Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học thứ 19

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học thứ 19

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh nắm được đặc điểm, hình dáng, tỷ lệ của tư thế vận động cơ bản của người và biết cách nặn dáng người.

 2. Kỹ năng:

 - Học sinh nắm được 1 vài dáng người, thể hiện rõ tư thế vận động, tỷ lệ cân đối và rõ đặc điểm.

 3. Thái độ:

 - Học sinh có ý thức trong học tập, rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, chịu khó, thêm trân trọng và yêu quí mọi người, nâng cao khả năng cảm thụ thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên:

 - Tranh ảnh các hình dáng khác nhau của người, tranh minh họa các bước nặn, đất nặn.

 2. Học sinh:

 - Đất nặn, bảng con, dao chia đất.

III. PHƯƠNG PHÁP:

 1. Phương pháp chủ đạo: Trực quan , luyện tập, đàm thoại, giải thích

 2. Phương pháp hỗ trợ: Trò chơi

 

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học thứ 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Học sinh nắm được đặc điểm, hình dáng, tỷ lệ của tư thế vận động cơ bản của người và biết cách nặn dáng người.
	2. Kỹ năng:
	- Học sinh nắm được 1 vài dáng người, thể hiện rõ tư thế vận động, tỷ lệ cân đối và rõ đặc điểm.
	3. Thái độ: 
	- Học sinh có ý thức trong học tập, rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, chịu khó, thêm trân trọng và yêu quí mọi người, nâng cao khả năng cảm thụ thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ :
	1. Giáo viên:
	- Tranh ảnh các hình dáng khác nhau của người, tranh minh họa các bước nặn, đất nặn.
	2. Học sinh:
	- Đất nặn, bảng con, dao chia đất. 
III. PHƯƠNG PHÁP: 
	1. Phương pháp chủ đạo: Trực quan , luyện tập, đàm thoại, giải thích
	2. Phương pháp hỗ trợ: Trò chơi 
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
	Sách giáo khoa 2
	Sách giáo viên 2
Nội dung
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến tình huống
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ 
Bài 20: vẽ cái túi xách
III. Giảng bài mới
Bài 21: Tập nặn tạo dáng tự do
Nặn dáng người
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
Hoạt động 2: 
Cách nặn
Bước 1: Nặn các bộ phận chính (đầu, thân)
Bước 2: Nặn các chi tiết
Bước 3: Gắn dính các bộ phận với nhau và tạo dáng
Trò chơi
IV. Thực hành
V. Nhận xét đánh giá
Nhận xét sản phẩm
Nhận xét giờ học
Giáo dục
V. Dặn dò - Kết thúc
1'
2'
1'
5'
2'
18'
1'
- Chào học sinh
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra đồ dùng học tập
- Hỏi tiêu đề bài học tiết trước
- Cái túi xách có mấy bộ phận? Kể tên các bộ phận đó
- Kiểm tra bài vẽ của học sinh.
- Giáo viên dẫn dắt vào bài mới
- Ghi tên bài lên bảng
Tiết 32: Tập nặn tạo dáng tự do.
Nặn dáng người
Hoạt động 1
- Hướng dẫn quan sát - nhận xét
- Treo tranh ảnh 1 số dáng người và đặt câu hỏi.
+ Các dáng người trong tranh, ảnh đang làm gì?
+ Động tác của từng người có thay đổi không?
+ Thay đổi như thế nào?
+ 2 tranh có điểm gì giống và khác nhau?
+ Giáo viên nhận xét điều chỉnh, bổ sung củng cố kiến thức.
Chúng ta cần nghĩ lại nhớ xem hoạt động của con người để tìm ra đặc điểm cho bài nặn của mình.
Hoạt động 2
Hướng dẫn cách nặn 
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình minh họa cách nặn và đặt câu hỏi
- Em có nhận xét gì sau khi xem hình gợi ý cách nặn.
- Giáo viên bổ sung và tóm tắt các bước nặn.
- Chọn nội dung đề tài, nhớ lại các dáng tiêu biểu cho mỗi hoạt động.
Ví dụ: Đi, đứng, chạy 
- Trước khi nặn phải nhào đất.
