 m2
b) 330 991 km2
- Em nghĩ như thế nào về số đo em đã chọn?
- Học sinh nêu
3/ Củng cố - dặn dò:4p
- Nêu mối quan hệ giữa km2 và m2?
- Nhận xét giờ học.
=======================*****==========================
 Tiêt3: Đạo đức
kính trọng biết ơn người lao động
I. Mục tiêu:
- Học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động
2. Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với người lao động.
II. Tài liệu và phương tiện:
- SGK lớp 4 - môn Đạo đức.
- Một số bài tập 1, 2, 3.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Giới thiệu bài:
B- Bài mới:(35p )
1/ Hoạt động 1: Truyện: "Buổi học đầu tiên"
* Mục tiêu: 
	Học sinh hiểu được: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
* Cách tiến hành:
- GV kể chuyện
H: Lắng nghe.
- 1 em đọc to truyện
- Vì sao 1 số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?
- Vì bố Hà làm nghề quét rác.
- Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? vì sao?
* Kết luận:
- Học sinh nêu ý kiến của mình.
 2/ HĐ2: Bài tập 1 - SGK.
* Mục tiêu:
 Những người làm việc có ích cho bản thân - gđ - xã hội đều gọi là người lao động.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu nêu nội dung bài tập.
- TL cặp đôi.
- Trình bày nội dung thảo luận.
- Nhận xét - bổ sung
* Kết luận: 
- Nông dân, bác sỹ, người giúp việc trong gia đình, lái xe ôm, quét rác, giáo viên, người đạp xích lô ... đều là người lao động.
- Những người: Kẻ ăn xin, ăn trộm, buôn bán phụ nữ, trẻ em ... không phải là người lao động. Vì họ làm những điều không mang lại lợi ích cho xã hội.
3/ Hoạt động 3: Bài tập 2
* Mục tiêu: Học sinh hiểu người lao động mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình - xã hội.
* Cách tiến hành:
- TL nhóm
STT
Người lao động
ích lợi mang lại cho xã hội
1.
Bác sỹ
- Chữa bệnh cho mọi người để có sức khoẻ đ tham gia lao động.
2.
Thợ xây
- Nhờ có chú thợ xây XH, tp' mới có nhà cao tầng, nhà máy xí nghiệp để sản xuất, công viên để vui chơi.
3. 
Thợ điện
- Nhờ chú mới có điện dùng.
4. 
Ngư dân
- Nhờ cư dân đánh cá ta mới có sản phẩn: Cá - tôm để ăn
5. 
Kiến trúc sư
- Nhờ chú mà tp' mới đẹp đẽ.
6.
Nông dân
- Sản xuất lúa gạo đcó cơm ăn hàng ngày.
4/ HĐ4 : Bài tập 3
* Mục tiêu:
 Phân biệt hành vi thể hiện sự lễ phép - không kính trọng đ người lao động.
* Cách tiến hành:
- Làm việc cá nhân
- Trình bày - nhận xét
* Kết luận: Các việc làm : a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kính trọng ...
 Các việc làm : b, h là thể hiện không kính trọng người lao động
4/ Củng cố - dặn dò:
- Đọc ghi nhớ SGK.
- Nhận xét giờ học.
=======================*****==========================
Tiết4:Khoa học
Tại sao có gió
I. Mục tiêu:
 Sau bài học học sinh biết:
- Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích tại sao có gió?
- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi vào biển.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 74 + 75 
- Hộp đối lưu.
- Nến, giẻ hoặc vài nén hương.
III. Các hoạt động dạy - học:
A- Bài cũ:
- Thành phần nào trong không khí có vai trò duy trì sự sống?
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Yêu cầu quan sát cây đang lay động và H2: Diều bay.
- Tại sao cây lay, diều bay?
2/ Hoạt động 1: Chơi chong chóng.
* Mục tiêu: 
- Làm thế nào chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
* Cách tiến hành:
- Cử 4 em đại diện 4 tổ cầm chong chóng chạy nhanh từ ngoài hè vào lớp.
+ Em thấy hiện tượng gì?
- Cầm chong chóng đứng yên?
- Cầm chong chóng chạy từ từ em thấy thế nào?
- Tại sao chong chóng lại quay nhanh?
- Tại sao chạy nhanh thì chong chóng lại quay nhanh?
- Chong chóng quay tít
- Chong chóng không quay
- Chong chóng quay chậm
- Vì bạn chạy nhanh
- Vì tạo ra gió mạnh.
- Vì sao có chong chóng lại không quay?
* Kết luận: Vậy gió ở đâu ra?
- Vì không có gió
- Không khí chuyển động tạo thành gió. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh, gió thổi ít làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay.
3/ Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió.
* Mục tiêu: Học sinh biết giải thích tại sao có gió?
