Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 11 - Năm 2011-2012 - Đậu Thị Thanh Huyền

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 11 - Năm 2011-2012 - Đậu Thị Thanh Huyền

TUẦN 11

Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2010

Tập đọc

 Ông trạng thả diều

I, MỤC TIÊU

 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi. Biết đọc diễn cảm đoạn văn

 - Hiểu ND : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (Trả lời được câu hỏi trong SGK).

II,ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Kiểm tra (5').

- Tuần 9 các em vừa học chủ điểm có tên là gì?( trên đôi cánh ước mơ).

B.Dạỵ bài mới

1.Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài và quan sát tranh minh hoạ(2')

-Tuần 11 các em được học chủ điểm : Có chí thì nên.

-HS quan sát tranh và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh?(HS chăm chú nghe giảng, HS đi học dưới mưa, các em chăm chỉ học học tập, nghiên cứu và đã thành những người tài giỏi có ích cho xã hội).

 

doc 43 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 11 - Năm 2011-2012 - Đậu Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Tuần 11
Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
 Ông trạng thả diều 
I, Mục tiêu
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi. Biết đọc diễn cảm đoạn văn
 - Hiểu ND : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (Trả lời được câu hỏi trong SGK).
II,Đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ SGK.
III.Các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra (5').
- Tuần 9 các em vừa học chủ điểm có tên là gì?( trên đôi cánh ước mơ).
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài và quan sát tranh minh hoạ(2')
-Tuần 11 các em được học chủ điểm : Có chí thì nên.
-HS quan sát tranh và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh?(HS chăm chú nghe giảng, HS đi học dưới mưa, các em chăm chỉ học học tập, nghiên cứu và đã thành những người tài giỏi có ích cho xã hội).
- GV giới thiệu bài: Ông Trạng thả diều.
- HS xem tranh. GV hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?( Một cậu bé đứng ngoài cửa nghe thầy giảng bài).
GV :Đó chính là vị Trạng nguyên trẻ tuổi nhất nước ta được nói đến trong bài học hôm nay. 
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài (28')
a.Luyện đọc `
 - GV chia bài văn thành 4 đoạn .
+Đoạn 1:Từ đầu đến để chơi . 
+Đoạn 2: tiếp theo đến chơi diều.
+Đoạn 3: tiếp theo đến học trò của thầy. 
+Đoạn 4: phần còn lại . 
 - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài lần 1, kết hợp khen những em đọc đúng, sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng. 
 - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ. 
 - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài lần 3 cho tốt hơn .
 - HS luyện đọc theo cặp. 
 - 1 HS đọc cả bài .
 - GV đọc mẫu cả bài .
b. Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi:
- Hoàn cảnh gia đình cậu bé Nguyễn Hiền như thế nào? cậu ham thích trò chơi gì? (gia đình rất nghèo; cậu thích chơi diều).
 -Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ? (đọc đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường , cậu có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vần có thì gìơ chơi thả diều.).
- Đoạn 1,2 cho em biết điều gì về Nguyễn Hiền?
*) ý chính đoạn 1,2: Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời:
 -Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ? ( Nhà nghèo ban ngày phải đi chăn trâu .....xin thầy chấm hộ).
- Nội dung đoạn 3 là gì?
*)ý chính đoạn 3: Đức tính ham học và chịu khó của Nguyền Hiền.
- HS đọc đoạn 4
 -Vì sao cậu bé Hiền được gọi là “ông trạng thả diều “? (Vì cậu đỗ Trạng năm 13 tuổi , lỳc ấy cậu vẫn thớch chơi diều).