- Treo tranh một số dáng người khác nhau, giáo viên đặt câu hỏi 
+ Cơ thể người có những bộ phận chính nào?
+ Hình dáng của các bộ phận đó?
- Đầu hình gì?
- Mình hình gì?
+ Nêu một số đặc điểm đơn giản?
+ Khi con người hoạt động khác nhau thì tư thế các bộ phận có khác nhau không?
- Giáo viên nhận xét, điều chỉnh, củng cố lại kiến thức.
- Giáo viên gọi học sinh lên làm mẫu một vài dáng người đi, chạy, nhảy , đá bóng  để học sinh thấy được tư thế của các hoạt động
- Giáo viên chốt lại: mỗi con người đều có đặc điểm riêng, nên khi nặn thật nhuyễn.
- Giáo viên làm mẫu minh họa các bước nặn.
- Giáo viên làm mẫu các bộ phận chính trước 
+ Nặn thân hình bầu dục
+ Nặn đầu hình tròn
- Nặn chân, tay, mắt, mũi, miệng, tóc 
+ Chân, tay hình dài 
- Gắn, đính các bộ phận với nhau.
Theo thứ tự:
+ Đầu gắn với thân
+ Chân tay gắn vào thân
+ Thân các chi tiết vào thân, đầu.
+ Tạo dáng cho hình nặn thêm sinh động.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước tiến hành bài nặn.
- Giáo viên nhận xét , điều chỉnh, bổ sung củng cố lại kiến thức.
Chia lớp thành 2 nhóm: Chơi trò chơi ghép hình khối thành dáng người.
- Luật chơi: Mỗi nhóm 2 người chơi thời gian là 2 phút.
Học sinh gắn những hình lại với nhau tạo thành dáng người.
- Hết giờ yêu cầu học sinh dừng tay và nhận xét.
+ Bạn ghép hình đúng chưa?
+ Hình nào đẹp?
+ Nhận xét và tuyên dương 2 đội.
- Yêu cầu học sinh đem đất nặn ra thực hành.
- Bao quát lớp:
- Lưu ý học sinh khi sử dụng đất nặn.
+ Kiểm tra đất nặn trước khi thực hiện bài nặn.
Nhắc học sinh cần ghi nhớ các dáng tiêu biểu cho mỗi hoạt động.
+ Có thể sắp xếp hình nặn theo đề tài
+ Tạo nhiều dáng người khác nhau và cách nặn khác nhau để bài tập thêm phong phú và sinh động. 
Hết giờ thực hành yêu cầu học sinh dừng tay.
Chọn một số sản phẩm nặn đẹp của học sinh cho cả lớp quan sát và nhận xét
+ Bạn nặn dáng người đang làm gì?
+ Bạn nặn đúng với đặc điểm chưa? (Có đầu, thân, tay, chân )
- Giáo viên nhận xét, điều chỉnh, bổ sung củng cố lại kiến thức.
- Cho điểm bằng cách xếp loại A*, A, B
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh nghiêm túc trong tập và có bài làm đẹp.
- Phê bình học sinh không tập trung, chú ý trong học tập.
- Nên yêu quý mọi người xung quanh .
- Bài nào chưa hoàn thành về nhà tiếp tục hoàn thành.
- Về nhà có thể nặn các dáng người khác nhau.
- Xem trước bái mới và chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
- Sưu tầm tranh.
Hết giờ cho lớp nghĩ.
- Chào giáo viên
- Báo cáo sĩ số
- Bày đồ dùng học tập
- Học sinh không nhớ giáo viên cho học sinh khác trả lời 
- Giáo viên nhận xét lại câu trả lời 
- Lắng nghe giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
- Lấy vở ra ghi tên bài.
Hoạt động 1
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn quan sát - Nhận xét.
- Lao động, vác đất, đá bóng.
+ Động tác thay đổi.
- Người tập động, vác đất, đá bóng.
+ Giống tả đặc điểm người
+ Khác: các hoạt động khác nhau và độ tuổi khác nhau.
Hoạt động 2:
- Quan sát giáo viên hướng dẫn cách nặn
- Quan sát
- Các bộ phận cơ thể người được nặn riêng lẻ sau đó mới gắn lại.
Quan sát và trả lời
+ Đầu, mình, tay, chân.
- Học sinh quan sát và trả lời.
+ Đầu hình tròn.
+ Mình hình bầu dục
+ Đứng, ngồi, đi, chạy 
+ Khác nhau
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Quan sát giáo viên nặn mẫu
- Nặn bộ phận chính trước.
- Quan sát cách nặn chi tiết mắt, mũi, chân, tay.
- Quan sát cách gắn các bộ phận lại với nhau và tạo dáng.
- Nhắc lại các bước tiến hành bài nặn.
- Lắng nghe
- Lắng nghe luật chơi.
