Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 14 đến tuần 18 - Năm học: 2011-2012

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 14 đến tuần 18 - Năm học: 2011-2012

Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011

MÔN: TẬP ĐỌC

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

 (GDMT: Trực tiếp –GDKNS)

I. Mục tiêu

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau.( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,5) .GDKNS: KN xác định giá trị, KN tự nhận thức về bản thân, KN hợp tác, KN giải quyết vấn đề.

- Yêu thích học môn Tiếng việt.

 HS khá giỏi trả lời được CH4

 

doc 133 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 14 đến tuần 18 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH TUẦN 14
Thứ hai
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Tích hợp
HD TT
14
Tập đọc
42
Câu chuyện bó đũa
MT-KNS
Tập đọc
43
Câu chuyện bó đũa
MT-KNS
Toán
66
55-8, 56-7, 37-8, 68-9
Đ ạo dức
14
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp
MT-KNS-NL
Thứ ba
Ch ính tả
27
Câu chuyện bó đũa
Toán
67
65-38, 46-17, 57-28, 78-29
Tập viết
14
Chữ hoa M
Thủ công
14
Gấp, cắt, dán hình tròn
Thứ tư 
Tập đọc
44
Nhắn tin
Tóan
68
Luyện tập
TNXH
14
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
KNS
GDNGLL
14
Thứ năm
Ch ính tả
28
Tiếng võng kêu
Toán
69
Bảng trừ
LTVC
14
Từ ngữ về tình cảm gia đình
Kể chuyện
14
Câu chuyện bó đũa
Thứ sáu
TLV
14
QST-TLCH. Viết nhắn tin
Toan
70
Luyện tập
SHL
14
Ngày soạn: 18/11/2011
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
MÔN: TẬP ĐỌC
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
 (GDMT: Trực tiếp –GDKNS)
I. Mục tiêu
Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
Hiểu ND: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau.( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,5) .GDKNS: KN xác định giá trị, KN tự nhận thức về bản thân, KN hợp tác, KN giải quyết vấn đề.
Yêu thích học môn Tiếng việt.
 HS khá giỏi trả lời được CH4
II. Chuẩn bị
GV: Một bó đũa. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bông hoa Niềm Vui.
Gọi 2 HS lên bảng, kiểm tra bài Bông hoa Niềm Vui. 
Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa làm gì?
Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm Vui?
Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào? Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
a/ khám phá:
 Ông cụ đã làm thế nào để bẻ được bó đũa? Qua câu chuyện ông cụ muốn khuyên các con mình điều gì? Chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều này.
b/ kết nối:
v Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1, 2. Đọc đúng từ khó. Nghỉ hơi đúng trong câu. Đọc phân biệt lời kể và lời nói. Hiểu nghĩa từ khó ở đoạn 1, 2.
a/ Đọc mẫu.
GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc thong thả, lời người cha ôn tồn.
b/ luyện đọc câu:
c/ Luyện phát âm.
GV tổ chức cho HS luyện phát âm.
c/ Luyện ngắt giọng.
Yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó tổ chức cho các em luyện đọc các câu khó ngắt giọng.
d/ Đọc cả đoạn, bài.
Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
HS chia nhóm và luyện đọc trong nhóm.
v Hoạt động 2: Thi đua đọc bài.
e/ Thi đọc giữa các nhóm.
Tổ chức cho các nhóm thi đua đọc bài.
Nhận xét, uốn nắn cách đọc.
g/ Đọc đồng thanh
- Hát
- HS 1 đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi.
Bạn nhận xét.
- HS 2 đọc đoạn 3, 4 trả lời câu hỏi. Bạn nhận xét.
HS trả lời
- 1 HS khá đọc lại cả bài. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
-HS đọc câu nối tiếp.
