Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 26

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 26

Tiết 1 TẬP VIẾT

 Ôn chữ hoa T

I- Mục tiêu.

 - Củng cố cách viết chữ hoa thông qua bài tập ứng dụng.

 - Viết đúng cỡ chữ tên riêng: Tân Trào.

 Câu ứng dụng: Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.

- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.

II- Đồ dùngdạy học.

- GV : Mẫu chữ hoa T, tên riêng.

 

doc 15 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 26
Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2007
Tiết 1 Tập viết
 Ôn chữ hoa T
I- Mục tiêu.
	- Củng cố cách viết chữ hoa thông qua bài tập ứng dụng.
	- Viết đúng cỡ chữ tên riêng: Tân Trào.
 Câu ứng dụng: Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùngdạy học.
GV : Mẫu chữ hoa T, tên riêng.
HS : Bảng con
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1- Kiểm tra bài cũ.
- GV cho HS viết: Sầm Sơn, Côn Sơn.
- GV nhận xét cho điểm.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn viết trên bảng con.
* Luyện viết chữ hoa.
- Gv đưa chữ mẫu.
- Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ T.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ T.
* Luyện viết từ ứng dụng: Tân Trào.
- GV : Tân Trào là một xã thuộc tỉnh Tuyên Quang, nơi đây đã diễn ra những sự kiện nổi tiếng trong lịch sử cách mạng : thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944), họp Quốc dân Đại hội quyết định khởi nghĩa giành độc lập (16-17.8.1945).
- Cho học sinh luyện viết từ ứng dụng.
* Luyện viết câu ứng dụng.
GV : Câu ca dao nói về ngày giỗ Tổ Hùng Vương mồng mười tháng 3 âm lịch hằng năm. Đây là một lễ hội lớn tổ chức để tưởng niệm các Vua Hùng có công dựng nước.
HS nhận xét độ cao các chữ trong câu ứng dụng .
3- Hướng dẫn viết vào vở Tập viết.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài viết.
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm.
4- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học, chữ viết của hs.
- Xem lại bài.Chuẩn bị bài sau.
2 hs viết bảng, lớp viết bảng con. 
Sầm Sơn, Côn Sơn
- HS nhắc lại qui trình viết chữ T.
- Học sinh tập viết chữ T trên bảng con.
HS đọc từ ứng dụng
Học sinh viết vào bảng con : 
 Tân Trào
- Học sinh luyện viết trên bảng con các chữ : giỗ Tổ, Dù , Nhớ.
-Lớp nhận xét.
- HS nêu độ cao, khoảng cách các con chữ trong bài viết.
- Học sinh viết bài vào vở.
Tiết2 toán
Luyện tập
I - Mục tiêu.
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và sử lí số liệu của một dãy bảng số liệu.
- HS làm đúng bài tập.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng dạy học.
GV : Bảng phụ.
HS : SGK
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1- Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh làm miệng bài 3(137)
- 1 học sinh hỏi, một học sinh trả lời các câu hỏi liên quan đến bảng số liệu.
- GV nhận xét cho điểm.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
- Cho hs đọc đề bài, nêu yêu cầu.
 + Ô trống của cột 2 phải điền gì?
- Yêu cầu học sinh lên bảng điền vào cột 2.
Tương tự yêu cầu học sinh làm bài vào vở, nêu miệng bài làm.
 + Trong ba năm, năm nào thu hoạch nhiều thóc nhất? Năm nào ít nhất?
 + Năm 2003 thu hoạch nhiều hơn năm 2002 bao nhiêu kg?
* GV chốt bài đúng.
Bài 2:
- GV đưa bảng phụ ghi bảng thống kê số cây.
