Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần dạy 12 năm 2010

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần dạy 12 năm 2010

Tuần 12 Thứ 2, ngày 8 tháng 11 năm 2010

TẬP ĐỌC

SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I. Mục đích, yêu cầu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.

- Hiểu nội dung:Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK. HSG trả lời được câu hỏi 5.

- Giáo dục học sinh biết yêu quý kính trọng mẹ .

II. Chuẩn bị:

-Tranh minh hoạ bài đọc sách giáo khoa.Tranh (hoặc ảnh) chụp cây hoặc quả vú sữa.

- Nhóm 2, cá nhân, cả lớp.

III . Các hoạt động dạy học.

 A. Kiểm tra bài cũ:

- Học sinh đọc bài "Cây xoài của ông em"

- Vì sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông?

 

doc 18 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần dạy 12 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Thứ 2, ngày 8 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
Sự tích cây vú sữa
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.
- Hiểu nội dung:Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK. HSG trả lời được câu hỏi 5. 
- Giáo dục học sinh biết yêu quý kính trọng mẹ .
II. Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ bài đọc sách giáo khoa.Tranh (hoặc ảnh) chụp cây hoặc quả vú sữa.
- Nhóm 2, cá nhân, cả lớp.
III . Các hoạt động dạy học. 
 A. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh đọc bài "Cây xoài của ông em"
- Vì sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc:
- Học sinh xem tranh minh hoạ chủ điểm cha, mẹ và tranh minh hoạ bài đọc "Cây vú sữa". 
- GV giới thiệu chủ điểm và truyện đọc đầu tuần "Sự tích cây vú sữa": Vú sữa là loại trái cây thơm ngon . Vì sao có loại cây này? Chuyện sự tích cây vú sữa sẽ cho các em biết được điều đó.
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu.
- GV rèn phát âm cho HS.
+ Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn cách ngắt, nghỉ hơi và giọng đọc.
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ:
 Mỏi mắt chờ mong.
 Trổ ra.
 Xoà cành.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV nhận xét và bình điểm cho các nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm. 
 Tập đọc: Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Tổ chức cho học sinh đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi .
- Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
- Vì sao cuối cùng cậu bé lại tìm đường về nhà?
- Trở về nhà không thấy mẹ cậu bé đã làm gì?
- Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?
- Thứ quả ở cây này có gì lạ?
- Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
* Theo em nếu được gặp lại mẹ cậu bé sẽ nói gì?
4. Luyện đọc lại:
- GV nhận xét các nhóm đọc.
- Bình chọn nhóm đọc tốt.
C. Củng cố, dặn dò:
*Câu chuyện này nói lên điều gì?
- Liên hệ giáo dục
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn dò HS.
Toán
Tìm số bị trừ
I. Mục tiêu:
- Biết tìm x trong các bài tập dạng x – a = b (với a,b là các số có không quá 2 chữ số)
Bằng sử dụng mối quan hệ giữ thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ).
- Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó. 
II. Đồ dùng dạy - học .
- Một tấm thẻ có 10 ô vuông, lời giải .
- Nhóm, cá nhân, cảlớp .
III. Các hoạt động dạy - học 
A. Kiểm tra:
- Cho 2 học sinh lên bảng- cả lớp làm bảng con 
- GV - HS đánh giá cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV gắn 10 ô vuông lên bảng
- Có mấy ô vuông?
- GV dùng kéo cắt rời 4 ô vuông hỏi HS còn bao nhiêu ô vuông?
- Nêu phép tính
- Nêu tên gọi của các số trong phép tính?
-Nếu Số bị trừ là số chưa biết (x) thì làm thế nào để tìm Số bị trừ ?
* Nêu cách tìm số bị trừ?
2. Thực hành:
Bài 1: (56) Tìm x
- Muốn tìm x ta làm thế nào?(lấy hiệu số cộng với số trừ)
Bài 2: 
- Bài yêu cầu gì?
-Muốn tìm SBT ta làm thế nào?
Bài 3: (56)
- Viết số vào ô trống
- Nêu cách tìm SBT?
Bài 4: 
a.Vẽ đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD.
b. Đường thẳng AB và CD cắt nhau tại điểm O
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh giờ sau. 
.
Toán