-Câu nào nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện trên nhất? (có chí thì nên ).
- GV: Cả 3 cõu thành ngữ, tục ngữ đều cú nột nghĩa đỳng với nội dung truyện nhưng Cú chớ thỡ nờn núi đỳng ý nghĩa cõu chuyện nhất.
- Đoạn cuối bài cho biết điều gỡ?
*) í đoạn 4:Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyờn.
- Qua tỡm hiểu em hóy nờu nội dung chớnh của bài?( GV bổ sung và ghi bảng).
c.Đọc diễn cảm 
 - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. 
 - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2-3.
+GV đọc mẫu .
+HS luyện đọc theo cặp .
+HS thi đọc .GV theo dõi uốn nắn .
3.Củng cố, dặn dò (5')
 - Liên hệ thực tế . - Nhận xét tiết học .
______________________________
Toán
Nhân với 10, 100, 1000,...Chia cho 10, 100, 1000,...
I. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh:
- Nhận biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,...và chia cho số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,...
Làm BT 1 a) cột 1,2; b) cột1,2; Bài 2 (3 dòng đầu)
- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với (hoặc cho) 10, 100, 1000,...
II. đồ dùng dạy- học: 
 - Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy - học:
1) Bài cũ (5')
 Gọi HS trình bày bài tập Sgk tiết 50. 
+ GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: 
 Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. 
 HĐ1(12') Hướng dẫn HS nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10 
GV thực hiện các bước như sgk đã giới thiệu, 
- GV ghi phép nhân lên bảng 35 x 10 = ? 
- GV cho HS nhận xét thừa số 35 với tích 350 để nhận ra : khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc thêm vào bên phải một chữ số 0 .
Cho HS trao đổi ý kiến về mối quan hệ của 35 x 10 = 350 và 350 : 10 = ? để nhận ra 350 : 10 = 35 và rút ra kết luận:
Khi chia một số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bớt 1 chữ số 0 ở bên phải số đó.
 2. Hướng dẫn HS nhân một số với 100, 1000,... hoặc chia một số tròn trăm tròn nghìn,... cho 100, 1000,... 
Các bước thực hiện tương tự như trên . 
HS đọc quy tắc: Như SGK.
Khi chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,...cho 10, 100,..ta chỉ việc bớt 1,2,3 chữ số 0 ở bên phải số đó.
Khi nhân một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,...cho 10, 100,..ta chỉ việc thêm 1,2,3 chữ số 0 vào bên phải số đó.
HĐ2: ( 20')Thực hành.
 1, Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề bài.
HS tính nhẩm sau nối tiếp đọc trước lớp.(GV hướng dẫn thêm cho HS khuyết tật).
2, Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
HS làm bài và đọc bài trước lớp.
- GV nhận xét chữa bài, và chấm bài cho HS.
3)Củng cố,dăn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
Dặn về học bài và chuẩn bị bài tiết sau. 
_______________________________________________
Chính tả
Nhớ - viết : Nếu chúng mình có phép lạ
I.Mục tiêu 
-Nhớ viết lại đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ.
-Làm đúng BT3 ( viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho);làm được BT2 a / b.
HS khá giỏi làm đúng yêu cầu BT3 trong SGK (viết lại các câu). 
II.Đồ dùng dạy học 
- VBT
 III.Các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra (5')
 HS tìm và viết các từ láy có tiếng chứa âm x,s . 
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài (2') 
2.Hướng dẫn HS nhớ viết (20')
-GV đọc đoạn văn cần viết - HS theo dõi SGK .
-HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu. 
-Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ GV nhắc HS cách trình bày bài thơ, chú ý các từ ngữ dễ viét sai. 
-HS gấp SGK, HS tự nhớ viết bài vào vở. 
-GV chấm chữa bài - HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau .
3 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (11')
Bài 2:
-HS đọc yêu cầu bài tập .
-HS làm bài tập vào vở.
-HS trình bày bài .
+ nổi tiếng-đỗ trạng - ban thưởng - rất đỗi - chỉ xin - nồi nhỏ - thuở hàn vi - phải - hỏi mượn - của dùng bữa - để ăn - đỗ đạt. 
Bài 3:(HS khá, giỏi)
-HS đọc yêu cầu bài tập .
-HS làm bài tập vào vở.
-HS trình bày bài .
 	+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
+Xấu người đẹp nết 
+Mùa hè cá sông mùa đông cá bể
-GV giải thích nghĩa của từng câu .
4. Củng cố, dặn dò (2')
- -Nhận xét tiết học .
_____________________________________________
Kĩ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột( tiết 2-3)
I Mục tiêu
- Học sinh biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gáp mép vải bàng mũi khâu đột thưa hoặc khâu đột thưa . 
 - Gấp được mép vải và khâu viền đường gáp mép vải bàng mũi khâu đột thưa Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm
 Đối với HS khéo tay , Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm
II. Đồ dùng dạy học 
Dụng cụ cắt, may. 
III. Hoạt động dạy học 
 Giới thiệu bài (2 phút) 
Hoạt động 3: ( 23') HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
GV gọi 1 HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
GV nhận xét , củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo 2 bước:
B1: Gấp mép vải.
B2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý ở tiết 1.
Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu , thời gian hoàn thành sản phẩm.
HS thực hành -GV quan sát- uốn nắn các thao tác chưa đúng.
Hoạt động 4: ( 10')Đánh giá kết quả học tập của HS
Gv tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
-Dựa vào các tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm thực hành.
GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của hs.
IV. Củng cố - dặn dò: (3 phút)
Ai chưa hoàn thành sản phẩm tiết học sau hoàn thành.
 - HS hệ thống lại bài học.
__________________________________________________________
Thứ ba, ngày 16 tháng 11 năm 2010
Thể dục
Ôn 5 động tác của bài thể dụcphát triển chung
Trò chơi : Nhảy ô tiếp sức.
I. Mục tiêu: 
 - Thực hiện được các động tác vươn thở, tay, chân, lưng- Bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. 
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. Địa điểm, phương tiện: 
 Trên sân trường, còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 1. Phần mở đầu:
 - GV ổn định tổ chức lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.
 - Khởi động xoay các khớp. 
 - Trò chơi do GV chọn.
 2. Phần cơ bản:
 a. Bài thể dục phát triển chung.
 - Ôn 5 động tác của bài thể dục. Tập theo đội hình hàng ngang.
 + Lần 1: GV hô nhịp cho cả lớp tập, mỗi động tác 2 lần 8 nhịp.
 + Lần 2: Cán sự làm mẫu và hô nhịp cho cả lớp tập, GV nhận xét 2 lần tập.
 + GV chia nhóm, nhắc nhở từng động tác, phân công vị trí, theo dõi từng nhóm tập.
 - Kiểm tra thử 5 động tác theo đội hình hàng ngang, GV gọi lần lượt 3-5 em lên để kiểm tra thử và công bố kết quả kiểm tra ngay.
 b. Trò chơi vận động: Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức".
 GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, HS chơi một cách chủ động.
 3. Phần kết thúc:
 - GV cùng HS hệ thống lại bài học.
 - Nhảy thả lỏng , cúi người thả lỏng.
 - GV nhận xét giờ học.
___________________________________________________
Toán
Tính chất kết hợp của phép nhân
I. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh:
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân. 
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
- Làm BT1(a),BT2(a).
 II. Hoạt động dạy - học:
1) Bài cũ Gọi HS trình bày bài tập Sgk tiết 51. 
+ GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: 
 Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. 
 HĐ1: ( 7') So sánh hai giá trị biểu thức 
GV viết lên bảng hai biểu thức :
 (2 x 3) x 4 và 2 x ( 3 x 4)
- GV cho 2 HS tính giá trị hai biểu thức đó 
	(2 x 3) x 4 =6 x 4 = 24
 2 x ( 3 x 4) = 2 x 12= 24
 Vậy : (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4)
HĐ2 :( 8')Viết các giá trị biểu thức vào ô trống
- GV yêu cầu HS giới thiệu cấu tạo và cách làm 
- Cho lần lượt các giá trị của a,b,c Gọi từng HS lần lượt tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x ( b x c) rồi viết lên bảng.
Gợi ý để HS rút ra kết luận (SGK)
 a x b x c = (a x b) x c = a x ( b x c)
HĐ3: ( 20') Thực hành.
1, HS nêu yêu cầu của BT.HS làm theo mẫu ở SGK.
2, Tính ...  một số bài ,sau đó chữa bài ,nhận xét 
3.Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
____________________________________
Luyện Tiếng Việt
Ôn luyện
I Mục tiêu
Củng cố kiến thức :
- Cấu tạo của tiếng, từ; từ đơn, từ phức 
II Hoạt động dạy học
1. Củng cố kiến thức
Thế nào là từ đơn? thế nào là từ phức? Nêu ví dụ?
Trong từ phức có những loại từ nào? Nêu ví dụ về mỗi loại từ?
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
B1. Xếp các từ sau vào 2 nhóm: Từ ghép và từ láy.
Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim ca cát tiếng hót tự do, tha thiết đến mức người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh . Trảu khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất , là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đòng và hương sen..
Bài2. Viết các từ ghép, từ láy có chứa các tiếng sau dây: mỏng- xanh- vàng -- đỏ.và đặt câu với các từ đó?
HS làm bài và nối tiếp đọc trước lớp.
Từ ghép
Từ láy
Mỏng
Mỏng dính, mỏng tanh, mỏng tờ,
Mỏng manh
Xanh
Xanh ngắt, xanh rì, xanh lơ, 
Xanh xanh, xanh xao,
Vàng
Vàng hoe, vàng chói, vàng rực, 
Vàng vàng, vàng vọt,
đỏ
đỏ hỏn, đỏ chói, đỏ son,
đỏ đọc,
Bài3. Đặt câu với các từ ghép- từ láy sau:
Chăm chỉ, ngoan ngoãn, sách vở, quần áo.
HS làm bài và nối tiếp đọc trước lớp.
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Củng cố dặn dò
 GV nhận xét tiết học.
 ____________________________________
Luyện Lịch sử
Ôn Luyện
I. Mục tiêu
HS nắm được kiến thức đã học về lịch sử từ bài 5--9.
II.hoạt động dạy và học
1.Củng cố kiến thức.
Nêu các giai đoạn lịch sử đã học.
Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ
2.Hướng dẫn HS làm BT
Cho hs dùng bảng để trả lời các câu hỏi:
1. Ngô Quyền xưng vương vào năm nào? (938)
2. Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn . Dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc,mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
3 Giai đoạn dựng nước và giữ nước tư nămđến năm..
4.Giai đoạn hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập từ năm.. đến năm.
5, Từ năm 938 đến năm 1009 là giai đoạn
3.Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
________________________________
Chiều thứ ba, ngày 3 tháng 11 năm 2009
Luyện toán
Ôn luyện
 I Mục tiêu
Củng cố cho HS :
- Kĩ năng nhân chia cộng trừ
- Đường thẳng song song
- Tìm trung bình cộng 
II: hoạt động dạy học 
1. Củng cố kiến thức
Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
Cách vẽ hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc
2.Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Vẽ đường thẳng đi qua điểm A và song song với đường thẳng DC
 .A
 B C
Bài 2 : Tính
 8513 : 3	 478 x 3
 9670 : 5 	5743 - 5703
Bài 3.Tính bằng cách thuận tiện nhất
6257 + 989 +743
489 + 46 - 89
Bài4. Một công ty chuyển thực phẩm vào thành phố. Có 5 ô tô, mỗi ô tô chuyển được 36 tạ và 4 ô tô , mỗi ô tô chuyển được 45 tạ.Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn thực phẩm?