- Gọi HS yếu, TB trả lời.
- Lớp nhận xét, Chữa bài.
Bài 3:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán 
- Trong dãy số, số thứ nhất hơn số thứ tư bao nhiêu đơn vị ?
- Tổng của dãy số là ?(HS khá nêu)
Bài 4:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cấu tạo của bảng và nội dung trong bảng.
- Hướng dẫn mẫu cột 1; yêu cầu học sinh làm các phần còn lại.
- Cả ba môn có mấy giải nhất ? mấy giải nhì ? mấy giải ba ?(HS khá nêu)
- GV chốt bài đúng.
3- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
HS hỏi đáp theo cặp đôi 
Tháng 2 cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải mỗi loại ?(1040m vải trắng; 1140m vải hoa.)
- Điền số thóc của chị út trong năm 2001
Năm
 2001
 2002
 2003
Số thóc
4200kg
3500kg
5400kg
- Năm 2003thu hoạch nhiều nhất; năm 2002 thu ít nhất .
- Thu 1900 kg.
a, HS yếu đọc mẫu, phân tích.
b, Năm 2003 bản Na trồng được tất cả số cây thông, và bạch đàn là:
 2540 + 2515 = 5055 (cây)
- HS làm bài vào vở ; nêu bài làm.
a, Khoanh A. 9số
b, Khoanh C. 60
- 30 đơn vị.
- 450 đơn vị.
Môn
Giải
 Văn nghệ
 Kể chuyện
Cờ vua
Nhất
 3
 2
 1
Nhì
 0
 1 
 2
Ba
 2
 4
 0
Có 6 giải nhất. 
Ba giải nhì và 6 giải ba.
Tiết 3: Luyện từ và câu
Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy
I- Mục tiêu.
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm lễ hội. Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội, biết tên một số lễ hội, tên một số hoạt động trong lễ hội .
 - Ôn luyện về dấu phẩy. Thấy được tác dụng của dấu phẩy trong câu.
- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng dạy học.
- GV : Bảng phụ ghi bài 1, bài 3.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
- Đặt câu với một trong các từ sử dụng nghệ thuật nhân hóa ?
- GV, Hs nhận xét bổ sung.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 1.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Gv đưa bảng phụ cho 1 hs TB làm bảng
- Lớp làm bảng con
- Gv chốt bài đúng.
- Vậy lễ hội là gì?
- Em hiểu như thế nào là lễ? Thế nào là hội?
- Cho hs yếu đọc lại bài.
 Bài 2:
- Bài có mấy yêu cầu của bài? ( 3 yêu cầu )
 + Giáo viên cho học sinh khá nêu miệng tên 1 số lễ hội, tên một số hội và các hoạt động tương ứng trong lễ hội đó .
- Cho hs làm vào giấy nháp các từ ngữ tiếp theo.
- Yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình. 
- Chữa bài, nhận xét.
 Bài 3: GV treo bảng phụ cho HS làm 
 - Các câu có đặc điểm nào giống nhau?
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi yêu cầu của bài ; làm bài vào vở.
- GV chữa bài; Chốt lại bài:
* Ngăn cách giữa bộ phận chỉ nguyên nhân 
với mẫu câu luôn thể hiện bằng dấu phẩy.
3- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Xem lại bài.Chuẩn bị bài sau.
HS đặt :
Chú mèo đang rình chuột ở góc nhà.
Lễ
Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.
Hội
Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
Lễ
hội
Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
 Đọc yêu cầu của bài.
*Lễ hội : đền Gióng, chùa Hương, đền Hùng...
* Hội : hội vật, đua thuyền, thả diều, chọi gà, chọi trâu ....
* Tên hoạt động trong lễ hội và hội : cúng Phật, lễ Phật, tưởng niệm, kéo co, ném cò, thắp hương, ...
- Đọc yêu cầu của bài.
- Mỗi câu đều bắt đầu bằng cụm từ... 
a, Vì thương dân, ...trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
