Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 23 - Trần Thị Thanh Thủy

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 23 - Trần Thị Thanh Thủy

Tiết 93

Bác sĩ Sói

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, các cụm từ.

- Đọc phân biết giọng người kể với giọng các nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:

- Hiểu từ: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc.

- Hiểu: Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- Một bông hoa cúc trắng.

 

doc 34 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 23 - Trần Thị Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 16 tháng 02 năm 2004
Tập đọc
Tiết 93
Bác sĩ Sói
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng:
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, các cụm từ.
Đọc phân biết giọng người kể với giọng các nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
Hiểu từ: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc.
Hiểu: Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
Một bông hoa cúc trắng. 
Tiết 1
III. Các hoạt động:
1. Ổn định: 1’ Hát
2. Bài cũ (4’): Cò và Cuốc.
2 HS đọc bài Cò và Cuốc, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Giới thiệu bài 1’:
Giáo viên giới thiệu tranh chủ điểm Muông thú.
Giới thiệu bài: Bác sĩ Sói
4. Phát triển các hoạt động 28’:
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu cả bài: Giọng người kể vui vẻ, tinh nghịch. Sói giả giọng hiền lành. Ngựa giả ngoan ngoãn, lễ phép. Nhấn giọng các từ: thèm rỏ dãi, toan xông đến, cuống lên, bình tĩnh, giả giọng.
- Học sinh lắng nghe.
* Hoạt động 2: Luyện đọc + giải nghĩa từ
a) Đọc từng câu
- Gọi học sinh đọc từng câu trong bài.
- Học sinh tiếp nối đọc từng câu.
- Gọi học sinh nêu các từ khó đọc.
- Học sinh nêu từ: rỏ dãi, toan, khoan thai, giở trò, vỡ tan, phát hiện.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ khó.
- Học sinh đọc theo T.
- Nhận xét.
b) Đọc từng đoạn trước lớp
- Gọi học sinh đọc theo đoạn trong bài.
- Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các câu:
+ Nó bèn  đeo lên mắt/ cặp vào cổ,/ một áo choàng khoác lên người,/  chụp lên đầu.//
- Học sinh luyện đọc đoạn văn.
+ Sói mừng rơn,/ mon men lại phía sau/ định lựa miếng/ đớp sâu vào đùi ngựa cho ngựa hết chạy.
- Gọi học sinh đọc chú giải.
- 1 học sinh đọc.
- Giảng thêm: “thèm rỏ dãi”: nghĩ đến món ăn ngon thèm đến nỗi nước bọt ứa ra.
- “nhón nhón chân”: hơi nhấc cao gót, chỉ có đầu ngón chạm đất.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
d) Thi đọc giữa các nhóm
c) Cả lớp đọc đồng thanh (1, 2 đoạn)
Tiết 2
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giáo viên có thế chia lớp thành nhiều nhóm, cho học sinh thảo luận, đại diện các nhóm trả lời 5 câu hỏi.
- Học sinh tiến hành thảo luận.
- Các nhóm trình bày.
Câu 1: Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
- Thèm rỏ dãi.
- Gọi học sinh nói lại từ: “thèm rỏ dãi”.
- 1 học sinh nêu chú thích.
Câu 2: Sói làm gì để lừa Ngựa?
- Nó giả làm bác sĩ khám bệnh cho Ngựa.
Câu 3: Ngựa bình tĩnh giả đau như thế nào? 
- Ngựa nói là mình bị đau ở chân sau, nhờ Sói xem giúp.
Câu 4: Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá?
- Sói tưởng đánh lừa được Ngựa, mon men lại phía sau Ngựa, lựa miếng đớp vào đùi Ngựa. Ngựa thấy Sói cúi xuống đúng tầm liền tung vó đá một cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.
Câu 5: Chọn tên cho truyện theo gợi ý.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn 3 tên 
gợi ý.
- Học sinh thảo luận để chọn tên truyện và nêu cách giải thích vì sao chọn tên ấy.
- Gọi học sinh nêu tên và giải thích cách chọn.
- Học sinh nêu:
+ “Sói và Ngựa”: tên và cuộc đấu trí của 2 nhân vật.
+ “Lừa người lại bị người lừa”: thể hiện nọi dung chính của chuyện.