* Cách tiến hành:
- Hãy đọc yêu cầu thực hành trang 74.
- GV làm thí nghiệm - giải thích cách làm.
+ Chuẩn bị dụng cụ:
- Hộp đối lưu, nến, vài mẩu hương.
+ Làm thí nghiệm 
- H: Quan sát hiện tượng
- Phần nào của hộp có không khí nóng?
- Phần nào của hộp có không khí lạnh?
- Khói đã bay ra qua ống nào?
- Tại sao khói không bay ra qua ống B?
- Nửa hộp phía ống A
- Nửa hộp phía ống B
- ... ống A
- Vì không khí ở ống B lạnh
- Đọc bóng đèn toả sáng.
* Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch của nhiệt độ, gây ra sự chuyển động của không khí, không khí chuyển động tạo thành gió.
4/ Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong TN.
* Mục tiêu: Giải thích được tại sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền lại thổi ra biển?
* Cách tiến hành
- Quan sát trang 75 - đọc thông tin?
- Làm việc theo cặp
- Hãy giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
- Vì ban ngày không khí trong đất liền nóng hơn nên không khí đã chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Và ngược lại: Ban đêm nước biển nguội đi lâu hơn nên không khí nóng và ...
* Kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày, bna đềm giữa biển và đất liền và làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.
4/ Củng cố - dặn dò:
- Gió do đâu mà có.
- Nhận xét giờ học.
=======================*****==========================
Tiết5: Kỹ thuật
Gieo hạt giống rau- hoa
I. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh biết:
+ Các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau - hoa.
+ Biết được công việc gieo hạt trên luống hoặc trên bầu đất.
+ Có ý thức tiết kiệm hạt giống, yêu thích lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Một số loại hạt giống rau - hoa.
	- Túi bầu, dầm xới, ...  thiện bài tập.
- Yêu cầu trình bày
- Nhận xét - chữa bài.
- 1 thuyền trưởng người Anh.
- HĐ nhóm 6
- Nhóm trưởng điều khiển.
Cấp gió
Tác động của cấp gió
- Cấp 5 (gió khá mạnh)
- Cấp 9 (gió dữ - bão to)
- Cấp 0 (ko có gió)
- Cấp 7 (gió to)
- Cấp 2 (gió nhẹ)
- Khi có gió này mây bay, cây cỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn.
- Khi có gió này bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái.
- Lúc này gió bay thẳng lên trời cây cỏ đứng im.
- Khi có gió này trời có thể tối hoặc có bão. Cây lớn đu đưa, người đi bộ ở ngoài trời sẽ rất khó khăn vì phải chống lại sức gió.
- Khi có gió này bầu trời thường sáng sủa, bạn có thấy gió trên khuôn mặt, nghe tiếng lá rì rào.
3/ Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của gió bão, và cách phòng chống bão. 
* Mục tiêu: Nói về thiệt hại do giông bão gây ra và cách đề phòng - phòng chống bão.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu quan sát tranh5, 6 và nghiên cứu mục bạn cần biết tr.77
+ Nêu tác hại do bão gây ra?
- Thiệt hại về nhà cửa, cây cối, ruộng đồng. ..
+ Nêu 1 số cách phòng chống bão mà địa phương bạn đã áp dụng?
- Học sinh nêu
* Kết luận:
4/ Hoạt động 3: Trò chơi "Thi ghép chữ vào hình"
* Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của học sinh về cấp gió.
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu photo H1, 2, 3, 4 phát cho các nhóm.
H: Thảo luận rồi viết lời ghi chú dưới mỗi hình cho phù hợp.
- Trưng bày kết quả.
- Gv nhận xét- kết luận.
5/ Củng cố - dặn dò:
- Đọc mục bạn cần biết.	
- NX giờ học.
=======================*****==========================
Thứ năm ngày ... tháng --- năm 200..
nghỉ định mức có giáo viên dạy thay.
=======================*****==========================
Thứ sáu ngày ... . tháng .... năm 200...
Âm nhạc
Học hát bài: chúc mừng
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát. Bước đầu học sinh hát bài hát với giai điệu nhịp nhàng.
- Biết bài hát "Chúc mừng" là một bài hát Nga, tính chất âm nhạc nhịp nhàng, vui tươi.
- Biết hát kết hợp với gõ đệm.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:	- Băng đĩa, đài
- Nhạc cụ : Thanh phách.
- Chép nhạc và lời bài hát ra bảng phụ.
H : 	- Đọc lời ca, nhạc cụ, thanh phách.
III. Các hoạt động dạy - học:
1/ Phần mở đầu:
- Giới thiệu bài.
- Giáo viên sử dụng câu hỏi gợi mở.
+ Em có biết bài hát nào theo nhạc Nga?