b, Vì nhớ...người khác,...về ngay.
c, Tại....nghiệm,....đối thủ,...bị thua.
d, Nhờ ham hoc, ...giúp đời,...thời xưa.
Tiết 4 tự nhiên xã hội
Cá
I- Mục tiêu:Giúp HS :
	- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
	- Nêu được ích lợi của cá.
	- Thích sưu tầm các loài cá. Giáo dục ý thức biết bảo vệ các loài động vật có ích.
II- Đồ dùng dạy học.
	- GV : Tranh, ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến cá.
	 Các hình trong sách giáo khoa( trang 100, 101).
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1-Kiểm tra bài cũ
- Nêu tên các bộ phận của tôm cua ?
- Nêu lợi ích của tôm cua ?
2. Bài mới :
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa trang 100, 101 và tranh ảnh sưu tầm được để nhận xét :
+ Chỉ và nói tên các con cá trong hình.
+ Em có nhận xét gì về độ lớn của chúng.
+ Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ? 
+Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?
+ Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì? 
Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống ở dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vẩy bao phủ, có vây.
2- Thảo luận 2: Thảo luận cả lớp.
Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cá.
- Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết.
- Nêu ích lợi của cá?
- Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết.
Kết luận: Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thực ăn ngon và bổ chứa nhiều chất đạm cần có cho cơ thể con người. Sông, hồ, ao, biển là môi trường sống của cá. Hiện nay cá là mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
3- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
2 HS trả lời
Lớp nhận xét bổ sung.
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS nói cho nhau nghe
- Cá thường có vẩy bảo vệ.
...động vật có xương sống.
Cá sống dưới nước, di chuyển bằng đuôi, vây..
HS thảo luậnvà trả lời :
Nước ngọt : cá vàng, cá rô phi, cá chép,...
Nước mặn : cá chim, cá đuối, cá ngừ, cá mập. 
...làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, ..chất đạm cần cho cơ thể 
Nuôi cá ở ao, hồ, đầm, lồng...: đánh lưới, tát ao, câu, ...
- Vài hs nêu lại kết luận.
Kiểm tra, ngày tháng 3 năm 2007
 Tuần 26
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 20
 Tiết 1 Đạo đức
Bài 12 : Tôn trọng thư  từ, tài sản của người khác (tiết 1)
I- Mục tiêu.
	- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.
	- Biết tôn trọng, giữ gìn không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô, bạn bè, hàng xóm láng giềng.
	- Có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II- Đồ dùng dạy học.
Gv : Tranh bộ đồ dùng
HS : Vở bài tập Đạo đức 3.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu bài
2 - Bài mới
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
Mục tiêu: Biết được một biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để xử lý các tình huống trong bài 1 ở Vở bài tập Đạo đức - 39.
- Yêu cầu đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết.
Kết luận: Minh cần khuyên bạn không bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Học sinh hiểu được như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần phải tôn trọng.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nội dung bài 2 trong vở bài tập đạo đức - 39.