- Đúng, sai.
Hình 1/hình 2
- Thực hành
- Lắng nghe
- Dừng tay.
- Quan sát nhận xét và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe nhận xét.
- Lắng nghe.
- Chuẩn bị cho bài học sau.
- Chào giáo viên.
Học sinh thiếu dụng cụ giáo viên nhắc nhở 
- Học sinh không chú ý giáo viên nhắc nhở.
- Học sinh không trả lời được giáo viên giải thích thêm
- Học sinh không chú ý giáo viên nhắc nhở.
- Học sinh không nhắc lại được giáo viên gợi ý .
- Học sinh chưa hiểu luật chơi giáo viên nhắc lại lần nữa.
- Học sinh không tập trung làm bài giáo viên nhắc nhỡ.
- Lớp ồn ào giáo viên nhắc nhở.
BÀI THUYẾT MINH BẢO VỆ KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn nghệ thuật
Bài 21: Tập nặn tạo dáng
Nặn dáng người (khối lớp 2)
I. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU:
1. Căn cứ vào nội dung chương trình quy định phần bài.
- Ở chương trình lớp 2: phân môn nặn tạo dáng về khả năng quan sát, nhận xét, tạo hình  chưa cao nên chỉ cần học sinh phân biệt được hình dáng, đặc điểm của mẫu. Học sinh nặn được dáng hình của người để nặn, học sinh nặn được dáng người gần với đặc điểm.
2. Căn cứ vào môn học và bài học: (Khối lớp)
Căn cứ vào môn tập nặn và nội dung mục tiêu của bài học và vị trí của bài học, căn cứ vào trình độ của học sinh và phương pháp. Dựa vào điều kiện vật chất của trường.
3. Căn cứ vào đặc điểm của học sinh.
Ở lứa tuổi này hoạt động học tập của các em chưa phải là hoạt động chủ đạo, hoạt động học tập và vui chơi gần ngang nhau nên tiết học nhẹ nhàng lôi cuốn.
II. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG
- Căn cứ vào phân môn tập nặn
- Căn cứ vào nội dung mục tiêu bài học.
- Căn cứ vào vị trí bài học.
- Căn cứ vào trình độ học sinh.
III. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thảo luận theo nhóm và luyện tập.
- Căn cứ vào đặc thù tiết nặn, học sinh nắm được đặc điểm cấu trúc, hình dáng, tỷ lệ các con vật.
- Căn cứ quy trình thực hiện bài giảng.
Quan sát, nhận xét, cách nặn, trò chơi, thực hành. Nhận xét sản phẩm, căn cứ vào hình thức tổ chức tiết học.
III. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Vào phân môn và nội dung bài dạy.
- Căn cứ vào trình độ học sinh.
- Căn cứ vào phương pháp.
- Dựa vào điều kiện vật chất ở trường.
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
	- Học sinh nhận biết được đặc điểm, hình dáng của một số con vật.
	- Học sinh nắm được phương pháp nặn các con vật đơn giản.
	2. Kỹ năng: 
	- Học sinh nắm được hình con vật đơn giản.
	- Rèn luyện kỹ năng tạo hình dáng.
3. Thái độ:
	- Giáo dục học sinh biết yêu quý, chăm sóc con vật.
	- Phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ.
	- Phát triển khả năng quan sát, tư duy, sáng tạo.
II. PHƯƠNG PHÁP:
	- Trực quan, luyện tập.
	- Vấn đáp - gợi mở .
III. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- Một số con vật bằng nhựa hoặc đất.
	- Đất nặn.
	2. Học sinh:
	- Đất nặn.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
	- SGK mĩ thuật 6, sách thực hành mĩ thuật 6.
	- Tranh đề tài mẹ của em của họa sĩ nổi tiếng.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
.
Nội dung
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến tình huống
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Bài 4: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY
III. Giảng bài mới:
Bài 5: Tập nặn tạo dáng tự do
NẶN CON VẬT
Hoạt động 1:
Quan sát - nhận xét
Hình dáng 
* Màu sắc
Hoạt động 2: Cách nặn
Nặn bộ phận chính: đầu, mình, đuôi. 
Nặn bộ phận phụ: vây, máé, vẫy.
