Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 3 - Tuần 4

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 3 - Tuần 4

TUẦN 4

Thứ hai ngày tháng năm 2010

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN ( 10 + 11)

NGƯỜI MẸ (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

A - Tập đọc

1. Đọc thành tiếng

1 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :hớt hải, áo choàng, khẩn khoản, ủ ấm, sưởi ấm, nảy lộc, nở hoa, lã chã, lạnh lẽo,.

2 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

3 Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của truyện.

2. Đọc hiểu

1 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã,.và các từ ngữ khác do GV tự chọn.

2 Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.

3 Hiểu đượcý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.

 

doc 131 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 3 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày tháng năm 2010
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN ( 10 + 11)
NGƯỜI MẸ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :hớt hải, áo choàng, khẩn khoản, ủ ấm, sưởi ấm, nảy lộc, nở hoa, lã chã, lạnh lẽo,...
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của truyện.
2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã,...và các từ ngữ khác do GV tự chọn.
Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.
Hiểu đượcý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
B - Kể chuyện
Biết phối hợp cùng bạn để thể hiện câu chuỵen theo từng vai : người dẫn chuyện, bà mẹ, thần đêm tối, bụi gai, hồ nước, thần chết.
Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to nếu có thể).
Đồ dùng hóa trang đơn giản để đóng vai (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Tập đọc
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (5’)
- 	Hai, ba HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.
-	GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài (1’)
- Yêu cầu 1, 2 HS kể về tình cảm hoặc sự chăm sóc mà mẹ dành cho em.
- Giới thiệu : chúng ta đều biết mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng, chăm sóc chúng ta khôn lớn. Người mẹ nào cũng yêu con và sẵn sàng hy sinh cho con. Trong bài tập đọc này, các em sẽ cùng đọc và tìm hiểu về một câu chuyện cổ rất xúc động của An-đéc-xen. Đó là chuyện người mẹ.
- Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (30’)
HS nới tiếp đọc bài
+ Đoạn 1 : giọng đọc cần thể hiện sự hốt hoảng khi mất con.
+ Đoạn 2, 3 :đọc với giọng tha thiết khẩn khoản thể hiện quyết tâm tìm con của người mẹ cho dù phải hi sinh.
+ Đoạn 4 :lời của thần chết đọc với giọng ngạc nhiên. Lời của mẹ khi trả lời vì tôi là mẹđọc với giọng khảng khái. Khi đòi con hãy trả con cho tôi! Đọc với giọng rõ ràng, dứt khoát.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn đã nêu ở phần Mục tiêu. 
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa các từ khó :
+ Em hiểu từ hớt hải trong câu bà mẹ hớt gọi con như thế nào ?
+ Thế nào là thiếp đi ?
+ Khẩn khoản có nghĩa là gì ? Đặt câu với từ khẩn khoản.
+ Em hình dung cảnh bà mẹ nước mắt tuôn rơi lã cha như thế nào ?
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS dọc một đoạn. 
* Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
GV đọc mẫu
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8’)
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Hãy kể lại vắn tắt chuyện xáy ra ở đoạn 1.
