Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 21 - Năm 2010

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 21 - Năm 2010

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Thuộc bảng nhân 5.

- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.

- Biết giải bài toán có một phép tính nhân trong bảng nhân 5.

- Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 5.

- Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó

- Ham thích và say mê học môn Toán .

II. CHUẨN BỊ :

- GV : phiếu bài tập, SGK, giáo án điện tử, máy chiếu .

- HS : Vở bài tập toán, SGK, bảng con, phấn .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1.Ổn định : Nghe hát nhạc không lời.

 2. Kiểm tra bài cũ :

 

doc 4 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 327Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 21 - Năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN : 08 / 01 / 2010
TUẦN : 21
TIẾT : 101
 NGÀY DẠY : 11 / 01 / 2010
 MÔN : TOÁN
 BÀI : LUYỆN TẬP BẢNG NHÂN 5
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Thuộc bảng nhân 5.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép tính nhân trong bảng nhân 5.
- Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 5. 
- Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó
- Ham thích và say mê học môn Toán . 
II. CHUẨN BỊ :
- GV : phiếu bài tập, SGK, giáo án điện tử, máy chiếu .
- HS : Vở bài tập toán, SGK, bảng con, phấn .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định : Nghe hát nhạc không lời.
 2. Kiểm tra bài cũ : 
- GV yêu cầu học sinh lấy bảng con làm các phép tính sau :
 5 x 7 = ? 5 x 8 = ?
 5 x 4 = ? 5 x 5 = ?
- GV theo dõi nhận xét, sửa sai.
- GV gọi 2 học sinh đọc thuộc bảng nhân 5.
- GV nhận xét, ghi điểm .
 3.Bài mới: 
 ¹ Giới thiệu bài: 
- Để nắm vững kiến thức các phép tính nhân trong bảng nhân 5, nhằm khắc sâu kĩ năng tính toán mà vận dụng kiến thức ấy tốt hơn để làm các dạng bài tập có liên quan đến phép nhân 5. Cho nên hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau củng cố các phép tính về bảng nhân 5 qua bài “Luyện tập “
- GV ghi tựa bài – GV yêu cầu học sinh nhắc lại tựa .
- GV yêu cầu học sinh lấy SGK lật ra trang 102 để bắt đầu vào phần : Luyện tập .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 ¹ Luyện tập:
- Để tìm hiểu nội dung bài luyện tập, thầy sẽ tổ chức trò chơi : “ Vui cùng học toán”. 
²Hoạt động 1: 
èBài 1: -Gọi HS nêu bài tập 
?Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
?Tính nhẩm là tính như thế nào ?
- Yêu cầu lớp tự làm bài sau đó mời HS đọc nối tiếp nhau bằng miệng nêu ra kết quả của mình .
- Nhận xét cho điểm vài học sinh.
- GV chốt lại bài : Muốn thực hiện tính nhẩm em làm thế nào ?
- GV ghi lên bảng.
²Hoạt động 2: 
èBài 2 :-Yêu cầu HS nêu đề bài 
- GV ghi bảng bài mẫu : 
 5 x 4 - 9 = 20 – 9
 = 11
?Trong phép tính trên có chứa mấy phép tính ? Đó là những dấu tính nào ?
?Khi thực hiện em thực hiện phép tính nào trước ?
- GV hướng dẫn cách tính : Ta lấy 5 nhâ với 4 bằng 20, viết 20, láy 20 trừ đi cho 9 bằng 11, viết 11.
 5 x 4 - 9 = 20 - 9
 = 11
- GV chia lớp làm 8 nhóm, Yc suy nghĩ thảo luận để tìm kết quả của biểu thức theo thời gian quy định.
- GV nhận xét ghi điểm vài nhóm.
- GV : Trong phép tính có chứa hai dấu tính là dấu nhân và dấu trừø thì em thực hiện tính như thế nào ?
- GV gọi vài HS nhắc lại.
- GV ghi lên bảng.
+Nhận xét chung về bài làm của các nhóm học sinh. 
²Hoạt động 3 : 
èBài 3 : -Gọi học sinh đọc đề bài .
?Bài toán cho biết gì ?
?Bài toán hỏi gì ?