13 trừ đi một số: 13 - 5
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13-5, lập được bảng 13 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13 – 5.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Thẻ một chục que tính và ba que tính rời.
- Nhóm, cá nhân, cả lớp.
III. Các hoạt động dạy - học .
A. Kiểm tra:
Cho học sinh làm BC + BL
B. Bài mới:
1. Hướng dẫn HS thực hiện phép tính trừ dạng13-5 và lập bảng trừ ( 13 trừ đi 1 số )
- HD HS lấy bó 1 chục que tính và 3 que rời
- GV nêu bài toán:
 Có 13 que tính bớt đi 5 que tính còn bao nhiêu que tính?
- Nêu phép tính 
- HD học sinh thao tác trên que tính 
- Vậy 13-5 bằng bao nhiêu ?
- GV yêu cầu h/s đặt tính theo cột dọc 
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 
- HD HS lập bảng trừ (13trừ đi 1số)
2.Thực hành:
Bài 1:
- Nêu y/c của bài 
- HD h/s dựa vào bảng cộng bảng trừ để làm bài 
-Nêu cách thực hiện dãy tính 
Bài 2: Tính 
- GV y/c viết chữ số hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị 
Bài 3: Đặt tính rồi tính hiệu biết SBT và ST lần lượt là.
- Muốn tìm hiệu số ta làm ntn?
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính 
Bài 4:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết số xe đạp còn lại bao nhiêu cái ta làm phép tính gì?
- HD tóm tắt và giải bài toán 
- GV - HS chữa bài nhận xét .
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh.
Chính tả ( nghe - viết )
Sự tích cây vú sữa
I. Mục đích, yêu cầu: 
-Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
-Làm đúng các bài tập 2, BT(3) a/b.
II. Chuẩn bi:
-Bảng lớp viết quy tắc chính tả với ng/ngh (i,e,ê )
-Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, bài tập 3.
- HĐ cả lớp, cá nhân.
III. Hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc
- Nhận xét - đánh giá
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nghe viết: 
- GV đọc bài 
- HD chuẩn bị:
- GV đọc từ : cái cành láđến nh sữa mẹ
- HD HS nắm nội dung bài viết
+ Từ các cành lá, những đài hoa xuất hiện
Quả trên cây xuất hiện ra sao?
- HD HS nhận xét.
+ Bài chính tả có mấy câu.
- Những câu văn nào có dấu phẩy
- Em hãy đọc lại câu văn đó.
- GV đọc từ khó
- GV nhận xét bài của HS
- GV đọc bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: Điền vào chỗ trống ng, ngh?
- Nêu quy tắc viết chính tả với ng, ngh
Bài 3: Điền vào chỗ trống
a. tr hay ch?
- Nhận xét, đánh giá HS làm bài.
C. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét giờ học
-Dặn học sinh chuẩn bị bài sau
Kể chuyện
Sự tích cây vú sữa
I. Mục đích, yêu cầu:
- Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
- HS khá, giỏi nêu được kết thúc câu chuyện theo ý riêng (BT3).
- Giáo dục học sinh biết yêu thương quý mến mẹ .
II. chuẩn bi:
-Tranh minh hoạ SGK , Bảng phụ ghi các ý tóm tắt ở BT2.
- Nhóm 4, cá nhân.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cho học sinh kể chuyện ''Bà cháu ''
- Câu chuyện cho em biết điều gì?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên nêu mục đích và yêu cầu của bài.
2. HD kể chuyện:
a. Kể lại đoạn 1 bằng lời của em
- 1 em đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách kể.
Kể đúng ý của chuyện, có thể thêm, bớt từ ngữ trong chuyện cho câu chuyện thêm sinh động
b. Kể lại phần chính của câu chuyện dựa theo từng ý trong tranh.
- GV và HS bình chọn những em kể tốt nhất
c*. HS kể đoạn kết của câu chuyện theo mong muốn tưởng tượng.
- GV sửa giúp HS những từ sai, câu chưa hoàn chỉnh.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV khen ngợi những HS kể chuyện hay.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Hoạt động tập thể
Chủ điểm: Tôn sư trọng đạo
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận thức được công lao dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo.
- Giáo dục tình cảm tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Thể hiện lòng biết ơn thông qua các hoạt động văn hoá- văn nghệ mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11, viết thư thăm hỏi các thầy giáo, cô giáo cũ, làm báo tường. 
II. Các hoạt động ngoại khoá:
Hoạt động theo chủ điểm:
- Phát động phong trào thi đua tháng học tốt, tuần học tốt, ngày học tốt, giành nhiều điểm cao mừng thầy cô giáo.
- Các hoạt động văn hoá, văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam 
Trò chơi: “Rồng rắn lên mây”
 - Nêu tên trò chơi, cách chơi.
 - Phổ biến luật chơi
 - Tổ chức cho học sinh chơi thử.
 - Thi đua chơi giữa các tổ.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá, nhắc nhở HS.
III. Tổng kết các hoạt động:
- Nhận xét giờ hoạt động
- Liên hệ giáo dục HS bảo vệ môi trường “Vì một môi trường thân thiện”
Tập đọc
Mẹ
I. Mục tiêu :
- Biết ngắt nhịp đúng câu thơ lục bát (2/ 4 và 4/ 4; riêng dòng 7, 8 ngắt 3/ 3 và 3/ 5).
- Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 6 dòng thơ cuối) 
- Giáo dục học sinh biết yêu thương cha, mẹ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Cho học sinh đọc bài ''Sự tích cây vú sữa''
- Sau khi quay trở về cậu bé đã làm gì?
- GV - HS nhận xét cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
* GV đọc mẫu toàn bài.
* HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ.
+ GV rèn và phân tích cho HS.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Bài chia 3 đoạn
+ Đ1: 2 dòng đầu
+ Đ2: 6 dòng tiếp theo
+ Đ3: còn lại.
- GV giải nghĩa từ.
+ Nắng nóng không có gió, rất khó chịu còn được nói như thế nào.
Giấc tròn nghĩa nh thế nào:
+ Con ve : Loại bọ có cánh trong suốt sống trên cây- ve đực kêu ve ve về mùa hè.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi bức?
- Mẹ làm gì để con ngủ ngon giấc?
- Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào?
4 . Học thuộc lòng bài thơ:
C. Củng cố, dặn dò:
- Bài thơ giúp em hiểu về mẹ như thế nào?
- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài vì sao?
- GV nhận xét giờ học .
Toán
33 – 5
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết thực hiện phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33 – 5 
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng ( đưa về phép trừ dạng 33 – 5). 
II. Đồ dùng dạy học:
- 3 bó 1chục que tính và 3 que tính rời, lời giải.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1 Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp
- GV nêu bài toán:
- Có 33 que tính bớt đi 5 que tính .Hỏi còn bao nhiêu que tính?
-Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm phép tính gì?
- Em hãy nêu phép tính đó.
- Đặt tính rồi tính
+ Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 
- Nêu cách thực hiện tính
2. Thực hành:
Bài 1: 
- Nêu y/c của bài
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái
Bài 2: 
- Nêu y/c của đề bài
- Muốn tìm hiệu số ta làm thế nào?
Bài 3: Tìm x:
 - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm ntn?
 - Muốn tìm SBT ta làm ntn?
- GV và HS chữa bài 
Bài 4: 
- Nêu y/c của bài
- Hãy vẽ 9 chấm tròn trên 2 đoạn thẳng cắt nhau, sao cho mỗi đoạn thẳng đều có 5 chấm tròn
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh.
Tập viết
Chữ hoa K
 I. Mục đích, yêu cầu:
- Naộm veà caựch vieỏt, vieỏt ủuựng chửừ K hoa theo cụừ chửừ vửứa vaứ nhoỷ .
- Bieỏt vieỏt cuùm tửứ ửựng duùng Kề vai sát cánh cụừ chửừ nhoỷ ủuựng kieồu chửừ, cụừ chửừ ủeàu neựt, ủuựng khoaỷng caựch caực chửừ .
- Giáo dục học sinh biết đoàn kết cùng nhau làm việc.
II. Chuaồn bũ : 
- Maóu chửừ hoa K ủaởt trong khung chửừ ,
- Vụỷ taọp vieỏt
- HĐ cá nhân, cả lớp.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Viết bảng con chữ I
- Nhắc lại cụm từ : ích nước lợi nhà.
- Nhận xét học sinh viết bài 
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét 
a) Chữ hoa: 
- GV giới thiệu chữ mẫu.
 - Chữ K được cấu tạo mấy nét .
+ Cách viết .
- GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết 
- Hướng dẫn HS viết chữ K vào bảng con.
b) Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng 
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng .
- YC đọc cụm từ ứng dụng .
- Hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng .
- GV viết mẫu cụm từ ứng dụng.
- HS quan sát nhận xét
- Chữ nào có độ cao 2,5 li?
- Các chữ cái còn lại cao mấy li?
- Dấu thanh được viết ntn?
- Khoảng cách các chữ cái viết ntn?
- HD HS viết vào bảng con 
- GVquan sát hướng dẫn và sửa lỗi cho HS
c. HD viết bài vào vở tập viết :
- GV hướng dẫn HS viết 1 dòng chữ K cỡ vừa, 2 dòng chữ K cỡ nhỏ
- 1 dòng chữ Kề cỡ nhỡ, 1dòng cỡ nhỏ
- 2dòng câu ứng dụng: Kề vai sát cánh cỡ nhỏ
d. Chấm chữa bài:
- GV chấm 1số bài- nhận xét bài viết của HS 
C. Củng cố, dặn dò:
- GVnhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh. 
Toán
53-15
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết thực hiện phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 53 – 15. 
- Biết tìm số bị trừ, dạng x – 18 = 9.
- Biết vẽ hình vuông theo mẫu ( vẽ trên giấy ô li).
II. Đồ dùng dạy học:
- 5 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Cả lớp làm bài vào bảng con
 53 53
 - - 
 6 7
 67 46
- GV nhận xét chữa bài 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu phép trừ 53-15
- GV nêu bài toán: Có 53 que tính bớt 15 que tính . Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm phép tính gì? Nêu phép tính đó?
- Vậy 53 -25 que tính bằng bao nhiêu que tính?
- GV gọi 1 em lên bảng thực hiện phép tính theo cột dọc, lớp làm bảng con.
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính?
2. Thực hành:
Bài 1: ( 59)
- Nêu y/c của bài?
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính?
Bài 2: ( 59)
- Đọc y/c của đề bài
-Muốn tìm hiệu số ta làm thế nào?
Bài 3: ( 59) Tìm x
- Nêu tên gọi của số chưa biết x
- Muốn tìm SBT ta làm thế nào?
- Muốn tìm SH cha biết ta làm thế nào?
Bài 4: ( 59)
- BT yêu cầu gì?
- Vẽ hình theo mẫu 
- GV và HS nhận xét bài làm của bạn 
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về tình cảm.
Dấu phẩy
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình, biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu ( BT1, BT2); nói được 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh( BT3). 
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT4 – chọn 2 trong số 3 câu).
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 1.
- Tranh minh họa bài tập 3 sách giáo khoa.
- Nhóm 2, cá nhân, cả lớp . 
III. Hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các từ ngữ chỉ các đồ vật trong gia đình và tác dụng của nó
- Tìm những từ ngữ chỉ việc làm của em để giúp đỡ ông bà.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. HD làm bài tập:
Bài 1: (99)
 Ghép các tiếng sau thành những từ có 2 tiếng: Yêu, thương, quý, mến, kính.
GV cùng học sinh chữa bài.
Bài 2: (99)
 Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh.
Bài 3: (100)
- Nhìn tranh nói 2-3 câu về hoạt động cuả mẹ và con.
- Người mẹ đang làm gì-
- Bạn gái đang làm gì.?
- Em bé đang làm gì ?.
- Thái độ của từng người trong tranh nh thế nào?
 Bài 4: (100) 
- Yêu cầu HS giải thích cách đặt dấu phẩy của mình.
- GV nhận xét
C. Củng cố, dặn dò:
- Giáo nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh.
Chính tả ( Tập chép)
Mẹ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Chép lại chính xác bài chính tả; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập 2, bài tập (3) a/b. 
- Giáo dục học sinh biết yêu thương cha mẹ.
II. Chuẩn bị:
- Bảng lớp viết bài tập chép 
- Viết nội dung BT 2
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho HS viết bảng con
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tập chép:
a. HD chuẩn bị :
- GV đọc bài chép trên bảng lớp 
- Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào ?
- Đếm và nhận xét số chữ của các dòng thơ trong bài chính tả 
- Cách viết các chữ ở mỗi dòng thơ ntn?
- Viết bảng con 
b. HS chép bài vào vở 
- Tự soát lỗi.
c. Chấm bài, nhận xét.
3. HD HS làm bài tập:
Bài 2: 
- Điền vào chỗ trống iê , yê , ya
- GV nhận xét chữa bài 
Bài 3: 
- Tìm những tiếng bắt đầu bằng r , gi 
- Nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học 
- Củng cố cách viết iê , yê , ya
Tập làm văn
Gọi điện
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc hiểu bài Gọi điện, biết một số thao tác gọi điện; trả lời được các câu hỏi về thứ tự các việc cần làm khi gọi điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại.
- Viết được 3, 4 câu trao đổi qua điện thoại theo một trong 2 nội dung nêu ở BT2.
- Học sinh khá, giỏi làm được cả 2 nội dung ở BT2. 
II. Chuẩn bi:
- Máy điện thoại, máy thật hoặc đồ chơi.
- Nhóm2, cá nhân, cả lớp.
 III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Đọc bức thư ngắn''Thăm hỏi ông bà''.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: (miệng).
a/ S ắp xếp lại thứ tự các việc phải làm khi gọi điện.
b/ Em hiểu các tín hiệu sau nói điều gì?
c/ Nếu bố mẹ của bạn em cầm máy, em xin phép nói chuyện với bạn như thế nào?
Bài 2: (viết).
-Bạn gọi điện cho em nói về chuyện gì?
- Bạn sẽ nói với em như thế nào?
- Em đồng ý và hẹn bạn ngày giờ cùng đi em sẽ nói như thế nào?
- Trình bày đúng lời đối thoại.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại một số việc khi gọi điện.
- Dặn dò học sinh giờ sau.
Thủ công
Kiểm tra chương I- Kiểm tra gấp hình
I. Mục tiêu .
- Cuỷng coỏ kieỏn thửực kú naờng gaỏp moọt soỏ hỡnh ủaừ hoùc.
- HS gaỏp ủửụùc ớt nhaỏt moọt hỡnh ủeồ laứm ủoà chụi.
- Với học sinh khéo tay gấp được ít nhất 2 hình để làm đồ chơi. Hình gấp cân đối.
II. Chuaồn bũ :
 -Caực maóu hỡnh gaỏp tửứ baứi 1 - baứi 5. .
- HĐ nhó 4, cả lớp.
III. Nội dung kiểm tra .
- Đề kiểm tra: Em hãy gấp một trong những hình gấp đã học .
- Nêu mục đích yêu cầu của bài kiểm tra .
+ Gấp được một trong những sản phẩm đã học. Hình gấp đúng quy trình cân đối, các nếp gấp tương đối phẳng.
+ Giúp HS nhớ lại các hình đã học .
+ Tổ chức cho làm bài kiểm tra theo nhóm 4.
IV. Đánh giá .
- Đánh giá kết quả của việc làm kiểm tra qua sản phẩm hoàn thành theo các mức:
+Hoàn thành tốt ( A+):
 Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu 
 Gấp hình đúng quy trình. Hình gấp cân đối, nếp gấp phẳng, thẳng. Biết trang trí SP phù hợp.
+Hoàn thành( A) :
 Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu 
 Gấp hình đúng quy trình .
 Hình gấp cân đối nếp gấp phẳng .
+Chưa hoàn thành (B) .
 Gấp chưa đúng quy trình .
 Nếp gấp không phẳng .
V. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét về ý thức chuẩn bị bài .
- Dặn chuẩn bị cho tiết học sau.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng 13 trừ đi một số. 
- Thực hiện được phép trừ dạng 33 – 5; 53 – 15.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 – 15.
II. Đồ dùng dạy - học.
- Bảng nhóm.
- Nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Giáo viên ghi phép tính lên bảng
- Nêu tên gọi thành phần của phép tính
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn thực hành:
Bài 1 : Tính nhẩm
Bài 2 : Đặt tính rồi tính 
- Nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính
Bài 3 : 
- Bài toán yêu cầu gì ?
- So sánh 33 - 4 - 9 và 33 - 13
Bài 4: 
- HD h/s tóm tắt và giải toán 
-Phát cho nghĩa là ntn?
-Muốn biết còn bao nhiêu quyển vở ta làm ntn?
Bài 5: 
-Yêu cầu HS thực hiện phép trừ đối chiếu kết quả chọn câu trả lời đúng 
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh.
Sinh hoạt cuối tuần
Sinh hoạt tuần 12
I. Mục tiêu:
- Nhận xét một số ưu nhược điểm trong tuần. 
- Hoạt động văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 11.
II. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
- Chuẩn bị bài và làm bài ở nhà tốt.
- Trong lớp chú ý nghe giảng. Có ý thức xây dựng bài. 
- Có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập. 
- Trực nhật vệ sinh lớp học và khu vực sạch sẽ, tự giác.
- Thực hiện tốt các hoạt động đầu giờ và hoạt động giữa giờ.
- Tiếp tục tham gia ủng hộ Quỹ chữ thập đỏ: các em tham gia ủng hộ các nạn nhân bị lũ lụt ở Miền Trung
- Có tiến bộ trong HT:. 
- Có ý thức luyện chữ thường xuyên: 
2. Tồn tại
- Trong tuần nghỉ học tự do.
- Làm bài chưa cẩn thận: 
3. Hoạt động văn nghệ:
- Thi hát các bài hát về cô, trường, lớp. 
- Nhận xét, tuyên dương cá nhân, nhóm thực hiện tốt.
- Chơi trò chơi 
IV. Kế hoạch tuần 13
- Dạy và học đúng theo thời khoá biểu
- Duy trì mọi nền nếp dạy và học, nề nếp bán trú.
- Thực hiện tốt các hoạt động của Đội.
- Tiếp tục tham gia thi vẽ tranh “ Vì một môi trường thân thiện”
- Lớp chuẩn bị 3 tiết mục văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12 sang.doc