Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 34 - Vũ Phương Thắm

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 34 - Vũ Phương Thắm

TIẾT 2 – 3: TẬP ĐỌC

Người làm đồ chơi

I.Mục tiêu.

 - HS đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ khó: làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn, làm ruộng, suýt khóc., ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc phân biệt lời các nhân vật.

 - Hiểu nghĩa các từ mới: ế hàng, hết nhẵn.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Sự cảm thông sâu sắc và cách an ủi tế nhị của bạn nhỏ với bác làm nghề nặn đồ chơi.

II.Đồ dùng dạy học:

 

doc 35 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 34 - Vũ Phương Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUần 34 
**********
Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2007
Tiết 1: Chào cờ
tiết 2 – 3: Tập đọc
Người làm đồ chơi
I.Mục tiêu.
 - HS đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ khó: làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn, làm ruộng, suýt khóc...., ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
 - Hiểu nghĩa các từ mới: ế hàng, hết nhẵn.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Sự cảm thông sâu sắc và cách an ủi tế nhị của bạn nhỏ với bác làm nghề nặn đồ chơi. 
II.Đồ dùng dạy học:
 - Tranh trong SGK. Bảng phụ ghi câu từ cần hướng dẫn luyện đọc.
 - Một số con vật nặn bằng bột màu.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ: Lượm
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B.Dạy bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Luyện đọc.
a.GV đọc mẫu toàn bài.
- Gọi HS đọc chú giải.
b.Luyện phát âm.
- Tìm các từ khó đọc ?
- GV hướng dẫn đọc, HS luyện đọc.
*HS đọc nối tiếp từng câu.
c.Luyện đọc đoạn.
- GV nêu yêu cầu đọc đoạn, chia đoạn cho HS luyện đọc.
- GV hướng dẫn cách đọc đoạn, cách ngắt giọng câu văn dài.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
- Chia nhóm yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
d.Thi đọc.
e.Đọc đồng thanh.
Tiết 2.
3.Tìm hiểu bài.
- Bác Nhân làm nghề gì ?
- Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào?
- Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác nhân như thế ?
- Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
- Bạn nhỏ có thái độ thế nào khi nghe tin bác Nhân định chuyển về quê làm ruộng ?
- Bạn đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng ?
- Hành động của bạn nhỏ cho thấy bạn là người như thế nào ?
- Thái độ của bác Nhân ra sao ?
*Nêu nội dung câu chuyện ?
C.Củng cố dặn dò.
- Gọi 6 HS đọc bài theo vai.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau.
- 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS lớp nhận xét.
- 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc chú giải.
- HS nêu : làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn, làm ruộng, suýt khóc....
- HS luyện phát âm.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- Chia thành 3 đoạn.
- HS nghe, thực hiện theo yêu cầu.
- 3 HS đọc 3 đoạn trước lớp.
- Đọc theo nhóm 3.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
- Bác là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè.
- Các bạn nhỏ xúm đông lại ngắm nghía, tò mò xem bác nặn.
- Vì bác nặn rất khéo.
- Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột màu.
- Bạn suýt khóc, cố tỏ ra bình tĩnh nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
- Bạn đập con lợn đất, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi cho bác.
- Bạn nhân hậu, thương người....
- Bác vui mừng và thêm yêu công việc của mình.
*HS nêu theo ý hiểu.
VD: Sự cảm thông sâu sắc và cách an ủi tế nhị của bạn nhỏ với bác làm nghề nặn đồ chơi. 
- 6 HS thi đọc bài theo vai.
- HS nghe nhận xét dặn dò.
Tiết 4: Toán.
Ôn tập về phép nhân và phép chia (Tiếp theo)
I.Mục tiêu: 
 Giúp HS.
- Luyện kĩ năng tính trong các bảng nhân bảng chia đã học.
- Nhận biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia 
- Nhận biết : "Một phần tư"số lượng thông qua hình minh hoạ.
- Ôn tập về giải bài toán bằng một phép tính chia. Số 0 trong phép cộng và phép nhân.
* Giáo dục HS yêu thích học toán.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS làm lại bài tập 4 tiết trước.
- GV nhận xét cho điểm HS.
B.Dạy bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Ôn tập.
Bài 1:
*Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi HS đọc bài làm trước lớp.
- GV nhận xét cho điểm HS.