GV cho HS làm rồi nhận xét.
1 HS làm trên bảng
GV cùng cả lớp nhận xét
Bài 4:Một hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi hình vuông cạnh 15 cm . Tính diện tích hình chữ nhật ,biết chiều dài hơn chiều rộng 20 cm 
GV hướng dẫn HS làm bài(HD HS yếu, kém)
Nhận xét chữa bài
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
__________________________________
Luyện Tiếng Việt
Ôn luyện
 I.Mục tiêu
- Danh từ chung, danh từ riêng
- Dấu hai chấm,dấu ngoặc kép
II.Hoạt động dạy học
1. Củng cố kiến thức
 Thế nào là danh từ chung? Nêu ví dụ?
Thế nào là danh từ riêng? Nêu ví dụ?
Tác dụng dấu hai chấm?
Tác dụng dấu ngoặc kép?
2.Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập1: Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu dưới đây:
a) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
b) Bố dặn bé Lan:"Con phải học xong mới được đi chơi đấy!"
c) Trên bàn bày đủ thứ: sách, vở, bút, thước, lọ mực, giấy màu...
 HS làm bài và nêu trước lớp
 GV nhận xét, ghi điểm.
Bài tập2:Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau rồi viết các từ đó vào bảng:
 Sông/ rừng tức Bạch Đằng Giang / là / một / khúc / sông / rất / rộng /, sách / xưa / đều / ghi / là / sông / Vân Cừ /. Núi non / hai / bờ / cao vút / ,nước / suối/ giao lưu/,sóng / tung/ trắng xoá/, cây cối/ lấp / bờ/ ,là/ một/ nơi/ hiểm yếu / .Trên / đất nước/ ta/ ,dòng/ sông/ này/ là/ một/ trong/ những/ dòng / sông/ đầy/ thử thách/ và/lắm/ chiến công/ hơn/ cả.
Cả lớp làm vào vở
GV nhận xét chữa bài
Bài tập3: Gạch dưới lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau:
 a) Nguồn gốc
 Cô giáo hỏi học trò: 
 - Con người có nguồn gốc từ đâu? 
 Trò:
 - Thưa cô, từ...vàng ạ. Hôm qua, em nghe ca sĩ hát rằng:" Qua bao thăng trầm, lửa thử vàng mới nên người".
 Cô giáo:
 - Trời!
b) Hoa đi học về, không thấy mẹ đâu. Trên bàn ăn có mẩu tin nhắn của mẹ:
" Con ăn cơm trước đi, mẹ sang thăm bà ngoại nên về muộn".
HS thảo luận- trả lời miệng
Cả lớp nhận xét chữa bài.
3. Củng cố dặn dò
 Nhận xét tiết học
________________________________
Luyện Địa lí
Ôn Luyện
 I. Mục tiêu :
- HS nắm vững nội dung môn Địa lí đã học 
 - Hoàn thành đầy đủ các bài tập trong SGK, VBT
II. Các hoạt động dạy học 
 A. Bài củ :
 Nêu tên các bài Địa lí đã học ?
 B.Bài mới : 
 1. Giới thiệu mới
 2. Hướng dẫn ôn luyện 
 - GV ghi tên các Địa lí bài lên bảng ; Nêu câu hỏi để HS nhớ lại nội dung bài 
 - Mỗi bài gọi hai em đọc phần ghi nhớ 
 - Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trong SGK , VBT 
 - HS khá giỏi GV ra đề thêm để HS làm 
 - Giáo viên thu chấm 8-10 vở bài tập của học sinh 
 - Những bài khó nhiều em chưa hiểu, GV gọi HS làm đúng chữa bài 
 - GV nhận xét chung , HS chữa bài theo lời giải đúng 
 3. Củng cố, dặn dò : 
 - Ghi nhớ nội dung vừa ôn 
 - Hoàn thành đầy đủ bài 
_____________________________________________________________
 Thể dục
Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung- Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
I. Mục tiêu:
 - Ôn 5 động tác vươn thở, tay , chân , bụng - lung và phối hợp . Yêu cầu thực hiện động tác đúng kỹ thuật và đúng thứ tự . 
- Trò chơi "Kết bạn ". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi nhiệt tình, chủ động.
 II. Đồ dùng Dạy- học 
1- 2 còi, phấn trắng đánh đấu 3-5 điểm theo hàng ngang . 
 III. Hoạt động dạy - học:
 1. Phần mở đầu: ( 7')
 - Tập hợp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- Khởi động các khớp và chơi trò chơi "Làm theo hiệu lệnh"
 2. Phần cơ bản ( 20')
 : Kiểm tra bài thể dục phát triển chung 
- Ôn 5 động tác của bài thể dục đã học .
GV hô cho HS tập lần 1 sau đó cho lớp trưởng hô.
GV theo dõi, sửa chữa.