- Khi biết thần chết đã cướp đi đứa con của mình, bà mẹ quyết tâm đi tìm con. Thần đêm tối đã chỉ đường cho bà. Trên đường đi, bà đã gặp những khó khăn gì ? Bà có vượt qua những khó khăn đó không ? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2, 3.
- Bà mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho mình?
- Bà mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho mình ?
- Sau những hi sinh lớn lao đó, bà mẹ được đưa đến nơi ở lạnh lẽo của thần chết. Thần chết có thái độ như thế nào khi thấy bà mẹ ?
- Bà mẹ trả lời thần chết như thế nào ?
- Theo em, câu trả lời của bà mẹ “vì tôi là mẹ” có nghĩa là gì ? 
- GV kết luận : cả 3 ý đều đúng. Bà mẹ là người rất dũng cảm, vì dũng cảm nên bà đã thực hiện được những yêu cầu khó khăn của bụi gai, của hồ nước. Bà mẹ cũng không hề sợ thần chết và sẵn sàng đi đòi thần chết để đòi lại con. Tuy nhiên, ý 3 là ý đúng nhất vì chính sự hi sinh cao cả đã cho bà mẹ lòng dũng cảm vượt qua mọi thử thách và đến được nơi ở lạnh lẽo của thần chết để đòi con. Vì con, người mẹ có thể hi sinh tất cả.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’)
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 6 HS và yêu cầu đọc lại bài theo vai trong nhóm của mình.
- Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc trước lớp.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt, có thể cho điểm HS.
- 1 đến 2 HS kể trước lớp.
- Theo dõi bạnđọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu theo dãy bàn ngồi học. Đọc lại những tiếng đọc sai theo hướng dẫn của GV.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV :
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc lời của các nhân vật :
- Thần chết chạy nhanh hơn gió/ và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.//
Tôi sẽ chỉ đường cho bà,/ nếu bà ủ ấp tôi.//
Tôi sẽ giúp bà,/ nhưng bà phải cho tôi đôi mắt.// Hãy khóc đi,/ cho đến khi đôi mắt rơi xuống!//
Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây.//
-	Vì tôi là mẹ.// Hãy trả con cho tôi!//
+ Bà mẹ hốt hoảng, vội vàng gọi con. 
+ Là ngủ hoặc lả đi do quá mệt.
+ Khẩn klhoản có nghĩa là cố nói để người khác đồng ý với yêu cầu của mình.
+ Nước mắt bà mẹ rơi nhiều liên tục không dứt.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. 
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Đọc thầm.
- 2 đến 3 HS kể, các HS khác theo dõi và nhận xét.
- Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai. Bà ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó. Gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt, bụi gai đâm chồi, nảy lộc và nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá. 
- Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của hồ nước. Bà đã khóc, nước mắt tuôn rơi lã chã cho đến khi nước mắt rơi xuống và biến thành 2 hòn ngọc.
- Thần chết ngạc nhiên và hỏi bà mẹ : “Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?”
- Bà mẹ trả lời : “vì tôi là mẹ” và đòi Thần Chết “hãy trả con cho tôi!”
- “Vì tôi là mẹ” ý muốn nói người mẹ có thể làm tất cả vì con của mình. 
- HS thảo luận và trả lời. 
* Kết luận : Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
- Mỗi HS trong nhóm nhận 1 trong các vai : người dẫn chuyện, bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần chết.
- Các nhóm thi đọc cả lớp theo dõi để tìm nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ (1’)
- Gọi 1 đến 2 HS đọc yêu cầu của bài.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’)
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 HS (có thể giữ nguyên nhóm như phần luyện đọc lại bài) và yêu cầu HS thực hành kể theo nhóm. GV theo dõi và giúp đỡ từng nhóm.
- Tổ chức thi kể chuyện theo vai.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Phân vai (người dẫn chuyện, bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết), dựng lại câu chuyện Người mẹ.
- Thực hành dựng lại câu chuyện theo 6 vai trong nhóm.
- 2 đến 3 nhóm thi kể trước lớp, cả lớp theo dõi và binmhf chọn nhóm kể hay nhất.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV hỏi : Theo em, chi tiết bụi gai đâm chồi, nảy lộc, nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá và chi tiết đôi mắt của bà mẹ biến thành 2 viên ngọc có ý nghĩa gì ?
- GV : Những chi tiết này cho ta thấy sự cao quý của đức hi sinh của người mẹ.
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- HS tự do phát biểu ý kiến.
TOÁN: LuyÖn tËp chung
I. Mục tiêu.
* Giúp học sinh:
- Củng cố kn thực hành tính cộng, trừ các số có 3 chữ số, kỹ năng thực hành tính nhân, chia trong các bảng nhân chia đã học.
- Củng cố kn tìm thừa số, số bị chia chưa biết.
- Giải bài toán về tìm phần hơn.
- Vẽ hình theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình vẽ bài số 5.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích giảng giải, thực hành luyện tập.
IV. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- K/t 1 số pt bảng nhân chia đã học.
- G/v nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới.
a./ Giới thiệu bài.
- Ghi đầu bài.
b./ Hướng dẫn luyện tập.
* Bài 1.
- Bài 1 y/c chúng ta làm gì?
- Y/c h/s làm bài.
- Gọi h/s đứng dậy nêu kq và cách thực hiện.
- G/v nhận xét.
* Bài 2.
- Gọi h/s đọc đề bài.
- Y/c h/s nhắc lại cách tìm thừa số, số bị chia chưa biết.
* Bài 3.
- Y/c h/s đọc đề bài.
- Bài toán y/c làm gì?
- Muốn biết ta làm ntn?
- Y/c h/s làm bài.
- G/v theo dõi h/s làm bài kèm h/s yếu.
- G/v nhận xét.
* Bài 4.
- Y/c h/s đọc đề bài sau đó tự làm bài.
- G/v Chốt lại cách làm.
* Bài 5.
- Y/c h/s tự vẽ theo mẫu.
- Hình cây thông gồm những hình nào ghép lại với nhau? 
- Hát.
- 2 h/s lên bảng làm.
6 x 5 = 30 
7 x 3 = 21
30 : 5 = 6
25 : 5 = 5
- Nhận xét.
- H/s lắng nghe.
- H/s nhắc lại đầu bài.
- Đặt tính, rồi tính.
- 3 h/s lên bảng làm, lớp làm vào vở.
415
+ 415
800
356
- 156
200
234
+ 432
866
652
- 126
526
162
+ 370
532
728
- 245
473
- H/s nhận xét.
- H/s nêu miệng.
- 2 h/s ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra.
- 2 h/s đọc đề bài.
- 2 h/s lên bảng giải, lớp làm vào vở.
X x 4 =32
 X = 32 : 4
 X = 8
X : 8 = 4
 X = 4 x 8
 X = 32
- H/s nhận xét.
- H/s nhắc lại.
- H/s đọc bài toán.
- Tìm số l dầu của thùng hai nhiều hơn thùng một.
- Lấy số l dầu của thùng 2 trừ đi số l dầu của thùng 1.
- 1 h/s lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bải giải.
Thùng thứ 2 nhiều hơn thùng 1 số dầu là.
160 – 125 = 35 (l)
Đáp số: 35 lít.
- Nhận xét.
- 2 h/s lên bảng, lớp làm vào vở.
5 x 9 + 27
= 45 + 27
= 72
80 : 2 – 13
= 40 – 13 
= 27
- H/s nhận xét.
- H/s vẽ theo mẫu.
- H/s đổi chéo vở k/t bài nhau.
- Gồm 2 hình tam giác, 1 hình vuông.
4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Bài 2: GIỮ LỜI HỨA (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Giúp HS hiểu: 
- Giữ lời hứa là nhớ và thực hiện đúng những điều ta đã nói, đã hứa với người khác. 
- Giữ lời hứa với mọi người chính là tôn trọng mọi người và bản thân mình
