Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 31

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 31

Tiết1: TẬP VIẾT

Ôn chữ hoa V

I- Mục tiêu.

 - Củng cố cách viết chữ hoa V thông qua bài tập ứng dụng.

 - Viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, tên riêng: Văn Lang.

Câu ứng dụng: Vỗ tay cần nhiều ngón

Bàn kĩ cần nhiều người

 - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.

II- Đồ dùng.

 - Mẫu chữ viết hoa V.

III- Các hoạt động dạy và học

doc 14 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2007
Tiết1: Tập viết
Ôn chữ hoa V
I- Mục tiêu.
	- Củng cố cách viết chữ hoa V thông qua bài tập ứng dụng.
	- Viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, tên riêng: Văn Lang.
Câu ứng dụng: Vỗ tay cần nhiều ngón
Bàn kĩ cần nhiều người
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	- Mẫu chữ viết hoa V.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh viết: "Uông Bí"
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn viết trên bảng con.
* Luyện viết chữ hoa: V, L, B.
?+ Tìm các chữ hoa có trong bài? Nêu quy trình viết từng chữ?
- Giáo viên viêt mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu học sinh luyện viết các chữ V, L, B vào bảng con.
* Luyện viết từ ứng dụng: Văn Lang.
- Giáo viên giới thiệu: Văn Lang là tên nước Viết Nam thời các vua Hùng, thời kì đầu tiên của nước Việt Nam.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét về độ cao, dấu thanh, khoảng cách của các chữ trong từ ứng dụng.
- Học sinh luyện viết vào bảng con: Văn Lang
* Luyện viết câu ứng dụng.
- Giáo viên giải nghĩa câu ứng dụng: Vỗ tay cần nhiều ngón mới vỗ được vang, muốn có ý kiến hay, đúng cần nhiều người bàn bạc.
- Học sinh luyện viết: Vỗ tay.
c- Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài viết.
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm.
- V, L, B - Học sinh nêu miệng.
- Học sinh tập viết các chữ V, L, B trên bảng con.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh viết vào bảng con.
 - Học sinh luyện viết trên bảng con từ: Vỗ tay.
- Học sinh viết bài vào vở.
4- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
 Tiết 2: toán
Chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số (tiết 2)
I - Mục tiêu.
	- Biết thực hiện phép chia: Trường hợp chia có dư.
	- Rèn luyện kỹ năng chia số có 5 chữ số cho số có một chữ số và áp dụng vào làm những bài toán có liên quan
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Tự nghĩ 1 phép chia số có 5 chữ số với số có 1 chữ số. Đặt tính và tính?
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 12485 : 3 = ?
- Giáo viên đưa phép chia 12485 : 3
- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính.
+ Nêu cách thực hiện?
Vậy 12485 : 3 =... ( dư...)
 + Phép tính chia này có đặc điểm gì?
- Yêu cầu học sinh tự nghĩ phép chia tương tự và nêu cách thực hiện.
c- Thực hành.
 Bài 1:Cho HS cả lớp làm 
- Yêu cầu học sinh thực hiện lần lượt vào bảng con và nêu cách thực hiện
 Bài 2: 
Yêu cầu 2 học sinh phân tích đề toán 
Cho HS làm bài vào vở. 
HS lên bảng chữa bài 
 Bài 3: 
 + Nêu yêu cầu của bài?
 + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 + Số dư trong phép chia có dư có đặc điểm gì?
- Học sinh làm ra bảng con
- 1 học sinh lên bảng làm
- 1 số học sinh nêu miệng.
- ...=4161 ( dư 2 )
Là phép chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số có dư.
- Học sinh tự nghĩ VD lên bảng làm.
- Học sinh thực hiện vào bảng con.
- Học sinh làm lần lượt và nêu cách thực hiện.
14729 2 
 07 7364
 12
 09
 1
- Đọc đề toán.
- Phân tích bài toán.
10250 : 3 = 3416 (dư 2)
Vậy có thể may được nhiều nhất 3416 bộ quần áo thừa 2 m vải.
- Thực hiện phép chia để tìm thương và số dư khi biết số bị chia và số chia.
- Học sinh làm bài vào vở ; đổi vở kiểm tra chéo.
- HS nêu 
- Trong phép chia số dư luôn nhỏ hơn số chia.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
 ______________________________________________
Tiết 3: Luyện từ và câu
Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy
I- Mục tiêu.
	- Mở rộng vốn từ về các nước. Ôn về dấu phẩy.
