Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học thứ 7 năm học 2010

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học thứ 7 năm học 2010

Tập đọc

Tiết 24+25: NGƯỜI THẦY CŨ

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức.

- Hiểu nghĩa các từ mới: Xúc động, hình phạt; các từ ngữ làm rõ ý nghĩa câu chuyện: Lễ phép, mắc lỗi.

- Hiểu nội dung: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

2. Kĩ năng.

- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

3. Thái độ.

- Biết ơn và kính trọng tình cảm thầy trò.

II. Đồ dùng dạy học:

+ Giáo viên: Tranh minh hoạ chủ điểm và bài học SGK.

+ Học sinh: SGK.

 

doc 35 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học thứ 7 năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 7
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Tiết 24+25: Người thầy cũ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức.
- Hiểu nghĩa các từ mới: Xúc động, hình phạt; các từ ngữ làm rõ ý nghĩa câu chuyện: Lễ phép, mắc lỗi.
- Hiểu nội dung: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
2. Kĩ năng.
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
3. Thái độ.
- Biết ơn và kính trọng tình cảm thầy trò.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: Tranh minh hoạ chủ điểm và bài học SGK.
+ Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hát.
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi
- 2 HS đọc bài Ngôi trường mới và trả lời ND bài
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài chủ điểm:
- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và bài học.
3.2. Hướng dẫn luyện đọc: 
a) GV đọc mẫu toàn bài:
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc 
- Đọc từng câu:
- Chú ý đọc đúng các từ ngữ.
- HS chú ý nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc: Cổng trường, xuất hiện, lớp, lễ phép, lúc ấy, mắc lỗi.
- Luyện đọc đoạn ( HD ngắt, nghỉ )
 - Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ
- 3 HS đọc trên bảng phụ.
- Lớp đọc đồng thanh ( 1 lần )
- Đọc nối tiếp đoạn cả lớp:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- HD giải nghĩa các từ ngữ mới.
 + Xúc động, hình phạt (SGK)
+ Lễ phép: Có thái độ, cử chỉ, lời nói kính trọng người trên.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm đôi
- Thi đọc giữa các nhóm
 - Đại diện các nhóm thi đọc cá nhân
- Đọc ĐT (Đoạn 3)
- Lớp đọc ( 1 lần )
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1: 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm đoạn 1
- Bố Dũng đến trường làm gì ?
- Em thử đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy ngay ở trường ?
- Tìm gặp lại thầy giáo cũ.
- Vì bố vừa nghỉ phép, muốn đến chào thầy giáo ngay (vì bố đi công tác, chỉ rẽ qua thăm thầy được một lúc/vì bố là bộ đội, đóng quân ở xa, ít được ở nhà.
Câu hỏi 2: 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào ?
- Bố vội bỏ mũ đang đội trên đầu lễ phép chào thầy.
Câu hỏi 3: 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm đoạn 2
- Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy 
- Kỉ niệm thời đi học có lần trèo qua cửa sổ, thầy chỉ bảo ban, nhắc nhở không phạt.
Câu hỏi 4: 
- 1 HS đọc lớp đọc thầm đoạn 3
- Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về ?
- Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố vẫn tự nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi và không bao giờ mắc lỗi.
3.4. Luyện đọc lại.
- Đọc phân vai (4 vai)
- HS luyện đọc theo vai ( 3 nhóm ) .