- Nếu ta hứa mà không giữ lời hứa sẽ làm mất niềm tin của mọi người và làm lỡ việc của người khác. 
2. Thái độ
- Tôn trọng, đồng tình với những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người không biết giữ lời hứa. 
3- Hành vi
- Giữ lời hứa với mọi người trong cuộc sống hằng ngày. 
- Biết xin lỗi khi thất hứa và không sai phạm. 
 ... u ND đoạn viết .
- Con ngời muốn sống phải làm gì ?
- Đoạn thơ khuyên chúng ta điều gì ? 
+HD HS trình bày 
Y/C HS mở SGK
-Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
- Trình bày theo thể này như thế nào cho đẹp ?-Dòng thơ nào có dấu phẩy ?
Dòng thơ nào có dấu gạch nối ? 
Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi?
Dòng thơ nào có dấu chấm than ?
Các chừ đầu dòng thơ viết như thế nào ?
+ HD HS viết từ khó 
Y/C HS nêu từ khó ,dễ lẫn trong khi viết tả ?
 -Y/C HS đọc và viết các từ vừa tìm được .
GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS
+ HS Nhớ - viết chính tả .
HS tự Soát lỗi
-GV thu 7-10 bài chấm và NX
Hoạt động 3 HD HS làm bài tập chính tả 
Mục tiêu: -Giúp HS -Làm đúng bài tập chính tả tìm từ có tiếng chứa âm đầu d /gi /r hoặc có vần uôn /uông.
Bài 2b
Gọi 1 HS đọc Y/C của bài .
Phát giấy và bút dạ cho các nhóm .
Y/C H S các nhóm tự làm bài 
Y/ các nhóm dán giấy lên bảng các nhóm khác bổ sung .
Y/C HS nhận xét bài trên bảng.
GV kết luận và cho điểm từng nhóm.
Hoạt động 4 ;Củng cố dặn dò
Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại bài học.
NX tiết học
Dặn dò : Viết lại chữ sai: Chuẩn bị tiết sau viết bài: On tập 
-HS theo dõi .
-2 HS đọc đề bài.
-HS lắng nghe 
-1HS đọc lại cả lớp theo dõi 
-Con người muốn sống phải yêu thương đồng loại .
Đoạn thơ khuyên chúng ta phải sống cùng cộng đòngvà yêu thương nhau 
-Bài thơ viét theo thể lục bát .
-dòng 6 chữ lùi vào 1ô ,dòng 8 chữ viết sát lề 
Dòng thứ 2.
Dòng thứ 7.
Dòng thứ 7.
Dòng thứ 8.
 Các chữ đầu dòng phải viết hoa 
HS nêu :
Chẳng, mùa vàng ,nhan gian .
3 HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con.
HS tự nhớ lại và viết bài
HS đổ vở cho nhau và dùng viết chì để soát lỗi cho nhau.
1HS đọc.
Các nhóm nhận đồ dùng học tập.
Các nhóm tự làm bài trong nhóm .mình.
2 nhóm lên dán và đọc to bài củ nhóm mình .Các nhóm khác bổ sung .
HS làm vào vở.
HS theo dõi
TOÁN
TÌM SỐ CHIA
I. Mục tiêu.
* Giúp học sinh:
- Biết tìm số chia chưa biết (trong phép chia hết).
- Củng cố về tên gọi các thành phần và kết quả trong p/t chia.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích giảng giải, thực hành luyện tập.
IV. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra vở bài tập toán làm ở nhà của học sinh.
- Giáo vien nhận xét.
3. Bài mới.
a. Gới thiệu bài.
- Ghi đầu bài.
b. Hd tìm số chia.
- Nêu bài toán 1: Có 6 ô vuông, chia đều thành 2 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy ô vuông?
- Hãy nêu p/t để tìm số ô vuông có trong mỗi nhóm.
- Hãy nêu tên gọi TP và k/q phép chia 6 : 2 = 3.
- Nêu bài toán 2: Có 6 ô vuông chia đều vào các nhóm, mỗi nhóm 3 ô vuông. Hỏi chia được mấy nhóm như thế? Hãy nêu p/t tìm nhóm chia được.
- Vậy số nhóm 2 = 6 : 3
- Hãy nhắc lại.
+ 2 là gì trong phép chia 6 : 2 = 3?
+ 6 và 3 là gì trong phép chia? 
6 : 2 = 3?
- Vậy số chia trong phép chia bằng số bị chia chia cho thương.
- Viết lên bảng 30 : X = 5 và hỏi X là gì trong phép chia trên?
- Y/c h/s suy nghĩ để tìm X.
- H/d h/s trình bày. 
- Muốn tìm số chia ta làm ntn?
c. Luyện tập.
* Bài 1.
- Bài toán y/c tính gì?
- Y/c h/s tự làm bài.
- Chữa bài và ghi điểm.
* Bài 2.