	- Kể tên được các nước trên thế giới, biết chỉ vị trí các nước trên bản đồ hoặc quả địa cầu. Sử dụng tốt dấu phẩy. Thấy được dấu phẩy dùng để ngăn cách cụm từ chỉ phương tiện với bộ phận đứng sau trong câu.
	- Mở rộng vốn từ. Trau dồi vồn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng.
	- Bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu.
 - Giấy khổ to.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên bảng hỏi - đáp bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi có cụm từ "Bằng gì?"
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 1:
 + Nêu yêu cầu của bài là gì?
 + Kể tên các nước mà em biết?
Giáo viên treo bản đồ thế giới. Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ thế giới và tìm tên các nước trên bản đồ.
- Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ tên một số nước.
 Giáo viên cần đặc biệt lưu ý đến một số học sinh yếu, kém
 Bài 2:
- Giáo viên tổ chức trò chơi "Tiếp sức".
 *Nêu luật chơi.
Lưu ý: Viết đúng chính tả.
- Yêu cầu đại diện mỗi nhóm đọc kết quả.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh tên các nước.
 Bài 3:
+ Nêu yêu cầu của bài?
 + Ba câu văn thuộc mẫu câu nào?
 + Bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi Ai / làm gì?
 + Cụm từ đứng trước bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai có nội dung gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.
Giáo viên cùng học sinh phân tích từng câu và chốt lại lời giải đúng.
Kết luận: Ngăn cách giữa cụm từ chỉ phương tiện với bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai thường được thể hiện bằng dấu phẩy.Ngoài ra dấu phẩy còn dùng để ngăn cách giữa những từ ngữ cùng loại.
 + Khi đọc có dấu phẩy cần ngắt giọng như thế nào?
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
- Học sinh nêu miệng.
- Học sinh quan sát và tự tìm tên các nước.
- Học sinh nối tiếp nhau lên bảng.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Đại diện 3 nhóm viết tên nước vào giấy khổ to mà các thành viên trong nhóm đưa ra và dán trên bảng lớp:
VD : Lào, Cam- pu- chia, Thái Lan, Ma- lai- xi- a...
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
- Ai làm gì?
- Ví dụ: 
a.Bằng những động tác thành thạo , chỉ trong phút chốc , .... 
b,Với vẻ mặt lo lắng , ...
c, Bằng một sự cố gắng phi thường , Nen - li đã ...
- Học sinh làm bài.
- HS nhắc lại kết luận 
- Đọc ngắt giọng bằng thời gian đọc một tiếng.
- Học sinh đọc lại 3 câu văn.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
 ___________________________________________
Tiết 4: tự nhiên xã hội
Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
I- Mục tiêu: Sau bài học, HS biết :
	- Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
	- Trình bày được mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời.
	- Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
II- Đồ dùng.
	- Các hình vẽ trong sách giáo khoa trang 118.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài.
b- Hoạt động 1: Quan sát tranh.
*Mục tiêu: Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 - 118 và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng quanh Trái Đất?
 + Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (cùng chiều hay ngược chiều)
 + Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng?
Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất: Trái đất > Mặt Trăng, Mặt Trời > Trái đất nhiều lần.
 ?+ Em biết gì về Mặt Trăng?
Giáo viên bổ sung: Trên Mặt Trăng không có không khí , nước và sự sống
c- Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt Trời quay xung quanh Trái đất.
*MT: Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
GV : Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.
+ Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ?
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái đất vào vở và đánh mũi tên chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất.
-Tiến hành thảo luận nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất..
* Mặt Trăng hình tròn giống Trái Đất, bề mặt Mặt Trăng lồi lõm và trên Mặt Trăng không có sự sống.
Học sinh thảo luận theo nhóm đôi vẽ sơ đồ Mặt Trăng và Trái Đất như H.2 - SGK.
- Đại diện 2 cặp đôi nhanh nhất lên bảng vẽ và thuyết trình về hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
