Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2009
Tập đọc
Tiết 21: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I- Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ ngữ : làm lấy diều, trong làng, trang sách, là, lưng trâu, .
- Đọc trôi chảy được toàn bài.
- Đọc baì với giọng kể chậm. rãi,bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: trạng, kinh ngạc, .
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi .
II- Đồ dùng dạy – học: Máy tính, màn chiếu.
III- Các hoạt động dạy – học: Bài giảng điện tử.
____________________________________________
Tiết 51: NHÂN VỚI 10, 100, 1000.
CHIA CHO 10, 100, 1000.
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10,100, 1000.
-Biết cách thực hiện chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn. cho 10, 100, 1000.
- áp dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000.chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn. cho 10, 100, 1000. để tính nhanh.
II-Đồ dùng dạy – học:-Bảng lớp, SGK, vở toán.
III-Hoạt động dạy – học:
Tuần 11 Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2009 Tập đọc Tiết 21: Ông trạng thả diều I- Mục tiêu: - Đọc đúng các từ ngữ : làm lấy diều, trong làng, trang sách, là, lưng trâu, ... - Đọc trôi chảy được toàn bài. - Đọc baì với giọng kể chậm. rãi,bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ: trạng, kinh ngạc, ... - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi . II- Đồ dùng dạy – học: Máy tính, màn chiếu. III- Các hoạt động dạy – học: Bài giảng điện tử. ____________________________________________ Tiết 51: Nhân với 10, 100, 1000.... chia cho 10, 100, 1000... I-Mục tiêu: Giúp HS: -Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10,100, 1000... -Biết cách thực hiện chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn... cho 10, 100, 1000... - áp dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000...chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn... cho 10, 100, 1000... để tính nhanh. II-Đồ dùng dạy – học:-Bảng lớp, SGK, vở toán. III-Hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học A-Kiểm tra bài cũ: -Gọi HS chữa bài tập luyện tập thêm tiết 50. -Nhận xét cho điểm. B-Bài mới: 1-Giới thiệu bài: Ghi bảng. 2-Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10. a.Nhân một số với 10. -Viết phép tính 35 x 10. +Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân nêu phép tính? +10 còn gọi là mấy chục? +1 chục nhân với 35 = ? +35 chục là bao nhiêu? +Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10. +Khi nhân một số với 10 ta có thể viết ngay kết quả như thế nào? -Hãy thực hiện: 12 x 10. 78 x 10. 457 x 10. b.Chia số tròn chục cho 10: -GV viết 350 : 10. -GV: TA có 35 x 10 = 350 vậy khi lấy tích chia cho 1 thừa số thì kết quả sẽ là gì? -Vậy 350 : 10 = ? -Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350:10 = 35 -Khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả như thế nào? -Hãy thực hiện 70 : 10. 140 : 10... 3-HD nhân 1 số tự nhiên với 100, 1000...chia số tròn trăm tròn nghìn...cho 100, 1000... -GV hướng dẫn tương tự như trên. 4-Thực hành: *Bài 1(59) -GV yêu cầu HS tự viết kết quả các phép tính, sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp. *Bài 2(60). -GV hướng dẫn làm 1 phép tính. -Yêu cầu HS nêu cách làm. -GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách làm. C-Củng cố- dặn dò: -GV tổng kết giờ học. -Dặn dò HS làm bài tập luyện thêm. -Chuẩn bị bài sau. -HS chữa bài. -HS nhận xét. -HS đọc phép tính. -HS nêu 35 x 10 = 10 x 35. -10 còn gọi là 1 chục. -1 chục x 35 = 35 chục. -35 chục = 350. Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350. -Kết quả của phép nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm 1 chữ số 0 vào bên phải. -Khi nhân 1 số với 10 ta chỉ việc viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số đó. -HS nhẩm và nêu: 12 x 10 = 120. 78 x 10 = 780. 457 x 10 = 4570. -Lấy tích chia cho 1 thừa số thì được kết quả là thừa số còn lại. -HS nêu 350 : 10 = 35. -Thương chính là số bị chia xoá đi 1 chữ số 0 ở bên phải. -Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt 1 chữ số 0 ở bên phải số đó. -HS nhẩm và nêu 70 :10 = 7. 140 : 10 = 14 -Làm bài vào vở bài tập, HS nêu kết quả. -Nhận xét chữa bài. -1HS làm bảng. -HS lớp làm vở. 70kg = 7yến. 800kg = 8tạ. 300tạ= 30tấn. 120tạ = 12tấn. 5000kg = 5tấn. 4000g = 4kg. _____________________________________ Kể chuyện Tiết 11: bàn chân kì diệu I- Mục tiêu. - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Ban chân kì diệu . - Biết phối hợp lời kể với nét mặt, cửa chỉ, điệu bộ. - Hiểu ý nghĩa của truyện: dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, nếu con người giàu nghị lực, có ý chí vươn lên thì sẽ đạt được điều mình mong ước. - Tự rút ra bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí bị tàn tật những đã cố gắng vươn lên và thành công trong cuộc sống. - Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. II- Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ truyện trong SGK trang 107 . III- Các hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài mới 1- Giới thiệu truyện 2- Kể chuyện. - GV kể chuyện lần 1: - GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ và đọc lời phía dưới mỗi tranh. 3- Hướng dẫn kể chuyện a) Kể trong nhóm - Chi nhóm 4 HS. Yêu cầu HS trao đổi, kể chuyện trong nhóm. GV đi giúp đỡ từng nhóm. b) Kể trước lớp - Tổ chức cho HS kể từng đoạn trước lớp. - Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể và kể 1 tranh. - Nhận xét từng HS kể . - Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện . - Gọi HS nhận xét lời kể và trả lời của từng bạn. - Nhận xét chung và cho điểm từng HS . c) Tìm hiểu ý nghĩa truyện + Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? + Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí? B- Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe và chuẩn bị những câu chuyện mà em được nghe, được đọc về một người có nghị lực. - HS trong nhóm thảo luận, kể chuyện. Khi 1 HS kể, các em khác lắng nghe, nhận xét và góp ý cho bạn. - Các tổ cử đại diện thi kể . - 3 đến 5 HS tham gia thi kể . - Nhận xét, đánh giá lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu . + Câu chuyện khuyên chúng ta hãy kiên trì, nhẫn lại, vượt lên mọi khó khăn thì sẽ đạt được mong ước của mình. + Em học được ở anh Kí tinh thần ham học, quyết tâm vươn lên cho mình trong hoàn cảnh rất khó khăn . + Em học được ở anh Kí nghị lực vươn lên trong cuộc sống. _________________________________ Đạo đức Ôn tập vàthực hành kỹ năng giữa kỳ 1 I. Mục tiêu: Củng cố và luyện tập thực hành kỹ năng về các hành vi đã học trong các bài đạo đức Giáo dục HS thói quen đạo đức tốt II. đồ dùng học tập: Câu hỏi ôn tập Các tình huống sắm vai III. hoạt động dậy và học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: -Vì sao cần tiết kiệm thời gian? +Nêu ghi nhớ SGK ? - Nhận xét, đánh giá. B .Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi bảng 2. Tìm hiểu bài: *HĐ1: Thảo luận nhóm - HS đọc các câu hỏi thảo luận - HS thảo luận GV quan sát - Trình bầy nhận xét rút ra ghi nhớ để củng cố bài . *HĐ2: Liên hệ - HS đưa ra các việc làm thể hiện tính trung thực, vượt khó tiết kiệm... - HS nhận xét, trao đổi - GV chốt lại * HĐ 3: Đóng vai - HS đọc tình huống, phân vai, thảo luận - Trình diện trên lớp - Nhận xét trao đổi, GV chốt lại 3 .Củng cố - dặn dò - Hệ thống nội dung bài - Đánh giá nhận xét giờ học. Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau - HS trả lời - Ghi tên bài lên bảng Trung thực trong học tập vượt khó trong học tập Biết bầy tỏ ý kiến Tiết kiệm tiền của Tiết kiệm thời gian Các tình huống đóng vai ở nội dung 5 bài trên _____________________________________ Ôn Toán Luyện tập I-Mục tiêu: - Củng cố tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân. - Rèn kĩ năng tính nhanh cho HS. II- Đồ dùng dạy học: Bảng con, vởBT. III- Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy 1-Kiểm tra: BTTN 2- Bài mới: - Bài 1:Tính bằng cách thuận tiện nhất: 120 x 4 + 880 x 4 = ; 1753 x 2 – 753 x 2 = - Bài 2: Tính nhẩm: 1500: 100 = ; 38000 : 1000 = 145 000 : 100 = ; 76 00: 10 = 285 x 10 = ; 152 x 100 = ; 432 x 1000 =. - Bài 3: Một cửa hàng ngày đầu bán được 14 587 lít xăng, ngày thứ hai bán được ít hơn ngày đầu 725 lít, ngày thứ ba bán được gáp đôI ngày thứ hai. Hỏi trong cả 3 ngày, cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít xăng? 3- Củng cố – Dặn dò: - Nhấn mạnh ND luyện tập. - Về ôn bài, làm BT trong vở BTTN. Hoạt động học 4HS trình bày kết quả của BT tuần 10, nhận xét. -HS làm bảng con, nhận xét, nêu lại cách làm. - HS nêu miệng kết quả, nêu lại qui tắc nhân, chia nhẩm với 10, 100, 1000, - HS đọc kĩ bài toán, phân tích đề, giải vở. Một HS giải bảng, nhận xét, chữa bài. ______________________________ Ôn Tiếng Việt Rèn đọc- viết: Ông trạng thả diều I-Mục tiêu: - HS đọc đúng, đọc diễn cảm bài: Ông trạng thả diều. - Viết đúng đoạn hai của bài đọc. Viết không sai đến 5 lỗi chính tả. - Rèn kĩ năng đọc, viết đúng tốc độ theo yêu cầu. II- Đồ dùng dạy học: SGK, vở luyện viết. III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy 1- Rèn đọc: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài: Ông trạng thả diều. - GV nghe, nhận xét, đánh giá. 2- Rèn viết: - GV đọc đoạn viết: Đoạn 2. - GV đọc to, rõ ràng cho HS viết bài.GV quan sát, nhắc nhở các em viết đúng, đẹp, sạch. - GV đọc lại cho HS sóat lỗi. - GV chấm nhanh một số vở của HS. 3- Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về tự đọc lại bài, đọc thêm sách, báo. Tự rèn chữ viết cho đẹp, có thức giữ vở sạch sẽ. Hoạt động học -1 HS giỏi đọc bài, nêu cách đọc . HS khác quan sát, lắng nghe. - HS luyện đọc trong nhóm 4. - Các nhóm thi đọc diễn cảm. -HS lắng nghe, theo dõi. - HS nghe GV đọc rồi viết bài vào vở. - HS đổi chéo vở để soát lỗi. ________________________________ Thể dục Bài 21: Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung . Trò chơi : Nhảy ô tiếp sức I – Mục tiêu : - Ôn và kiểm tra thử 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung : HS thực hiện đúng động tác .- Biết cách chơi và tham gia chơi trò chơi một cách chủ động trò chơi : Nhảy ô tiếp sức . II - Địa điểm , phương tiện . - Sân trường : vệ sinh sạch sẽ , an toàn . - 1-2 còi , kẻ sân cho trò chơi . III – Nội dung và phương pháp lên lớp . Nội dung T Phương pháp tổ chức 1 – Phần mở đầu: - Tập trung lớp phổ biến nội dung , yêu cầu bài học . - Khởi động . - Trò chơi : Kết bạn . 2 – Phần cơ bản : a – Bài thể dục phát triển chung : * Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung . * Kiểm tra thử 5 động tác . b – Trò chơi vận động : - Trò chơi : Nhảy ô tiếp sức . 