( Người dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo, Dũng ).
4. Củng cố.
- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
- HS nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy giáo.
5. Dặn dò: 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Lắng nghe.
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe.
Toán
Tiết 31: Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Củng cố khái niệm về ít hơn, nhiều hơn.
2. Kĩ năng.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
3.Thái độ.
 - Giáo dục học sinh lòng đam mê toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
+ Giáo viên: Bảng phụ cho học sinh giải toán.
+ Học sinh: Bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS tóm tắt,1 HSgiải
- GV nhận xét ghi điểm 
Bài 3: Giải:
Số học sinh trai lớp 2A là:
15 - 3 = 12 (học sinh)
 Đáp số: 12 HS
3. Luyện tập:
Bài 1: (Dành cho học sinh khá, giỏi) Củng cố khái niệm về nhiều hơn, ít hơn. Quan hệ "nhiều hơn và ít hơn quan hệ bằng nhau".
- HS đếm số ngôi sao trong mỗi hình (có thể tìm số ngôi sao) "nhiều hơn" hoặc ít hơn "bằng cách lấy số lớn trừ đi số bé. Chẳng hạn 7-5 = 2 (trong hình vuông có nhiều hơn trong hình tròn 2 ngôi sao).
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt.
 - Bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì ?
- Em hiểu em kém anh 5 tuổi tức là "Em ít hơn anh hay em nhiều hơn anh ?
- vậy bài toán thuộc dạng toán gì ?
- 2 HS nhìn tóm tắt đặt đề toán.
VD: Anh năm nay 16 tuổi, em kém anh 5 tuổi. Hỏi em kém anh bao nhiêu tuổi? 
- HS nêu 
- Em ít hơn anh 
- Thuộc dạng toán về ít hơn.
- 1 em lên bảng làm
- Lớp làm vào vở
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Bài 3: YC HS nhìn tóm tắt đọc đề bài.
- Em hiểu anh hơn em 5 tuổi tức là anh nhiều hơn hay em hay em nhiều hơn anh ?
- Bài toán này thuộc dạng toán gì ?
Bài giải:
Tuổi em là:
16 – 5 = 11 (tuổi)
Đáp số: 11 tuổi.
- HS nhận xét
- 2 HS đặt đề toán
VD: Em năm nay 11 tuổi , anh hơn em 5 tuổi. Hỏi anh hơn em bao nhiêu tuổi?
- Anh nhiều hơn
- Bài toán thuộc dạng toán nhiêù hơn 
- 1 HS lên giải , Lớp giải vào vở
- GV nhận xét chữa bài, chấm điểm
Bài giải:
Tuổi anh là:
11 + 5 = 16 (tuổi)
Đáp số: 16 tuổi.
- Lớp chữa bài
Bài 4: Yêu cầu HS quan sát SGK, nêu kế hoạch giải
- 1 em đọc đề bài
- 1 em tóm tắt
- 1 em giải
- GV nhận xét chấm điểm
Bài giải:
Toà nhà thứ hai có số tầng là:
16 – 4 = 12 (tầng)
Đáp số: 12 tầng.
- Lớp chữa bài
4. Củng cố. 
- YC HS nhắc lại nội dung bài học
- HS nhắc lại cách thực hiện tính về nhiều hơn, ít hơn.
5. dặn dò .
- Nhắc HS luyện tập ở nhà
- Lắng nghe.
- Nhận xét giờ học.
( Mĩ thuật- Đ/c Tuấn soạn giảng)
Luyện toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức
- Củng cố khái niệm về ít hơn, nhiều hơn.
2. Kĩ năng
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy hoc.
+ Giáo viên: SGK
+ Học sinh: VBT.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Luyện tập
- 3 HS đọc lại các bảng cộng đã học
- HD HS làm các bài tập ( VBT )
Bài tập 1: Số ? (Dành cho học sinh khá, giỏi)
- YC HS nêu cách thực hiện và làm bài
- 2 HS nêu YC và cách thực hiện
- Làm bài VBT, nêu miệng kết quả
Bài tập 2: Giải bài toán theo tóm tắt
- Gọi HS nêu YC bài tập
- 1 HS nêu
- HS nêu cách giải, giải bài
- 2 HS làm trên bảng lớp
Bài 3: Bài toán
- YC HS nêu tóm tắt và cách giải bài.
- Nhận xét, chữa bài và chấm điểm
- 2 HS nêu
- 1 HS giải bài trên bảng lớp, lớp làm bài vào VBT
- Chữa bài
- Nhận xét, ghi điểm
Bài giải
Toà nhà thứ hai có số tầng là:
17 + 6 = 11 ( tầng )
 Đáp số: 11 tầng.
- Chữa bài, đánh giá điểm
Bài 4: Số ?
- Nhận xét, chữa bài
- HS làm bài và nêu kết quả, lớp chữa bài
- Có 1 HCN, 4 hình tam giác.
- Ghi lại lời giải đúng
4. Củng cố
- YC HS nhắc lại ND giờ luyện tập
5. dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- Nhắc HS học ở nhà
- 3 HS nhắc lại
Tiếng Việt
Luyện đọc
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức
- Hiểu được nội dung của bài qua luyện đọc
2. Kĩ năng.
- Đọc đúng, trôi chảy đạt yêu cầu về tốc độ đọc bài tập đọc đã học: Người thầy cũ
3. Thái độ.
- HS có ý thức rèn đọc
II. Đồ dùng dạy - học:
+ Giáo viên: Bảng phụ viết các đoạn luyện đọc.
+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài
- 2 HS khá đọc hai bài tập đọc Người thầy cũ đã học, nhắc lại ND bài
3. HD đọc từng bài: ( Bảng phụ )
- Bài: Người thầy cũ.
- HD HS đọc nối tiếp câu, đọc đoạn
- Gợi ý HS nêu cách ngắt nghỉ đúng khi đọc các câu trong đoạn văn.
- Luyện đọc nối tiếp câu, luyện phát âm đúng
- Luyện đọc đoạn, kết hợp trả lời câu hỏi ND. ( cá nhân, nhóm đôi, đồng thanh dãy, thi đọc giữ các nhóm )
- Đọc toàn bài ( diễn cảm )
- 3 - 5 HS khá giỏi đọc.
- Lớp nhận xét
- Nhận xét, biểu dương và nhắc HS cách đọc đúng.
- Nghe, ghi nhớ
4. Dặn dò:
- YC HS nêu ND bài đã học
- Nhắc HS học ở nhà
- Nhận xét, đánh giá giờ luyện đọc
- 3 HS nêu
Thứ ba ngày 05 tháng 10 năm 2010
Thể dục
Tiết 13: Động tác toàn thân 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng.
- Bước đầu biết thực hiện động tác toàn thân, nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi " Bịt mắt bắt dê "
2. Kỹ năng:
- Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Yêu cầu bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập trong giờ.
II. Địa điểm – phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi.
III. Nội dung phương pháp:
Nội dung
Phương pháp
A. phần Mở đầu:
1. Nhận lớp:
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 D
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
2. Khởi động: Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên 1 hàng dọc.
ĐHHD: ĐHVT
X 
X
- Đi một vòng thở sâu
B. Phần cơ bản:
- Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn tân.
- Lần 1 GV điều khiển
- Lần 2 cán sự lớp điều khiển
X X X X X
X X X X X
X X X X X
D
- Động tác toàn thân
- GV nêu động tác vừa làm mẫu vừa giải thích động tác:
ĐHTL: 
X X X X X X
X X X X X X
D
- Lần 3-4 GV hô nhịp 
- Lần 5 thi theo tổ 
- ôn 6 động tác thể dục đã học
+ Lần 1 GV vừa hô nhịp vừa làm mẫu
ĐHTL: 
X X X X X X
X X X X X X
D
+ Lần 2 GV hô nhịp không làm mẫu
- Đi đều 2 – 4 hàng dọc
C. Phần kết thúc. 
- Cúi người thả lỏng 
- Nhảy thả lỏng
- Trò chơi diệt con vật có hại
- GV hệ thống bài - nhận xét giờ học.
Toán
Tiết 32: Ki lô gam
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật thông thường.
- Biết Ki lô gam là đơn vị đo khối lượng; đọc, viết tên gọi và kí hiệu của kg.
2. Kỹ năng.
- Biết dùng cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
- Biết thực hiện phép cộng, trừ với các số kèm theo đơn vị kg.
3. Thái độ.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
+ Giáo viên:
- Cân đĩa với quả cân 1kg, 2kg, 5kg.
- 1 số đồ vật túi gạo, đường 1 kg, 1 quyển sách, 1 quyển vở.
+ Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài 3 ( tr 31)
- Nhận xét, chấm điểm.
Bài giải:
Tuổi của anh là:
11 + 5 = 16 (tuổi)
 Đáp số: 16 tuổi.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn.