Kết luận: thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật. Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được 
hưởng.
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Học sinh tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì ? 
- Việc đó xảy ra như thế nào?
GV kết luận : ...cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
2- Củng cố - Dặn dò: 
	- Về nhà sưu tầm mẩu chuyện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
	- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
Học sinh làm việc theo nhóm các tình huống 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Các nhóm bổ sung.
- Học sinh thảo luận, đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến của nhóm bạn.
- Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng... pháp luật
- Mọi người.....bí mật trẻ em.
- Từng cặp HS trao đổi , liên hệ với nhau.
Học sinh trình bày câu trả lời.
Lớp nhận xét, bổ sung.
 Tiết 2 Tiếng Việt
Luyện đọc và kể chuyện bài :
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS yếu :Đọc và kể đúng câu chuyện : Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
- Giúp HS khá đọc và kể câu chuyện trên diễn cảm , hấp dẫn ,sinh động.
- Thích giờ học 
II. Đồ dùng dạy học 
- GV, HS : SGK
III. Hoạt độngdạy học chủ yếu 
1- GV nêu yêu cầu giờ học
2 .Luyện đọc 
- Cho 1hs khá đọc
- Cho hs đọc đoạn, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi ở SGK
- GVnhận xét, bổ sung
- Nêu nội dung của bài?
- GVchốt, cho hs yếu nhắc lại
*Thi đọc
- Đọc đoạn.
- Đọc cả bài
- GVkhen hs tiến bộ	
3.Kể chuyện.
- GV nhắc lại yêu cầu của bài.
- Cho 1hs khá kể một đoạn theo tranh .
- GV, HS bổ sung 
- Cho hs tập kể theo cặp; GV giúp HS yếu.
*Thi kể chuyện
- GV, HS nhận xét ,bổ sung .
- GV khen hs tiến bộ 
4 . Củng cố dặn dò :
- Nhận xét giờ học. Cho HS yếu nhắc lại nội dung bài.
- Đọc và kể lại câu chuyện trên cho mọi người nghe
-HS yếu đọc từ,câu khó: du ngoạn, khóm lau, vây màn, nô nức, hiển linh...
- HS đọc nối tiếp các đoạn 
- 1 hs đọc giải nghĩa từ khó. HS khá dặt câu với từ : vây màn, nô nức..
- HS TB trả lời câu hỏi, hs khá bổ sung.
- HS yếu nhắc lại
Nội dung : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với đất nước.Nhân dân kính yêu, ghi nhớ công ơn vợ chồng Chử Đồng Tử .
- HS yếu,TB đọc các đoạn của bài(3-5em)
- 2 hs khá đọc cả bài.
- 1hs đọc yêu cầu của bài : Kể chuyện theo tranh.
- 2 Hs yếu nêu lại cách đặt tên cho từng tranh
Tranh 1 : Nhà nghèo khó 
 Tranh 2 : Cuộc gặp gỡ kì lạ
 Tranh 3 : Giúp dân
 Tranh 4 : Tưởng nhớ
- HS yếu kể nội dung tranh em thích .
- HS TB kể nối tiếp cả bài
- HS khá kể cả bài
 Tiết 3 Sinh hoạt tập thể
 Tổng kết phong trào thi đua lập thành tích
 chào mừng ngày 8 - 3
I. Mục tiêu
- HS nắm được ưu điểm của mình và cả lớp trong phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8 - 3
- Bước đầu biết rút kinh nghiệm cho một phong trào kỉ niệm.
- Thích giờ học.
II. Đồ dùng dạy học
- Gv, HS : Bài hát, bài thơ, câu chuyện... thuộc chủ đề bài học
III.Hoạt động dạy học chủ yếu
1 GV giới thiệu bài
2 Nội dung	
a, Tổng kết phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8 – 3
- GV cho các tổ, nhóm báo cáo việc đã làm được và tồn tại mà nhóm em nhận thấy.
- GV rút kinh nghiệm cho từng nhóm, tổ.
GV Kết luận :