-Học sinh vẽ vào vở.
3- Củng cố - dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Tuần 31
Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2007
Tiết 1: đạo đức
Bài 14: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 2)
I- Mục tiêu.
	- Học sinh hiểu sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi và cách thực hiện. Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ câu trồng vật nuôi tạo điều kiện cho sự tăng của bản thân.
	- Biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường.
	- Có thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Biết phản đối những hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi. Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi.
II- Đồ dùng.
	- Vở bài tập Đạo đức 3.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra.
Mục tiêu: Biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi ở nhà, ở trường, ở địa phương, biết quan tâm hơn đến các công việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
+ Hãy kể tên loài cây trồng mà em biết.
 + Cây trồng đó được chăm sóc như thế nào?
 + Hãy kể tên các vật nuôi mà em biết?
 + Các vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào?
 + Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào
Giáo viên nhận xét việc trình bày của các nhóm.
2- Hoạt động 2: Đóng vai.
Mục tiêu: Biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em.
- Yêu cầu học sinh nêu lên các tình huống trong vở bài tập Đạo đức - 47 và yêu cầu các nhóm thảo luận để đóng vai theo một trong các tình huống đó
Giáo viên kết luận các ý kiến đúng.
Các em nên bày tỏ ý kiến của mình khi bạn chưa thực hiện tốt việc tham gia chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi vì đó là quyền được bày tỏ ý kiến của mình đến các vấn đề có liên quan.
3- Hoạt động 3: Học sinh vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
4- Hoạt động 4: Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng"
Mục tiêu: Ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm. Liệt kê các việc làm cần thiết để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
Kết luận: Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống con người. Vì vậy, em cần biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Học sinh thảo luận theo nhóm nội dung câu hỏi.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút.
- Từng nhóm lên đóng vai. Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
- Học sinh thể hiện năng khiếu của mình trước lớp.
- Các nhóm thực hiện trò chơi.(Trong thời gian 5 phút nếu nhóm nào ghi được nhiều việc nhất, đúng nhất ; thắng cuộc)
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
5- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tiếng việt 
Luyện đọc và kể chuyện bài :
Bác sĩ Y - éc - xanh
I- Mục tiêu.
	- Biết đọc trơn toàn bài và kể lại câu chuyện "Bác sĩ Y - éc - xanh"
	- Đọc lưu loát toàn bài. Kể chuyện tự nhiên, đúng nội dung câu chuyện.
	- Giáo dục lẽ sống cao đẹp yêu thương và giúp đỡ mọi người.
II- Các hoạt động dạy và học.	
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn luyện đọc và kể chuyện.
a- Luyện đọc.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp câu đoạn 
- Yêu cầu 1 số học sinh đọc cả bài kết hợp trả lời câu hỏi nội dung bài 
Cho HS thi đọc 
- Cho HS nhắc lại nội dung bài 
- GV chốt lại nội dung bài 
+ Để đọc đúng bài tập đọc cần đọc với giọng như thế nào?
- Yêu cầu một số học sinh luyện đọc toàn bài (đọc theo vai).
b- Kể chuyện.
- Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu lại yêu cầu của bài.
+ Kể theo vai bà khách là kể như thế nào?
- Yêu cầu học sinh nối tiếp kể từng đoạn câu chuyện tơng ứng với mỗi tranh.
- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng kể.
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
3- Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn của câu chuyện.
- Một số học sinh đọc toàn bài (gọi một số học sinh chưa được đọc).
- Thi đọc hay giữa các nhóm.
-...thay đổi giọng đọc cho phù hợp với lời các nhân vật: Lời bà khách thể hiện thái độ kính trọng, lời Y - éc- xanh chậm rãi nhưng kiên quyết, giàu nhiệt huyết.
