Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 7; Thứ 2, 3, 4 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 7; Thứ 2, 3, 4 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Tiết 1 + 2: TẬP ĐỌC

NGƯỜI THẦY CŨ

I- MỤC TIÊU:

-Rèn cho HS kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trơn toàn bài. Biết ngắt hơi đúng ở các câu.

-Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật: chú Khánh (bố của Dũng), thầy giáo.

-HS hiểu nghĩa các từ mới: xúc động, hình phạt, các từ ngữ làm rõ ý nghĩa câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.

-Hiểu được nghĩa các từ mới và nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp

-Giáo dục HS kính trọng thầy, cô giáo.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh SGK - Bảng phụ

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 9 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 7; Thứ 2, 3, 4 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 04 tháng 10 năm 2010
Tiết 1 + 2: TẬP ĐỌC
NGƯỜI THẦY CŨ
I- MỤC TIÊU: 
-Rèn cho HS kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trơn toàn bài. Biết ngắt hơi đúng ở các câu.
-Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật: chú Khánh (bố của Dũng), thầy giáo.
-HS hiểu nghĩa các từ mới: xúc động, hình phạt, các từ ngữ làm rõ ý nghĩa câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.
-Hiểu được nghĩa các từ mới và nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp
-Giáo dục HS kính trọng thầy, cô giáo.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh SGK - Bảng phụ
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Cho HS lên bảng đọc bài, GV nhận xét ,bổ sung vào bài.
2. Bài mới: Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc: GV giới thiệu bằng tranh SGK
*Hoạt động 1: Luyện đọc: (25 phút)
- GV đọc mẫu toàn bài.
- H/dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ trong bài.
- H/dẫn luyện đọc ngắt nghỉ hơi.
-HD HS đọc từ khó trong bài.
- GV treo bảng phụ: H/dẫn câu cần ngắt giọng, nhấn giọng. 
- GV luyện đọc uốn sửa sai cho HS.
- GV kết hợp giải thích chú giải SGK.
- 2 HS đọc bài "Ngôi trường mới"
- Trả lời câu hỏi nội dung bài
- HS nhận xét
(2 phút)
- HS nghe và quan sát tranh.
- 2 HS đọc lại.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS nêu , luyện đọc các từ khó:
Lễ phép, mắc lỗi, mắc lại nữa ...
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
+Thưa thầy,/emcửa lớp/ bị ạ !//
+Nhưng //hình như..ấy/..em đâu!//
- HS thi đọc từng đoạn.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3
Tiết 2
*Hoạt động 1: H/dẫn tìm hiểubài:
? Bố Dũng đến trường làm gì?
? Bố Dũng là nghề gì?
? Em đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy ngay ở trường?
? Khi gặp thầy cũ, bố Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
? Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
? Vì sao thầy nhắc nhở mà không phạt ?
? Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?
? Hình phạt là như thế nào?
? Tìm từ gần nghĩa với từ lễ phép?
? Đặt câu với từ lễ phép?
*Hoạt động 2: Luyện đọc lại: (15 phút)
- GV cho HS yêu luyện đọc.
- GV tổ chức đọc nâng cao theo vai cho HS khá luyện đọc diễn cảm
- GV nhận xét cho điểm HS
3. Củng cố dặn dò:
? Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét giờ học dặn dò.
- Chuẩn bị bài sau.
(15 phút)
- HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời
- Vì bố đi công tác xa, chỉ đến thăm thầy được 1 lúc.
- Bố Dũng là bộ đội .
-HS nêu
- Bố vội bỏ mũ lễ phép chào thầy
- HS đọc thầm đoạn 2 trả lời
VD: Bố Dũng trèo cửa sổ lớp bị thầy .. nhưng thầy không phạt
- HS nêu theo ý hiểu.
- HS đọc thầm đoạn 3 trả lời.
+VD:- Dũng xúc động ..Em nghĩ..Bố cũng có lần mắc lỗi nhưng ..
- HS nêu...
+ ngoan ngoãn.
+ Bạn Mai rất lễ phép với thầy cô giáo. 