*Khi biết 4 x 9 = 36 có thể ghi ngay kết quả của 36 : 9 không ? Vì sao ?
Bài 2:
- Nêu yêu cầu bài tập, cho HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Bài 3 : 
GV cho HS tìm hiểu bài.
 Bài cho biết gì, tìm gì ? Nêu cách tìm ?
GV cho HS chữa bài , nhận xét.
GV chốt bài.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời. Vì sao em biết ?
- Hình a đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông ? Vì sao em biết ?
* GV chốt kiến thức .
Bài 5:
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- GV thu chấm bài, nhận xét.
C.Củng cố dặn dò.
- GV chốt lại nội dung bài luyện tập.
- Nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị cho giờ sau.
- 1 HS lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét.
- Làm bài, theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.
VD: 5 x 7 = 35 2 x 8 = 16 
 35 : 5 = 7 16 : 2 = 8
- Có thể ghi ngay kết quả của 36 : 4 = 9
Vì lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- HS nêu cách thực hiện HS khác theo dõi, nhận xét.
VD: 2 x 2 x 3 = 12
 40 : 5 : 4 = 2
HS nêu , HS n hận xét bổ sung.
Bài giải
Mỗi nhóm có số bút chì màu là :
27 : 3 = 9 ( bút chì )
 ĐS : 9 bút chì.
- HS đọc đề bài, làm bài.
- Hình b đã khoanh vào 1 số HV. 
 4
Vì hình b có tất cả 16 hình vuông, đã khoanh vào 4 hình vuông.
- Hình a đã khoanh vào 1 số HV. 
 5
- HS tự làm bài, chữa bài.
- Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
VD: 
 4 + ...0 = 4 ..1..x 4 = 4
 4 - ..o..= 4 0..: 4 = 0
- HS nghe nhận xét dặn dò.
Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2007
Tiết 1: Âm nhạc
Ôn tập các bài hát đã học.
I- Mục tiêu: 
 +Giúp HS: Ôn tập các bài hát đã học- Hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng đều và rõ lời.
- HS biết hát hát dựa vào giai điệu nguyên bản các bài hát đã học . Biết hát và biểu diễn kết hợp thành trò chơi.
- Giáo dục HS thích học hát, yêu thích thiên nhiên chim chóc
II- Đồ dùng dạy học:
 - GV hát chuẩn xác bài hát.
 - Bảng phụ chép lời ca, thanh phách, trống nhỏ.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS lên hát bài: Chim chích bông , Chú ếch con, Bắc kim thang, Em trồng cây Chú chim nhỏ dễ thương
- GV nhận xét, vào bài.
B. Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng.
b) Hoạt động1: Ôn tập bài hát : Chim chích bông - Chú ếch con . Bắc kim thang, Em trồng cây Chú chim nhỏ dễ thương
 - GV hát mẫu
- GV hướng dẫn HS ôn tập theo từng dãy bàn, hát đối đáp từng câu.
- GV chia nhóm , cho HS hát kết hợp trò chơi.
- GV nhận xét- tuyên dương 
c)Hoạt động 2: 	
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp .
- GV cho HS tập hát lời mới.
* GV làm mẫu lời mới lời một, 1 lần.
- Cho HS tập từng câu.
+ GV theo dõi, uốn sửa
+ Vỗ tay theo tiết tấu lời ca:
- GV làm mẫu, cho HS vỗ tay theo .
GV theo dõi sửa cho HS
* Tương tự lời hai.
*Hoạt động 3: Tập biểu diễn bài hát.
- GV làm mẫu lần 1
- GV cho HS tự sáng tác động tác phụ hoạ theo nhịp .
- GV tuyên dương múa hát tốt.
C. Củng cố dặn dò:
- Cho HS hát lại bài: Chim chích bông Chú ếch con..
 - Nhận xét giờ học .
- Về nhà ôn lại bài hát .
+ 2 – 3 HS lên hát: Chim chích bông - Chú ếch con ..
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS nghe.
- HS hát cả bài , hát theo dãy , theo tổ , hát cả lớp.
- HS hát cả bài đồng thanh.
- HS hát theo dãy.
- HS tập hát + Gõ nhịp.
- HS nghe.
- HS theo dõi sau đó tập hát và gõ đệm theo nhịp . 