?Một tuần lễ có mấy ngày ? Em nghỉ học mấy ngày ? Vậy em đi học mấy ngày ?
?Vậy em phải tính số giờ học trong 7 ngày hay trong 5 ngày? 
?Vậy 5 ngày gấp 1 ngày mấy lần?Số giờ cần tìm gấp số giờ đã cho mấy lần ? Gấp có nghĩa là em thực hiện tính gì?Lấy bao nhiêu nhân bao nhiêu?Bằng bao nhiêu?
-GV : Hãy đặt lời giải của bài toán này.
- GV yêu cầu HS giải vào vở BTT.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh.
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
-Vừa rồi các em được củng cố kiến thức gì ?
-GV gọi 2HS nhắc lại.
²Hoạt động 4 : 
èBài 5 :-Gọi học sinh đọc đề 
? Các số đứng liền kề nhau ở dãy số phần a hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
? Các số đứng liền kề nhau ở dãy số phần b hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
? Số cần điền vào hai chỗ ... , ... , ở phần a là số nào ? Ở phần b là số nào ?
?Tại sao viết tiếp số 25,30 vào dãy số ở phần a?
?Tại sao viết tiếp số 17, 20 vào dãy số ở phần b ?
? Muốn tìm số đứng liền kề nhau còn thiếu trong các dãy số em làm thế nào ?
-GV ghi bảng.
- GV gọi 3 HS nhắc lại.
- GV : để cho các em khắc sâu và ghi nhớ kiến thức đã học hôm nay thì chúng ta cùng bước vào bài tập trắc nghiệm và chơi trò chơi nhỏ. Trước khi bước vào trò chơi các em nghe thầy hỏi:
GV chuyển qua phần củng cố.
-Một em đọc đề bài.
-Tính nhẩm .
-Nêu kết quả tính bằng miệng.
-HS lần lượt nêu miệng kết quả đã tính nhẩm. 
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
-HS:Nêu kết quả tính bằng miệng. 
- HS nhắc lại.
-HS : Tính theo mẫu.
-HS quan sát mẫu phép tính.
-Phép tính trên có 2 dấu phép tính là dấu nhân và dấu trừ .
 -Em thực hiện phép tính nhân trước phép tính trừ sau . 
-Lắng nghe GV hướng dẫn.
-HS nhắc lại.
-HS thảo luận tìm kết quả, hết giờ, đại diện nhóm trình bày. HS bổ sung, nhận xét. 
-HS : Ta thực hiện tính nhân trước rồi sau đó thực hiện tính trừ .
-5 HS nhắc lại.
-HS đọc đề bài toán.
-HS : Mỗi ngày Liên học 5 giờ mỗi tuần lễ Liên học 5 ngày.
-HS : Một tuần lễ Liên học bao nhiêu giờ ?
-HS : có 7 ngày, em nghỉ học 2 ngày, em đi học 5 ngày.
-HS : trong 5 ngày.
-HS : 5lần, thực hiện tính nhân, lấy 5 nhân với 5, bằng 25.
-HS đặt : Số giờ mỗi tuần lễ Liên học là:
-HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- 6 HS đọc – 6 HS nhận xét. 
 Giải
Số giờ Liên học trong 5 ngày là :
5 x 5= 25 ( giờ )
 Đ/S: 25 giờ
-HS : Giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân trong bảng nhân 5.
-2 HS nhắc lại.
-Một em nêu đề bài .
- HS : 5 đơn vị.
- HS : 3 đơn vị.
- HS :Phần a số 25, 30 và phần b số 17, 20
-Vì các số đứng liền kề nhau trong dãy số này hơn kém nhau 5 đơn vị.
-Vì các số đứng liền kề nhau trong dãy số này hơn kém nhau 3 đơn vị.
-Lấy số đứng cuối trong dãy số cộng với số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị.
- 3 HS nhắc lại.
-HS lắng nghe.
 4. Củng cố:
- Vừa rồi thầy dạy toán chúng ta bài gì nào? HS : Luyện tập.
- GV tổ chức cho hs trả bằng câu hỏi trắc nghiệm và lựa chọn kết quả đúng là A hoặc B hoặc C ghi vào bảng con. Trò chơi : “Xây nhà cho thỏ” dựa vào hình ảnh trên máy chiếu mà học sinh lựa chọn 2 ngôi nhà người thợ đã xây nhầm cho thỏ có nghĩa là sai chỗ ở.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
 5. Dặn về: 
 - Về nhà tiếp tục học thuộc các bảng nhân, ôn lại các bài tập đã học hôm nay và xem trước tiết t Toán bài : Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc, bài tập cần làm là : bài 1a, bài 2, bài 3 để giờ học sau học tốt hơn .
 Phước Hải, ngày 11 / 01 / 2010
 Người soạn
 HUỲNH NGỌC DANH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_21_nam_2010.doc