Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 29 - Năm 2011 - Trần Thị Kiều Diễm

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 29 - Năm 2011 - Trần Thị Kiều Diễm

TỐN (142): CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

I. Mục tiêu

1Kiến thức: Giúp HS.

- Nắm chắc cấu tạo thập phân của số có 3 chữ số là gồm các trăm, các chục, các đơn vị.

2Kỹ năng: Đọc viết thành thạo các số có 3 chữ số.

3Thái độ: Ham thích học toán.

II. Chuẩn bị

- GV: Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị.

- HS: Vở.

III. Các hoạt động

 

doc 26 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 29 - Năm 2011 - Trần Thị Kiều Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỊNG GD&ĐT CƯ JÚT
TRƯỜNG TH NGUYỄN DU
CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
======***======
LỊCH BÁO GIẢNG
KHỐI 2
TUẦN 29
Thứ
Mơn
Tiết
Tên bài giảng
2
Chào cờ
29
Tập đọc
85
Những quả đào 
Tập đọc
86
Những quả đào 
Hát nhạc
29
Ơn tập bài hát: Chú ếch con 
Tốn
141
Các số từ 111 đến 200
3
Tốn 
142
Các số cĩ ba chữ số 
Chính tả
57
Những quả đào 
Đạo đức
29
Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 2)
Mĩ thuật
29
Tập nặn tạo.Nặn hoặc vẽ,xé dán các con vật
4
Tập đọc
87
Cây đa quê hương
Luyện từ & câu
29
TN về cây cối. Đặt và TLC: Để làm gì? . . .
Thể dục
57
Tâng cầu
Tốn
143
So sánh các số cĩ ba chữ số 
Thủ cơng
29
Làm vịng đeo tay 
5
Tốn
144
Luyện tập
Chính tả
58
Hoa phượng
Kể chuyện
29
Những quả đào 
Thể dục
58
TC “Chuyền bĩng tiếp sức”. “Con cĩc là cậu”
Tự nhiên-xã hội 
29
Một số lồi vật sống dưới nước
6
Tốn
145
Mét
Tập làm văn
29
Đáp lời. Nghe trả lời câu hỏi 
Tập viết
29
Chữ hoa A (Kiểu 2)
Sinh hoạt
29
(Thực hiện từ ngày 4/4-8/4/2011)
TUẦN 29
Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2010
TỐN (142): 	CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS.
Nắm chắc cấu tạo thập phân của số có 3 chữ số là gồm các trăm, các chục, các đơn vị.
2Kỹ năng: Đọc viết thành thạo các số có 3 chữ số.
3Thái độ: Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị
GV: Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Các số từ 111 đến 200.
- Kiểm tra HS về thứ tự và so sánh các số từ 111 đến 200.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
- Các số có 3 chữ số.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu các số có 3 chữ số.
a) Đọc và viết số theo hình biểu diễn.
- GV gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 200 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gắn tiếp 4 hình chữ nhật biểu diễn 40 và hỏi: Có mấy chục?
- Gắn tiếp 3 hình vuông nhỏ biểu diễn 3 đơn vị và hỏi: Có mấy đơn vị?
- Hãy viết số gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị.
- Yêu cầu HS đọc số vừa viết được.
- 243 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị.
- Tiến hành tương tự để HS đọc, viết và nắm được cấu tạo của các số: 235, 310, 240, 411, 205, 252.
b) Tìm hình biểu diễn cho số:
- GV đọc số, yêu cầu HS lấy các hình biểu diễn tương ứng với số được GV đọc.
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó yêu cầu HS đổi chép vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hướng dẫn: Các em cần nhìn số, đọc số theo đúng hướng dẫn về cách đọc, sau đó tìm cách đọc đúng trong các cách đọc được liệt kê.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Tiến hành tương tự như bài tập 2.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Tổ chức cho HS thi đọc và viết số có 3 chữ số. 
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà ôn luyện cấu tạo số, cách đọc số và cách viết số có 3 chữ số.
- Chuẩn bị: So sánh các số có ba chữ số.
- Hát