- HS gõ theo sự hướng dẫn của GV
nhịp 2/4:
- HS tập hát + gõ tiết tấu 
- HS luân phiên, 1 dãy hát một dãy vỗ tay theo nhịp, một dãy vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- HS tập đứng hát, múa một số động tác phụ hoạ theo sở thích riêng của mình
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ, theo sự hướng dẫn của GV 
- HS lên bảng múa và hát.
- HS nghe và nhận xét 
- HS hát lại bài hát một lần.
- HS nghe dặn dò.
Tiết 2: Chính tả
Nghe - viết: Người làm đồ chơi.
I.Mục tiêu.
- Nghe, viết lại chính xác, đẹp đoạn tóm tắt nội dung của bài "Người làm đồ chơi"
 - Biết cách viết hoa danh từ riêng.
- Làm đúng các bài tập phân biệt ch/tr, ong/ông, dấu hỏi, dấu ngã.
- Giáo dục HS yêu thích viết chữ đẹp , rèn chữ thanh đậm cho HS.
II.Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ chép nội dung bài tập chính tả.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ.
- HS tìm các tiếng chỉ khác nhau âm đầu s/x, ch/tr.
- GV nhận xét cho điểm HS.
B.Dạy bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn viết chính tả.
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Giáo viên đọc mẫu bài viết 1 lần.
 + Bác Nhân làm nghề gì ?
 + Vì sao Bác Nhân định chuyển về quê ? 
 + Bạn nhỏ đã làm gì ?
 + Đoạn văn có mấy câu ?
+ Chữ đầu câu viết thế nào, ngoài ra những chữ nào phải viết hoa ?
* Luyện viết tiếng khó.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
b. Viết chính tả.
c. Soát lỗi, chấm bài.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. 
- Gọi học sinh nhận xét - chữa bài
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Treo 2 bảng ghi bài tập.
- Yêu cầu 2 nhóm học sinh làm bài theo hình thức nối tiếp.
C. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học.
- 2 HS lên bảng làm, HS lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc lại các từ đã tìm.
- HS theo dõi và đọc thầm theo.
 + Bác làm nghề nặn đồ chơi bằng bột màu.
+ Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện.
+ Bạn lấy tiền để dành mua đồ chơi của bác.
- Bài viết có 3 câu.
- Viết hoa.
Bác, Nhân, Khi, Một.
- Học sinh viết các từ: nặn đồ chơi, chuyển nghề, lấy tiền, cuối cùng...
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài nối tiếp.
- HS lớp nhận xét.
- Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống.
- 2 nhóm, mỗi nhóm 4 HS lên làm bài, nhóm nào làm nhanh và đúng thì thắng cuộc.
- HS nghe nhận xét dặn dò.
Tiết 3: Toán.
Ôn tập về phép nhân và phép chia (Tiếp)
I.Mục tiêu: Giúp HS.
- Luyện kĩ năng tính trong các bảng nhân bảng chia đã học . Nhận biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.. Ôn tập về giải bài toán bằng một phép tính chia. Số 0 trong phép nhân– qua làm bài toán trắc nghiệm.
* Giáo dục HS yêu thích học toán.
II . Đồ dùng dạy học : 
- Hệ thống các bài tập trắc nghiệm.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS làm lại bài tập tiết trước.
- GV nhận xét cho điểm HS.
B.Dạy bài mới. 1.Giới thiệu bài.
2.Ôn tập.: GV chép đề lên bảng cho HS làm bài:
Khoanh vào chữ cái trước đứng kết quả mà em cho là đúng:
Câu 1: Tích của 5 x 7 = 
 a. 35 b. 30 c. 12 d. 25
Câu 2 :  ... yện đọc , luyện viết .
- 2 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi của bài : 
- HS n hận xét , bổ sung.
- HS nghe.
- Vài HS đọc lại.
- HS nêu lại từ khó đọc , từ còn hay đọc nhầm : làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn, làm ruộng, suýt khóc....
- HS luyện đọc.
- HS luuyện đọc ở bảng phụ , HS phát hiện câu văn khó đọc mà theo HS,em đó cần được luyện đọc lại 
- HSkhá giỏi luyện đọc diễn cảm
- HS đọc đoạn, đọc nhóm,.
- HS thi đọc
- HS nghe.
- Đọc đồng thanh : 
- Cả lớp đọc đồng thanh một đoạn trong bài.