- 1 số HS đọc cá nhân sau đó cả lớp đọc đồng thanh các từ khó, dễ lẫn như đã dự kiến ở phần mục tiêu.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau:
	Một hôm,/ ông đặt 1 bó đũa/ và 1 túi tiền trên bàn,/ rồi gọi các con,/ cả trai,/ dâu,/ rể lại/ và bảo:// 
	Ai bẻ gãy được bó đũa này/ thì cha thưởng cho túi tiền.// 
	Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả/ bẻ gãy từng chiếc/ một cách dễ dàng.//
 Như thế là/ các con đều thấy rằng/ chia lẻ ra thì yếu,/ hợp lại thì mạnh.//
- 3 HS lần lượt đọc từng đoạn cho đến hết bài.
- Thực hành đọc theo nhóm.
- Các nhóm thi đua đọc.
TIẾT 2
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Yêu cầu đọc bài.
Hỏi: Câu chuyện có những nhân vật nào?
Các con của ông cụ có yêu thương nhau không? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
Va chạm có nghĩa là gì?
Yêu cầu đọc đoạn 2
Người cha đã bảo các con mình làm gì?
Tại sao 4 người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
Người cha đã bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3.
Yêu cầu giải nghĩa từ chia lẻ, hợp lại.
Yêu cầu giải nghĩa từ đùm bọc và đoàn kết.
Người cha muốn khuyên các con điều gì?
 HS khá giỏi
Hỏi: 1 chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì?
c/ Thực hành:
v Hoạt động 3: Thi đọc truyện.
Tổ chức cho HS thi đọc lại truyện theo vai hoặc đọc nối tiếp.
Nhận xét và cho điểm HS.
d/ Vận dụng:
Người cha đã dùng câu chuyện rất nhẹ nhàng dễ hiểu về bó đũa để khuyên các con mình phải biết yêu thương đoàn kết với nhau.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Nhắn tin.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Câu chuyện có người cha, các con cả trai, gái, dâu, rể.
- Các con của ông cụ không yêu thương nhau. Từ ngữ cho thấy điều đó là họ thường hay va chạm với nhau.
- Va chạm có nghĩa là cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Người cha bảo các con, nếu ai bẻ gãy được bó đũa ông sẽ thưởng cho 1 túi tiền.
- Vì họ đã cầm cả bó đũa mà bẻ.
- Ong cụ tháo bó đũa ra và bẻ gãy từng chiếc dễ dàng.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
.
- Chia lẻ nghĩa là tách rời từng cái, hợp lại là để nguyên cả bó như bó đũa.
- Giải nghĩa theo chú giải SGK.
- Anh em trong nhà phải biết yêu thương đùm bọc đoàn kết với nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu đi.
- Các nhóm thực hiện yêu cầu của GV.
1 chiếc đũa so sánh với từng người con. Cả bó đũa được so sánh với 4 người con.
- Tìm các câu ca dao tục ngữ khuyên anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.VD:
	Môi hở răng lạnh.
	Anh em như thể tay chân.
MÔN: TOÁN
Tiết: 55 - 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9
I. Mục tiêu
-Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55-8; 56-7; 37-8; 68-9.
-Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng.
-Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị
GV: Hình vẽ bài tập 3, vẽ sẵn trên bảng phụ.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
	+ HS1: Đặt tính và tính: 15 – 8; 16 – 7; 17 – 9; 	18 – 9.
	+ HS2:Tính nhẩm:16– 8 – 4;15–7 –3;18 – 9 - 5
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng học cách thực hiện các phép trừ có nhớ dạng 55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9 sau đó áp dụng để giải các bài tập có liên quan.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Phép trừ 55 –8
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành
ò ĐDDH: Bảng cài, bộ thực hành Toán.
Nêu bài toán: Có 55 que tính, bớt đi 8 que tính, hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm thế nào?