+ “Anh Ngựa thông minh”: vì tên nhân vật này đáng được ca ngợi trong truyện.
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- Cho học sinh phân vai, đọc từng nhóm.
- 2, 3 nhóm học sinh phân vai thi đọc truyện.
5. Tổng kết (2’):
Giáo viên nhận xét tiết học – tuyên dương bạn học tốt.
Chuẩn bị: Kể chuyện Bác sĩ Sói.
Về nhà đọc lại bài.
Toán
Tiết 
Số bị chia – Số chia - Thương
I. Mục tiêu:
KT: Giúp học sinh:
Giới thiệu tên gọi thành phần và kết quả của phép chia.
Củng cố khái niệm phép chia.
KN: - Đọc tên được các thành phần trong phép chia.
 - Tính kết quả của phép chia.
TĐ: Tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ, đề ghi sẵn bài 5, SGK.
Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định (1’): Hát
2. Bài cũ (5’): Luyện tập
Học sinh sửa bài.
Số hàng có tất cả là:
20 : 2 = 10 (hàng)
	Đáp số: 10 (hàng)
3. Giới thiệu (1’):
- Hôm nay chúng ta sẽ học tên gọi các thành phần trong phép chia
4. Phát triển các hoạt động 32’:
] Hoạt động 1: Giới thiệu tên gọi phép chia.
- Giáo viên ghi phép chia.
- Học sinh đọc.
 6 : 2 = 3
- Giáo viên chỉ vào từng số trong phép chia và nêu tên gọi.
- Giáo viên đính các bảng dưới các số.
	 6	 : 	 2 = 3
- Học sinh nhắc.
Số bị chia	Số chia Thương
Lưu ý học sinh:
- Kết quả của phép chia gọi là thương (3).
- 6 : 2: cũng gọi là thương.
 6 2
 3
- Yêu cầu học sinh viết phép chia theo cột.
 SBC <- 6 2 <- SC
 	3 <- Thương
- Học sinh lên bảng chỉ và đọc.
] Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính rồi điền số vào ô trống theo mẫu.
- Đọc đề.
- Học sinh đọc bài mẫu.
- Học sinh làm bài.
	8 : 2 = 4
	SBC: 8
	SC: 2
	T: 4
- Học sinh sửa miệng.
Bài 2: Tính
- Từ phép tính nhân ghi
 2 phép chia
	2 x 3 = 6	2 x 4 = 8
	6 : 2 = 3	8 : 2 = 4
	6 : 3 = 2	8 : 2 = 4
- Sửa bài.
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống.
- Đọc đề làm bài.
- Lập phép chia rồi điền số của phép chia. Mỗi cặp 3 số tạo thành 2 phép chia.
- Giáo viên nêu: Trong 3 số thì số lớn nhất phải là SBC; 2 số còn lại: 1 là SC, còn 1 là thương và ngược lại.
	2, 4, 8
	8 : 2 = 4
	8 : 4 = 2
	6, 2, 12
	12 : 6 = 2
	12 : 2 = 6
	2, 9, 18
	18 : 2 = 9
	18 : 9 = 2
- Sửa bài.
] Hoạt động 3: Củng cố
- Giáo viên ghi các phép chia.
- Học sinh nêu tên các thành phần.
5. Tổng kết (1’):
CB: Bảng chia 3 (Về ôn lại bảng nhân 3).
______________________
Toán
Ôn tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Củng cố lại tên gọi các thành phần của phép chia.
Củng cố lại cách tính kết quả của phép chia. 
Rèn kĩ năng làm tốt các bài tập.
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. Nội dung:
Tính:
20 : 2 	6 : 2 	8 : 2 
18 : 2 	4 : 2 	10 : 2 
Nêu tên gọi các thành phần của từng phép chia.
2. Số:
	2 x c = 14	c : 2 = 7
	14 : 2 = c	7 x 2 = c
	2 x 9 = c	8 : 2 = c
	c : 2 = 9	c x 2 = 8
3. Điền dấu >, <, =:
	10 – 2  10 : 2	15 + 26  5 x 9
	18 – 2  18 : 2	9 – 3  12 : 2
4. Cho phép nhân, viết hai phép chia:
	a) 3 x 4 = 12	c) 2 x 9 = 18
	b) 5 x 7 = 35	d) 4 x 6 = 24
* Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ba ngày 17 tháng 02 năm 2004
Kể chuyện
Tiết 
Bác sĩ Sói
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
Biết dựng lại câu chuyện cùng các bạn trong nhóm.
2. Rèn kỹ năng nghe:
Tập trung nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
GV: 4 tranh minh họa trong SGK, SGK.
HS: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định (1’): H hát
2. Bài cũ (3’):
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn (HS1 kể đoạn 1, 2; HS2 kể đoạn 3, 4), sau đó nói lời khuyên của câu chuyện.
3. Giới thiệu (1’): Bác sĩ Sói
4. Phát triển các hoạt động (33’):
] Hoạt động 1: Dựa vào tranh kể lại từng đoạn truyện
- PP: Kể chuyện, đàm thoại, trực quan.
- Giáo viên treo tranh phóng to trên bảng lớp.
- Học sinh quan sát.
- Giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh quan sát, tóm tắt các sự việc vẽ trong tranh:
+ Tranh 1 vẽ cảnh gì?
- Ngựa đang gặm cỏ, Sói đang rỏ dãi vì thèm thịt Ngựa.
+ Tranh 2, Sói thay đổi hình dáng thế nào?
- Sói mặc áo khoác trắng đội mũ thêu chữ thập đỏ, đeo ống nghe, đeo kính, giả làm bác sĩ.
+ Tranh 3 vẽ cảnh gì?
- Sói ngon ngọt dụ dỗ, mon men tiến lại gần Ngựa, Ngựa nhón nhón chân chuẩn bị đá.
+ Tranh 4 vẽ cảnh gì?
- Ngựa tủng vó đá một cú trời giáng Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, vũ văng ra
- Học sinh nhình tranh tập kể 4 đoạn của câu chuyện trong nhóm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thi kể chuyện trước lớp.
- 4 học sinh đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn truyện.
-> Giáo viên nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm kể tốt nhất.
-> Lớp nhận xét.
] Hoạt động 2: Phân vai, dựng lại câu truyện
- PP: Kể chuyện, giảng giải.
- Giáo viên lưu ý học sinh: Đây là loại bài tập mà các em đã làm quen từ HKI sang HKII, các em cũng đã tập kể lại “Chuyện bốn mùa” theo cách phân vai. Giáo viên chỉ lưu ý học sinh về cách thể hiện điệu bộ, giọng nói của từng vai:
- Học sinh lắng nghe.
+ Người dẫn chuyện: vui, pha chút hài hước.
- Học sinh lắng nghe.
+ Ngựa: điềm tĩnh, giả bộ lễ phép, cầu khẩn.
+ Sói: Vẻ gian giảo nhưng giả bộ nhân từ. Khi đến gần Ngựa vẻ mặt mừng rỡ, đắc ý.
- Giáo viên đi quan sát, giúp đỡ, góp ý cho các nhóm.
- Các nhóm học sinh tự phân vai dựng lại câu chuyện.
-> Nhóm nhận xét.
] Hoạt động 3: Kể chuyện
- PP: Thi đua kể chuyện theo nhóm.
- Giáo viên lập 1 tổ trọng tài. Các trọng tài cho điểm vào bảng con. Giáo viên là người công bố điểm của giám khảo và điểm của mình -> kết luận cá nhân và nhóm dựng lại câu chuyện tốt nhất.
- Mời đại diện các nhóm lên thi đua dựng lại câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thực hiện.
5. Củng cố, dặn dò (1’):
Giáo viên nhận xét tiết học.
Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuye ... u sách – Chấm – Nhận xét.
5. Tổng kết (1’):
CBB: Tìm một thừa số của phép nhân.
* Rút kinh nghiệm: 	
Thứ sáu ngày 20 tháng 02 năm 2004
Chính tả
Tiết 
Ngày hội đua voi của Tây Nguyên
I. Mục tiêu:
KT: Nghe – viết đúng đoạn trích trong bài Ngày hội đua voi của Tây Nguyên.
KN: Phân biệt được các tiếng có âm, vần dễ lẫn: l/n, ươt/ươc.
TĐ: Có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ kẻ BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động 1’: Hát
2. Bài cũ 5’: Bác sĩ Sói
Học sinh viêt bảng con: nối liền, khăn ướt, thướt tha, cái liềm.
Giáo viên nhận xét vở chấm.
3. Giới thiệu bài (1’): 
Hôm nay chúng ta sẽ viết bài “Ngày hội đua voi của Tây Nguyên”
4. Phát triển các hoạt động32’:
* Hoạt động 1: Viết bài
- Giáo viên đọc mẫu đoạn viết.
- Học sinh đọc thầm.
- Nêu từ khó viết.
- Ê – đê, Mơ – nông, hằng năm, hàng trăm, nục nịch, nườm nượp.
- Bài viết có mấy câu?
- 4 câu.
- Ê – đê, Mơ – nông là gì?
- Tên 2 dân tộc miền núi.
- Học sinh viết bảng.
- Giáo viên đọc bài.
- Học sinh viết vở.
- Giáo viên đọc lại chậm.
- Học sinh sửa lỗi.
- Thu, chấm.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2
a) Điền l hay n vào chỗ trống.
	Năm gian lều cỏ thấp le te.
	Ngõ tối đêm sau đó lập lòe.
	Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt.
	Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
b) Điền vào ô trống những tiếng có nghĩa
Aâm đầu
	 Vần
b
c
d
r
l
m
n
th
tr
x
ươt
rượt
lượt
mượt
trượt
ươc
bước
cưới
rưới
lược
nước
thước
trước
xước
- Học sinh làm bảng phụ – Lớp sửa bài.
5. Củng cố, dặn dò: (2’) Quả tim Khỉ
CB: Chọn những từ khó viết nháp ở nhà.
Toán
Tiết 
Tìm một thừa số của phép nhân
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
Biết cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia.