Mù sắc 
Hoạt động 3: Thực hành.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá sản phẩm.
Giáo dục 
Hoạt động 5: Dặn dò kết thúc.
1'
2'
3'
20'
2'
1'
- Chào học sinh, giới thiệu giáo viên dự giờ (nếu có).
- Kiểm tra sĩ số 
- Kiểm tra đồ dùng học sinh. 
- Yêu cầu học sinh nhắc tên bài cũ.
- Yêu cầu học sinh kể tên một số loại cây mà các em biết và đã học.ư
- Em nào có thể tả lại hình dáng của một số loại cây.
- Giáo viên giới thiệu, dẫn dắt vào bài mới.
- Ghi đề tài bài lên bảng.
Bài 5: tập nặn tạo dáng tự do
NẶN CON VẬT 
- Bày một số mẫu vật là những con vật bằng nhựa, đất,  lên bàn cho học sinh quan sát.
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
- Tên gọi các con vật là gì?
- Hình dáng có giống nhau k0?
- Hình dáng các con vật khác nhau như thế nào?
- Các bộ phận khác của con vật có giống nhau không?
- Vì sao?
- Sau đó giáo viên nhận xét, tổng hợp. Các con vật là các loài có tên gọi khác nhau, hình dáng và đặc điểm khác nhau nhưng đều có chung các bộ phận chính là đầu, mình và chân.
+ Màu sắc các con vật có giống nhau không?
+ Các con vật có màu gì?
+ Giáo viên kết luận: các loài vật phong phú về chủng loại, hình dáng màu sắc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nặn một con vật cụ thể là "Con cá"
- Yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật là con cá.
Giáo viên hỏi:
- Các bộ phận chính của cá.
- Các bộ phận phụ.
- Giáo viên hỏi: Trước tiên ta sẽ nặn phần nào trước (phần chính hay phần phụ)?
- Giáo viên hướng dẫn trực tiếp cách nặn bộ phận chính của cá: Trước tiên vo đất nặn, tạo khối theo hình dáng cá. Ví dụ: nặn con cá có mình tròn thì ta vo khối dài, sau đó dùng tay nặn, vuốt, chỉnh sửa dần dần cho giống hình dáng con cá.
- Yêu cầu học sinh cho biết giáo viên nặn như vậy đã xong chưa? Còn thiếu phần nào?
- Giáo viên đặt câu hỏi: Ta làm gì để tạo ra các phần phụ đó? Lúc này vuốt nhẹ sóng lưng cá tạo vây lưng, vuốt bụng cá tạo vây bụng, vuốt đầu tạo mang, mắt, miệng.
- Giáo viên làm mẫu để học sinh quan sát.
- Giáo viên giảng giải cho học sinh về màu sắc con cá tùy vào sự lựa chọn đất màu mà ta sẽ có những con cá với nhiều màu sắc.
- Giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh biết cách nặn thứ 2 đó là nặn từng bộ phận rồi ghép lại với nhau.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi chọn các bộ phận của con vật và ghép lại thành hình con vật hoàn chỉnh.
- Trước khi thực hành giáo viên hỏi học sinh con vật mình định nặn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nặn một con vật theo ý thích.
- Bao quát cho học sinh làm bài.
- Gợi ý, giúp đỡ học sinh chưa biết cách làm.
- Hết giờ làm bài, giáo viên yêu cầu học sinh dừng làm bài, chọn sản phẩm tốt để nhận xét, đánh giá.
- Hướng dẫn học sinh đi chọn sàn phẩm mà các em cho là đẹp.
- Giáo viên gợi ý để học sinh chọn.
. Hình dáng, đúng hình dáng con vật đó chưa?
. Hình nặn có thể hiện được đặc điểm của con vật chưa?
. Sự sáng tạo trong bài nặn?
- Giáo viên tổng hợp ý kiến của học sinh, đưa ra nhận xét chung, củng cố kiến thức bài học.
- Thông qua bài học giáo dục học sinh:
. Yêu quý động vật.
. Yêu quý sản phẩm mình làm ra.
. Giáo dục tính kiên trì, tích cực, cẩn thận trong học tập và cuộc sống.
- Yêu cầu học sinh chưa hoàn thành bài về nhà tiếp tục hoàn thành.
- Chuẩn bị bài mới.
Bài 6: Vẽ trang trí
MÀU SẮC, CÁCH VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN.
- Sưu tầm tranh, ảnh vẽ sẵn.
- Đem đầy đủ dụng cụ học tập.
- Chào giáo viên.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Bày đồ dùng lên bàn.