Mời 1 HS lên bảng thực hiện tính trừ, yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào vở nháp (không sử dụng que tính)
Yêu cầu HS nêu cách đặt tính của mình.
Bắt đầu tính từ đâu? Hãy nhẩm to kết quả của từng bước tính?
Vậy 55 trừ 8 bằng bao nhiêu?
Yêu cầu HS nhắc lại cách đạt tính và thực hiện phép tính 55 –8.
v Hoạt động 2: Phép tính 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành
ò ĐDDH: Bảng cài, bộ thực hành Toán.
Tiến hành tương tự như trên để rút ra cách thực hiện các phép trừ 56 –7; 37 – 8; 68 –9. Yêu cầu không được sử dụng que tính.
 * 6 không trừ được 7, lấy 16 trừ 7 bằng 9, viết 9 
 56	nhớ 1. 5 trừ 1 bằng 4, viết 4. 
- 7	Vậy 56 trừ 7 bằng 49.
 49
* 7 không trừ được 8, lấy 17 trừ 8 bằng 9, viết 9 37	nhớ 1, 3 trừ 1 bằng 2, viết 2. 
- 8	Vậy 37 trừ 8 bằng 29.
 29
* 8 không trừ được 9, lấy 18 trừ 9 bằng 9, viết 9 68	nhớ 1. 6 trừ 1 bằng 5, viết 5. 
- 9	Vậy 68 trừ 9 bằng 59.
59
v Hoạt động 3: Luyện tập- thực hành
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
ò ĐDDH: Bảng phụ
Bài 1(Cột 1,2,3)
Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập.
Gọi 3 HS lên bảng thực hiện 3 con tính: 45 – 9; 96 – 9; 87 – 9.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: (a,b)
Yêu cầu HS tự làm bài tập.
Tại sao ở ý a lại lấy 27 – 9?
Yêu cầu HS khác nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng và cho điểm HS.
Bài 3: HS làm nếu còn thời gian.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Khi đặt tính theo cột dọc ta phải chú ý điều gì?
Thực hiện tính theo cột dọc bắt đầu từ đâu?
Hãy nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 68 – 9.
Tổng kết giờ học.
Chuẩn bị: 65 – 38 ; 46 – 17 ; 57 – 28 ; 78 – 29.
- Hát
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- Lắng nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép tính trừ 55 –8 .
 55
 - 8
 47
- Viết 55 rồi viết 8 xuống dưới sao cho 8 thẳng cột với 5 (đơn vị). Viết dấu – và kẻ vạch ngang.
- Bắt đầu từ hàng đơn vị (từ phải sang trái). 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1. 5 trừ 1 bằng 4, viết 4.
- 55 trừ 8 bằng 47.
- HS trả lời. Làm bài vào vở.
- Thực hiện trên bảng lớp.
- Nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính, kết quả phép tính.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- Tự làm bài.
X + 9 = 27 7 + x = 35 X=27 –9 x = 35 – 7 
X = 18 x = 28 
Vì x là số hạng chưa biết, 9 là số hạng đã biết, 27 là tổng trong phép cộng x + 9 = 27. Muốn tính số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Chú ý sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng với cột chục. Trừ từ hàng đơn vị.
- Trả lời
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP
( GDMT: Toàn phần –GDKNS – NLTK: Liên hệ)
I. Mục tiêu
-Biết được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.và nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Thực hiện tớt việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp và hiểu được giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.GDKNS: KN hợp tác với mọi người, KN đảm nhận trách nhiệm.
- Đồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
*GDNLTKHQ: HS có ý thức giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ để góp phần giảm chi phí LĐVS.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu câu hỏi cho hoạt động 1.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt độn
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Quan tâm giúp đỡ bạn.
Em làm gì để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn?
Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
a/ Khám phá:
Hàng ngày các em vào lớp học lớp dơ thì tinh thần của chúng ta như thế nào?
Vậy muốn tinh thần thoải mái thì trường lớp phải như thế nào?
Làm thế nào để trường lớp luôn sạch đẹp cô cùng các em tìm hiểu qua bài hôm nay.
 b/ kết nối:
v Hoạt động 1: Tham quan trường, lớp học.
Mục tiêu: Biết được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
GV dẫn HS đi tham quan sân trường, vườn trường, quan sát lớp học.
Yêu cầu HS làm Phi ...  Mục tiêu :
Học sinh hiểu tại sao chúng ta phải biết yêu quý và học tập anh bộ đội 
Giáo dục cho học sinh hiểu biết về truyền thống của dân tộc , sự giàu đẹp của quê hương dất nước .
Giáo dục cho học sinh có thái độ tôn trọng với những chiến công , những chiến sĩ đã quên mình vì Tổ quốc . 
II/ Nội dung và hình thức tổ chức :
 1/ Nội dung :
 - Em hãy kể tên những anh hùng liệt sĩ mà em biết, hát về anh bộ đội , vê quê hương ?
 - Em hiểu thế nàovũ khí ?
 - Em hãy cố gắng học tập như thế nào để noi gương theo anh bộ đội ?
 2/ Hình thức tổ chức :
Trả lời câu hỏi 
III/ Chuẩn bị : 
 -Soạn một số câu hỏi cho hoạt động .
IV/ Tổ chức hoạt động :
 1/ Hoạt động : 
 - Cả lớp hát bài : Quê hương em . 
 - Giáo viên nêu từng câu hỏi cho học sinh trả lời .
 + Em hãy kể tên những anh hùng liệt sĩ mà em biết?
 + Em hiểu thế nàovũ khí?
 + Em hãy cố gắng học tập như thế nào để noi gương theo anh bộ đội ?
 - GV kết luận : Có rất nhiều bài hát ca ngợi về anh bộ đội như : Bài chúng cháu hành quân, Tập điếm, Anh Ba Hưng,  .Doanh trại là nơi các anh bộ đội ở và tập luyện . Ở Phú Lợi có doanh trại . Để chào mừng ngày 22-12 các em tổ chức tuần học tốt có nhiều điểm mười để tặng các anh bộ đội .
Ngày soạn: 19/12/2011
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
Chính tả (Tiết 36)
ÔN TẬP (Tiết 6)
I.Mục tiêu:
-Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
-Dựa vào tranh để kể lại câu chuyện ngắn khoảng 5 câu và đặt được tên cho câu chuyện (BT2); viết được tin nhắn theo tình huống cụ thể (BT 3).
-HS ham thích học Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
3.Bài mới:
*Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Tiếp tục ôn luyện tập đọc và HTL.
*Hoạt động 2: Kể chuyện theo tranh
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh sau đó kể lại và đặt tên cho câu chuyện.
-Nhận xét, tuyên dương.
*Hoạt động 3: Viết nhắn tin
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài sau đó viết nhắn tin lại cho bạn biết.
-Nhận xét, tuyên dương.
4.Cũng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
-Hát.
-Chú ý lắng nghe.
-Quan sát tranh kể lại và đặt tên cho câu chuyện.
-Viết hnắn tin lại cho bạn.
-Chú ý lắng nghe.
 Toán(Tiết 89)
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
-Biết làm tính cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100.
-Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản. Biết giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.
-Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK. Bảng phụ.
HS: Vở .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định :
2. Bài cũ : Luyện tập chung.
-Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập .
-GV nhận xét ,ghi điểm .
3. Bài mới :
*Giới thiệu bài :
*Hoạt động 1: On tập
Bài 1:
-Yêu cầu HS đặt tính rồi thực hiện tính. 3 HS lên bảng làm bài.
-Nhận xét . 
Bài 2:
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu phép tính rồi giải.
	12 + 8 + 6 	= 20 + 6
 	= 26
	36 + 19 – 19 	= 55 –1 9
 	 	= 36
-Nhận xét .
* Hoạt động 2: Giải bài toán về kém hơn.
Bài 3:Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao?
-Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài.
 Tóm tắt
	70 tuổi
Ong	/-------------------------/---------/
Bố	/-------------------------/ 32 tuổi
	? tuổi
*Còn lại bài 4, 5 HS thực hiện thực hiện nếu còn thời gian.
-Nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò 
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Thi HK1.
- Hát
- 2 HS lên bảng làm bài .
-Đặt tính rồi tính
 38 54 67 61 70 83
+27 +19 +5 -28 -32 -8
65 73 72 33 38 75
Thực hành tính từ trái sang phải.
Làm bài.
	25 + 15 – 30 	= 40 – 30
 	= 10
	51 – 19 –18 	= 32 – 18
 	= 14
-Đọc đề bài.
-Bài toán về ít hơn. Vì kém có nghĩa là ít hơn.
Giải bài toán
 Bài giải
	 Số tuổi của bố là:
	 70 – 32 = 38 (tuổi)
 Đáp số: 38 tuổi
-Cả lớp làm nháp.
-Chú ý lắng nghe.
 Luyện từ và câủ(Tiết 18)
 ÔN TẬP ( tiết 7 ) 
I. Mục tiêu:
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
 -Tìm được từ chỉ đặc điểm trong câu (BT2).
 -Viết được bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo (BT3).
II. Chuẩn bị:
GV: Phiếu ghi tên bài thơ, chỉ định đoạn thơ cần kiểm tra học thuộc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định :
2.Bài cũ :
3. Bài mới :
*Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1: On luyện tập đọc và học thuộc lòng
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
* Hoạt động 2: On luyện về từ chỉ đặc điểm của người và vật.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-Sự vật được nói đến trong câu càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá là gì?
-Càng về sáng tiết trời ntn?
-Vậy từ nào là từ chỉ đặc điểm của tiết trời khi về sáng?
-Yêu cầu tự làm các câu còn lại và báo cáo kết quả làm bài.
-Theo dõi và chữa bài.
* Hoạt động 3: On luyện về cách viết bưu thiếp.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3
-Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi một số HS đọc bài viết về bưu thiếp chúc mừngthầy cô Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
-Nhận xét .
4. Củng cố – Dặn dò: 
-Nhận xét chung về tiết học.
-Chuẩn bị: Tiết 8.
-Hát
-7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
-Là tiết trời
-Càng lạnh giá hơn.
-Lạnh giá.
b) vàng tươi, sáng trưng, xanh mát.
c) siêng năng, cần cù.
-2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
-Làm bài cá nhân. Sau đó đọc bài viết của mình.
-Chú ý lắng nghe.
Kể chuyện(Tiết 18)
 ÔN TẬP (Tiết 4)
I. Mục tiêu:
-Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
-Nhận biết được từ chỉ hoạt động và dấu câu đã học.
-Biết cách nói lời an ủi và cách hỏi để người khác tự giới thiệu về mình.
II. Chuẩn bị:
GV: Phiếu ghi tên, đoạn thơ cần kiểm tra học thuộc lòng.
HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định :
2.Bài cũ :
3. Bài mới 
*Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1: On luyện tập đọc và học thuộc lòng
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
* Hoạt động 2: On về từ chỉ hoạt động.
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Nhận xét.
* Hoạt động 3: Xác định dấu câu.
-Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi một số em đọc bài làm và chỉnh sửa lỗi cho các em, nếu có.
-Chấm điểm một số bài tốt.
4. Củng cố – Dặn dò: 
-Nhận xét chung về tiết học.
-Chuẩn bị bài sau .
Hát
-7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm
-Làm bài và đọc bài làm.
Lời giải: nằm, lim dim, kêu, chạy, vươn mình, dang (đôi cánh), vỗ, gáy.
-1 HS đọc đề bài.
-Làm bài: Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu gạch đầu dòng.
