Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học: 2011-2012 - Nguyễn Thị Thúy Hòa

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học: 2011-2012 - Nguyễn Thị Thúy Hòa

TẬP ĐỌC

KHO BÁU

I) Mục đích yêu cầu

 - Đọc rành mạch toàn bài; ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý.

 - Hiểu nội dung bài: Ai yêu quý đất đai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5. HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.

* GDKNS:

- Tự nhận thức.

- Xác định giá trị bản thân.

II) Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa trong SGK

 - Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc.

III) Hoạt động dạy học

 

doc 34 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học: 2011-2012 - Nguyễn Thị Thúy Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 Thứ hai, ngày 12 tháng 03 năm 2012
TẬP ĐỌC
KHO BÁU
I) Mục đích yêu cầu
 - Đọc rành mạch toàn bài; ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý.
 - Hiểu nội dung bài: Ai yêu quý đất đai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5. HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.
* GDKNS:
- Tự nhận thức.
- Xác định giá trị bản thân.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa trong SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc.
III) Hoạt động dạy học Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp, KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài và chủ điểm
 - HS quan sát tranh SGK và hỏi:
 + Tranh vẽ những gì?
 - Tiếp tục chủ điểm sông biển tuần 28, 29 các em sẽ học những bài về các loài hoa, cây qua chủ điểm cây cối.
 Truyện đọc mở đầu cho chủ điểm là truyện kho báu. Với truyện này các em sẽ hiểu: cuộc sống ấm no, đầy đủ của con người do đâu mà có? Cái gì mới thực sự là kho báu.
 - Ghi tựa bài
b) Luyện đọc
* Đọc mẫu: giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Đoạn 2: đọc giọng buồn; nhấn giọng từ thể hiện sự mệt mỏi, già nua của hai ông bà( mỗi ngày một già yếu, lâm bệnh, qua đời) giọng đọc thể hiện sự ngạc nhiên nhịp nhanh hơn. Hai người con đã hiểu lời dặn của cha đọc chậm lại.
* Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
 - Đọc câu: HS nối tiếp nhau luyện đọc câu
 - Đọc từ khó: kho báu, quanh năm, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, mặt trời, cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, bội thu, của ăn của để. Kết hợp giải nghĩa các từ ở mục chú giải.
 - Đọc đoạn: HS nối tiếp nhau luyện đọc đoạn.
 - Đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng.
 Ngày xưa,/ có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng,/ cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà/ thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.//
 - Đọc đoạn theo nhóm
 - Thi đọc nhóm( CN, từng đoạn).
 - Nhận xét tuyên dương
- Hát vui
- Ôn tập
- Quan sát
- Phát biểu
- Nhắc lại
- Luyện đọc câu
- Luyện đọc từ khó
- Luyện đọc đoạn
- Luyện đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng
- Luyện đọc nhóm
- Thi đọc
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
C) Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Câu 1: Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân?
 - Nhờ chăm chỉ làm việc hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì?
 - HS đọc lại đoạn 1
* Câu 2: Hai con trai người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ không?
 - Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?
 - HS đọc đoạn 2