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Có 2 trăm.
- Có 4 chục.
- Có 3 đơn vị.
- 1 HS lên bảng viết số, cả lớp viết vào bảng con: 243.
- 1 số HS đọc cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh: Hai trăm bốn mươi ba.
- 243 gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị.
- Làm bài và kiểm tra bài làm của bạn theo yêu cầu của GV.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm cách đọc tương ứng với số.
- Làm bài vào vở bài tập: Nối số với cách đọc.
- 315 – d; 311 – c; 322 – g; 521 – e; 450 – b; 405 – a. 
CHÍNH TẢ (57):	 NHỮNG QUẢ ĐÀO 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Nhìn bảng chép lại chính xác đoạn văn tóm tắt truyện Những quả đào.
2Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x, in/inh.
3Thái độ: Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
HS: Vở chính tả. Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cây dừa
- Yêu cầu HS viết các từ sau: sắn, xà cừ, súng, xâu kim, minh bạch, tính tình, Hà Nội, Hải Phòng, Sa Pa, Tây Bắc,
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
- Những quả đào. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
A) Ghi nhớ nội dung đoạn viết 
- Gọi 3 HS lần lượt đọc đoạn văn. 
- Người ông chia quà gì cho các cháu?
- Ba người cháu đã làm gì với quả đào mà ông cho?
- Người ông đã nhận xét về các cháu ntn?
B) Hướng dẫn cách trình bày
- Hãy nêu cách trình bày một đoạn văn.
- Ngoài ra chữ đầu câu, trong bài chính tả này có những chữ nào cần viết hoa? Vì sao?
C) Hướng dẫn viết từ khó
- Hãy tìm trong bài thơ các chữ có dấu hỏi, dấu ngã. 
- Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng con. Chỉnh sửa lỗi cho HS.
D) Viết bài
E) Soát lỗi
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ khó cho HS soát lỗi.
G) Chấm bài
- Thu và chấm một số bài. Số bài còn lại để chấm sau.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
- Bài 2a 
- Gọi HS đọc đề bài sau đó gọi 1 HS lên làm bài trên bảng lớp, yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
- Bài 2b
- Tiến hành tương tự như với phần a.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại cho đúng bài.
Chuẩn bị: Hoa phượng. 
- Hát
- 4 HS lên bảng viết bài, cả lớp viết vào giấy nháp.
- HS dưới lớp nhận xét bài của các bạn trên bảng.
- 3 HS lần lượt đọc bài.
- Người ông chia cho mỗi cháu một quả đào.
- Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng. Vân ăn xong vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm.
- Oâng bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.
- Khi trình bày một đoạn văn, chữ đầu đoạn ta phải viết hoa và lùi vào 1 ô vuông. Các chữ đầu câu viết hoa. Cuối câu viết dấu chấm câu.
- Viết hoa tên riêng của các nhân vật: Xuân, Vân, Việt.
- Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã, mỗi, vẫn.
- Viết các từ khó, dễ lẫn.
- HS nhìn bảng chép bài.
- Soát lỗi, sửa lỗi sai và ghi tổng số lỗi ra lề vở.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Đáp án: 
Đang học bài. Sơn bỗng nghe thấy tiếng lạch cạch. Nhìn chiếc lồng sáp treo trước cửa sổ, em thấy trống không. Chú sáo nhỏ tinh nhanh đã xổ lồng. Chú đang nhảy trước sân. Bỗng mèo mướp xồ tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáp nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành xoan rất cao.
- Đáp án: 
+ To như cột đình
+ Kín như bưng
+ Tình làng nghĩa xóm
+ Kính trên nhường dưới
+ Chính bỏ làm mười
ĐẠO ĐỨC (29):	GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ( tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
-Cĩ thái độ cảm thơng, khơng phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyến tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa trong SGK.