- ở trường cô dạy em thế.
- Ca - Chiu - sa,...
+ Hãy hát bài hát nhạc Nga mà em biết?
ịGTB: Chúc mừng
- HS hát CN
- Bài hát này do ai dịch lời Việt?
- GV mở băng cho học sinh nghe.
- Nhạc sỹ Hoàng Lâm
+ Em có cảm nhận gì về bài hát này?
- Bài hát có giai điệu nhịp nhàng, uyển chuyển, diễn cảm, tả tình cảm thân thiết, ấm áp của những người bạn trong ngày vui gặp mặt.
2/ Phần hoạt động:
- Yêu cầu mở SGK tr.27 - đọc lời ca.
- GV mở băng cho học sinh nghe lại.
- Đọc thầm.
- GV dạy từng câu đến hết bài.
- Hát theo GV câu 1
- Hát theo GV câu 2
- Hát liên hoàn câu 1 + 2
- Hát theo GV câu 3
- Uốn nắm cho học sinh theo nhịp 3/4 và 1 số câu khó.
- Yêu cầu ôn lại cả bài.
- Cả lớp hát
- Từng tổ hát
- Hát cá nhân
- GV hướng dẫn kết hợp gõ đệm.
+ Hướng dẫn gõ theo tiết tấu.
Cùng đàn cùng hát vang lừng.
x x x x x x
+ Hướng dẫn gõ theo phách
Cùng đàn cùng hát vang lừng
x x x x
+ Hướng dẫn gõ theo nhịp.
Cùng đàn cùng hát vang lừng. Họp...
x x x
- Yêu cầu cả lớp thực hiện gõ đệm theo 3 hình thức trên.
3/ Phần kết thúc:
- Cả lớp hát cả bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà hát cho người thân nghe.
======================*****=========================
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Tài năng
I. Mục đích - yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ cho học sinh theo chủ điểm trí tuệ, tài năng. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu.
- Biết được 1 số thành ngữ gắn với chủ điểm: người ta là hoa đất.
II. Đồ dùng học tập:
- Bảng phụ kẻ bảng phân loại từ ở bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
A- KTBC:
	- Lấy ví dụ về câu kể Ai làm gì? rồi xác định chủ ngữ?
	- Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? do từ loại nào tạo thành?
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hớng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: - Đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn phân tích mẫu.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp.
- Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng tài.
- Trao đổi - trình bày.
a) - "Tài" có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường.
- Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.
b) "Tài" có nghĩa là tiền của.
ịĐể nói về tài năng người ta có thể dùng những TN nào?
Bài 2: - Đọc yêu cầu bài tập.
- Tài nguyên, tài trợ, tài sản.
- Học sinh TN ở mục a.
- Khi đặt câu cần lưu ý những nội dung gì?
- Cần phải diễn đạt ý chọn vẹn, đầu câu viết hoa, kết thúc câu phải có dấu câu.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- Trình bày miệng
- Tài nguyên của nước ta rất dồi dào.
- Anh ấy thật tài giỏi.
- Văn Cao là một nhạc sỹ tài hoa.
- Vùng núi phía Bắc có rất nhiều tài nguyên.
- Bạn ấy có tài năng thật sự.
- GV nhận xét - ghi điểm.
Bài 3: Tìm trong các tục ngữ sau đây những câu nào ca ngợi tài trí của con người.
- Làm việc theo cặp.
a) Người ta là hoa đất.
b) Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
- Em hiểu câu tục ngữ a thế nào?
- Con người là hoa, là phần tinh túy của trời đất, là thứ quý giá nhất. 
- Câu tục ngữ b dùng để chỉ những người như thế nào?
- ... chỉ những người có tài giỏi mới làm được nhiều điều bằng sức và trí tuệ của mình.
Bài 4:
 Em thích những câu tục ngữ nào ở bài tập 3? Tại sao?
- Học sinh nêu câu tục ngữ mình thích và giải thích.
VD: Hôm qua em đi xem xiếc nhào lộn. Những diễn viên đó thật tài nghệ. Họ xứng đáng là "hoa đất".
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu những TN thuộc chủ đề : Tài năng.
- Nhận xét giờ học.
=======================*****==========================
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành.
- Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học:
A- KTBC:
	- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm ntn?
	- áp dụng tính diện tích hình bình hành biết:
	+ Độ dài cạnh đáy là 30 cm; chiều cao 18 cm.
B- Bài mới:
Bài 1:
Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong hình CN: ABCD, hình bình hành EGHK; hình tứ giác MNPQ.
A
D
B
C
E
G
K
H
M
N
Q
P
- Yêu cầu học sinh làm miệng.
- Hình CN: 
 AB đối diện với DC
 AD đối diện với BC.