- Học sinh đọc cá nhân toàn bài và thi đọc theo vai giữa các nhóm.
- Học sinh đọc các câu gợi ý.
- Nêu tóm tắt nội dung mỗi tranh
-... đổi các từ khách, bà khách thành tôi, từ họ thành chúng tôi hoặc ông và tôi.
- Học sinh kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện.
- Học sinh kể nối tiếp truyện theo nhóm.
- Đại diện nhóm kể theo đoạn.
- Kể toàn bộ câu chuyện.
 * Cá nhân
 * Theo vai
 ______________________________________________
Tiết 2: Sinh hoạt tập thể
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng 
ngày 30/4 và 1/5
I- Mục tiêu.
	- Chuẩn bị các tiết mục múa, hát chào mừng ngày 30- 4 và 1- 5
	- Hiểu ý nghĩa của ngày 30- 4 và 1- 5 . Biết ơn các anh hùng đã hi sinh xương máu để dành độc lập cho dân tộc ta.- Giáo dục học sinh ý thức biết ơn các anh hùng , thương binh liệt sĩ. Và những người lao động chân chính .
II. Đồ dùng dạy học :
Các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 30- 4 và 1- 5
III- Các hoạt động dạy và học.	
1- ổn định tổ chức.
2- Sinh hoạt tập thể.
a. Hoạt động 1:
Tìm hiểu về ngày 30- 4 và 1- 5
Trong tháng 4,5 có những ngày lễ lớn nào ?
- Ngày 30 - 4 là ngày gì ? Năm nào ?
- Ngày 1- 5 là ngày gì ? 
- Giáo viên nói về ý nghĩa của ngày 30 tháng 4 và ngày 1- 5 
 + Để đền đáp công lao to lớn đó bản thân mỗi học sinh cần làm gì?
b. Hoạt động 2:Văn nghệ 
+ Em có biết những bài hát , những bài thơ , câu chuyện nào ca ngợi cách mạng , đất nước con người Việt Nam ?
- Múa hát chào mừng ngày 30- 4 và 1- 5.
- Yêu cầu học sinh lên biểu diễn những tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị để chào mừng ngày 30- 4 ; và ngày 1 - 5 .
- GV theo dõi , uốn sửa cho HS	
- Ngày 30- 4 và 1- 5
Là ngày giải phóng miền nam , thống nhất đất nước. Năm 1975
Là ngày Quốc tế Lao động 
- Học sinh lắng nghe.
- Học tập tốt, vâng lời thầy cô, cha mẹ.Dành nhiều hoa điểm tốt .
- HS nêu tên những tiết mục đó
+ Đọc thơ.
+ Múa, hát.
+ Kể chuyện.
HS lên biểu diễn cá nhân , nhóm..
	3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
 - Luyện tập kĩ để biểu diễn vào ngày 30- 4 và 1- 5
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2007 
Tiết1: toán 
Luyện tập về : Nhân số có 5 chữ số với số 
có 1 chữ số
I- Mục tiêu.	
	- Củng cố về phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số.
	- Rèn kĩ năng đặt tính và tính phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số và vận dụng vào giải những bài toán có liên quan.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- củng cố lí thuyết : Cho HS nêu cách thực hiện phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số.Lấy VD .
_ GV nhận xét , chốt lại 
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 14327 x 5 17645 x 6
 43271 x 2 15397 x 4
 Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
 a. 10506 x 4 + 32607
 b. 84326 - 31967 x 2
 c. 3 x ( 14653 + 13896)
 d. (47321 + 25831) : 9 
3 . Chữa bài.
Bài 1 : 
HS đọc đề bài nêu yêu cầu 
HS nêu cách tính ?
GV chốt cách làm 
Bài 2 : 
+ Muốn tìm giá trị biểu thức có dấu tính nhân, chia, cộng, trừ làm như thế nào? Khi biểu thức có dấu ngoặc đơn cần thực hiện như thế nào?
- GV cho HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính rồi làm bài và chữa 
- Gv chốt bài đúng, cho hs yếu nêu lại cách làm
Bài 3 .Cho HS đọc đề bài - nêu yêu cầu 
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Cho HS chữa bài
GV nhận xét
Bài 4:
Cho HS nêu yêu câù của bài 
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Cho HS lên bảng giải 
3- Củng cố - Dặn dò.
+ Các bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 - Nhận xét giờ học. 
- Xem lại bài đã làm.
 Bài 3: Một của hàng bán muối, ngày thứ nhất bán được 18590 kg muối như vậy ngày thứ nhất bán gấp 3 lần ngày thứ hai. Hỏi cả 2 ngày của hàng bán được tất cả bao nhiêu kg muối ? 
 Bài 4: Người ta đóng 40 kg gạo vào 8 túi đều nhau. Hỏi đóng 200 kg gạo thì được bao nhiêu túi như thế?
+ Học sinh làm lần lượt trên bảng con.
- Nêu cách đặt tính và cách thực hiện.
+ HS nêu cách làm ; Học sinh làm bài vào vở.
- Chữa bài: 
 a. 10506 x 4 + 32607 =42024+32607
 = 74631
- HS nhận xét.
+ Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở:
Ngày 2:18590 x 3= 55770(kg)
Cả 2 ngày :18590 + 55770 = 74360(kg)