 Để phong trào có kết quả thì bản thân mỗi HS phải có sự cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao, đoàn kết tốt giữa các bạn trong nhóm.Cùng nhau thi đua lập nhiều thành tích chào mừng ngày 8-3.
- GV tuyên dương những cá nhân , tổ có thành tích tốt .
b, Cho HS biểu diễn lại tiết mục văn nghệ tiêu biểu ca ngợi về người phụ nữ của các nhóm.
-GV tuyên dương những tổ biểu diễn tốt 
3 Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học.
Nhắc HS cần rút kinh nghiệm cho các phong trào khác.
- HS đại diện từng nhóm , từng tổ báo cáo 
ưu , khuyết điểm của mình .
- HS khác nhận xét
Lớp bổ sung
Các nhóm lên biểu diễn 
* Tổ 1 :Hát bài : Quà mùng 8-3
* Tổ 2 :Kể lại câu chuyện : Chị Võ Thị Sáu
*Tổ 3: đọc thơ bài : Mẹ vắng nhà ngày bão.
 Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2007 
 Tiết 1: Toán
Luyện tập về Tiền Việt Nam và số liệu thống kê
I- Mục tiêu.
- Giúp hs yếu củng cố kiến thức về tiền Việt Nam và số liệu thống kê và làm đúng các bài tập đó .
- HS khá thực hiện thành thạo nội dung trên.
- Thích giờ học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV : Phấn màu, bảng phụ.
- HS : Vở, nháp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.Gv nêu yêu cầu giờ học
2. Luyện tập
Bài 1
Mai có các loại tiền : 2000 đồng; 5000đồng; 10000 đồng. Mai mua sách hết 15000 đồng. Hỏi Mai có mấy cách trả tiền
GV cho Hs làm bài, GV giúp HS yếu
Bài 2 :
 Mua 2 vé xem xiếc hết 18000 đồng. Hỏi mua 3 vé xem xiếc đó hết bao nhiêu tiền ?
 Bài 3: Giá 1 gói bánh là 8900 đồng .Giá 1 gói kẹo 2100 đồng . Hỏi mẹ mua 1 gói bánh và 3 góikẹo thì mẹ phải trả bao nhiêu tiền ?
3 . Chữa bài.
Bài 1 
GV chốt cách giải toán. Lưu ý đơn vị tiền là : đồng.	
Bài 2 
- GV chấm vài bài.
- Gv chốt bài đúng, cho hs yếu nêu lại cách giải toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3 .Cho HS đọc đề bài - nêu yêu cầu 
Cho HS chữa bài
GV nhận xét
Bài 4:
Cho HS nêu yêu câù của bài 
Cho HS lên bảng trả lời 
Cho hs nhắc lại cách thống kê số liệu và xem bảng thống kê.
4- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học. - Xem lại bài đã làm.
Bài 4 :Số trường tiểu học ở một số huyện miền núi được cho trong bảng sau :
Tên huyện 
Mù Cang Chải 
Lục Yên
Yên Bình 
Văn Chấn 
Số trường
 16
 28
 36
 41
a.Huyện nào có số trường tiểu học ít nhất ?
Huyện nào có số trường tiểu học nhiều nhất ?
b. Huyện Văn Chấn có nhiều hơn H. Mù Cang Chải bao nhiêu trường tiểu học?
Huyện Yên Bình có ít hơn huyện Văn Chấn bao nhiêu trường ?
HS yếu giảỉ:
 Cách 1 : 5 tờ 2000 đồng, 1 tờ 5000đồng
Cách 2 : 3 tờ 5000 đồng;...
Lớp đổi vở – nhận xét.
Lời giải
 18000 : 2 = 9000 (đồng)
 9000 x 3 =27 000 (đồng)
HS lên bảng giải 
HS khác nhận xét 
HS TB làm bài lên bảng
a.Huyện Mù Cang Chải có số trường tiểu học ít nhất . Huyện Văn Chấn có số trường tiểu học nhiều nhất .
b. Huyện Văn Chấn có nhiều hơn H. Mù Cang Chải 25 trường tiểu học .
Huyện Yên Bình có ít hơn huyện Văn Chấn 5 trường .
Lớp nhận xét.
Tiết 2 tự nhiên xã hội
Tôm, Cua
I- Mục tiêu.
	- Chỉ và nói tên bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát.
	- Nêu được ích lợi của Tôm và Cua.
	- Thích tìm hiểu về một số loài sống dưới nước.
II- Đồ dùng dạy học.
	- GV : Các hình trong sách giáo khoa trang 98, 99.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1- Kiểm tra bài cũ.
- Kể tên một số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại đối với con người?