- HS nêu và viết bảng con 
- HS đọc bài , HS nêu.
- Dấu câu là : dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang, dấu hai chấm . dấu đứng mở ngoặc kép.
- Đó là chữ :Gặp , Bác , Hôm,Thì , Về , Nghe. 
- Vì đó là chữ đầu câu..
+ HS nêu: chiều, trẻ nhỏ,nặn,
- HS viết bảng con
+ Gồm 7 câu.
- Nhìn bảng chép bài.
- HS khá giỏi luyện viết chữ thanh đậm..
- HS nghe dặn dò .
Tiết 3: Tự học
Hoàn thành kiến thức đã học.
I Mục tiêu:
- HS hoàn chỉnh các kỹ năng , kiến thức các môn học đã học: Tập đọc ,Toán, Đạo đức.
- Giáo dục HS ý thức tự giác làm bài.
II Đồ dùng dạy học: 
- HS vở bài tập các môn.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.GV nêu yêu cầu giờ học:
B.Hướng dẫn HS tự học:
+ Môn Tập đọc : 
- Cho HS luyện đọc bài : Người làm đồ chơi.
*GV cho HS trung bình yếu luyện đọc đúng , HS khá giỏi luyện đọc diễn cảm , đọc hay..
- GV theo dõi , uốn sửa cho HS
* GV động viên tuyên dương khuyến khích HS đọc tiến bộ , đọc hay.
+ Môn Toán: 
- Cho HS hoàn thành các bài tập ở SGK vở bài tập .
 - GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.
* Cho HS khá nhận xét , chốt kiến thức bài.
+ Môn : Đạo đức
- HS hoàn thành vở Bài tập : 
- GV giúp HS làm bài , nếu HS còn lúng túng
- GV theo dõi, uốn sửa cho HS .
C. Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét giờ học .
- Về nhà xem lại các bài đã học.
- HS nghe.
- HS luyện đọc bài : Người làm đồ chơi.
- HS yếu luyện đọc từ, cụm từ khó.
- HS khá đọc diễn cảm, đọc hay..
- HS nhận xét , tuyên dương bạn đọc tốt..
- HS làm vở bài tập toán bài :Ôn tập về phép nhân , phép chia.
 - HS khá có thể chữa bài khó trong bài.
VD: Bài 2 : Tính
3 x 5 – 6 = 9
2 x 7 +58 = 72
2 x 8 +72 = 88
- HS làm vở bài tập 
- HS hoàn thành vở bài tập : 
 Phần – Vấn đề bảo vệ môi trường
- HS nghe dặn dò.
Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2007
Tiết 1: tiếng việt
Luyện: Đáp lời an ủi . 
Kể chuyện được chứng kiến.
IMục tiêu :
- Đối với HS trung bình , yếu :
+ HS biết cách đáp lại lời an ủi trong một số tình huống giao tiếp cụ thể .
+ Biết viết một đoạn văn ngắn từ 3-4 câu kể về một việc làm tốt của em hoặc bạn em .
- Đối với HS khá giỏi : 
+ Đáp lời an ủi bằng nhiều cách khác nhau .Viết được một đoạn văn ngắn từ 5 – 6 câu kể về một việc làm tốt của em hoặc bạn em .
II Đồ dùng dạy học : 
- Hệ thống các bài tập .
III Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
A. GV nêu yêu cầu giờ học :
B. Củng cố lý thuyết :
+ Ta nói lời an ủi khi nào ?
+ Ta đáp lời an ủi khi nào ?
+Việc làm tốt là việc làm như thế nào?
* GV chốt vào bài .
C. Bài tập :
GV chép đề lên bảng cho HS làm bài để ôn lại kiến thức đã học :
Bài 1 : SGK T132
GV yêu cầu HS nhắc lại lời một số nhân vật trong tranh vẽ .
GV yêu cầu HS lên đóng vai các nhân vật trong tranh vẽ 
* GV tuyên dương HS nói lời an ủi tốt 
Bài 2 : Viết lời đáp trong các tình huống sau 
1. Đi học về em rất buồn . Mẹ hỏi làm sao con buồn thế ?
+ Em trả lời : Hôm nay con bị điểm kém mẹ ạ
+ Mẹ an ủi : Đừng buồn, nếu cố gắng lên con sẽ được điểm tốt .
+Em đáp : ..