+Đọc yêu cầu của bài.
- Nêu dạng toán cơ bản:
40 : 8 = 5 (kg)
200 : 5 = 40(túi)
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
Tiết 2: tự nhiên xã hội
Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời
I- Mục tiêu.
	- Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt trời.
	- Nhận biết được vị trí của "Trái Đất" trong hệ mặt trời.
	- Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
II- Đồ dùng: Các hình trong SGK trang 116, 117.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1: Quan sát tranh.
Mục tiêu: Có biểu tượng ban đầu về hệ mặt trời. Nhận biết được vị trí của trái đất trong hệ mặt trời.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi sau.
+ Trong hệ mặt trời có mấy hành tinh? Từ mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
+ Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ mặt trời?
 Giáo viên kết luận chung.
2- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Biết trong hệ mặt trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống.
Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm câu hỏi:
+ Trong hệ mặt trời hành tinh nào có sự sống?
 + Hãy lấy ví dụ để chứng minh Trái Đất là hành tinh có sự sống?
Giáo viên kết luận lại những ý mà học sinh vừa nêu.
+ Chúng ta phải làm gì đề giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp?
Kết luận: Mỗi người chúng ta ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự sống trên Trái Đất vì đó cũng là sự sống của chúng ta.
- Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận.
4- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
-...9 hành tinh: sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất, sao Hoả, sao thổ, sao Mộc, sao Thiên Vương, sao Hải Vương, sao Diêm Vương.
-...vì chúng chuyển động không ngừng quanh mặt trời và cùng với mặt trời tạo thành hệ mặt trời.
- Trong hệ mặt trời hành tinh có sự sống là Trái Đất.
- Sự sống có mặt ở hầu hết khắp mọi nơi trên Trái Đất: ở biển có các loài tôm, cá sinh sống, trên đất liền có các loài động vật sinh sống. ở Bắc Cực, Nam Cực lạnh giá cũng còn có cả gấu trắng, chim cánh cụt sinh sống.
- Chúng ta phải trồng, chăm sóc bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường chung, tuyên truyền cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường Trái Đất.
- Học sinh đọc.
Tiết3 Tự học 
 (hoặc học theo môn tự chọn)
Hoàn thành kiến thức đã học
I.Mục tiêu.
- HS hoàn thành các môn đã học 
- Tự giác học bài.
- Thích giờ học
II.Đồ dùng dạy học : - GV: Phấn màu, bảng phụ.
- HS : Vở BT toán , BTTiếng Việt, Tiếng Việt
III. Hoạt động dạy học chủ yếu 
1 GV nêu yêu cầu giờ học
2 Tự học
- Nêu các bài đã học?
- GV giúp hs yếu làm bài.
3 Chữa bài
* VBT Toán (trang 75 ): Luyện tập 
Bài 1 : HS tự đặt tính và tính 
Đổi vở, hs yếu nhận xét.
GV chốt bài đúng.
Bài 2 : HS đọc đề bài ; H S nêu yêu cầu ; 
- phân tích đề bài 
 Cho HS chữa bài.
 GV chốt bài đúng. 
Bài 3 
Cho hs yếu đọc đề, nêu yêu cầu.
Hs nêu cách thực hiện ; chữa bài
GV, Hs nhận xét, chốt bài đúng.
Bài 4:
Cho HS nêu yêu cầu 
Cho HS tự làm và chữa bài
* Chính tả : Nghe- viết :Bác sĩ Y- éc - xanh - VBT (tr. 58):
Bài 1,2 (tr. 58)
GV đưa bảng phụ cho hs yếu điền
Vài hs đọc bài làm
GV chấm bài của HS .
Chốt bài đúng.
- GV cho hs đọc bài làm.
* Tập đọc
Cho HS luyện đọc bài : Bài hát trồng cây 
Cho HS nêu lại nội dung của một số bài.
4 Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học. 
Về nhà xem lại bài
Toán, chính tả...
HS làm bài từng môn học.
+HS làm bài rồi lên bảng chữa : 
12125 20516
x 3 x 4
 36375 82064
+HS lên bảng chữa bài :
Đợt đầu chuyển :20 530 x 3 = 61590 (quyển )
Đợt sau : 87 650 - 61590 = 26060(quyển)
- HS tính giá trị của biểu thức :
a, 21 018 x 4 + 10 975 = 84072+ 10975
 = 945047
-HS làm bài vào vở và chữa bài 
HS tính nhẩm theo mẫu 
Bài 1: HS điền r/ d hoặc gi vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn rồi giải câu đố đó
Bài 2:Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in đậm rồi giải câu đố đó
- HS đọc đoạn văn đã điền 
- HS yếu đọc câu
- HS TB và khá đọc đoạn, cả bài;
- Kết hợp trả lời câu hỏi SGK
- Nêu nội của bài .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_31.doc