- Kiểm tra 5 động tác của bài thể dục phát triển chung .
c) Cho HS tập 4 động tác đã học. 1-2 lần
: Trò chơi "Kết bạn "
GV tập hợp đội hình chơi, nêu tên, cho HS nhắc lại cách chơi và luật chơi. 
- Cho cả lớp chơi.
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương HS chơi tốt.
3. Phần kết thúc: ( 8')
- GV cho HS tập động tác thả lỏng, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét tiết học.
Đạo đức
Thực hành kỹ năng giữa học kì 1
 I. Mục tiêu: 
 Học xong bài này:
 1. Giúp củng cố lai kỹ năng thực hành các bài học từ tiết 1 đến tiết 10 .
 2. HS biết vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tiễn .
 II. đồ dùng dạy- học: 
 Vở BT 
 III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ( 5')
Gọi 1 HS nêu tên 5 bài đã học. ( Nhiều HS nêu)
GV nhận xét, bổ sung . 
B. Dạy bài mới: 
GV giới thiệu bài, ghi mục bài. 
HĐ1( 10') Ôn lại nội dung ghi nhớ trong bài học 
- GV y/c HS làm việc cả lớp.
- Gọi HS lần lượt nêu tên ghi nhớ trong các bài đã học .
+ Trung thực trong học tập 
+ Vượt khó trong học tập 
+ Biết bày tỏ ý kiến 
+ Tết kiệm tiền của 
+ Tiết kiệm thời giờ 
- GV nhận xét, bổ sung 
 HĐ2 ( 10') Xử lý các tình huống trong thực tiễn 
HS lần lượt trình bày các tình huống thực tiễn qua các tiết học :
+ Trung thực trong học tập 
+ Vượt khó trong học tập 
+ Biết bày tỏ ý kiến 
+ Tết kiệm tiền của 
+ Tiết kiệm thời giờ 
 GV cho HS trình bày. GV nhận xét. 
HĐ3: ( 10') Hướng dẫn HS làm bài tập tình huống 
HS thảo luận nhóm, thảo luận và trả lời. 
- HS trình bày. HS khác nhận xét.
- HS nhắc lại ghi nhớ.
- GV kết luận.
- GV cho HS nhắc lại phần ghi nhớ của các bài.
C.Củng cố, dặn dò: ( 5')
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau : Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 
 ______________________________________
 _________________________________________
Sơ kết tuần 11
I. Nhận xét, đánh giá tuần qua:
1. Nề nếp: HS thực hiện nề nếp tốt: đến lớp đúng giờ, đi học chuyên cần, sinh hoạt 15 phút nghiêm túc.
2. Học tập: HS có ý thức học bài, làm bài tốt, có ý thức xây dựng bài như: (H. Lương, Dung, Huyền) 
Bên cạnh đó còn có một số bạn ý thức tự giác chưa cao, hay quên vở, bài làm còn bỏ trông vở như: (X. Huy, H. Đức, Cù Đức )
3. Các hoạt động khác: HS tham gia các hoạt động của trường, của lớp đề ra.
II. Kế hoạch tuần tới
- Tiếp tục thi đua giành nhiều điểm tốt, đẩy mạnh chất lượng mũi nhọn, nâng cao chất lượng đại trà.
- Thực hiện tốt theo kế hoạch của trường đề ra.
Thể dục
Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
 I. Mục tiêu:
 - Ôn tập và kiểm tra thử 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác . 
 - Tiếp tục trò chơi : Nhảy ô tiếp sức.
 II. đồ dùng dạy- học: -
 Chuẩn bị1còi; kẻ sân chơi. 
 III. Hoạt động dạy - học:
 A. Phần mở đầu: ( 8')
 Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, chẩn chính đội ngũ.
 - Khởi động các khớp.
 - Chơi trò chơi tại chỗ (tự chọn). HS đứng tại chỗ- vỗ tay và hát.
 - GV nhận xét.
 B. Phần cơ bản: ( 20')
 HĐ1: Bài thể dục phát triển chung.
a) Ôn 5 động tác của bài thể dục .
 - GV điều khiển lớp tập 1 - 2 lần- lớp tập luyện theo 4 hàng dọc.
- GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển.
- GV quan sát, nhận xét.
- GV hô cho HS tập 5 động tác.
HĐ2: Trò chơi vận động: "Nhảy ô tiếp sức ."
- GV tập hợp đội hình chơi nêu tên, giải thích cách chơi, luật chơi. 
Sau đó cho chơi thử.
- Cho cả lớp tiến hành chơi.
 -Gv theo dõi nhận xét. Biểu dương tổ thắng cuộc.
C. Phần kết thúc ( 7')
- Gv cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả.
- GV giao bài tập về nhà ôn các động tác đã học để chuẩn bị kiểm tra vào 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_11_nam_2011_2012_dau.doc