2. Em rất tiếc vì bị mất chiếc cặp tóc . Bạn em nói : Mình chia buồn với bạn .
+Em đáp : ..
3. Em rất lo khi con chó nhà em đi đâu đã mấy ngày không về . Bố an ủi em : Đừng buồn con ạ , có thể ngày mai nó sẽ về con ạ .
+ Em đáp : 
- GV hướng dẫn HS làm bài .
- Gọi nhiều cặp đôi lên đóng vai 
* GV tuyên dương HS nói lời an uỉ tốt.
 Bài 3 : Em hãy kể về một việc làm tốt của em hoặc bạn em( mà em được chứng kiến).
- GV cho HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài trước lớp .
- Nhận xét bổ sung .
* GV tuyên dương HS viết bài tốt .
- GV đọc bài hay trước lớp.
GV nhận xét tuyên dơng HS học tập tốt , tiến bộ ..
E. Dặn dò : 
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài đã học .
- HS nghe.
- HS nêu .
+Khi người thân của rmình gặp chuyện buồn ..
+Thể hiện sự cảm ơn ghi nhận sự quan tâm của người khác ..
+ Là việc làm mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác .. 
- HS nêu – HS nhận xét bổ sung 
- HS nêu yêu cầu ? Nêu cách làm bài 
HS tự làm bài .
HS 1 : Bạn đừng buồn , bạn sắp khỏi rồi .
HS 2 : Cảm ơn bạn , mình sẽ cố gắng điều trị cho khỏi bệnh .
.
+ Nhiều HS đóng vai .
+ HS đọc yêu cầu .
Đọc từng tình huống .
Viết lời đáp của mình vào vở.
Đọc bài làm trước lớp , nhận xét bổ sung .
VD: 
1.+ Con cảm ơn mẹ .Con sẽ cố gắng học tập nhiều hơn nữa mẹ nhé.
2.+ Mình cảm ơn bạn , bạn thật tốt với mình .
3.+ Con cảm ơn bố , con hy vọng là con chó ngày mai sẽ về với con 
HS tự làm bài .
Nhiều HS thực hành đóng vai.
Nhận xét bổ sung .
+ Nhiều HS đọc bài của mình.
- HS nghe dặn dò .
Tiết 2: Tự học
Hoàn thành kiến thức đã học.
I Mục tiêu:
- HS hoàn chỉnh các kỹ năng , kiến thức các môn học đã học: Chính tả ,Toán Tập làm văn.
- Giáo dục HS ý thức tự giác làm bài.
II Đồ dùng dạy học: 
- HS vở bài tập các môn.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.GV nêu yêu cầu giờ học:
B.Hớng dẫn HS tự học:
+ Môn Chính tả : 
- Cho HS hoàn thành bài.
*GV giúp HS trung bình ,yếu hoàn thành bài , HS khá giỏi luyện ôn kiến thức đã học.
- GV theo dõi , uốn sửa cho HS
* GV động viên tuyên dương khuyến khích HS có ý thức học bài.
+ Môn Toán: 
- Cho HS hoàn thành các bài tập ở SGK vở bài tập .
 - GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.
* Cho HS khá nhận xét , chốt kiến thức bài.
+ Môn : Tập làm văn
- HS hoàn thành vở Bài tập.
- GV giúp HS làm bài , nếu HS còn lúng túng
- GV theo dõi, uốn sửa cho HS .
C. Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét giờ học .
- Về nhà xem lại các bài đã học.
- HS nghe.
- HS hoàn thành bài: Nghe viết đàn bê của anh Hồ Giáo.
- HS yếu luyện làm bài tập chính tả SGK vở bài tập
- HS khá giỏi luyện ôn kiến thức đã học.
- HS nghe.
-HS nhận xét , tuyên dương bạn học tốt..
- HS làm vở bài tập toán bài : Ôn tập về hình học.
 - HS khá có thể chữa bài khó trong bài.
VD: Bài 3
Chu vi hình tứ giác DEGH là : 
10 x 4 = 40 
ĐS : 40 dm 
- HS làm vở bài tập 
- HS hoàn thành vở bài tập : 
- Phần : Kể ngắn về người thân .
- HS nghe dặn dò.
Tiết 3: Thể dục.
 Chuyền cầu.
