Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 12; Thứ 5,6 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 12; Thứ 5,6 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM – DẤU PHẨY

I/ MỤC TIÊU:

Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.

- Biết đặt dấu phẩy, ngắt các bộ phận dấu câu.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 1, 3 câu văn ở bài tập 2.

- Tranh minh hoạ bài tập 3 SGK.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (1)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút )

 ? Em hãy chỉ ra một số đồ dùng trong gia đình và nêu tác dụng của mỗi đồ dùng đó.

3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đầu bbài bảng lớp : (1phút)

 

doc 10 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 12; Thứ 5,6 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM – DẤU PHẨY
I/ MỤC TIÊU:
Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.
- Biết đặt dấu phẩy, ngắt các bộ phận dấu câu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 1, 3 câu văn ở bài tập 2.
- Tranh minh hoạ bài tập 3 SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút )
 ? Em hãy chỉ ra một số đồ dùng trong gia đình và nêu tác dụng của mỗi đồ dùng đó.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đầu bbài bảng lớp : (1phút)
*Hoạt động 1: H/dẫn HS làm bài tập. (25’)
 Bài tập 1: (miệng).
- Ghép 2 tiếng thành từ.
- GV theo dõi.
- GV nhận xét, hướng dẫn cả lớp chữa bài.
- HS nêu: ghép các tiếng sau thành những tiếng có 2 tiếng theo mẫu.
 Yêu, thương, quý, mến, kính.
- HS lên bảng ghép từ.
 Bài tập 2: (miệng).
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- GV gợi ý: các em có thể chọn các từ bài tập 1 để điền vào chỗ trống.
+ Trong câu a chúng ta có thể điền yêu thương, yêu quý  những không điền mến yêu vì trường hợp này dành cho bạn bè, người ngang tuổi anh chị, em nhỏ 
- HS nêu: điền vào chỗ trống trong câu.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
 a. Cháu kính yêu ông bà.
 b. Cháu yêu quý cha mẹ.
 c. Em yêu mến anh chị.
- Nhận xét, sửa sai.
 Bài 3: Tranh minh hoạ.
- GV đọc yêu cầu của bài tập.
Câu hỏi gợi ý:
? Người mẹ đang làm gì?
? Em bé đang làm gì?
? Bạn gái đang làm gì?
? Thái độ của từng người trong tranh như thế nào?
? Vẻ mặt mọi người thế nào? 
- Yêu cầu nhiều học sinh nối tiếp nói theo tranh.
- GV nhận xét những trường hợp học sinh nói hay.
 Bài tập 4: dùng dấu phẩy tách câu.
4. Củng cố - Dặn do:ø (3 phút)
- GV nhắc lại nội dung chính của bài học.
- Về nhà tìm thêm một số từ ngữ chỉ tình cảm gia đình.
- HS theo dõi.
- HS nêu.
+ Em bé đang ngủ trong lòng mẹ.
+ HS đưa cho mẹ quyển vở ghi điểm 10.
+ Mẹ khen con gái rất giỏi.
- HS thực hiện.
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: TẬP VIẾT
CHỮ HOA: K
I/ MỤC TIÊU:
Rèn kĩ năng viết chữ.
- Biết viết chữ K hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết ứng dụng cụm từ: Kề vai sát cánh theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét.
- Biết nối chữ đúng quy định.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li, vở tập viết.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 - Gọi 2 học sinh lên bảng viết chữ I
 - 1 học sinh viết chữ Ích nước lợi nhà.
 - Nhận xét tuyên dương.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
HĐGV
HĐHS
*Hoạt động 1: HDHS viết chữ K hoa. (15’)
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ K hoa.
- Giới thiệu chữ mẫu.
- Kẻ ô và viết chữ mẫu lên bảng.
 K
? Chữ K hoa cao mấy ô li?
? Chữ K hoa gồm mấy nét?
- HS quan sát và nhận xét.
- Nêu nhận xét.
+ Cao 5 ô li.
+ Gồm 3 nét.
+ 2 nét đầu giống nét 1 và nét 2 của chữ I
+ Nét 3 là kết hợp của hai nét cơ bản xuôi phải và nét móc ngược phải nối liền nhau thành một vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