3 – Phần kết thúc : - Chạy trên sân trường ... - Hệ thống bài 6’ 18’ 6’ 5’ - Tập trung lớp theo đội hình hàng ngang , nghe phổ biến nội dung yêu cầu giờ học . - Cho HS khởi động : Xoay khớp cổ chân , cổ tay , gối ... - HS chơi trò kết bạn . - HS tập 1-2 lần mỗi động tác 2x8 nhịp . - HS tập theo đội hình hàng ngang . +Lần 1 : GV hô nhịp – HS tập . +Lần 2 : Lớp trưởng hô nhịp , HS tập . - GV nhận xét cả 2 lần tập . - GV chia nhóm ; - HS luyện tập theo nhóm . - GV sửa sai và động viên HS - GV gọi 3-5 em lên tập . - GV công bố kết quả . - GV nêu tên trò chơi, HS nêu cách chơi , HS ... đã kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện rùa đang tập chạy trên bờ sông. + Cách b)c)d) Là mở bài gián tiếp vì không kể ngay sự việc đầu tiên của truyện mà nêu ý nghĩa, hay những truyện khác vào chuyện. - Lắng nghe. - 1 HS đọc cách a, 1 HS đọc cách b ( Hoặc c hoặc d ). - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi. - Truyện Hai bàn tay mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp - Kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện: Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của người kể chuyện hoặc là của bác Lê. - HS tự làm bài: 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thành 1 nhóm đọc cho nhau nghe phần bài làm của mình. Các HS trong nhóm cùng lắng nghe, nhận xét, sửa cho nhau. - 5 đến 7 HS đọc mở bài của mình. __________________________________ Lịch sử Tài 9 :Nhà Lý dời đô ra Thăng Long . I– Mục tiêu : - Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt. - VàI nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý có công rời đô ra Đại La và đổi kinh đô là Thăng Long. II - Đồ dùng dạy – học . -Hình minh hoạ SGK . -Bản đồ Việt Nam . III – Hoạt động dạy – học . Hoạt động dạy Hoạt động học A – Kiểm tra bài cũ : -Gọi HS lên trả lời câu hỏi : +Em hãy trình bày kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược ? -GV nhận xét cho điểm . B – Bài mới : 1 – Giới thiệu bài : Ghi bảng . 2 – Phát triển bài : *HĐ1 : Nhà Lý – Sự tiếp nối của nhà Lê . -GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời . +Sau khi Lê Đại Hành mất , tình hình đất nước như thế nào ? +Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất , các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua ? +Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào ? GV: Như vậy năm 1009 nhà Lê suy tàn , nhà Lý tiếp nối nhà Lê xây dựng đất nước ta . *HĐ 2 :Nhà Lý đời đô ra Đại La , đặt tên kinh thành là Thăng Long . _GV treo bản đồ chỉ vị trí Hoa Lư . +Năm 1010 vua Lý Công Uẩn rời đô từ đâu về đâu ? -Cho HS thảo luận : So với Hoa Lư thì Đại La có gì thuận Lợi hơn cho việc phát triển đất nước ? +Lý Thái Tổ nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô...ra Đại La ? *HĐ 3 : Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý -GV cho HS đọc SGK trả lời : +Thăng Long dưới thời Lýđã được xây dựng như thế nào ? C – Củng cố – Dặn dò : -GV tổ chức cho HS thi kể các tên khác của kinh thành Thăng Long mà em biết ? GV tổng kết tuyên dương . -Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. -Dặn dò HS học ở nhà . - 2 HS trả lời . -HS nhận xét bổ sung . -HS đọc SGK . +Sau khi Lê Đại Hành mất , Lê Long Đĩnh lên làm vua , nhà vua tính tình bạo ngược nên lòng người oán hận . +Vì ông là quan trong triều ông là người thông minh văn võ đều tài đức độ cảm hoá được lòng người . +Nhà Lý bắt đầu từ năm 1009. -HS nghe . - HS quan sát . +Vua quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên thànhThăng Long .