- Nêu cách diệt trừ những côn trùng có hại?
GV chốt lại bài
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
 Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của tôm và cua.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 98, 99 thảo luận theo gợi ý:
 - Nhận xét về hình dạng, kích thước của tôm và cua?
- Bên ngoài cơ thể tôm, cua có gì bảo vệ?
- Bên trong cơ thể có xương sống không?
- Đếm số chân của cua, chân tôm có gì đặc biệt?
- Nêu một số đặc điểm giống và khác nhau gữa tôm và cua ?
*Kết luận: Tôm, cua có hình dạng, kích thước khác nhau, chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có những chân phân thành các đốt.
* Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
 Mục tiêu: Nêu được ích lợi của tôm, cua.
- Tôm, cua sống ở đâu?
- Nêu ích lợi của tôm và cua?
 - GV giới thiệu các tranh ảnh nuôi, chế biến, đánh bắt tôm cua hiện nay.
Kết luận: Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm. Hồ, Sông, Biển là môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay tôm, cua ....hàng xuất khẩu của nước ta.
3- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
2 -3 hs trả lời, lớp bổ sung.
HS yếu nhắc lại.
- Học sinh quan sát và thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau.
- Có lớp vỏ cứng bảo vệ.
- không có xương sống.
- Có nhiều chân và chân phân chia thành các đốt.
- Vài hs nêu, lớp bổ sung.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Tôm, cua sống ở dưới nước ao, sông hồ, biển...
..thức ăn có nhiều đạm cần cho cơ thể.
 HS nêu
- 3 HS nhắc lại kết luận
 Tiết3 Tự học 
 (hoặc học theo môn tự chọn)
Hoàn thành kiến thức đã học
I.Mục tiêu.
- HS hoàn thành các môn đã học 
- Tự giác học bài.
- Thích giờ học
II.Đồ dùng dạy học 
- GV: Phấn màu, bảng phụ.
- HS : Vở BT toán , BTTiếng Việt, Tiếng Việt
III. Hoạt động dạy học chủ yếu 
1 GV nêu yêu cầu giờ học
2 Tự học
- Nêu các bài đã học?
- GV giúp hs yếu làm bài.
3 Chữa bài
* VBT Toán (trang 47)
Bài 1 
Đổi vở, hs yếu nhận xét.
GV chốt bài đúng.
Bài 2 
 Cho 2 HS chữa bài.
 GV chốt bài đúng.
 Cho hs yếu nêu lại số chữ số trong dãy số.
Bài 3 
Cho hs yếu đọc đề, nêu yêu cầu.
GV ghi số dầu mỗi thùng lên bảng:
Thùng 1 : 195 l 
Thùng 2 : 120 l 
Thùng 3 : 200 l 
Thùng 4 : 50 l 
Hs TB chữa bài
GV, Hs nhận xét, chốt bài đúng.
* Chính tả
Bài 2b( trang 68)
GV đưa bảng phụ cho hs yếu điền
Vài hs đọc bài làm
GV chấm bài của HS .
Chốt bài đúng.
- GV cho hs đọc bài làm.
* Tập đọc
Cho HS luyện đọc bài : Rước đèn ông sao
Cho HS nêu lại nội dung của bài.
4 Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Về nhà xem lại bài
Toán, chính tả...
HS làm bài từng môn học.
HS làm bài rồi lên bảng chữa 
a, Con lợn nặng : 75 kg
b, Con vịt nặng : 1 kg
c, Con ngỗng nặng : 5 kg 
d, Con gà nặng : 2 kg 
e, Con ngỗng nặng hơn con gà : 3 kg; ...
HS khoanh vào đáp án đúng 
a, C. 9 số
b, D. 880
-HS làm bài vào vở và chữa bài 
a, 50l; 120l; 195l; 200l.
b, Thùng 2 nhiều hơn thùng 4 là 70 l dầu và ít hơn thùng 1 là 75 l dầu.
 Cả bốn thùng có 565 l dầu.
- HS điền các từ : lệnh – dềnh – lên – Bên – kênh – trên – mênh . 
- HS yếu đọc câu
- HS TB và khá đọc đoạn, cả bài;
- Kết hợp trả lời câu hỏi SGK
- Nêu nội của bài .
Kiểm tra, ngày tháng 3 năm 2007

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_26.doc