 - Phiếu thảo luận nhĩm, đồ dùng cho trị chơi sắm vai.
 -Vở bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ:
2.Bài mới
Hoạt động 1: GTB, ghi đầu bài.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
 - Nêu lần lượt các tình huống như SGK để HS thảo luận.
 - KL: Thuỷ nên khuyên bạn cần chỉ đường hoặc dẫn người hỏng mắt đến nhà cần tìm.
Hoạt động 3: GT tư liệu về người khuyết tật.
- Nêu yêu cầu để HS trình bày.
 - GV khen và khuyến khích các em thực hiện những việc làm phù hợp để giúp đỡ những người khuyết tật.
 - KL chung; GV nêu KL trong SGK.
3: Củng cố, dặn dị:-Hệ thống nội dung bài.
-Nhận xét giờ học.
-HS lên bảng
-HS lắng nghe.
-Thảo luận nhĩm.
-Đại diện các nhĩm trình bày.
-Trình bày tư liệu.
-Cả lớp nhận xét bổ sung.
HS nhắc lại
-HS lắng nghe.
Mơn: Mỹ thuật (29)
Bài: Tập nặn tạo. Nặn hoặc vẽ, xé dán các con vật
GV bộ mơn phụ trách lớp và dạy nợi dung bài
Thứ tư ngày 6 tháng 4 năm 2010
TẬP ĐỌC (87): CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG.
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch tồn bài.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ.
- HS trả lời được các câu hỏi 1,2,4 ở SGK/ T94 .HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3.
- Hiểu nội dung bài:Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương , thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.
II. Đồ dùng dạy học:
 SGK + Bảng phụ .
III. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 HS phân vai đọc bài “ Những quả đào” 
Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
Hoạt động 2. Luyện đọc:
GV đọc mẫu tồn bài.
a/ Đọc từng câu:11 câu
HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài.
Theo dõi, uốn nắn cách đọc cho HS.
Yêu cầu HS tìm và phát âm một số từ khĩ: 
b/ Đọc từng đoạn trước lớp: 2 đoạn.
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn .
Kết hợp giải nghĩa từ mới ở mỗi đoạn và HDHS đọc ngắt nghỉ hơi một số câu trong bài.
c/ Đọc từng đoạn trong nhĩm:
Theo dõi, nhắc nhở HS làm việc.
d/ Thi đọc giữa các nhĩm:
Đại diện các nhĩm thi đọc đoạn 1.
HS – GV nhận xét, bình chọn người đọc tốt.
e/ Lớp đọc đồng thanh:
Yêu cầu lớp đọc đồng thanh tồn bài.
Hoạt động 3. HDHS tìm hiểu bài:
GVHSHS đọc thành tiếng , đọc thầm bài và TLCH ở SGK/T94.HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 3.
Nêu câu hỏi để HS rút ra nội dung bài: Ghi ở phần mục tiêu.
Hoạt động 4. HDHS luyện đọc lại bài :
GV gọi 5HS thi đọc lại bài.
Nhận xét, ghi điểm .
Hoạt động 5. Củng cố - Dặn dị:
Hệ thống lại bài.
NXTH. Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Lắng nghe.
Theo dõi SGK.
11HS đọc nối tiếp câu đến hết bài .
Tìm và phát âm từ khĩ.
4HS  ...  1 m = . . . cm và hỏi: điền số nào vào chỗ trống? Vì sao?
Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK vàhỏi: Các phép tính trong bài có gì đặc biệt?
- Khi thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài, chúng ta thực hiện ntn?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cây dừa cao mấy mét?
- Cây thông cao ntn so với cây dừa?
- Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Làm thế nào để tính được chiều cao của cây thông?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Muốn điền được đúng, các em cần ước lượng độ dài của vật được nhắc đến trong mỗi phần.
- Hãy đọc phần a.
- Yêu cầu HS hình dung đến cột cờ trong sân trường và so sánh độ dài của cột cờ với 10 m và 10 cm, sau đó hỏi: Cột cờ cao khoảng bao nhiêu?
- Vậy điền gì vào chỗ trống trong phần a?
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Tổ chức cho HS sử dụng thước mét để đo chiều dài, chiều rộng của bàn học, ghế, bảng lớp, cửa chính, cửa số lớp học.