- HS tay phải cầm 1 quyển vở, tay trái cầm 1 quyển vở, quyển nào nặng hơn, quyển nào nhẹ hơn ?
- Yêu cầu HS lần lượt nhấc quả cân 1kg lên sau đó nhấc 1 quyển vở lên .
- Vật nào nặng hơn ? Vật nào nhẹ hơn?
- Quả cân nặng hơn, quyển vở nhẹ hơ ...  thực hành đo độ dài đoạn thẳng .
 3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
 + Giáo viên: Các bó chục que tính và các que tính rời.
 + Học sinh: Bảng con, que tính.
III. Các hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
- Hát.
- Đọc bảng 6 cộng với một số.
- 2 HS đọc thuộc lòng bảng cộng 6
làm bài tập 
Đặt tính và tính 6 + 9; 6 + 7
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu phép cộng 26 + 5
- GV nêu bài tập: Có 26 que tính thêm 5 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính.
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả 6 que tính với 5 que tính thành 11 que tính (bó được 1 chục và 1 que tính)
- 2 chục que tính thêm 1 chục là 3 chục que tính.
- Hướng dẫn HS thực hiện phép tính.
Vậy 26 + 5 = 31
 - Nêu lại cách thực hiện phép tính dọc.
+
26
- 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1
- 2 thêm 1 bằng 3, viết 3
 5
31
3.2. Thực hành:
Bài 1: Tính
- Dòng 1 HS làm bảng con
- Dòng 2 lên bảng lớp (SGK)
- Viết các chữ số thẳng cột, đơn vị với đơn vị, chục với chục.
+
+
+
+
16
36
47
56
 4
 6
 7
 8
20
42
54
64
+
+
+
+
37
18
27
36
 5
 9
 6
 5
42
27
33
41
Bài 2: Số ( Dành cho học sinh khá, giỏi)
- Lớp làm SGK
- Cộng nhẩm ghi kết quả ô trống thứ tự điền: 16, 22, 28, 34.
- 1 HS lên bảng.
Bài 3:
- Nêu kế hoạch giải
- HS đọc đề bài.
- 1 em tóm tắt
Tóm tắt:
- 1 em giải
Tháng trước : 16 điểm
Tháng này  tháng trước: 5 điểm
Tháng này : điểm ?
Bài giải:
Số điểm mười trong tháng này là:
16 + 5 = 21 (điểm)
 Đáp số: 21 điểm mười.
Bài 4: HS đọc đề bài 
- Đo đoạn thẳng rồi trả lời.
- Đoạn thẳng AB dài 7cm
- Đoạn thẳng BC dài 5cm
- Đoạn thẳng AC dài 12cm
4. Củng cố. 
- YC HS nhắc lại ND giờ học
- 2 HS nhắc lại ND giờ học
5. dặn dò.
- Nhắc HS học ở nhà
- Lắng nghe.
- Nhận xét giờ.
Tự nhiên xã hội
 Tiết 7: Ăn uống đầy đủ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Hiểu được ăn đủ chất, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khoẻ mạnh.
 2. Kĩ năng.
 - Thực hiện được việc “ ăn uống đầy đủ” hàng ngày.
 3.Thái độ.
 - Có ý thức bảo vệ sức khoẻ cho mình và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: Tranh SGK ( phóng to )
+ Học sinh: SGK.
III. Các Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Hát.
- Vào đến dạ dày thức ăn được biến đổi thành gì ?
- 2 HS nêu
- Tại sao chúng ta nên ăn chậm nhai kỹ ?
- 2 HS nêu
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài:
Hoạt động 1:Bữa ăn các thức ăn hàng ngày.
+ Mục tiêu: 
- HS kể về các bữa ăn và những thức ăn mà các em thường được ăn uống hàng ngày.
- HS hiểu thế nào là ăn uống đầy đủ.
- Cách tiến hành:
Bước 1: 
- Quan sát tranh
- Hoạt động nhóm 2.
- Nói về các bữa ăn của Hoa
- H1 –> H4 (SGK)
*Liên hệ.
Bước 2: Cả lớp 
- Một ngày Hoa ăn mấy bữa chính ?
- 3 bữa chính.
- Sáng, trưa, tối.
- Đó là những bữa nào ?
- Hàng ngày các em ăn mấy bữa ?
- HS phát biểu (nên ăn nhiều vào bữa sáng, trưa tối, không nên ăn quá no).
- Mỗi bữa ăn những gì ? và bao nhiêu ? (nhiều hay ít ăn mấy bát?).
- HS phát biểu.
- Ngoài ra còn, uống thêm gì ? Em thích ăn gì ? Uống gì ?
- Uống nước – uổng đủ.
- Cần ăn phối hợp các loại thức ăn từ động vật, thực vật.
- Trước khi ăn, uống chúng ta nên làm gì ?
- Rửa tay, không ăn đồ ngọt.
- Xúc miệng, uống nước.
- Ai đã thực hiện đúng ?