Đổi tên nước là Đại Việt. +Hoa Lư : Không phải trung tâm đất nước , rừng núi hiểm trở... -Đại La : trung tâm đất nước , đất rộng bằng phẳng , màu mỡ ... +Nhà vua muốn cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no . -HS đọc SGK ... -HS thảo luận trả lời : +Tại kinh thành Thăng Long , nhà Lý đã cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện , đền chùa . Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông , tạo nên nhiều phố , nhiều phường nhộn nhịp tươi vui . - HS thi đua kể tên : -Đông Đô ; Đông Quan ; Đông Kinh ; Đại La ; Hà Nội ... -HS đọc SGK(31) __________________________________ Sinh hoạt Kiểm điểm tuần 11 I- Mục tiêu- HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần để có phương hướng phấn đấu cho tuần tiếp theo. - Nắm được phương hướng, nhiệm vụ tuần tới. - Kể được một câu chuyện về tấm gương đạo đức HCM. II Các hoạt động dạy học. 1. Lớp trưởng cho lớp sinh hoạt. - Lớp trưởng báo cáo trước lớp mọi hoạt động của lớp trong tuần. - Các thành viên trong lớp bày tỏ kiến. 2. GV nhận xét các hoạt động trong tuần. * Nề nếp :- Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Không có HS bỏ giờ, bỏ tiết. - Các em ngoan ngoãn, lễ phép. - Thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp. - Không có hiện tượng đánh nhau, chửi bậy. * Học tập :- Sách vở, đồ dùng đầy đủ. - Các em chăm chỉ học tập, hăng hái xây dựng bài. - Một số em tích có kết quả học tập tốt. - Một số em chưa cố gắng. - Chữ viết còn chưa đẹp, cần rèn nhiều. * Vệ sinh : - Trực nhật sạch sẽ, đúng giờ. - Khăn quàng, guốc dép đầy đủ. - Đồng phục đúng quy định. - Thể dục giữa giờ còn chưa đều đẹp. 3- HS kể chuyện về Bác Hồ: - Một HS kể chuyện. Lớp lắng nghe. - Tìm hiểu ND, y nhgiã cauu chuyện. - Tự liên hệ bản thân, lớp học. 3. Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới. - Thực hiện tốt các nội quy, nề nếp. - Tập trung vào việc học tập. TĐ: Ông trạng. Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra bài cũ: B- Bài mới 1- Giới thiệu bài 2-HD luyện đọc và tìm hiểu bài a- Luyện đọc - Yêu cầu 4 HS tiếp nỗi nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS . - Gọi HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc. b- Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi: + Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào ? Hoàn cảnh gia đình cậu như thế nào? + Cậu bé ham thích trò chơi gì? + Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? + Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì? - Yêu cầu HS đọc đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? - Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và trả lời : + Vì sao chú bé Hiền được gọi là "Ông Trạng thả diều" ? - Yêu cầu HS đọc câu hỏi 4: HS trao đổi và trả lời câu hỏi. + Câu chuyện khuyên ta điều gì? - Đoạn cuối bài cho em biết điều gì? - Yêu cầu HS trao đổi và tìm nội dung chính của bài. - Ghi nội dung chính của bài. c- Luyện đọc diễn cảm - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - Yêu cầu HS luyện đọc văn. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm từng đoạn . - Nhận xét về giọng đọc và cho điểm từng HS. - Tổ chức cho HS đọc toàn bài. - Nhận xét, cho điểm HS. C- Củng cố - dặn dò + Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì? + Truyện đọc giúp em hiểu điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS phải chăm chỉ học tập, làm việc theo gương trạng nguyên . - HS tiếp nối nhau đọc bài theo trình tự. + Đoạn 1: Vào đời vua ... đến để chơi. + Đoạn 2: Lên sáu tuổi... đến chơi diều. + Đoạn 3: Sau vì... đến học trò của thầy. + Đoạn 4: Thế rồi... đến nước Nam ta. - 2 HS đọc thành tiếng. - 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và trao đổi, trả lời câu hỏi. + Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo. + Cậu bé rất ham thích chơi diều. + Những chi tiết: Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc hai mươi trang sách 1ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. + Đoạn 1, 2 nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền . - 2 HS nhắc lại ý chính đoạn 1, 2. - 2 HS đọc thành tiếng. HS đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi . + Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ . - 2 HS nhắc lại . - 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. + Vì cậu đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều. - 1 HS đọc thành tiếng . 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi: * HS phát biểu theo suy nghĩ của nhóm. + Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn . - Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên . + Câu chuyện ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi . - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. - 4 HS đọc. HS cả lớp phát biểu, tìm cách đọc hay ( như đã hướng dẫn ). - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc . - 3 đến 5 HS thi đọc . - 3 HS đọc toàn bài Mỹ thuật (Giáo viên bộ môn dạy) Kỹ Thuật Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột(tiết2) I. Mục tiêu: - HS biết gấp mép vải và khâu đường viền gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau. - Gấp được mép vải và khâu viền được gấp mép vải bằng mũi khâu đột đúng quy trình kĩ thuật. - HS yêu thích sản phẩm mình làm được. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột. - Vải, kim chỉ, kéo, thước, phấn... III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu quy trình khâu đột mau ? - Nhận xét cho điểm. B. Bài mới: 1 - Giới thiệu bài: 2 - Các hoạt động: *HĐ1: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật - GV hướng dẫn HS quan sát hình 1,2,3SGK để nêu quy trình. - HS nêu các bước thực hiện. + HS đọc nội dung của mục 1 - Gọi HS thực hiện thao tác vạch 2 đường dấu lên mảnh vải... - Một HS thực hiện thao tác gấp mép vải. - HS đọc ghi nhớ. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu. C. Tổng kết - dặn dò - GV nhận xét đánh giá chung tiết học. - Dặn dò: về nhà học và thực hành - HS trả lời. - NX bổ sung. - HS NX. - HS trả lời. - HS quan sát. - HS đọc - HS thao tác thực hành khâu Sinh hoạt Kiểm điểm tuần 11 I- Mục tiêu- HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần để có phương hướng phấn đấu cho tuần tiếp theo. - Nắm được phương hướng, nhiệm vụ tuần tới. II Các hoạt động dạy học. 1. Lớp trưởng cho lớp sinh hoạt. 2. GV nhận xét các hoạt động trong tuần. * Nề nếp :- Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Không có HS bỏ giờ, bỏ tiết. - Các em ngoan ngoãn, lễ phép. - Thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp. - Không có hiện tượng đánh nhau, chửi bậy. * Học tập :- Sách vở, đồ dùng đầy đủ. - Các em chăm chỉ học tập, hăng hái xây dựng bài. - Một số em tích có kết quả học tập tốt. - Một số em chưa cố gắng. - Chữ viết còn chưa đẹp, cần rèn nhiều. * Vệ sinh : - Trực nhật sạch sẽ, đúng giờ. - Khăn quàng, guốc dép đầy đủ. - Đồng phục đúng quy định. - Thể dục giữa giờ còn chưa đều đẹp. 3. Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới. - Thực hiện tốt các nội quy, nề nếp. - Tập trung vào việc học tập.
Tài liệu đính kèm: