Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 8; Thứ 5,6 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 8; Thứ 5,6 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Tiết: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG TRẠNG THÁI, DẤU PHẨY

I. MỤC TIÊU:

-Nhận biết từ chỉ hoạt động trạng thái của loài vật và sự vật trong câu.

-Biết lựa chọn từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào ô trống trong bài ca dao.

-Luyện dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ chỉ hoạt động cùng làm một số nhiệm vụ.

II. CHUẨN BỊ:

-Bảng phụ ghi kiểm tra bài cũ, nội dung bài tập 2, 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức: (1) HS hát.

2. Kiểm tra bài cũ: (4)

Gọi 2 học sinh lên bảng.

-Điền các từ chỉ hoạt động vào chỗ trống ở những câu đã viết lên bảng mỗi em làm hai câu.

-GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 9 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 8; Thứ 5,6 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010
Tiết: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG TRẠNG THÁI, DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
-Nhận biết từ chỉ hoạt động trạng thái của loài vật và sự vật trong câu.
-Biết lựa chọn từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào ô trống trong bài ca dao.
-Luyện dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ chỉ hoạt động cùng làm một số nhiệm vụ.
II. CHUẨN BỊ:
-Bảng phụ ghi kiểm tra bài cũ, nội dung bài tập 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: (1’) HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
Gọi 2 học sinh lên bảng.
-Điền các từ chỉ hoạt động vào chỗ trống ở những câu đã viết lên bảng mỗi em làm hai câu.
-GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề lên bảng: (1 phút)
HĐGV
HĐHS
*Hoạt động: Hướng dẫn làm bài tập.
(30 phút)
 Bài 1: làm miệng (bảng phụ).
-Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu của đề bài.
-Treo bảng phụ viết sẵn 3 câu văn. HS nói tên các con vật trong mỗi câu sau:
-Các em chú ý viết đúng các từ chỉ hoạt động hay trạng thái vào bảng con, vở nháp hoặc vở bài tập.
GV gạch dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu.
 Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài.
-Nhận xét, sửa sai.
-HS nêu: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu đã cho.
+Từ chỉ loài vật.
+Con trâu, đàn bò.
+Từu chỉ sự vật: mặt trời.
-2 học sinh nói lại lời giải:
-Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: ăn, uống, toả.
-Chọn các từ trong ngoặc đơn chỉ hoạt động thích hợp với mỗi ô trống.
-Cả lớp đọc thầm lại bài đồng dao, suy nghĩ, điền từ thích hợp vào vở hoặc vở bài tập.
-HS làm nhóm đôi.
-Nêu trước lớp.
 Bài 3: (Viết).
-Bảng phụ. Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề bài.
-Nhận xét
-Đọc bài.
-Làm vào VBT
-Nêu trước lớp.
4. Củng cố dặn dò: (2 phút)
-Đưa ra một số câu. GV cho học sinh dùng dấy phây để tách các cụm từ chỉ hoạt động.
-Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TẬP VIẾT
VIẾT CHỮ HOA G
I. MỤC TIÊU:
Biết viết chữ hoa G
Viết cụm từ ứng dụng: góp sức chung tay.
	Viết đúng mẫu chữ, đúng kiểu chữ, nối chữ đúng quy định, đúng khoảng cách giữa các chữ.
II. CHUẨN BỊ
	Mẫu chữ G, cụm từ ứng dụng, HS hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1’) HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 học sinh đồng thời lên bảng viết chữ e, ê và cụm từ ứng dụng: Em yêu trường em.
	Nhận xét, ghi điểm.
3.Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt đđộng 1: Hướng dẫn viết.
(15 phút)
-GV treo con chữ, cho học sinh quan sát và nhận xét.
? Chữ G cao mấy ô li? Rộng mấy ô li?
? Chữ G được viết bởi mấy nét?
-Che phần nét khuyết và hỏi: phần còn lại giống chữ gì?
G
-GV nêu cách viết.
-GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết.
-Cho học sinh viết bóng chữ G
-Yêu cầu học sinh viết chữ G vào bảng con.
-Theo dõi uốn nắn.
-HS quan sát con chữ mẫu và nhận xét.
-HS trả lời: cao 8 li, rộng 5 li.
-Viết 3 nét: 2 nét cong trái nối liền nhau và một nét khuyết dưới.
-Giống chữ C.
-HS theo dõi.
-HS viết bóng.
-Viết chữ G vào bảng con 3 lượt.
- Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: giảng từ ứng dụng.
“Là cùng nhau đoàn kết cùng làm một việc”.
? Cụm từ này có mấy chữ?
- Hãy nêu nhận xét về chiều cao của các 
con chữ.
-Yêu cầu học sinh viết bảng chữ Góp.
Theo dõi, uốn nắn.
HS đọc. Giúp sức chung tay
-Có 4 chữ: góp, sức, chung, tay.
+Chữ G, h, g cao 2,5 ô li.
+Chữ P cao 2 li, chữ t cao 1, 5 li, các chữ còn lại cao 1 li.
-Viết bảng con chữ góp 4 lượt.
*Hoạt động 2: Viết vào vở. (18 phút)
-GV đi từng bàn, uốn nắn những học sinh viết sai.
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
-Nêu cách viết chữ G.
-Viết 1 trang ở phần bài làm nhà.
-HS viết bài.
------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
-Kĩ năng thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
-Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính.
-So sánh các số trong phạm vi 100.
II. CHUẨN BỊ:
-Sách toán, SHD, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
-Gọi 3 học sinh lần lượt đọc bảng cộng.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
HĐGV
HĐHS
 Bài 1: Tính nhẩm.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài.
-Nhận xét, chốt kết quả đúng.
-HS thực hiện.
9 + 6 = 15 7 + 8 = 15
6 + 9 = 15 8 + 7 = 15
 6 + 5 = 11 5 + 6 = 11
 3 + 9 = 12 9 + 3 = 12.
-Học sinh đổi vở để kiểm tra.
 Bài 3: Đặt tính theo cột dọc.
-Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
-HS làm bài.
 36
+ 36
 72
 35
+ 47
 82
 69
+ 8
 77
 9
+ 57
 66 
 27
+ 18
 45
Nhận xét bài làm trên bảng.
 Bài 4: GV đọc đề toán.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài.
4. Củng cố dặn dò: (2 phút)
-Đọc bảng cộng.
-Nhận xét chung tiết học.
-Cả lớp theo dõi.
-HS làm bài:
 Tóm tắt:
 Mẹ hái: 38 quả bưởi.
 Chị hái: 16 quả bưởi.
 Mẹ và chị hái  quả bưởi.
Bài làm:
Số quả bưởi mẹ và chị hái được là:
38 + 16 = 54 (quả).
 Đáp số: 54 quả.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
ĂN UỐNG SẠCH SẼ
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh có thể:
-Hiểu được phải làm gì để ăn uống sạch sẽ.
-“Aên uống sạch sẽ là đề phòng được nhiều bệnh nhất là bệnh đường ruột.
-Có ý thức trong việc ăn uống, biết rửa sạch tay trước và sau khi ăn.
II. CHUẨN BỊ:
-Các hình vẽ trong SGK trang 18, 19.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Aên uống đầy đủ.
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi:
? Aên uống đầy đủ là ăn như thế nào?
? Aên uống đầy đủ có ích lợi gì?
-Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. ghi đề bài lên bảng: (1 phút)
HĐGV
HĐHS
*Hoạt động 1: Làm việc theo SGK và thảo luận: Làm gì để ăn sạch.
-Cách tiến hành:
Bước 1: Động nào.
+GV đưa ra câu hỏi.
? Để ăn uống sạch sẽ, chúng ta cần phải làm những công việc gì?
-GV chốt toàn bộ các ý kiến mà các em đưa ra.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
? Rửa tay như thế nào là sạch và hợp vệ sinh?
? Rửa tay như thế nào là đúng?
? Bạn gái trong tình huống đang làm gì? việc làm đó co lợi gì? kể tên một số quả trước khi ăn cần gọt vỏ.
? Tại sao thức ăn phải để trong bát sạch và đậy lồng bàn?
? Bát, đũa, thìa, trước và sau khi ăn ta phải làm gì?
(10 phút)
-HS suy nghĩ và trả lời.
-Trả lời theo suy nghĩ riêng của mình.
-HS quan sát các hình vẽ trong SGK trang 18.
+Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng.
+Rửa dưới vòi nước chảy hoặc rửa nhiều lần với nước sạch.
-HS trả lời.
Bước 3: làm việc cả lớp.
-GV cho học sinh thảo luận câu hỏi tổng quát trong SGK.
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả quan sát và phân tích tranh.
-Các nhóm khác bổ sung.
-HS đưa ra ý kiến của mình.
*Hoạt động 2: Thảo luận phải làm gì để ăn uống sạch sẽ. Làm việc với SGK.
-Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 2: làm việc cả lớp.
Bước 3: làm việc với SGK.
-GV chốt ý chính.
(9 phút)
-Từng nhóm trao đỏi và nêu ra những đồ uống mà mình thường uống trong ngày hoặc ưa thích.
-Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến.
-Cả lớp nhận xét. loại đồ uống nào nên uống, loại nào không nên uống, vì sao?
-HS trả lời.
HS quan sát hình 6, 7, 8 trong SGK trang 19. nhận xét bạn nào uống hợp vệ sinh, bạn nào chưa hợp vệ sinh và giải thích vì sao?
-HS phát biểu.
*Hoạt động 3: Thảo luận ích lợi của việc ăn uống sạch sẽ.
-Cách tiến hành:
Bước 1: làm việc theo nhóm.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi cuối ở SGK.
-GV có thể gợi ý cho học sinh nêu ví dụ về tác hại của việc ăn uống mất vệ sinh.
Bước 2: làm việc cả lớp.
-GV Kết luận: SGV
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
? Qua bài học này em rút ra được điều gì?
? Hãy nêu cách ăn sạch và uống sạch?
-Nhận xét tiết học.
(9 phút)
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến. Các nhóm khác bổ sung.
-Trả lời
- Nghe
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
Tiết 1: CHÍNH TẢ 
BÀN TAY DỊU DÀNG
I. MỤC TIÊU:
-Nghe và nhớ chính xác đoạn; “Thầy giáo bước vào  thương yêu” trong bài: Bàn tay dịu dàng.
-Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt: ao, au; r, d, gi; uôn/ uông.
II. CHUẨN BỊ:
-Bảng phụ ghi sẵn các bài tập chính tả.
-Sách tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: (1’) HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
HĐGV
HĐHS
*Hoạt động 1: HD học sinh viết chính tả.
(20 phút)
-Gọi học sinh đọc bài viết.
-Gọi 1 học sinh đọc lại bài viết.
? An đã nói gì khi thầy kiểm tra bài tập?
? Sau đó thầy có thái độ như thế nào?
? Tìm những chữ viết hoa trong bài.
? Vì sao các tiếng này phải viết hoa?
-Yêu cầu học sinh luyện viết từ khó.
-Theo dõi, uốn nắn.
-Cả lớp theo dõi.
-HS đọc.
-An buồn bã nói “Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập”.
-Thầy xoa đầu An và không trách gì em cả.
-An, Thầy, Thưa, Bàn.
-An tên riêng.
Thầy, thưa, bàn (chữ cái đầu câu).
-HS viết vào bảng con.
Xoa đầu, vào lớp, thì thào, thương yêu, kiểm tra, buồn bã, trìu mến.
-GV đọc bài cho học sinh viết bài vào vở.
-Chấm bài, nhận xét.
-Cả lớp viết bài, HS soát lỗi.
*Hoạt động 2:HD làm bài tập chính tả:
 Bài 2: Tìm từ có ao, au.
-GV đọc bài làm, dưới lớp làm bài vào vở.
(10 phút)
-Cả lớp theo dõi.
-HS làm bài.
Hạt gạo, nấu cháo, cây sáo
Cây cau, đau chân, trắng phau.
-Nhận xét.
 Bài 3: Đặt câu, điền từ.
a, Yêu cầu học sinh tự làm bài.
GV nhận xét, bổ sung.
b. uôn hay uông:
4. Củng cố dặn dò: (2 phút)
-Viết lại các lỗi sai trong bài chính tả.
-Nhận xét tiết học.
-HS làm bài.
------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN 
MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ - KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI.
I. MỤC TIÊU:
-Biết nói những câu mời, đề nghị, yêu cầu phù hợp với tình huống giao tiếp.
-Làm quen với bài tập làm văn trả lời câu hỏi.
-Dựa vào câu hỏi1 trả lời và viết được một bài văn ngắn khoảúng 4, 5 câu nói về thầy giáo cũ.
II. CHUẨN BỊ:
-Bảng phụ ghi sẵn các bài tập ở BT2.
-Sách tiếng Việt, ở tập làm văn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
-Gọi 2 học sinh đọc. “Thời khoá biểu”
? Ngày mai có mấy tiết, đó là những tiết gì?
? Em cần phải mang theo những sách học nào?
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 1: Tập nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị.
-Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-GV đọc tình huống a: bạn đến nhà em, em mở cửa mời bạn vào nhà chơi.
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nói lời mời.
-Yêu cầu ha học sinh đóng vai khách và chủ nhà (đóng vai theo tình huống a).
-Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
(30 phút)
 -HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS liên tiếp phát biểu.
Chào bạn, mời bạn vào nhà chơi.
 A , Nga, cậu vào đi.
+HS1:Chào cậu, tớ đến nhà cậu chơi đây.
+HS2: Oâi chào cậu, cậu vào nhà chơi đi.
Nhận xét.
b. +HS1: Hà ơi! Tớ rất thích bì hát “” cậu có thể chép hộ cho tớ không?
+HS 2: Ngọc ơi! Bạn chép hộ bài hát “Cho con” giùm tớ với.
c. +HS1: Nam à! Hãy trật tự nghe cô giáo giảng bài.
+HS 2: 
 Bài 2: Trả lời câu hỏi.
-Treo bảng phụ, đọc từng câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời.
a. Cô giáo lớp 1 của em tên là gì?
b. Tình cảm của cô đối với em như thế nào?
c. Em nhớ nhất điều gì về cô?
d. Tình cảm của em đối với cô giáo như thế nào?
-Trả lời từng câu hỏi.
+Tên là Lường Thị Hương.
+Cô rất yêu thương học sinh.
+Cô cầm tay rèn chữ viết cho từng bạn.
Kính trọng, yêu thương.
 Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn:
-Hướng dẫn học sinh viết bài. Dựa vào các câu trả lời viết một đoạn nói về cô giáo. Chú ý viết liền mạch, không gạch đầu dòng.
-Nhận xét, tuyên dương.
-HS viết.
-Đọc bài viết của mình.
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
-Khi nói lời mời, yêu cầu, đề nghị ta phải nói như thế nào?
-Nhận xét chung tiết học.
---------------------------------------- -------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN 
PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100.
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
-Biết đặt tính và thực hiện phép tính cộng các số có hai chữ số (tròn chục và không tròn chục) có tổng bằng 100.
-Aùp dụng phép cộng có tổng bằng 100 để giải các bài toán có liên quan.
II. CHUẨN BỊ:
-Bảng phụ ghi: mẫu 60 + 40
-Nhẩm 6 chục + 4 chục = 10 chục.
-Vậy 60 + 40 = 100.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
-Gọi 2 học inh lên bảng làm bài tập.
 40 + 20 + 10 = 10 + 30 + 40 =
50 + 10 + 30 = 42 + 7 + 4 =
-Nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
HĐGV
HĐHS
*Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 83 + 17.
(12 phút)
-GV nêu bài toán: có 83 que tính thêm 17 que nữa . hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
? Để biết bào nhiêu que tính ta làm thế nào?
-Gọi 1 học sinh lên bảng đặt tính.
HS nêu cách đặt tính.
-Gọi 3 học sinh nhắc lại cách đặt tính
-Nghe, phân tích đề toán.
-Thực hiện phép cộng 83 + 17
-HS đặt tính:
 83
+ 17
 100
-Viết 83, viết 17 dưới 83 sao cho 7 thẳng cột với 3, 1 thẳng cột với 8 viết dấu cộng, kẻ gạch ngang.
-Cộng từ phải sang trái.
+3 cộng 7 bằng 10 viết 0 nhớ 1.
+8 cộng 1 bằng 9, 9 thêm 1 bằng 10 viết 10.
-3 HS lần lượt nhắc.
*Hoạt động 2: Thực hành. (17 phút)
 Bài 1: Tính theo cột dọc.
-Yêu cầu học sinh nêu lại cách tính.
-4 HS làm trên bảng, dưới lớp làm vào vở.
-Yêu cầu học sinh nêu lại cách tính.
 99
+ 1
 100
 75
+ 25
 100
 64
+ 36
 100
 48
+ 52
 100
-HS nêu.
 Bài 2: Tính nhẩm.
-Viết 60 + 40 yêu cầu học sinh tính nhẩm kết quả, hướng dẫn cách nhẩm:
chục + 4 chục = 10chục.
10 chục = 100.
-Tương tự HS thực hiện các phép tính còn lại.
60 + 40 = 100
80 + 20 = 100
25 + 75 = 100
90 + 10 = 100
50 + 50 = 100
 Bài 4: Gọi 1 học sinh đọc đề toán.
? Bài toán thuộc dạng nào?
-Yêu cầu học sinh tóm tắt, giải.
-HS đọc đề bài toán.
-Bài toán về nhiều hơn.
 Tóm tắt:
 Sáng bán: 85 kg.
 Chiều bán nhiều hơn :1 5 kg.
 Chiều bán:  kg?.
Bài giải:
Số kg đường buổi chiều bán đuợc là:
85 + 15 = 100 (kg)
 Đáp số: 100 kg đường.
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
-Nêu cách đặt tính: 83 + 17
------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 
I. MỤC TIÊU:
-Nhận ra ưu khuyết điểm, có hướng khắc phục trong tuần tới.
-Học sinh biết phê và tự phê.
-Giáo dục học sinh tinh thần làm chủ tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
-Sổ ghi chép các hạot động xảy ra trong tuần. Phương hướng tuần đến.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HĐGV
HĐHS
*Hoạt động 1: nhận xéthoạt động tuần 8.
-GV nhận xét.
Về học tập: trong tuần các em có cố gắng hơn về việc phát biểu xây dựng bài. Làm bài nhanh và chính xác hơn. 
Nề nếp: các em xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn, tuy nhiên việc xả rác trong lớp vẫn còn nhiều. Ơû bàn số 2, 3 của tổ 3 (bên phải) các em chưa thu dọn giấy sạch trong giờ thủ công.
-Lớp trưởng nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua.
Các tổ trưởng bào cáo tình hình hoạt động của tổ.
-Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc.
*Hoạt động 2: Nêu phương hướng tuần 9.
Khắc phục mọi nhược điểm của tuần 8.
HS theo dõi để thực hiện.
*Hoạt động 3: Sinh hoạt văn nghệ.
-GV theo dõi hướng dẫn
-Cho cả lớp sinh hoạt văn nghệ.
Chơi với hình thức ca hát và tập kể chuyện
----------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_8_thu_56_nam_hoc_201.doc