- 3 nhóm, mỗi nhóm 4HS đọc phân vai
- Thi đọc toàn bộ truyện.
- HS nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy, cô giáo.
- Về kể lại chuyện cho người thân nghe.
-------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
-HS được luyện tập củng cố khái niệm về ít hơn, nhiều hơn
-Củng cố và rèn luyện kĩ năng giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn, kỹ năng trình bày.
-Điểm ở trong và ở ngoài một hình.
-Giúp HS có hứng thú, tự tin thực hành toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
-Dành cho bài mới
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp.
*Hoạtg động 1: GV H/dẫn HS làm bài tập
 Bài tập 2:
- Cho HS nêu yêu cầu
? Kém hơn nghĩa là như thế nào?
? Bài toán thuộc loại toán gì? phép tính?
- GV cho HS hiểu: Em kém anh tức là em ít hơn anh.
 Bài tập 3: Quan hệ ngược với bài 2: "anh hơn em 5 tuổi", có thể hiểu là "em kém anh 5 tuổi"
 Bài tập 4: Em hiểu bài này làm ntn?
- GV cho HS khá nêu cách làm( GV giúp HS hiểu cách làm)
- Tổ chức làm vở 
- GV chấm - Nhận xét
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
- GV chốt lại cách giải toán “ ít hơn”. 
- Nhận xét tiết học
(1 phút)
(30 phút)
- ... ít hơn
- Bài toán về ít hơn
- HS nghe
- HS giải bài toán
- HS chữa bài
 VD: Tuổi của em là:
 16 – 5 = 11 ( tuổi)
 Đáp số: 11 tuổi
- HS liên hệ
- 1 HS lên bảng giải
- Cả lớp làm vở
- KQ đúng là ANH 16 tuổi.
- HS xem tranh (SGK) rồi tự giải (là hình ảnh minh họa bài toán có trong thực tế sinh động)
- HS nói lại cách giải dạng toán "nhiều hơn", "ít hơn".
Toà nhà thứ hai cao là:
16 – 4 = 12 (tầng)
 Đáp số: 12 tầng.
- HS nghe dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 05 tháng 10 năm 2010
Tiết 2: CHÍNH TẢ
Tập chép: NGƯỜI THẦY CŨ
I- MỤC TIÊU:
-HS tập chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài "Người thầy cũ".
-HS luyện tập phân biệt ui/uy, tr/ch, iêng/ iên.
-Giáo dục HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng lớp viết bài tập chép.
- Bảng phụ viết bài tập.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
-GV đọc cho HS viết :Hai bàn tay; cái tai.
- GV nhận xét vào bài.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp.
*Hoạt động 1: H/dẫn tập chép:
- GV đọc bài trên bảng
? Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?
? Bài chép có mấy câu?
? Chữ đầu câu viết như thế nào?
? Đọc lại câu văn có cả dấu phẩy và dấu hai chấm?
- GV đọc: xúc động, cổng trường, cửa sổ, mắc lỗi, hình phạt
- GV nhắc lại HS chú ý cách viết và trình bày bài. 
- GV chấm - chữa bài
*Hoạt động 2: H/dẫn làm bài tập: 
- GV treo bảng phụ viết sẵn sàng bài tập.
 Bài tập 2: Điền ui/uy vào chỗ chấm?
 Bài tập 3: (lựa chọn 3a hoặc 3b)
GV nhận xét chốt lại:
giò chả, trả lại, con trăn, cái chăn 
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
- Nhận xét tiết học, dặn dò xem lại bài.
-HDCB bài sau.
- 2,3 HS viết bảnglớp
- Cả lớp viết bảng con
(1 phút)
(20 phút)
- 2 HS đọc bài chép
- HS trả lời: VD: Bố cũng có lần mắc lỗithầy không phạt ..nhưng bố 
- 3 câu
- Viết hoa
- HS đọc
- HS viết bảng con chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn
- HS nghe
- HS chép bài vào vở
- HS nộp 1/3 lớp
(10 phút)
- HS nêu yêu cầu- 2 HS làm bảng lớp
- Cả lớp làm bảng con.