* Câu 3: Theo lời cha hai người con đã làm gì?
* Câu 4: Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu? Chỉ vào 3 phương án cho HS chọn( dành cho HS khá giỏi).
* Câu 5: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
d) Luyện đọc lại
 - HS thi đọc lại câu chuyện
 - Nhận xét tuyên dương
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
 - GDHS: Chăm chỉ học tập, chăm làm sẽ thành công, lao động đem lại nhiều niềm vui.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà luyện đọc lại bài
 - Xem bài mới
- Hai vợ chồng người nông dân, quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng trở về khi đã lặn mặt trời,vụ lúa họ cấy lúa, gặt hái xong lại trồng khoai, trồng cà không cho đất nghỉ, chẳng lúc nào ngơi tay.
- Gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
- Đọc đoạn 1
- Họ ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.
- Người cha dặn dò: ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.
- Đọc đoạn 2
- Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy, vụ mùa đến, họ đành trồng lúa.
- Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ, nên lúa tốt.
- Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
- Thi đọc
- Nhắc tựa bài
- Chăm chỉ làm việc và yêu quý đất đai.
TOÁN
KIỂM TRA
I) Mục tiêu
 Kiểm tra dựa vào các nội dung sau:
 - Phép nhân, phép chia trong bảng (2, 3, 4, 5).
 - Giải bài toán bằng một phép nhân hoặc một phép chia.
 - Biết cách tính độ dài đường gấp khúc.
II) Nội dung kiểm tra
* Bài 1: Tính nhẩm (4 điểm) (mỗi phép tính đúng 0,25 điểm).
 2 x 3 = 6 3 x 3 = 9 5 x 4 = 20 6 x 1 = 6
18 : 2 = 9 32 : 4 = 8 4 x 5 = 20 0 : 9 = 0
 4 x 9 = 36 5 x 5 = 25 20 : 5 = 4 1 x 10 = 10
35 : 5 = 7 24 : 3 = 8 20 : 4 = 5 0 : 1 = 0
* Bài 2: Ghi kết quả tính (2 điểm) (mỗi phép tính đúng 0,5 điểm).
 3 x 5 + 5 = 15 + 5 3 x 10 – 14 = 30 – 14 
 = 20 = 16
 2 : 2 x 0 = 1 x 0 0 : 4 + 6 = 0 + 6
 = 0 = 6
* Bài 3: Tìm X (1 điểm) ( mỗi phép tính đúng 0,5 điểm).
 X x 2 = 12 X : 3 = 5
 X = 12 : 2 X = 5 x 3
 X = 6 X = 15
* Bài 4( 2 điểm)
 Có 15 học sinh chia đều thành 3 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy học sinh?
Bài giải
 Số học sinh mỗi nhóm là: (0,5 đ)
 15 : 3 = 5 (học sinh) (1 đ)
 Đáp số: 5 học sinh (0,5 đ)
* Bài 5: 1 điểm
 Cho đường gấp khúc có các kích thước nêu ở hình vẽ dưới đây. Hãy viết một phép tính nhân để tính độ dài đường gấp khúc.
 3cm 3cm 3cm 3cm
3 x 4 = 12 (cm)
...........................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
I) Mục tiêu
 - Biết: mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
 - Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
 - Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
* Tích hợp môi trường
* GD KNS:
- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm với người khuyết tật.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa trong VBT
 - Cờ, xanh, đỏ.
 - Phiếu thảo luận nhóm HĐ 2
III) Hoạt động dạy học Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Trẻ em cần cư xử như thế nào khi đến nhà người khác?
 + Lịch sự khi đến nhà người khác thể hiện điều gì?
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học đạo đức bài: Giúp đỡ người khuyết tật.
 - Ghi tựa bài
* Hoạt động 1: Phân tích tranh
 - HS quan sát tranh thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
 + Tranh vẽ những gì?
 + Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật?
 + Nếu có em ở đó, em sẽ làm gì vì sao?
=> Kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật.
 - Thảo luận nhóm
 - HS trình bày
=> Kết luận: Tùy theo khả năng, điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng những cách khác nhau như: đẩy xe lăn cho người bị khuyết tật, quyên góp giúp nạn nhân bị chất độc da cam, dẫn người mù qua đường, vui chơi cùng bạn bị câm, điếc 
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
 - Nêu ý kiến và yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng đồng tình bằng cách gio cờ xanh không đồng tình, cờ đỏ đồng tình.
 a) Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm.
 b) Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh.
 c) Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em.
 d) Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt đi những khó khăn thiệt thòi của họ.
 - Bày tỏ thái độ
=> Kết luận: Các ý kiến a, c, d là đúng; ý kiến b là chưa hoàn toàn đúng vì mọi người khuyết tật đều được giúp đỡ.
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Chúng ta cần phải làm gì đối với người khuyết tật?
 - GDHS: Quan tâm giúp đỡ mọi người nhất là người khuyết tật, già yếu. Phải có lòng vị tha và nhân ái
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Lịch sự khi đến nhà người khác
- Trẻ em cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
- Thể hiện nếp sống văn minh
- Nhắc lại
- Quan sát
- Bạn bị tật, các bạn đẩy xe
- Các bạn nhỏ giúp cho bạn bị khuyết tật được đi học.
- Phát biểu
- Thảo luận
- Trình bày
- Đúng
- Chưa hoàn toàn đúng
- Đúng
- Đúng
- Nhắc tựa bài
- Cần giúp đỡ người khuyết tật
Thứ ba, ngày 13 tháng 03 năm 2012
thÓ dôc
Bµi 55: Trß ch¬i “Tung vßng vµo ®Ých”
	I. Môc tiªu:
- TiÕp tôc lµm quen víi trß ch¬i “Tung vßng vµo ®Ých”. Yªu cÇu biÕt c¸ch ch¬i vµ b­íc ®Çu tham gia ®­îc vµo trß ch¬i
- RÌn kÜ n¨ng thùc hiÖn c¸c bµi tËp rÌn luyÖn t­ thÕ c¬ b¶n.
	II. §Þa ®iÓm vµ ph­¬ng tiÖn:
- §Þa ®iÓm: S©n tr­êng, vÖ sinh an toµn n¬i tËp.
- Ph­¬ng tiÖn: cßi, 12 vßng nhùa ®­êng kÝnh 5-10cm, 2 b¶ng ®Ých.
III. Néi dung vµ ph­¬ng ph¸p lªn líp:
PhÇn
Néi dung
Ph­¬ng ph¸p tæ chøc
Më ®Çu
- NhËn líp, phæ biÕn néi dung, yªu cÇu giê häc vµ kØ luËt luyÖn tËp.
* GiËm ch©n t¹i chç, ®Õm theo nhÞp.
- Xoay c¸c khíp cæ tay, xoay vai, ®Çu gèi, h«ng, cæ ch©n.
- Ch¹y nhÑ nhµng theo 1 hµng däc sau chuyÓn thµnh ®éi h×nh vßng trßn
 ● ● 
 ● ●
 ● ☺ ●
 ● ● 
 ● ●
 ● ● 
C¬ b¶n
* ¤n mét sè ®éng t¸c cña bµi thÓ dôc, mçi ®éng t¸c 2 × 8 nhÞp
* ¤n trß ch¬i “Tung vßng vµo ®Ých”:
- GV nªu tªn trß ch¬i, nh¾c l¹i c¸ch ch¬i. 
- Chia thµnh 2 nhãm ch¬i sau ®ã cho thi ®Êu xem tæ nµo nhÊt (®¹i diÖn c¸c tæ cã sè nam vµ sè n÷ nh­ nhau)
§ 
GH ● ●
 CB 
 ● ●
 ● ●
 ● ● 
KÕt thóc
- §i ®Òu theo 3 hµng däc vµ h¸t 
- Nh¶y th¶ láng
- Trß ch¬i håi tÜnh.
- Gi¸o viªn cïng hs hÖ thèng bµi.
- NhËn xÐt vµ giao bµi vÒ nhµ. 
 ● ● ● ● ● ● ● ● 
 ☺ ● ● ● ● ● ● ● ● 
 ● ● ● ● ● ● ● ● 
TOÁN
ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN
I) Mục tiêu
 - Biết quan hệ giữa đơn vị và chục; giữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
 - Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.
 - Các bài tập cần làm: bài 1, 2.
II) Đồ dùng dạy học
 - Bộ toán thực hành của GV + HS
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS lên bảng làm bài tập
 - Nhận xét ghi điểm
2 x 3 + 4 = 6 + 4 2 x 2 : 1 = 4 : 1
 = 10 = 4
3) Bài mới
a) Ôn tập về đơn vị, chục và trăm
 - Gắn các ô vuông( các đơn vị từ 1 đến 10 như SGK) HS nêu các số đơn vị, số chục rồi ôn lại.
10 đơn vị bằng 1 chục
 - Gắn các HCN( các chục từ 1 chục đến 10 chục) theo thứ tự ... 2.
 - Bảng nhóm
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp, KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS viết bảng lớp + nháp các từ: cuốc bẫm, cày sâu, trồng khoai, trở về.
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
A) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học chính tả bài: Cây dừa.
 - Ghi tựa bài
B) Hướng dẫn viết chính tả
* Hướng dẫn chuẩn bị
 - Đọc bài chính tả
 - HS đọc lại bài
* Hướng dẫn nắm nội dung bài
 - Tìm các bộ phận lá, ngọn, thân, quả của cây dừa; làm cho cây dừa có hình dáng, hoạt động như con người?
* Hướng dẫn nhận xét
 - Mỗi dòng thơ có mấy tiếng?
 - Đây là thơ lục bát nên viết như thế nào?
* Hướng dẫn viết từ khó
 - HS viết bảng con từ, kết hợp phân tích tiếng các từ: dang tay, hũ rượu, tàu dừa, bạc phếch.
* Viết chính tả
 - Lưu ý HS: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, cách cầm bút, để vở ngay ngắn.
 - Đọc bài, HS viết vào vở.
* Chấm, chữa bài
 - Đọc bài HS soát lại
 - HS tự chữa lỗi
 - Chấm 4 vở của HS nhận xét
C) Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 2a: HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: các em tìm các tiếng có vần in hoặc inh theo nghĩa đã cho.
 - HS làm bài tập bảng con.
 - Nhận xét sửa sai
 + Số tiếp theo số 8.
 +( Quả) đã đến lúc ăn được.
 + Nghe hoặc ngửi rất tinh, rất nhạy.
* Bài 3: HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: Bài thơ có những tên riêng chưa viết hoa các em phải viết hoa sửa lại cho đúng chính tả.
 - HS nêu tên riêng có trong bài thơ.
- HS làm bài vào vở + bảng lớp
 - Nhận xét sửa sai
 Trên đường cái ung dung ta bước
 Đường ta rộng thênh thang tám thước
 Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên
 Đường lên Tây Bắc, đường qua Điện Biên
Đường cách mạng dài theo kháng chiến. 
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS viết bảng lớp các lỗi mà lớp viết sai nhiều.
 - Nhận xét ghi điểm
 - GDHS: Viết cẩn thận, rèn chữ viết để viết đúng chính tả và chữ viết đẹp, vở sạch.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà chữa lỗi
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Kho báu
- Viết bảng lớp + bảng con
- Nhắc lại
- Đọc bài chính tả
- Lá: như bàn tay đó gió
- Ngọn dừa: như cái đầu của người
- Thân dừa: mặc tấm áo đứng canh trời đất.
- Quả dừa: như đàn lợn con.
- Mỗi dòng có 6 tiếng và 8 tiếng.
- Dòng viết lùi vào 2 ô.
- Viết bảng con từ khó
- Viết chính tả
- Chữa lỗi
- Đọc yêu cầu
- Làm bài tập bảng con
- Số chín
- Quả chín
- Thính
- Đọc yêu cầu
- bắc sơn, đình cả, thái nguyên, tây bắc, điện biên
- Làm bài vào vở + bảng lớp
- Nhắc tựa bài
- Viết bảng lớp + nháp
TUẦN 28 - TIẾT 28
VẼ THÊM VÀO HÌNH CÓ SẴN
(VẼ GÀ) VÀ VẼ MÀU
I. MỤC TIÊU
Học sinh vẽ thêm được các hình thích hợp vào hình có sẵn.
Vẽ màu theo ý thích.
Yêu mến các con vật nuôi trong nhà.
Biết cách vẽ và vẽ được hình con vật.
II. CHUẨN BỊ
GIÁO VIÊN
Tranh ảnh về các loại gà.
Một số bài vẽ gà của học sinh.
Hình hướng dẫn trong bộ ĐDDH.
Tranh thiếu nhi.
HỌC SINH
Dụng cụ học vẽ. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình vẽ ở vở tập vẽ 2.
+ Trong bài đã vẽ hình gì? (gà trống).
+ bài vẽ còn có thể vẽ thêm các hình ảnh khác và vẽ màu để thành một bức tranh.
Giáo viên gợi ý để học sinh:
+ Tìm các hình ảnh để vẽ thêm cho bức tranh sinh động (con gà mái, cây cỏ).
+ Nhớ lại và tưởng tựơng ra màu sắc con gà và các hình ảnh khác.
Hoạt động 2: Cách thêm hình, vẽ màu.
*Cách vẽ hình.
Tìm hình định vẽ (con gà, cây, nhà).
Đặt hình vẽ thêm vào vị trí thích hợp trong tranh.
*Cách vẽ màu.
Có thể dùng màu khác nhau để vẽ cho tranh thêm sinh động.
Nên vẽ màu có đậm, nhạt.
Màu nền nên vẽ nhạt để tranh có không gian.
Hoạt động 3: Thực hành:
Học sinh tự thực hành.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá:
Học sinh nhận xét về.
+ Hình vẽ thêm.
+ Màu sắc trong tranh.
+ Những bài vẽ này có gì khác nhau.
Học sinh tìm ra bài vẽ đẹp.
Dặn dò học sinh:
Sưu tầm tranh ảnh về các con vật.
 Thứ sáu, ngày 16 tháng 02 năm 2012
TOÁN
CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110
I) Mục tiêu
 - Nhận biết được các số từ 101 đến 110.
 - Biết cách đọc viết các số từ 101 đến 110.
 - Biết cách so sánh các số từ 101 đến 110.
 - Biết thứ tự các số từ 101 đến 110.
 - Các bài tập cần làm: bài 1, 2, 3. Bài 4 dành cho HS khá giỏi.
II) Đồ dùng dạy học
 - Bộ đồ dùng toán biểu diễn của GV + HS
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3
 - Bảng nhóm
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS lên bảng làm bài tập
 - Nhận xét ghi điểm
 100 170
 140 = 140 190 > 150
 150 130
3) Bài mới
A) Giới thiệu các số từ 101 đến 110.
 - Kẻ bảng như SGK
Trăm
Chục
Đơn vị
Viết số
Đọc số
1 hình vuông, 1 ô vuông
1
0
1
101
Một trăm linh một
1 hình vuông, 2 ô vuông
1
0
2
102
Một trăm linh hai
 - HS biết số cần điền chữ số thích hợp vào các ô trống
 - Nêu cách đọc và viết số
 - HS đọc lại
* Viết và đọc số 102
 - HS làm như số 101
* Viết và đọc số khác.
 Từ 103 đến 109.
 - HS đọc lại các số trên
* Làm việc cá nhân
 - Viết số 105 yêu cầu HS nhận xét số này có mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
 - HS lấy đồ dùng chọn ra số hình vuông và ô vuông tương ứng số 105.
B) Thực hành
* Bài 1: Mỗi số dưới đây ứng với cách đọc nào?
 - HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: có lời đọc số các em tìm số nào ứng với cách đọc đó.
 - HS làm bài tập theo nhóm
 - HS trình bày
 - Nhận xét tuyên dương
 a) Một trăm linh bảy
 b) Một trăm linh tám
 c) Một trăm linh chín
 d) Một trăm linh hai
 e) Một trăm linh năm
 g) Một trăm linh ba
* Bài 2: Số ?
 - HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: các em vẽ tia số rồi điền các số còn thiếu vào tia số.
 - HS lên bảng điền
 - Nhận xét sửa sai
 102 104 106 108 110
 | | | | | | | | | | 
 101 103 105 107 109 
* Bài 3: Điền dấu >, <, = ?
 - HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: So sánh hai số rồi điền vào chỗ chấm.
 - HS làm bài tập bảng lớp + bảng vở
 - Nhận xét sửa sai
 101 < 102 106 < 109
 102 = 102 103 > 101
 105 > 104 105 = 105
 109 > 108 109 < 110
* 
 5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Các số tròn chục từ 110 đến 200
- Làm bài tập bảng lớp
- Nêu cách đọc và viết số
- Đọc lại
- Điền và nêu cách đọc
- Đọc số
- Gồm 1 trăm, 0 chục, 5 đơn vị.
- Lấy đồ dùng
- Đọc yêu cầu
- Làm bài tập theo nhóm
- Trình bày
- 107
- 108
- 109
- 102
- 105
- 103
- Đọc yêu cầu
- Làm bài tập bảng lớp
- Đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở + bảng lớp
- 
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI CHIA VUI. TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI
I) Mục đích yêu cầu
 - Biết đáp lại chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1).
 - Đọc và trả lời câu hỏi về bài miêu tả ngắn BT2); Viết được các câu trả lời cho phần bài tập 2( BT3).
* GD KNS:
- Giao tiếp, ứng xử văn hoá.
- Lắng nghe tích cực.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa trong SGK.
 - Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS đọc bài văn tả ngắn về con vật
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
A) Giới thiệu bài: Để các em biết đáp lại lời chia vui, trả lời được các câu hỏi về quả măng cụt. Hôm nay các em học tập làm văn bài mới.
 - Ghi tựa bài
B) Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: miệng
 - HS đọc yêu cầu
 - HS đóng vai mẫu HS1, 2, 3 nói lời chúc mừng.
 - HS1, 2, 3 chúc mừng bạn đoạt giải nhất trong kì thi HS giỏi cấp huyện
 - HS đóng vai theo nhóm
 - HS thực hành đóng vai
 - Nhận xét tuyên dương
* Bài 2: miệng
 - HS đọc yêu cầu
 - HS thảo luận theo cặp
 - HS thực hành hỏi đáp
 + HS1: Mời bạn nói về hình dáng bên ngoài của quả măng cụt. Quả hình gì?
 + HS1: Quả to bằng chừng nào?
 + HS1: Bạn hãy nói về ruột và mùi vị của quả măng cụt. Ruột quả măng cụt màu gì?
 - Nhận xét tuyên dương
* Bài 3: Viết
 - HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: Bài tập 2 có hai phần a, b các em chọn 1 phần và ghi vào vở các câu trả lời.
 - HS trả lời lại các câu hỏi
 - HS làm bài vào vở
 - HS đọc bài vừa viết
 - Nhận xét sửa sai
 a) Quả măng cụt tròn, giống như một quả cam nhưng chỉ nhỏ bằng nắm tay trẻ em. Vỏ măng cụt màu tím thẫm ngã sang màu đỏ. Cuống măng cụt ngắn và to. Có 4, 5 cái tay tròn úp vào quả và quanh cuống.
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS thực hành nói lời chia vui.
 + HS1: Chúc mừng bố năm nay làm ruộng trúng mùa.
 - Nhận xét tuyên dương
 - GDHS: Nói lời chia vui và đáp lại đúng, biết quan sát một vật mà em thích và bảo vệ chúng.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Tả ngắn về con vật
- Đọc bài
- Nhắc lại
- Đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm
- Thực hành đóng vai
- Đọc yêu cầu
- Thảo luận theo cặp
- Thực hành hỏi đáp
- HS2: Quả măng cụt tròn như quả cam.
- HS2: Quả to bằng nắm tay trẻ em.
- HS2: Ruột quả măng cụt trắng muốt, vị ngọt, màu trắng.
- Đọc yêu cầu
- Trả lời câu hỏi
- Làm bài vào vở
- Đọc bài vừa viết
- Nhắc tựa bài
- Thực hành nói lời chia vui
- HS2: Bố cảm ơn con
THỦ CÔNG
LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY
(tiết 2)
I) Mục tiêu
 - Biết cách làm đồng hồ đeo tay.
 - Làm được đồng hồ đeo tay.
II) Đồ dùng dạy học
 - Mẫu đồng hồ đeo tay.
 - Quy trình làm đồng hồ đeo tay
 - Giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
III) Hoạt động dạy học 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 - Nhận xét
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học thủ công bài: làm đồng hồ đeo tay.
 - Ghi tựa bài
b) Thực hành làm đồng hồ 
* Nhắc lại cách làm đồng hồ
 - Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
 - Bước 2: Làm mặt đồng hồ.
 - Bước 3: Gài dây đeo đồng hồ
 - Bước 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ
 - HS thực hành
 - Lưu ý HS: nếp gấp sát, miết kĩ, gài dây đeo có thể bóp nhẹ hình mặt đồng hồ để gài dây đeo cho dễ.
 - Quan sát giúp đỡ HS lúng túng.
 - HS trưng bày sản phẩm.
 - Đánh giá sản phẩm của HS
4) Củng cố 
 - HS nhắc lại tựa bài
 - GDHS: Yêu thích sản phẩm của mình và biết giữ vệ sinh, làm việc đúng thời gian.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà chuẩn bị giấy thủ công, kéo, hồ dán để học bài mới.
- Hát vui
- Làm đồng hồ đeo tay
- Nhắc lại
- Trưng bày sản phẩm
- Nhắc tựa bài

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_28_nam_hoc_2011_2012.doc