- Y/c h/s nêu cách tìm số bị chia.
- G/v nhận xét, ghi điểm.
* Bài 3.
- Trong phép chia hết số bị chia là 7, vậy thương lớn nhất là mấy?
- Vậy 7 chia cho mấy được 7?
- Vậy trong phép tính chia hết 7 chia cho mấy được thương lớn nhất?
- Trong phép chia hết số bị chia là 7 thương bé nhất là mấy?
- Vậy 7 chia cho mấy được 1.
- Vậy trong phép chia hết 7 chia cho mấy sẽ được thương bé nhất.
- Hát.
- H/s ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra.
- H/s lắng nghe.
- H/s nhắc lại đề bài.
- Mỗi nhóm có 3 ô vuông.
- Phép chia 6 : 2 = 3 (ô vuông).
- 6 : 2 = 3
SBC SC Thương
- Phép chia 6 : 3 = 2 9nhóm).
- 2 là số chia.
- 6 là số bị chia, 3 là thương.
- X là số chia trong phép chia.
- Số chia X = 30 : 5 = 6.
1 h/s lên bảng, lớp làm vào vở.
 30 : X = 5
 X = 30 : 5
 X = 6
- Ta lấy số bị chia, chia cho thưong.
- 1 h/s đọc bài.
- Tính nhẩm.
- H/s làm vào vở, 4 h/s nối tiếp nhau nêu kết quả.
35 : 5 = 7
35 : 7 = 5
28 : 7 = 4
28 : 4 = 7
- H/s nhận xét.
- 6 h/s lên bảng làm bài, sau đó 2 h/s ngồi cạnh nhau đổi vở k/t.
12 : X = 2
 X = 12 : 2 
 X = 6
42 : X = 6
 X = 42 : 6
 X = 7
- H/s nhận xét.
- 1 h/s đọc yêu cầu của bài.
- Thương lớn nhất là 7.
- 7 chia cho 1 thì được 7.
- 7 chia cho 1 sẽ được thương lớn nhất.
- Thương bé nhất là 1, 7 chia cho 7 được 1.
- 7 chia cho 7 sẽ được thương bé nhất.
4. Củng cố dặn dò.
- Về nhà luyện tập thêm tìm số chia chưa biết.
- Nhận xét tiết học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày tháng năm 2010
TẬP LÀM VĂN
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I. MỤC TIÊU
Kể lại một cách chân thật, tự nhiên về một người hàng xóm.
Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu. Diễn đạt thành câu, rõ ràng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn các câu hỏi gợi ý để kể trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn và nêu nội dung câu chuyện.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Chúng ta ai cũng có hàng xóm láng giềng, trong giờ Tập làm văn này, các em sẽ kể về một người hàng xóm mà mình yêu quý.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nhớ lại những đặc điểm của người hàng xóm mà mình định kể theo định hướng:
+ Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi? Người đó làm nghề gì? Hình dáng, tính tình của người đó như thế nào? Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm đó như thế nào? Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em ra sao?
- Gọi 1 HS khá kể mẫu.
- Yêu cầu HS kể cho bạn bên cạnh nghe về người hàng xóm mà mình yêu quý.
- Gọi một số HS kể trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung vào bài kể cho từng HS.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc êu cầu bài 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 số em đọc bài trước lớp.
- Nhận xét bài viết của HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại và bổ sung cho bài viết hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Suy nghĩ về người hàng xóm.
- 1 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc theo cặp.
- 5 đến 6 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Làm bài
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu.
* Giúp học sinh củng cố về:
- Tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia chưa biết.
- Giải bài toán có liên quan đến tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số.
- Xem giờ trên đồng hồ. 
II. Đồ dùng dạy học.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích giảng giải, thực hành luyện tập.