* Bụi phấn , huy hiệu, vui vẻ, tận tuỵ..
- HS làm vở bài tập
- 2 HS làm bảng lớp
- Đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau.
- HS nghe dặn dò.
--------------------------------------------------------------------
Tiết 3: KỂ CHUYỆN
NGƯỜI THẦY CŨ
I- MỤC TIÊU:
-HS kể lại được toàn bộ câu chuyện đủ ý, đúng trình tự diễn biến.
-Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện: chú bộ đội, thầy giáo và Dũng.
-HS biết tham gia dựng lại phần chính của câu chuyện theo các vai.
-Rèn kĩ năng nghe: Tập trung nghe bạn kể chuyện để đánh giá đúng lời kể của bạn
-Giáo dục HS kính trọng thầy, cô giáo cũ.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Một số đồ vật (mũ bộ đội, kính đeo mắt, cravat) để thực hiện bài dựng lại câu chuyện.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- GV cho HS kể lại câu chuyện tuần trước 
- Nhận xét vào bài.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp.
*Hoạtg động 1: H/dẫn kể chuyện
a. Bức tranh vẽ cảnh gì ở đâu?
? Nêu tên các nhân vật trong truyện? 
? Ai là nhân vật chính? 
? Chú bộ đội xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Chú là ai? Đến lớp làm gì?
+ Tương tự đoạn 2: GV hướng dẫn cho HS kể chuyện .
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện?
- GV H/dẫn gợi ý giúp HS kể chuyện 
- Cho thi kể chuyện trước lớp
-GV nhận xét
c. Dựng lại truyện theo vai:
- Lần 1: GV làm người dẫn chuyện.
- Lần 2: Cho HS tự phân vai kể lại câu chuyện
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
- Chuẩn bị bài sau
- 2 HS tham gia dựng lại câu chuyện "Mẩu giấy vụn"
(1 phút)
(30 phút)
- HS nêu , HS nhận xét , bổ sung
- Dũng, chú Khánh (bố của Dũng), thầy giáo.
- HS trả lời
- HS kể từng đoạn
- HS kể toàn chuyện
- HS nhận xét
- 1 HS vai Dũng, 1 HS vai chú Khánh, 1 HS vai thầy giáo
- 4 HS dựng lại truyện
- HS thi dựng lại truyện
- Về tập phân vai dựng lại hoạt cảnh
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN
KI LÔ GAM
I- MỤC TIÊU: 
-Giúp HS có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn.
-Nhận biết về đơn vị ki lô gam, biết đọc, viết, tên gọi và kí hiệu của kilôgam.
-HS làm quen với cái cân, quả cân và cách cân (cân đĩa)
-Làm các phép tính cộng, trừ với các số kèm theo đơn vị ki lô gam
-Giúp HS được thực hành, nhận biết cân.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Cân đĩa với các quả cân: 1kg, 2kg, 5 kg. Một số đồ vật.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
-Cần chú ý gì khi làm toán dạng toán về ít hơn? GV chốt lại vào bài.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp. (1 phút)
*Hoạt động 1: Tim hiểu bài. (12 phút)
-Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn 
-GV dùng đồ vật trực quan để giới thiệu VD: như quyển sách , quyển vở , quyển nào nặng, nhẹ hơn làmNTN? 
-GV giới thiệu cái cân đĩa và cách cân đồ vật.
- GV cho HS quan sát cân đĩa thật 
 GV kết luận : Muốn biết vật nặng hơn , nhẹ hơn ta phải cân vật đó.
-Giới thiệu kilôgam, quả cân 1 ki lô gam.
- Cân các vật để xem nặng, nhẹ, ta dùng đơn vị đo là kilôgam
- Kilogam viết tắt là kg (GV viết)
- GV giới thiệu quả cân: 1kg; 2kg; 5kg.
*Hoạt động 2: Thực hành: (15 phút)
 Bài tập 1: 
-GV cho HS nêu yêu cầu ,cách làm
 Bài tập 2: 
-GV H/dẫn làm tính cộng, trừ các số rồi chữa bài.
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
HDCB bài sau.
- HS nêu, nhận xét , bổ sung.
- VD: làm phép tính trừ ( khi tìm số bé- số ít hơn).
- HS nghe.
- Dùng cân để cân.(SGK)
- HS quan sát cân đĩa thật
- HS thực hành và tập cân đồ vật.
- HS theo dõi
- HS nghe
- Vài HS đọc kilôgam viết tắt là kg
- HS theo dõi, xem và cầm quả cân 1kg
- HS xem hình vẽ để tập đọc, viết đơn vị kilôgam và tự điền vào chỗ chấm.
- HS đọc kết quả tính.
6kg + 20 kg = 26 kg
10 kg – 5 kg = 5 kg.
- HS làm các câu còn lại vào bảng con, bảng lớp.
- HS nghe dặn dò.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 06 tháng 10 năm 2010
Tiết 1: TẬP ĐỌC
THỜI KHOÁ BIỂU
I- MỤC TIÊU:
-HS đọc đúng thời khóa biểu, biết ngắt hơi sau nội dung từng cột, ngắt hơi sau từng dòng.
-Đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
-HS nắm được một số tiết học chính (ô màu hồng), số tiết học bổ sung (ô màu xanh) số tiết học tự chọn (ô màu vàng) trong thời khóa biểu.
-HS hiểu tác dụng của thời khóa biểu đối với HS, giúp HS theo dõi các tiết học trong từng buổi, từng ngày.
-Giúp HS chuẩn bị bài, vở theo thời khóa biểu để học tập tốt. Có thói quen sử dụng thời khóa biểu.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bảng phụ kẻ sẵn thời khóa biểu để H/dẫn HS.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
-Cho HS lên bảng đọc bài, nhận xét vào bài.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng tranh SGK
*Hoạt động 1: HD Luyện đọc: (16 phút)
-GV đọc mẫu, cho HS khá đọc lại 
- GV uốn sửa , luyện đọc từ cho HS
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV đọc mẫu thời khóa biểu: đọc đến đâu chỉ thước đến đấy theo 2 cách 
+BT 1: Đọc: Thứ – Buổi – Tiết.
+BT 2: Đọc: Buổi - Tiết – Thứ.
* GV cho HS thi đọc : Động viên HS yếu, tuyên dương HS khá.
*Hoạt động 2: H/dẫn tìm hiểu bài: (12 phút)
? Đọc và ghi lại số tiết học chính, số tiết học bổ sung, số tiết học tự chọn?
VD: Buổi sáng : Tiết 1;4 Tiếng Việt
 Buổi chiều: Tiết 2: Tiếng Việt 
- GV H/dẫn HS nhận xét đánh giá.
? Em cần TKB để làm gì?
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
- Nhận xét giờ học
- Nhắc HS rèn luyện thói quen dùng thời khóa biểu
- 3,4 HS đọc bài "Mục lục sách"
- Trả lời câu hỏi nội dung bài.
- HS quan sát.
- HS nghe.
- HS nối tiếp đọc câu.
HS luyện đọc cá nhân , luyện đọc đồng thanh: Tiếng việt, ngoại ngữ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, Nghệ thuật,
- HS đọc thành tiếng TKB thứ hai theo mẫu SGK.
- Nhiều HS lần lượt đọc.
- Các nhóm thi đọc.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm TKB đếm số tiết của môn học, ghi vở nháp.
- Nhiều HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Để biết lịch học, chuẩn bị bài ở nhà, mang sách vở và đồ dùng học tập cho đúng.
- 2 HS đọc TKB của lớp
- HS nghe dặn dò.
------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: ĐẠO ĐỨC 
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Trẻ em có bổn phận tham gia các công việc nhà phù hợp với khả năng và sứa lực của mình.
-Chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu của em đối với ông bà cha mẹ.
2. Thái độ tình cảm:
-Đồng tình, ủng hộ các bạn làm việc nhà.
3. Hành vi:
-Tích cực, tự giác tham gia làm việc nhà, giúp đỡ ông bà cha mẹ.
II. CHUẨN BỊ:
-Nội dung bài thơ: “Khi mẹ vắng nhà” của Trần Đăng Khoa.