Ngày soạn: 20/12/2011
Thứ sáu, ngày 23 tháng 12 năm 2011	
 Tập làm văn (Tiết 18)
 KIỂM TRA (Tiết 9,10) 
 **********************
Toán(Tiết 90)
KIỂM TRA HK I
GIÁO DỤC SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG
BÀI 1: TẠI SAO CHẢI RĂNG
I-Mục tiêu:
Giúp các em HS hiểu:
-Lí do cần phải chải răng và lợi ích của việc chải răng.
II-Đồ dùng dạy học:
-Bánh ngọt, bàn chải, ly nước và kem đánh răng.
-Tranh một em HS cười tươi do chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ và một HS đang ôm mặt khóc vì không chải răng thường xuyên.
-Một cái chén, đũa, muỗng dơ dính thức ăn.
-Thau và nước rửa.
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động củaGV
Hoạt động củaHS
A. Bài cũ:
B. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
-GV cho HS quan sát răng của bạn ngồi cạnh rồi nhận xét xem răng ai đẹp,trắng và không sâu răng.
-GV chốt lại rút ra tựa bài ghi lên bảng.
v Hoạt động1: Tại sao chải răng?
Mục tiêu:Giúp các em HS hiểu:Lí do cần phải chải răng hay lợi ích của việc chải răng thường xuyên.
Cách tiến hành:
a/GV cho HS quan sát một cái chén dơ.
-Muốn cho chén sạch em cần phải làm gì?
GV rửa chén
b/ - GV mời HS lên ăn bánh ngọt
 -GV yêu cầu em đánh răng.
-Vậy chải răng để làm gì?
c/ Treo tranh 1 em tươi cười và 1 em ôm mặt khóc.
-YC học sinh so sánh giữa 2 việc chải răng và không chải răng.
-Kết luận:Cho HS thuộc câu ứng dụng:
Em có hàm răng trắng tinh
Nên ăn nhai kĩ và cười thật xinh
Cô bảo rằng nhờ em răng tốt:
Đó là vì em siêng chải răng.
C. Củng cố- dặn dò:
-Tại sao phải chải răng sau khi ăn?
-Khi ăn xong các con làm gì?
-
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về thực hiện theo bài học.
-Chuẩn bị bài sau
-HS quan sát và nhận xét.
-Vài HS nhắc lại tựa bài
-Rửa chén cho sạch
.HS theo dõi.
-HS xem răng và nhận xét.
-HS xem răng và nhận xét.
-Để lấy sạch thức ăn dính trên răng và nướu sau khi ăn, để không bị sâu răng và viêm nướu.
--HS quan sát – nhận xét
-HS đọc thuộc lòng câu ứng dụng.
-Khi ăn xong phải chải răng.
-Nếu không có bàn chải, sau khi ăn xong em súc miệng bằng nước muối pha loảng để diệt vi khuẩn và thức ăn bám trên răng trôi đi.
-Đọc thuộc lòng bài thơ.
SINH HOẠT LỚP (Tiết 18)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 -On định sĩ số ,rèn nề nếp học tập .
 -Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu can
 II.NỘI DUNG:
 1.Nhân xét tuần 18.
 -Các tổ báo cáo về học tập ,lao động,đạo đức, chuyên cần của tổ 
 - Giáo viên nhận xét từng tổ ,khen tổ làm tốt ,nhắc nhở tổ, cá nhân thực hiện chưa tốt nhiệm vụ của lớp ,của tổ giao.
 -Vắng trong tuần :có lí do: . , không lí do :..
 -Trể trong tuần :.
 + Học tập : 
 Tốt: Chăm chỉ nghe giảng bài,hăng hái phát biểu ý kiến .
 Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 + Hạn chế: Vệ sinh lớp chưa sạch sẽ lắm .
 Chưa mang đầy đủ dụng cụ học tập : Sỉ
 Đọc bài còn rất yếu chưa có tiến bộ :Hùng.
 -Giáo viên nhận xét từng tổ ,khen tổ làm tốt ,nhắc nhở tổ cá nhân thực hiên chưa tốt nhiệm vụ của lớp ,của tổ giao.
 2. Kế hoạch tuần 19
 -Thi học kỳ I.
-Tiếp tục duy trì nề nếp học tập.
-Rèn học sinh có ý thức tôn trọng mọi người .
-Giáo dục cho học sinh biết giữ vệ sinh thân thể ,áo quần,răng miệng sạch sẽ.
-Thực hiện tốt vệ sinh môi trường ,gữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp 
 *Hướng khắc phục : 
 - Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với gia đình để giúp đỡ và giáo dục các em.
NGƯỜI SOẠN
NGUYỄN NGỌC THUÝ
CHUYÊN MÔN
LÊ VĂN CƯ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_14_den_tuan_18_nam_h.doc