- Yêu cầu HS nêu lại quan hệ giữa mét với đêximet, xăngtimet.
- Chuẩn bị: Kilômet.
- Hát
- 2 HS lên bảng sửa bài, cả lớp làm vào vở nháp.
- Một số HS lên bảng thực hành đo độ dài.
- Dài 10 dm.
- HS đọc: 1 mét bằng 10 đeximet.
- 1 mét bằng 100 xăngtimet.
- HS đọc: 1 mét bằng 100 xăngtimet. 
- Điền số thích hợp vào chỗ trống.
- Điền số 100 và 1 mét bằng 100 xăngtimet.
- Tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- Đây là các phép tính với các đơn vị đo độ dài mét.
- Ta thực hiện như với số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào sau kết quả.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Cây dừa cao 8m, cây thông cao hơn cây dừa 5m. Hỏi cây thông cao bao nhiêu m?
- Cây dừa cao 8m
- Cây thông cao hơn cây dừa 5m.
- Tìm chiều cao của cây thông.
- Thực hiện phép cộng 8m và 5m
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tóm tắt
Cây dừa	 : 5m. 
Cây thông cao hơn : 8m
Cây thông cao . . . : m?
Bài giải
Cây thông cao là:
	5 + 8 = 13 (m)
	Đáp số: 13m
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền cm hoặc m vào chỗ trống.
- Cột cờ trong sân trường cao 10
- Cột cờ cao khoảng 10m.
- Điền m
- Làm bài, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
b) Bút chì dài 19cm.
c) Cây cau cao 6m.
d) Chú Tư cao 165cm.
TẬP LÀM VĂN (29): 	ĐÁP LỜI CHIA VUI. NGHE - TLCH 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Biết đáp lời chia vui của người khác bắng lời của mình.
2Kỹ năng: Biết nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi về truyện Sự tích hoa dạ lan hương.
3Thái độ: Biết nghe và nhận xét lời đáp, nhận xét câu trả lời của bạn.
II. Chuẩn bị
GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ. Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối.
- Gọi 2, 3 cặp HS lần lượt lên bảng đối thoại lời chia vui.
- GV nhận xét 
3. Bài mới 
- Đáp lời chia vui, nghe và trả lời câu hỏi về nội dung truyện Sự tích hoa dạ lan hương.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
- Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc các tình huống được đưa ra trong bài.
- Gọi 1 HS nêu lại tình huống 1.
- Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật con, bạn con có thể nói ntn?
- Con sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn con ra sao?
- Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ và thảo luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài.
- Nhận xét và cho điểm tiết học.
- Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài để HS nắm được yêu cầu của bài, sau đó kể chuyện 3 lần.
Sự tích hoa dạ lan hương
 Ngày xưa, có một ông lão thấy một cây hoa bị vứt lăn lóc ở ven đường, bèn đem về nhà trồng. Nhờ ông hết lòng chăm bón, cây hoa sống lại. Rồi nó nở những bông thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông. Nhưng ban ngày ông lão bận, làm gì có thời gian để ngắm hoa.
 Hoa bèn xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. Cảm động trước tấm lòng của hoa, Trời biến nó thành loài hoa nhỏ bé, sắc màu không lộng lẫy nhưng toả hương thơm nồng nàn vào ban đêm. Đó là hoa dạ lan hương.
	Theo Trần Hoài Dương
- Hỏi: Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
- Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?
- Về sau, cây hoa xin Trời điều gì?
- Vì sao Trời lại cho hoa có hương vào ban đêm?
- Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp trước lớp theo các câu hỏi trên.
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại những câu trả lời của bài 2, kể câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: Nghe – Trả lời câu hỏi.