- Hướng dẫn cách viết bảng con.
 - GV nhận xét.
- Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
+ Gọi 1 học sinh đọc cụm từ ứng dụng.
Giải thích:
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét cụm từ ứng dụng.
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở tập viết. (20 phút)
- GV đi từng bàn hướng dẫn những học sinh viết sai, viết chậm.
- Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò: (3 phút)
- Viết phần bài tập ở nhà.
- Nhận xét, dặn dò.
- HS viết bảng con chữ K hoa 3 lượt.
- HS đọc: Kề vai sát cánh.
HS nghe 
Kề vai sát cánh
- HS viết bảng con.
- HS viết vào vở tập viết.
- HS nộp bài 1/3 lớp.
-----------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: TOÁN
53 - 15
I/ MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ, số bị trừu là số có hai chữ sốhàng đơn vị là 3, số trừ là số có hai chữ số.
- Biết vận dụng phép trừ để làm tính.
- Củng cố về cách tìm số trừ và số hạng chưa biết. Tập nối 4 điểm để có hình vuông.
- Củng cố về cách tìm số hạng chưa biết.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - 5 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 - Gọi 1 học sinh đọc thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số.
 - Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập.
x – 24 = 57 x – 18 = 36
 - Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp : (1 phút)
*Hoạt động 1: H/dẫn cách cộng. (15 phút)
-GV yêu cầu mỗi học sinh lấy ra 5 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời.
? Em hãy lấy ra 15 que tính từ 53 que tính?
-Cho học sinh thảo luận.
- Cả lớp cùng thực hiện các thao tác bằng que tính.
- HS thảo luận nhóm để tìm ra cách tính nhanh nhất.
-Mời đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả.
-GV hướng dẫn HS cách tính nhanh.
“Muốn lấy 15 que tính, ta lấy 3 que tính rời . tháo 1 chục 10 que tính rồi lấy tiếp 2 que nữa, còn lại 8 que tính. lấy 1 bó 1 chục que tính nữa còn lại 3 bó, 3 bó 1 chục que tính gộp với 8 que tính rời được 38 que tính”.
? Vậy 53 - 15 bằng bao nhiêu?
- Nêu cách đặt tính và tính với phép trừ 
 53 – 15.
-Gọi 1 học sinh lên bảng nêu cách đặt tính và tính.
-Gọi 3 học sinh lên bảng nêu cách đặt tính và tính.
- HS trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nêu 53 – 15 = 38
- Đặt tính:
 53
 - 15
 38
+ Viết 53 rồi viết 15 duới 53 sao cho 5 thẳng cột với 3, 1 thẳng cột với 5. viết dấu trừ và kẻ gạch ngang.
+ Tính kết quả.
- HS nêu.
*Hoạt động 2: Thực hành. (15 phút)
 Bài 1: Đặt tính.
- GV ghi đề lên bảng, HS lần lượt lên bảng làm. Dưới lớp làm vào bảng con.
- HS thực hiện.
 83
-19
 64
 43
 - 28
 15
 93
 - 54
 39
 63
- 36
 27
 73
 - 27
 46
 53
- 18
 35
 33
 - 25
 8
 63 
 - 47
 16
 23
 - 15
 8
 83
 - 38
 45
 Bài 2: tính hiệu biết số bị trừ và số trừ.
- HS làm bài vào vở.
63
- 24
39
83
-29
54
53
- 17
36
3. Củng cố - Dặn dò: (4 phút)
-Em hãy nêu cách đặt tính và tính với phép trừ 53 – 15
-Đọc bảng trừ 13 trừ đi một số.
-Nhận xét chung.
----------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh có thể:
-Kể nêu và nêu một số công cụ đồ dùng trong gia đình.
-Biết phân biệt các loại đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.
-Rèn học sinh có ý thức giữ gìn cẩn thận đồ dùng, biết dọn gọn gàng, ngăn nắp các đồ dùng trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
-Hình vẽ trong SGK trang 26,27.
-Biết một số đồ chơi, bộ ấm chén, nồi, chảo, bàn ghế.
-Phiếu bài tập, những đồ dùng trong gia đình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
-Gọi 3 học sinh lần lượt kể những thành viên và việc làm của từng người trong gia đình mình.
-GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp : (1 phút)
HĐGV
HĐGV
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo cặp.
 Bước 1: làm việc theo cặp.
-Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK và trả lời câu hỏi.
-Kể tên những đồ dùng có trong từng hình. Chúng được dùng để làm gì/
 Bước 2: làm việc cả lớp.
-Gọi 1 số học sinh trình bày.
-GV nhận xét, giải thích công dụng của một số đồ dùng HS chưa biết.
 Bước 3: làm việc theo nhóm.
-GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu bài tập: “Những đồ dùng trong gia đình mình. Cử 1 bạn làm thư kí ghi tất cả các ý kiến của bạn vào phiếu.
Phiếu bài tập.
(16 phút)
-Lần lượt học sinh lên chỉ và nói tên, nêu công dụng của từng đồ dùng trên hình vẽ minh hoạ ở bảng.
+H1: giá sách, bán ghế, móc tường 
+H2: bếp ga, xoong, tủ lạnh, lồng bàn, dao, muống 
+H3: nồi cơm điện, ti vi, quạt, đồng hồ, điện thoại 
-HS trình bày
-HS nghe
Những đồ dùng trong gia đình.
 Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp về kết quả làm việc của nhóm mình.
Số
TT
Đồ gỗ
Sứ
Thuỷ tinh
Đồ dùng sử dụng điện
Mỗi nhóm cử đại diện trình bày.
*Hoạt động 2: thảo luận về: bảo quản giữ gìn một số đồ dùng trong nhà.
 Bước 1: làm việc theo cặp.
 Bước 2: làm việc cả lớp.
GV kết luận.
3. Củng cố dặn dò: (3 phút)
-GV chốt lại ý chính nội dung của bài học.
-Nhận xét tiết học.
(10 phút)
-HS làm việc theo cặp.
-Khi dùng hoặc rửa bát chúng ta cần chú ý cẩn thận khỏi bị vỡ.
-Đại diện một số nhóm trình bày theo cách hỏi đáp.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: CHÍNH TẢ 
MẸ
I. MỤC TIÊU:
-Chép lại chính xác một đoạn trong bài thơ “Mẹ”. Biết viết hoa chữ đầu bài, đầu dòng thơ”.
-Làm bài đúng các bài tập phân biệt iê, yê, ya, gi, r hoặc thanh hỏi, thanh ngã.
II. CHUẨN BỊ:
-Bảng phụ viết bài tập chép theo mẫu chữ quy định.
-Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
Vở BT toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
-Gọi 2 học sinh lên bảng viết một số từ khó, dưới lớp làm vào bảng con.
-HS viết: Con nghé, người cha, suy nghĩ.
Con trai, cái chai, chút nhát
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp : (1 phút)
*Hoạt động 1: H/ dẫn học sinh chép bài vào vở.
-GV nhắc học sinh:
-Ghi tên bài ở giữa, chữ đầu dòng câu 6 tiếng viết cách lề đỏ 2 ô li, chữ đầu dòng thơ 8 tiếng viết cách lề đỏ 1 ô li.
-Theo dõi học sinh yếu.
-Chấm, chữa bài.
GV chấm bài ½ vở học sinh và nhận xét.
(20 phút)
-HS nghe
HS nhìn bảng chép bài vào vở.
*Hoạt động 2: H/dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
(10 phút)
 Bài 2: điền vào chỗ trống.
(iê, yê, ya)
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập ở bảng. Dưới lớp các em làm bài vào bảng con.
HS đọc.
 Bài 3b 
Tìm tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
GV yêu cầu học sinh làm bài vào vở nháp.
GV nhận xét, sửa sai.
4. Củng cố dặn dò: (2 phút)
-GV nhắc lại nội dung chính của bài học.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà viết lại các từ sai trong bài.
HS làm bài.
Tiếng có thanh hỏi.
Cả, chẳng, ngủ.
Tiếng có thanh ngã.
Cũng, vẫn, kẽo, võng.
------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN 
GỌI ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. rèn kĩ năng đọc và nói:
-Đọc hiểu bài: gọi điện, nắm được một số thao tác khi gọi điện, tín hiệu điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại.
2. Rèn kĩ năng viết:
-Viết được 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại thao tình huống giao tiếp gần gũi với lứa tuổi học sinh.
-Biết dùng từ đặt câu đúng, tình bày sáng tỏ các câu trao đổi qua điện thoại.
II. CHUẨN BỊ:
-1 máy điện thoại đồ chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
-Gọi 2 học sinh làm bài tập 2 và làm lại bài tập 1 tuần 11.
-GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp : (1 phút)
*Hoạt động 1: HD học sinh làm bài tập.
 Bài 1: (miệng).
-Trả lời câu hỏi.
+GV yêu cầu học sinh đọc bài: “Gọi điện”.