-Phiếu thảo luận ghi các tình huống cho hoạt động 1. tiết 2.
-Các câu hỏi cho hoạt động 2. tiết 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
? Gọn gàng ngăn nắp có lợi gì?
? Em đã gọn gàng ngăn nắp chưa?
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp.
*Hoạt động 1: Phân tích bài thơ: “Khi mẹ vắng nhà” của Trần Đăng Khoa.
-GV đọc bài thơ.
-Phát phiếu gồm những câu hỏi và yêu cầu học sinh thảo luận.
-Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV kết luận: Bạn nhỏ làm việc nhà vì bạn thương mẹ. Chăm làm việc nhà là một thói quen tốt mà chúng ta cần học tập.
-HS trả lời
-Lớp nhận xét
(1 phút)
(10 phút)
-HS theo dõi.
-1 HS đọc bài thơ.
-Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.
HS thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
*Hoạt động 2: Đoán xem tôi đang làm gì?
-GV phổ biến cách chơi.
-Chia lớp thành hai đội và tổ chức cho học sinh chơi.
(9 phút)
-Cả lớp theo dõi.
-Cả lớp tham gia trò chơi.
GV kết luận: Chúng ta nên làm những công việc phù hợp với khả năng của bản thân
-HS nghe
*Hoạt động 3: Tự liên hệ bản thân.
-Yêu cầu học sinh kể nhưũng công việc nhà mà em đã làm.
-GV tổng hợp các ý kiến của học sinh và kết luận:
-Ơû nhà các em nên giúp đỡ ông bà, cha mẹ làm các công việc phù hợp với bản thân mình.
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
Em nên làm những công việc gì để giúp đỡ bố 
mẹ ở nhà?
Dành thời gian giúp đỡ bố mẹ một số công việc nhà.
-HS liên hệ trước lớp.
Cả lớp nghe, bổ dung và nhận xét xem bạn làm những công việc đó phù hợp với sức khoẻ, khả năng của bạn chưa.
-----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN
LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU:
-Giúp HS làm quen với cân đồng hồ và tập cân với cân đồng hồ, cân bàn.
-Rèn cho HS kĩ năng làm tính và giải tóan với số kèm theosố đo khối lượng có đơn vị đo là kilogam.
-Giúp HS hứng thú, tự tin trong việc thực hành toán.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một cái cân, một túi gạo, sách...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kết hợp trong quá trình HS luyện tập làm bài.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp.
*Hoạt động 1:H/dẫn HS làm bài tập.
 Bài tập 1: GV giới thiệu cân đồng hồ 
và cách cân cho HS hiểu.
? Cân có mấy đĩa cân?
- Thực hành cân:
Cho HS đứng lên cân bàn (cân sức khỏe) rồi đọc số.
 Bài tập 3: GV chú ý HS không phải ghi thành 2 bước tính.
- Kết quả phải ghi tên đơn vị
- Nhắc lại cách cộng trừ có số đo khối lượng .
- GV giúp đỡ HS yếu
 Bài tập 4:
- Gọi HS đọc đề toán
- Y/ cầu HS trả lời câu hỏi: Bài toán cho gì , tìm gì? Nêu cách tìm?
- GV giúp HS yếu phân tích đề bài, nêu cách làm ,phép tính
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò về nhà xem bài.
(1 phút)
(28 phút)
- HS nghe, quan sát, trả lời câu hỏi.
- HS nêu.
- HS thực hành cân: túi gạo, sách, vở...
- HS thực hành cân.
- HS nêu , nhận xét ,bổ sung.
- HS làm bảng con, giơ bảng nhận xét
- HS tính rồi ghi kết quả cuối cùng 
3 kg + 6 kg - 4 kg = 5 kg
- HS đọc đề toán, tóm tắt bằng lời rồi giải bài toán.
1HS lên bảng chữa bài.
Mẹ mua về số kilôgam gạo nếp là:
26 -16 = 10 ( kg)
 Đáp số: 10 kg gạo nếp.
- HS nghe dặn dò.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_7_thu_2_3_4_nam_hoc.doc