IV. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 h/s lên bảng.
- 1 h/s nêu cách tìm số chia.
- Chữa bài, ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- Ghi đầu bài.
b. Hướng dẫn luyện tập.
* Bài 1.
- Y/c h/s tự làm bài.
- Theo dõi h/s làm bài.
- Kèm h/s nếu h/s không làm được.
- Y/c h/s nhắc lại cách tìm SH, thừa số, SBT, SBC, số trừ, số chia chưa biết.
* Bài 2.
- H/s tự làm vào vở.
- G/v theo dõi h/s làm.
- Chữa bài, ghi điểm.
* Bài 3.
- Gọi 1 h/s đọc bài.
- Y/c h/s t2 và giải.
- Y/c h/s nhắc lại muốn tìm một phần mấy của 1 số ta làm như thế nào?
- Hát.
- 3 h/s lên bảng làm.
X : 5 = 7
 X = 7 x 5
 X = 35
49 : X = 7
 X = 49 : 7 
 X = 7
56 : X = 7
 X = 56 : 7
 X = 8
- H/s nhận xét.
- H/s lắng nghe.
- H/s nhắc lại đầu bài.
- 6 h/s lên bảng làm, lớp làm vở.
X + 12 = 36
X = 36 – 12
X = 24
X x 6 = 30
X = 30 : 6
X = 5
X – 25 = 15
X = 15 + 25
X = 40
X : 7 = 5
X = 5 x 7
X = 35
80 – X = 30
X = 80 – 30 
X = 50
42 : X = 7
X = 42 : 7
X = 6
- H/s nhận xét.
- 4 h/s lên bảng làm phần a, lớp làm vào vở.
35
 X 2
70
26
X 4
104
32
X 6
192
20
X 7
140
- 4 h/s lên bảng, lớp làm vở.
64 2
6 32
04
 4
 0
80 4
8 20
00
 0
 0
99 3
9 33
 9
 9
 0
77 7
7 11
07
 7
 0
- H/s nhận xét.
- 1 h/s đọc bài.
1 h/s lên bảng t2, 1 h/s giải.
Tóm tắt.
 ? l
 36 l
Bài giải
Số lít dầu còn lại là
36 : 3 = 12 (l)
Đáp số: 12 lít dầu.
- H/s nhận xét 
4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà luyện tập thêm tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Nhận xét tiết học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thể dục 
 ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI
I, MỤC TIÊU:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu HS thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “Chim về tổ”. Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động.
II, CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn luyện tập. 
- Phương tiện: Chuẩn bị sân, bàn ghế, còi cho trò chơi và kiểm tra.
III, HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu, phương pháp Ôn tập đánh giá.
- Cho HS khởi động và chơi trò chơi “Có chúng em”.
2-Phần cơ bản.
- GV chia từng tổ Ôn tập động tác ĐHĐNvà RLTTCB.
+ Nội dung tập hợp hàng ngang, Ôn tập theo tổ.
+ Đi chuyển hướng phải, trái, Ôn tập theo nhóm. Mỗi đợt kiểm tra 5-8 HS.
Những em nào thực hiện không đúng hoặc còn nhiều sai sót, xếp loại chưa hoàn thành, GV hướng dẫn số HS này tiếp tục tập thêm ở những giờ học sau.
- Chơi trò chơi “Chim về tổ”.
 GV tổ chức trò chơi như bài 15, nhưng cần tăng thêm các yêu cầu cho thêm phần hào hứng, nhắc HS đề phòng chấn thương.
 * Tập phối hợp các động tác: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phái, trái; đi chuyển hướng (mỗi động tác 1-2 lần).
3-Phần kết thúc
- Cho HS đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- GV nhận xét và công bố kết quả kiểm tra, khen ngợi những HS thực hiện tốt.
- GV giao bài tập về nhà. 
- Lớp trưởng tập hợp, báo cáo, HS chú ý nghe GV phổ biến.
- HS chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân tập, khởi động kỹ các khớp và tham gia trò chơi.
- HS phục vụ Ôn tập theo yêu cầu của GV. Những em nào thực hiện không đúng hoặc còn nhiều sai sót, xếp loại chưa hoàn thành, tiếp tục tập thêm ở những giờ học sau.
- HS tham gia trò chơi, chú ý tránh chấn thương. 
 - HS tập phối hợp các động tác theo yêu cầu của GV.
- HS vỗ tay, hát.
- HS chú ý lắng nghe. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3(7).doc