+GV lưu ý học sinh.
Đây là bài đọc trong giờ tập làm văn các em phải đọc nhanh nội dung để nắm và trả lời câu hỏi.
+GV hướng dẫn học sinh trả lời từng câu.
-GV nhận xét, sửa sai.
(30 phút)
-2 HS đọc.
-Cả lớp đọc thầm.
-1 HS đọc câu hỏi. 1 HS trả lời.
-HS 1: Sắp xếp lại các việc phải làm khi gọi điện:
a. Tìm số máy trong sổ.
 b. Nhấc ống nghe lên.
 c. Bấm số.
-HS2:
+Tín hiệu “tút” ngắn liên tục: Máy bận.
+Tín hiệu “tút” dài ngắt quãng: chờ máy, chưa có người nhấc máy.
-HS 3: Bố mẹ của bạn cầm máy em sẽ nói như thế nào?
-HS 4: Thưa bác, cháu là 
+Xin phép bác cho cháu gặp.
 Bài tập 2: Viết 
-Chọn câu a hay b.
-Viết 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại:
+Tình huống 1: Rủ em đến thăm một bạn bị ốm, em đồng ý.
-HS nghe, lựa chọn.
Hoàng đấy à! Mình là Tân đây. Này bạn Hà vừa bị ốm đấy, bạn cùng đi với mình đến thăm Hà được không?
Ưø! Đúng 5 giờ chiều nay chúng mình cùng đi.
+Tình huống 2: một bạn rủ em đi chơi, em bận học và đã từ chối.
Gv cho cả lớp viết bài vào vở.
Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
-GV chốt lại nội dung chính của bài học.
-Nhận xét tiết học.
A lô! Thành đấy à! Tớ là Quân đây, Cậu đi chơi thả diều với tớ không?
Quân ơi! Mình xin lỗi cậu chiều nay mình bận lắm. Hẹn bạn khi khác nhé!
HS làm bài.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh;
-Củng cố bảng trừ 13 trừ đi một số, trừ nhẩm.
-Củng cố về trừ có nhớ (đặt tính theo cột).
-Vận dụng các bảng trừ để làm tình và giải bài toán.
II. CHUẨN BỊ:
-SGK, vở bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
-Gọi HS làm bài tập số 3 trang 59.
Tìm x: x + 26 = 73 x – 18 = 9 35 + x = 83
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp : (1 phút)
*Hoạt động 1: HD Luyện tập. (1 phút)
 Bài 1: tính nhẩm
-GV ghi đề lên bảng, gọi học sinh trả lời nhanh kết quả.
-GV ghi bảng.
-Nhận xét, sửa sai.
13 – 4 = 9 13 – 7 = 6
13 – 5 = 8 13 – 8 = 5
13 – 6 = 7 13 – 9 = 4
 Bài 2: Đặt tính theo cột dọc.
-GV ghi bảng và gọi học sinh lần lượt giải, dưới lớp làm bài vào VBT.
-Nhận xét, sửa sai.
-Em hãy nêu cách đặt tính phép trừ 43 – 14
 63
 - 35
 28
 73
 - 29
 44
 33
 - 8
 22
 33
 - 13
 20
 63
 - 13
 50
 43
 - 14
 29
 Bài 4: bảng phụ.
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
-GV chốt lại nội dung chính của bài học.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà chuẩn bị bài sau.
-HS đọc đề rồi giải.
Giải:
Số quyển vở cô giáo còn lại.
 63 – 48 = 15 (quyển vở)
 Đáp số: 15 quyển vở.
---------------------------------------------------------------
Tiết 5: SINH HOẠT TUẦN 12
I. MỤC TIÊU:
-Nhận ra ưu khuyết điểm trong tuần, có hướng khắc phục trong tuần tới.
-HS biết phê và tự phê.
-Giáo dục học sinh có tinh thần làm chủ tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
-Sổ ghi chép các hoạt động xảy ra trong tuần.
III. CÁC NỘI DUNG SINH HOẠT:
HĐGV
HĐHS
1. Ổn định: 
2. Nội dung sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Nhận xét tình hình lớp.
Gv hướng dẫn.
-HS hát.
-Lớp trưởng nhận xét tình hình hoạt động của lớp qua các nội dung:
+Học tập.
+Nền nếp.
-Từng tổ trưởng báo cáo các hạot động của tổ mình.
-Bầu tổ, cá nhân xuất sắc.
*Hoạt động 2: Tổng kết.
-GV nhận xét tuần 12.
+Về học tập: trong tuần vẫn còn một số em làm bài chậm, làm bài hay sai, cẩu thả.
+Nền nếp: tốt.
*Hoạt động 3: Phương hướng tuần 13.
-Tiếp tục giữ vững các phong trào thi đua.
-Tiếp tục giữ vở và rèn chữ để kiểm tra học kì 1 đợt 2.
-Phấn đấu học tốt môn tập làm văn là rèn lỗi chính tả.
-Giữ trật tự hơn nữa trong giờ chuyển tiết.
HS theo dõi.
*Hoạt động 4: Sinh hoạt văn nghệ.
-Cả lớp tham gia sinh hoạt văn nghệ.
+Hát tập thể.
+Cá nhân.
+Kể chuyện theo SGK.
---------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_12_thu_56_nam_hoc_20.doc