- Khen cả lớp 
-Kết luận: Ăn uống đầy đủ được hiểu là chúng ta cần phải ăn đủ cả về số lượng ăn đủ no và đủ cả về chất lượng (ăn đủ chất).
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ích lợi của việc ăn uống đầy đủ.
+ Mục tiêu: Hiểu được tại sao cần ăn uống đầy đủ và có ý thức ăn uống đầy đủ
- Cách tiến hành:
Bước 1: Củng cố bài hôm trước.
Bước 2:
- Nhóm 4.
- Tại sao chúng ta cần ăn đủ no, uống đủ nước?
- Chúng ta khoẻ mạnh.
- Nếu ta thường xuyên bị đói khát thì điều gì sẽ xảy ra?
- Bị bệnh, yếu kém.
* Liên hệ:
Hoạt động 3: Trò chơi "Đi chợ"
+ Mục tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ 
- Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động chơi
- Cứ 3 em bán
- HS chơi bán hàng ngoài chợ.
- 3 em mua
Bước 2: Hướng dẫn chơi sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn đồ uống mà mình lựa chọn cho từng bữa.
- 1 em mua thức ăn bữa sáng.
- 1 em mua thức ăn bữa trưa.
- 1 em mua thức ăn bữa tối.
Bước 3: Hướng dẫn sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn đồ uống mà mình lựa chọn cho từng bữa.
- Nhận xét, lựa chọn của bạn nào phù hợp có sức khoẻ.
- GV cùng HS nhận xét.
4. Củng cố. 
- YC HS nêu thế nào là ăn uống đủ chất?
- 3 HS nêu
5. dặn dò.
- Nhắc HS học và thực hành ở nhà
- Thực hành: Ăn uống đầy đủ và ăn thêm hoa quả.
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe.
Tập làm văn
Tiết 7: Kể ngắn theo tranh
 Luyện tập về thời khoá biểu
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức.
- Biết dựa vào 4 tranh kể lại được câu chuyện “ bút của cô giáo” (BT1)
 - Dựa vào thời khoá biểu hôm sau của lớp để trả lời được câu hỏi ở BT3.
2. Kĩ năng:
 - Kể được câu chuyện theo tranh.
 - Đọc, viết được thời khoá biểu.
3. Thái độ. 
 - Biết nói lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ. Làm việc đúng kế hoạch.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: Bút dạ, giấy khổ to các nhóm viết thời khoá biểu (BT2).
+ Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- 1 HS làm lại BT2 (T6); 2, 3 HS đọc truyện
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Miệng
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS quan sát tranh
- Kể nội dung tranh (đặt tên 2 bạn trong tranh).
Tranh 1: 
- Tranh vẽ 2 bạn HS đang làm gì ?
- Giờ tiếng việt, 2 bạn HS chuẩn bị viết bài/ Tường và Vân đang chuẩn bị làm bài.
- Bạn trai nói gì ?
- Tớ quên không mang bút.
- Bạn kia trả lời ra sao ?
- Tớ chỉ có một cái bút.
- 2, 3 HS kể hoàn chỉnh tranh 1.
Tranh 2:
- Tranh 2 vẽ cảnh gì ?
- Cô giáo đến đưa bút cho bạn trai.
- Bạn nói gì với cô ?
- Cảm ơn cô giáo ạ !
Tranh 3:
- Tranh 3 vẽ cảnh gì ?
- 2 bạn đang chăm chú viết bài.
Tranh 4:
Tranh 4 vẽ cảnh gì ?
Bạn HS nhận được điểm 10 bài viết bạn về khoe với bố mẹ. Bạn nói nhờ có bút của cô giáo, con viết bài được điểm 10.
- Mẹ bạn nói gì ?
- Mẹ bạn mỉm cười nói: Mẹ rất vui vì con được điểm 10 vì con biết ơn cô giáo.
- HS kể toàn bộ câu chuyện theo thứ tự 4 tranh.
- HS kể (nhận xét)
Bài 2: (Viết)
- HS mở thời khoá biểu lớp.
- HD HS làm
- 1HS đọc thời khoá biểu hôm sau của lớp. 
- HS viết lại thời khoá biểu hôm sau vào vở.
- Cho 3 HS lên viết (theo ngày).
- Kiểm tra 5 - 7 học sinh.
Bài 3: (Miệng)
- GV nêu yêu cầu bài
- Nghe
- Ngày mai có mấy tiết ?
 - HS dựa vào thời khoá biểu đã viết.
- Đó là những tiết gì ?
- HS nêu
- Em cần mang những quyển sách gì đến trường ?
- Nhận xét
4. Củng cố. 
- YC HS nhắc lại ND giờ học
5. dặn dò.
- Nhắc HS học và làm bài tập ở nhà
- Kể lại câu chuyện đã học