- Hát
- 2, 3 cặp HS lần lượt lên bảng đối thoại: 1 em nói lời chia vui (chúc mừng), em kia đáp lại lời chúc.
- Lớp theo dõi và nhận xét bài của các bạn.
- Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Bạn tặng hoa, chúc mừng sinh nhật em.
- Bạn có thể nói: Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật./ Chúc bạn sang tuổi mới có nhiều niềm vui./
- Con có thể nói: Mình cảm ơn bạn nhiều./ Tớ rất thích những bông hoa này, cảm ơn bạn nhiều lắm./ Oâi những bông hoa này đẹp quá, cảm ơn bạn đã mang chúng đến cho tớ./
- 2 HS đóng vai trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS lên thể hiện trước lớp. Ví dụ: 
Tình huống b
- Năm mới, bác sang chúc Tết gia đình. Chúc bố mẹ cháu luôn mạnh khoẻ, công tác tốt. Chúc cháu học giỏi, chăm ngoan để bố mẹ luôn vui.
- Cháu cảm ơn bác. Cháu xin chúc bác và gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc.
Tình huống c
- Cô rất vui vì trong năm học này, lớp ta con nào cũng tiến bộ hơn, học giỏi hơn, lớp lại đoạt được danh hiệu lớp tiên tiến. Cô chúc các con giữ vững và phát huy những thành tích ấy trong năm sắp tới.
- Chúng con xin cảm ơn cô vì cô đã tận tình dạy bảo chúng con trong năm học vừa qua. Chúng con xin hứa với cô sẽ luôn cố gắng làm theo lời cô dạy.
- Vì ông lão đã cứu sống cây hoa và hết lòng chăm sóc nó.
- Cây hoa nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông lão.
- Cây hoa xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão.
- Trời cho hoa có hương vào ban đêm vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
- Một số cặp HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS kể, cả lớp cùng theo dõi.
TẬP VIẾT (29):	CHỮ HOA A (Kiểu 2)
I.Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa A - kiểu 2 (1 dịng cỡ vừa, 1 dịng cỡ nhỏ); chử và câu ứng dụng : Ao (1 dịng cỡ vừa, 1 dịng cỡ nhỏ), Ao liền ruộng cả
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu A hoa kiểu 2 . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng, vở.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
Kiểm tra vở viết.
Yêu cầu viết: Y 
Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
Viết : Y – Yêu luỹ tre làng.
GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
- GV nêu mục đích và yêu cầu.
- Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa 
1.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ A hoa kiểu 2 
- Chữ A hoa kiểu 2 cao mấy li? 
- Viết bởi mấy nét?
- GV chỉ vào chữ A hoa kiểu 2 và miêu tả: 
+ Gồm 2 nét là nét cong kín và nét móc ngược phải.
- GV viết bảng lớp.
- GV hướng dẫn cách viết:
- Nét 1: như viết chữ O (ĐB trên ĐK 6, viết nét cong kín, cuối nét uốn vào trong, DB giữa ĐK 4 và ĐK 5).
- Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK 6 phía bên phải chữ O, viết nét móc ngược (như nét 2 của chữ U), dừng bút ở ĐK 2 . 
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
1.HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
* Treo bảng phụ
Giới thiệu câu: Ao liền ruộng cả.
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: Ao lưu ý nối nét A và o.
HS viết bảng con
* Viết: : Ao 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Hát
- HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 5 li.
- 2 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- A, l, g : 2,5 li
- r : 1,25 li
- o, i, e, n, u, c, a : 1 li
- Dấu huyền ( `) trên ê
- Dấu nặng (.) dướ ô
- Dấu hỏi (?) trên a
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét ưu khuyết điểm tuần 28
Thực hiện kế hoạch tuần 29

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_29_nam_2011_tran_thi.doc