- Hình bình hành: 
 EG đối diện với KH
 EK đối diện với GH
- Tứ giác: 
 MN đối diện với PQ
 MQ đối diện với NP
Bài 2: - Yêu cầu đọc đề bài
- Hướng dẫn phân tích mẫu.
Viết vào ô trống (M)
ị Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào?
- Lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao.
Độ dài cạnh đáy
7 cm
14 dm
23 m
Chiều cao
16 cm
13 dm
16m
Diện tích hình 
7 x 16 = 112 (cm2)
14 x 13 = 182 (dm2)
23 x 16 = 368 (m2)
- Yêu cầu học sinh chữa - nêu cách làm.
Bài 3: Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b.
Công thức tính chu vi hình bình hành là:
P = (a + b) x 2
(a, b cùng đơn vị đo)
 A a B
 b
 D C
- Chu vi của hình bình hành được tính giống chu vi của hình nào?
- áp dụng công thức trên để tính PHBH biết:
- .... hình chữ nhật
- Yêu cầu nhắc lại công thức.
a) a = 8cm; b = 3 cm
a) Chu vi hình bình hành đó là:
(8 + 3) x 2 = 22 (cm)
b) a = 10 dm ; b = 5 dm
b) Chu vi hình bình hành đó là:
(10 + 5) x 2 = 30 (dm)
- Yêu cầu chữa - nêu cách làm
Bài 4: - Đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập cho biết gì?Tìm gì?
- Yêu cầu giải vào vở.
Tóm tắt: 
 Cạnh đáy: 40 dm.
 Chiều cao: 25 dm
 Diện tích: ........ m2?
Bài giải
Diện tích của mảnh đất là:
40 x 25 = 1000 (m2)
Đ. Số: 1000m2
- GV thu - chấm bài.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách tính chu vi, diện tích hình bình hành.
- NX giờ học.
=======================*****==========================
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn
 miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Củng cố nhận thức về 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết kết bài mở rộng cho 1 bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy - học:
A- KTBC:
	- Có mấy cách mở bài? Là những cách nào?
	- Đọc 2 mở bài bằng 2 cách trong đề bài tả cái bàn.
	- GV nhận xét - ghi điểm.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: - Đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1.
- Yêu cầu làm việc cá nhân.
- Đọc thầm bài "Cái nón"
- Trình bày.
a) Xác định đoạn kết bài?
- Má bảo: "Có của thì phải biết giữ gìn". Vì vậy .... dễ bị méo vành.
- Tại sao em biết đó là kết bài?
- Học sinh nêu.
b) Xác định kiểu kết bài?
- Kết bài kiểu mở rộng: Căn dặn của bà mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
ịNgoài cách này còn cách nào khác?
Bài 2: - Đọc yêu cầu đề bài.
- Cho các đề bài.
a) Tả cái thước kẻ của em?
b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà?
c) Tả cái trống trường em?
- Đề bài thuộc kiểu bài gì?
- Đối tượng tả là gì?
- Yêu cầu học sinh làm vào vở?
- Miêu tả đồ vật.
- Học sinh tự chọn 1 trong 3 đồ vật.
- Yêu cầu trình bày bài?
- Trình bày cá nhân.
- Nhận xét về nội dung và cách kết bài mở rộng.
ị Thế nào là kết bài mở rộng?
- Học sinh nêu.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
	- Yêu cầu những học sinh viết kết bài chưa đạt thì về nhà hoàn chỉnh nốt.
- Chuẩn bị giờ sau làm bài viết.
=======================****=========================
Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần 19
I. Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động học tập, lao động, vệ sinh trong tuần 19.
- Nắm được kế hoạch hoạt động tuần 20.
II. Các hoạt động
1/ Nhận xét tuần 19:
	- Các tổ báo cáo tình hình thực hiện nội quy, nề nếp.
- Lớp trưởng khái quát chung tình hình lớp.
- Giáo viên nhận xét chung.
* Ưu điểm: 
	- Đi học đúng giờ, tỉ lệ chuyên cần cao.
	- Thực hiện tương đối tốt nề nếp của trường, của lớp.
	- Có ý thức xây dựng bài, học bài và làm bài ở nhà.
	- Vệ sinh lớp học sạch sẽ, tham gia hoạt động ngoại khoá nghiêm túc.
	- Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
* Tồn tại:
	- 1 số bạn còn nói chuyện riêng.
	- Chữ viết chưa được đẹp.
2/ Kế hoạch tuần 20:
- Tiếp tục duy trì nề nếp lớp học.
- T/h lao động - vệ sinh theo kế hoạch.
- Thông báo lịch nghỉ tết nguyên đán.
Tổng hợp kết quả khảo sát lớp 4

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_4_tuan_19.doc