- Nhận xét, tiết học.
- Lắng nghe.
Thủ công
Tiết 7: Gấp thuyền phẳng đáy không mui ( T1)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức. 
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui bằng giấy.
2.Kĩ năng.
 - Bước đầu gấp được thuyền phẳng đáy không mui theo yêu cầu.
3.Thái độ.
- Tích cực học tập, yêu cái đẹp, quý trọng sản phẩm làm được.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên:
- Mẫu thuyền phẳng đáy không mui.
- Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui
- Giấy thủ công.
 + Học sinh: Giấy thủ công.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập
 - GV nhận xét chung
- HS chuẩn bị đồ dùng
3. Bài mới:
3.1. GV hướng dẫn quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu màu sắc và các phần của thuyền mẫu (2 bên mạn thuyền, đáy thuyền, mũi thuyền).
- HSquan sát mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- HSnói tác dụng, hình dáng, màu sắc, vật liệu làm thuyền thực tế.
- GV mở dần thuyền mẫu cho đến khi trở lại là tờ giấy HCN – gấp lại ban đầu.
- HSnêu cách gấp – HS nêu hình dáng thuyền.
- GV treo quy trình để HS quan sát.
- HS nêu cách gấp theo quy trình.
3.2. Hướng dẫn và làm mẫu:
- HS quan sát.
Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều
- Đặt ngang tờ giấy HCN. Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài được H3. Miết theo đường mối gấp cho phẳng.
- HS nhắc lại thao tác gấp (qua hình vẽ)
- Gấp đôi mặt trước theo đường gấp được H3 được H4.
- Lật HS ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước H5.
Bước 2: Gấp thân và mui thuyền.
- Gấp theo đường dấu của H5 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được H6 thứ tự được H7.
- HSnhắc lại thao tác gấp (qua hình vẽ).
- Lật H7 gấp 2 lần giống H5 được H8.
- Gấp H8 được H9 (lật mặt sau H9), gấp đôi như mặt trước H10.
Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
- Lách 2 ngón tay vào trong 2 mép giấy, các ngón còn lại cầm ở 2 bên phía ngoài, lộn các mép vừa gấp vào trong được HS lộn phẳng được H12.
3.3. Thực hành:
- GV hướng dẫn HS 
thao tác.
- GV theo dõi hướng dẫn những HS chưa nắm được cách gấp.
- 2, 3 HSthao tác.
- Cả lớp quan sát nhận xét.
- Lớp tập gấp theo các bước đã hướng dẫn bằng giấy nháp.
4. Củng cố. 
- YC HS nhắc lại quy trình gấp
5. dặn dò:
- Nhắc HS học ở nhà; nhận xét giờ học.
 - 3 HS nhắc lại
 - Lắng nghe.
Sinh hoạt
Kiểm điểm đánh giá tuần VII
I. Mục tiêu:
	- Kiểm điểm, đánh giá các hoạt động trong tuần 7.
	- Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động tuần 8.
II. Nội dung:
A. Đánh giá hoạt động tuần VII:
	1) Nền nếp:
- Đi học đúng giờ, đảm bảo sĩ số 23/23
- Ra vào lớp đúng thời gian quy định
	2) Học tập
- Có đủ đồ dùng, sách vở học tập
- Đã có chuẩn bị cho học tập, có ý thức học và làm bài ở nhà trước khi đến lớp.
- Một số em chưa có ý thức học tập: quên đồ dùng học tập, không làm bài tập ở nhà
( Hiếu, Huấn, Thiên Hoàng )
- Trong lớp chưa chú ý học tập ( Khánh Hoàng, Lương, )
	3) Trang phục:
- 100% HS có đủ trang phục theo quy định của nhà trường
- Chấp hành thời gian và các hoạt động theo quy định của Liên đội
	4) Vệ sinh: 
- Tham gia VS riêng, chung sạch sẽ theo quy định
- Trang phục gọn gàng
B. Phương hướng tuần 8:
	- Duy trì các mặt hoạt động tích cực đã đạt
	- Thi đua học tốt chào mừng ngày 20/10
	- Tiếp tục rèn viết, phụ đạo HS yếu và bồi dưỡng HS khá giỏi.
vvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvv

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7 CKTKN.doc