Biết cách trình bày bài giải toán dạng tìm thừa số chưa biết.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 3 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn
Học sinh: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động 1’: Hát
2. Bài cũ 3’: Luyện tập
- Giáo viên vẽ trước lên bảng một số hình và yêu cầu học sinh nhận biết các hình đã tô màu một phần ba của hình.
- Học sinh quan sát và nêu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài mới (1’):
Trong giờ học toán này, các em sẽ được học cách tìm một thừa số trong phép nhân. 
4. Phát triển các hoạt động 30’:
* Hoạt động 1: Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
- Giáo viên gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn.
- Học sinh theo dõi.
- Hỏi 3 tấm bìa có mấy chấm tròn?
- Có 6 chấm tròn.
- Yêu cầu học sinh nêu phép tính.
- Học sinh nêu: 2 x 3 = 6.
- Nêu tên gọi các thành phần trong phép trình nhân trên.
- Học sinh nêu: 2 và 3 được gọi là thừa số, 6 gọi là tích.
- Giáo viên biết bảng: 
	 2	x 3 = 6
	 Thừa số Thừa số Tích
- Dựa vào phép nhân trên, hãy lập các phép chia tương ứng.
- Học sinh nêu: 6 : 2 = 3
	 6 : 3 = 2
- Giáo viên giảng thêm: Để lập được phép chia 6 : 2 = 3, ta lấy tích (6) chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ hai (3).
- Tương tự phép chia : 6 : 3 = 2
- 2 và 3 được gọi là gì trong phép nhânnày?
- Là các thừa số.
- Nếu lấy tích chia cho 1 thừa số ta sẽ được thừa số kia.
- Vậy, muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
- Muốn tìm thừa số này, ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- Giáo viên chốt lại.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm thừa số x chưa biết
- Giáo viên viết bảng: x x 2 = 8
- 1 học sinh đọc lại.
- Giáo viên giải thích: x là thừa số chưa biết nhân với 2 bằng 8. Tìm x.
- x được gọi là gì trong phép nhân trên?
- x là thừa số.
- Muốn tìm thừa số x trong phép nhân trên ta làm thế nào?
- Lấy tích (8) chia cho thừa số còn lại (2) bằng 4.
- Vậy x bằng mấy?
- x bằng 4.
- Giáo viên viết bảng: x x 2 = 8
	 x = 8 :2
	 x = 4
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại.
- Học sinh đọc lại.
- Giáo viên tiếp tục viết lên bảng: 3 x x = 15, yêu cầu học sinh tìm x.
- Lớp làm giấy nháp, 1 học sinh làm bảng.
	3 x x = 15
	 2 = 15 : 3
	 x = 5
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Lớp nhận xét.
- Muốn tìm 1 thừa số trong phép nhân ta làm thế nào?
- Ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- Cho nhiều học sinh nhắc lại.
- Nhiều học sinh nhắc lại.
* Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu: Tính nhẩm
- Lớp làm vở.
- 3 học sinh đọc lại bài làm.
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét.
Bài 2: Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Tìm x.
- x là thành phần nào của phép nhân.
- x là thừa số chưa biết.
- Yêu cầu học sinh nêu cách tìm một thừa số của phép nhân?
- Học sinh nêu: Lấy tích chia cho thừa số kia.
- Lớp làm vở.
- 3 học sinh thi đua làm bảng.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Lớp nhận xét.
Bài 3:
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc đề bài.
- Muốn tìm số bông hoa mỗi bình có bao nhiêu ta làm thế nào?
- Lấy số bông hoa có tất cả chia cho 3 bình.
- Muốn tìm lời giải ta dựa vào đâu?
- Dựa vào câu hỏi.
- Lớp làm vở.
- 1 học sinh làm bảng phụ.
Số bông hoa mỗi bình có là:
15 : 3 = 5 (bông hoa)
ĐS: 5 bông hoa
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét.
Bài 4: Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu: Tìm y
- y là thành phần nào của phép cộng và phép nhân?
- y là số hạng của phép cộng và là thừa số của phép nhân
- Yêu cầu học sinh nêu cách tìm số hạng và thừa số.
- Lớp làm vở.
- 3 học sinh thi đua làm bảng.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Lớp nhận xét.
5. Tổng kết:
- Yêu cầu học sinh nêu cách tìm một thừa số của phép nhân.
- 2 học sinh nêu.
- VN: Làm bài 3, 4/116.
- CBB: Luyện tập
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Tiết 23
I. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng nghe, nói: Biết đáp lại lời khẳng định phù hợp với tình huống giao tiếp, thể hiện thái độ lịch sự.
Rèn kỹ năng viết: Ghi nhớ và viết lại một vài điều trong nội qui của trường.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bản nội qui của trường được phóng to.
 Tranh minh họa BT1.
Học sinh: VBT, SGK.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: Hát
Kiểm tra bài cũ 5’: 
- Gọi 3 học sinh lên bảng, yêu cầu thực hành đáp lời xin lỗi trong các tình huống đã học.
- 3 học sinh lên bảng thực hành.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Lớp nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới 1’: 
Trong giờ học TLV này, chúng ta cùng học cách đáp lại lời khẳng định của người khác. Sau đó sẽ viết một vài điều trong nội qui của trường.
4. Phát triển các hoạt động 30’:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 1
- Giáo viên treo tranh và yêu cầu học sinh quan sát tranh thật kĩ và đọc lời các nhân vật trong tranh.
- 2 học sinh thực hiện đóng vai, diễn lại tình huống trong bài.
- Bức tranh thể thiện nội dung trao đổi giữa ai với ai? Trao đổi về việc gì?
- Cuộc trao đổi giữa các bạn học sinh đi xem xiếc với cô bán vé.
- Khi bạn nhỏ hỏi cô bán vé: - Cô ơi, hôm nay có xiếc hổ không ạ? Cô bán vé trả lời thế nào?
- Có chứ!
- Lúc đó, bạn nhỏ đáp lại lời cô bán vé thế nào?
- Hay quá!
- Tại sao bạn học sinh lại nói vậy? Khi nói như vậy bạn nhỏ đã thể hiện thái độ như thế nào?
- Bạn nhỏ đã thể hiện sự lịch sự, đúng mực trong giao tiếp.
- Yêu cầu học sinh tìm câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn mình.
- Học sinh nêu.
- Cho 1 số học sinh đóng lại tình huống trên.
- 1 số cặp thực hành trước lớp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài 2
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Nói lời đáp của em.
- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh hươu sao và báo. Sau đó, treo bảng phụ ghi nội dung BT2.
- Giáo viên cho học sinh tiếp nối nhau thực hành hỏi đáp trước lớp theo các tình huống a, b, c.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
a) - Ôi, nó dễ thương quá mẹ nhỉ!
	 - Nó xinh quá mẹ nhỉ!
b) - Thế cơ ạ? Nó giỏi quá, mẹ nhỉ?
	 - Nó giỏi hơn cả hổ mẹ nhỉ?
c) - Cháu xin gặp bạn ấy một chút ạ!
	 - Cháu xin phép gặp bạn ấy được không ạ?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài 3
- Treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc “Nội quy trường học”.
- 2 học sinh lần lượt đọc bài.
- Yêu cầu học sinh tự nhìn bảng và chép lại 2 đến 3 điều trong bản nội quy.
- Học sinh tự chọn và chép vào vở 2, 3 điều trong bản nội quy.
- Vài học sinh đọc lại bài làm của mình.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
5. Tổng kết:
Yêu cầu học sinh về nhà thực hành những điều đã học.
CBB: Bài tuần 24.
Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Ôn tập
I. Mục tiêu:
Củng cố lại cho học sinh kiến thức về: đáp lời khẳng định trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
Rèn viết lại chính xác từ 3 đến 4 nội qui của trường.
Giáo dục học sinh thái độ lịch sự khi giao tiếp và thực hiện tốt nội qui của nhà trường.
II. Nội dung:
Em sẽ đáp thế nào trong các tình huống sau:
Em: Mẹ ơi, hôm nay bà có đến nhà mình chơi không.
- Có, con ạ.
- Em đáp: 
Sắm vai:
- Em: Chị ơi, cho em đi chơi với có được không?
- Chị: Được chứ!
- Em: 
Học sinh nêu lại nội qui của trường:
- Giáo viên treo nội qui của trường cho học sinh đọc.
- Học sinh chép chính xác từ 3 đến 4 nội qui của trường.
* Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_23_tran_thi_thanh_th.doc