- Học sinh nhắc lại đề bài cũ bài vẽ tranh: đề tài vườn cây
- Cây xoài, cây mít, dừa, lim 
- Mít; tán lá xòe to, vỏ cây xù xì.
- Dừa: dáng thẳng, cao khẳng khiu.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu dẫn dắt.
- Ghi đề tài vào vở.
- Học sinh lắng nghe câu hỏi.
- Lợn, thỏ, sư tử, mèo 
- Học sinh trả lời theo những gì mà mình quan sát.
- Con lợn: thấp, mập.
- Khác nhau 
- Chúng là các loài vật khác nhau.
+ Màu sắc của các con vật khác nhau.
Quan sát giáo viên hướng dẫn.
- Đầu mình, đuôi.
- Vây, mang, vẫy.
- Nặn phần chính trước: đầu, mình.
- Học sinh trả lời.
- Chưa, còn thiếu các bộ phận phụ: vây, mang, mắt, vẫy.
- Học sinh quan sát.
Học sinh thực hiện trò chơi.
- Làm bài thực hành.
- Tìm và chọn các hình nặn đạt yêu cầu mà giáo viên đưa ra.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh không trả lời được, giáo viên gợi ý.
Học sinh ồn ào giáo viên nhắc nhở.
- Học sinh chưa làm được bài, giáo viên hướng dẫn lại.
BÀI THUYẾT MINH
BẢO VỆ KẾ HOẠCH DẠY HỌC 
Môn: Nghệ thuật
Bài 5: Tập nặn tạo dáng tự do 
NẶN CON VẬT
I. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU:
1. Căn cứ mục tiêu giáo dục của bậc tiểu học:
- Cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức ban đầu về mĩ thuật, hình thành và củng cố kỹ năng cần thiết để học sinh hoàn thành các bài tập theo chương trình.
- Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh giúp các em cảm nhận cái đẹp và vận dụng được kiến thức mĩ thuật vào học tập, sinh hoạt hàng ngày.
2. Căn cứ vào đặc thù môn học và bài học:
- Đây là tiết dạy vẽ tạo dáng nặn con vật. Học sinh phải biết được đặc điểm của con vật quen thuộc.
- Bài nặn là bài mà học sinh ít được tiếp cận thực hiện. Vì thế đòi hỏi học sinh phải quan sát giáo viên hướng dẫn kỹ về cách nặn.
3. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh:
- Trong giai đoạn này học sinh rất thích hoạt động, đặc biệt hoạt động về chân tay mà nặn là môn học rất phù hợp, học sinh tự mình tạo ra một con vật mình yêu thích.
- Học sinh ở độ tuổi này rất thích được khen ngợi, giáo viên nên khuyến khích, động viên học sinh để tạo hứng thú trong học tập.
II. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG 
- Căn cứ vào nội dung, mục tiêu: Học sinh biết được đặc điểm một số con vật và nặn được con vật theo ý thích.
- Vị trí bài nặn đầu tiên ở mĩ thuật lớp 2.
- Đây là một bài nặn nên có một đặc thù khá lạ đối với học sinh đặc biệt là học sinh lớp 2.
- Học sinh lớp 2: ở lứa tuổi này kỹ năng tạo hình, kỹ năng quan sát của học sinh chưa thành thạo.
III. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP:
- Căn cứ vào quy trình thực hiện, giảng bài mới, quan sát nhận xét đánh giá sản phẩm và tiết học.
- Hình thức tổ chức tiết dạy: Dùng phương pháp trực quan, luyện tập, vấn đáp.
- Vì là bài vẽ nặn con vật nên thông qua quan sát (tranh và nạn) và ghi nhớ nên em xác định phương pháp chủ đạo và trực quan và không thể thiếu phương pháp quan trọng là luyện tập kết hợp với vấn đáp để học sinh tập trung hơn.
IV. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐNH5 ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Căn cứ vào nội dung, phân môn bài dạy:
Yêu cầu mẫu nặn và vẽ là con vật quen thuộc để học sinh dễ nhận biết đặc điểm và hình dáng hơn.
- Mặc khác có nhiều đồ dùng dễ làm như: Hình vẽ một số con vật để học sinh quan sát. Bài nặn con vật của giáo viên. Hình vẽ các bước tiến hành.

Tài liệu đính kèm:

  • doclớp 2, bài 19 tập nặn tạo dáng người.doc