 I. Mục tiêu:
 Giúp HS tiếp tục :
 - Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu nâng cao khả năng thực hiện đón và chuyền cầu cho bạn.
 - Phát triển thể lực toàn diện cho HS.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Trên sân trường - vệ sinh an toàn nơi tập. 
 - Còi, cầu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Nội dung dạy học
A. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
- Khởi động. 
B. Phần cơ bản. 
1. Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- GV theo dõi - uốn nắn. 
2.GV phổ biến nội dung kiểm tra, tổ chức kiểm tra.
*Hình thức kiểm tra: Hai học sinh đứng ở hai bên vạch giới hạn chuyền cầu cho nhau.
*Cách đánh giá: 
+Hoàn thành: Đón và chuyền cầu tối thiểu được 1 lần.
+Chưa hoàn thành: Không đón và chuyền cầu được lần nào.
* GV nhận xét động viên tuyên dương HS 
C. Phần kết thúc; 
- Hồi tĩnh. 
- Tập một số động tác thả lỏng. 
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- Nhận xét- dặn dò. 
Định lượng
5 - 6 phút 
20 - 25 phút 
5- 6 phút 
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
- HS tập họp lớp, báo cáo sĩ số. 
- Nghe GV phổ biến ND, YC giờ học 
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn khởi động: xoay các khớp. 
- HS thực hành chuyền cầu.
- Lớp trưởng hô cho các bạn tập. 
- Chia ra các tổ ôn luyện, tổ trưởng điều khiển.
- HS tập trung lớp, nghe GV phổ biến nội dung kiểm tra. 
- Mỗi học sinh được thực hiện động tác 1 - 3 lần.
Ngay lần đầu HS đã đón được cầu không phải thực hiện lần 2,3.
- HS tập một số động tác hồi tĩnh. 
- HS tập một số động tác thả lỏng. 
- Nghe GV hệ thống bài. 
- Nghe nhận xét - dặn dò. 
Tuần 34.
Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2007.
Tiết 1: Chào cờ.
Tiết 3, 4: Tập đọc.
Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2007.
Thứ tư ngày 9 tháng 5 năm 2007.
Thứ năm ngày 10 tháng 5 năm 2007.
Tiết 1: Thủ công.
Ôn tập - Thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích.
 I.Mục tiêu.
 - HS ôn luyện cách làm đồ chơi đã học dưới hình thức thi khéo tay.
 - Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
 - Rèn đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo.
II.Chuẩn bị.
 - Mẫu một số sản phẩm trong chương đồ chơi.
 - Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, bút màu, thước kẻ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
 - Nhắc lại các bước làm dây xúc xích, đồng hồ đeo tay, vòng đeo tay, con bướm ?
 - Kiểm tra đồ dùng phục vụ giờ thực hành.
2.Giáo viên nêu yêu cầu giờ học.
 - Làm 1 đồ chơi mà em thích (Trong số các đồ chơi đã học ở chương đồ chơi) và trang trí theo ý thích.
3.HS thực hành làm đồ chơi dưới hình thức thi.
 - Mỗi học sinh chọn và làm 1 sản phẩm đồ chơi và trang trí theo ý thích.
 - GV theo dõi, hướng dẫn học sinh còn lúng túng, gợi ý học sinh cách trang trí sản phẩm cho đẹp.
4.Trưng bày sản phẩm.
 - HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
 - GV gợi ý HS cách đánh giá sản phẩm:
 + Sản phẩm làm đã đúng quy trình chưa.
 + Trang trí có đẹp không.
 - Chọn ra sản phẩm mà mình thích.
*GV nhận xét chung, tuyên dương học sinh có sản phẩm làm đúng quy trình và trang trí đẹp.
4.Củng cố dặn dò.
 - Gọi HS nhắc lại quy trình làm các sản phẩm trong chương đồ chơi.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò học sinh ghi nhớ cách làm các sản phẩm đồ chơi đã học. Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau.
- HS nhắc lại các bước làm các đồ chơi đã học.
- HS lớp nhận xét.
- HS nghe GV nêu yêu cầu, nhắc lại yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân làm 1 sản phẩm đồ chơi và trang trí theo ý thích.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Đánh giá sản phẩm, chọn ra sản phẩm mà mình thích.
- HS nhắc lại các bước làm từng sản phẩm đồ chơi đã học.
- HS nghe nhận xét dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_34_vu_phuong_tham.doc