Giáo án môn học lớp 5 - Trần Văn Sáu - Tuần 24

Giáo án môn học lớp 5 - Trần Văn Sáu - Tuần 24

TẬP ĐỌC

Tiết 47 : Luật tục xưa của người E - Đê

I.Mục Tiêu:

-Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

-Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê –Đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của dân làng. Từ luật tục của người Ê –Đê, HS hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp.

II.Chuẩn bị:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK Bảng phụ viết tên khoảng 5 luật ở nước ta.

III.Các hoạt động dạy học:

1.Bài cũ:

 3 HS đọc thuộc bài thơ Chú đi tuần, trả lời câu hỏi

2.Bài mới:

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 5 - Trần Văn Sáu - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày tháng năm 20
TẬP ĐỌC
Tiết 47 : Luật tục xưa của người E â- Đê
I.Mục Tiêu:
-Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
-Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê –Đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của dân làng. Từ luật tục của người Ê –Đê, HS hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp.
II.Chuẩn bị: 
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK Bảng phụ viết tên khoảng 5 luật ở nước ta.
III.Các hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ:
 3 HS đọc thuộc bài thơ Chú đi tuần, trả lời câu hỏi 
2.Bài mới:
 	G.T. B – ghi đề 
 Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mt: Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng
-Gọi 1 HS khá đọc bài.
GV chia đoạn đọc: 
+Đoạn 1: Về cách xử phạt.
+Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng.
+Đoạn 3: Về các tội.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài.
-Lần 1: Theo dõi, sửa phát âm cho học sinh
-Lần 2: Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ.
-Lần 3: Hướng dẫn HS đọc thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
-Gọi 1-2 HS đọc cả bài.
-GV đọc cả bài.
-1 HS khá đọc bài. Cả lớp theo dõi và đọc thầm .
-HS dùng bút chì đánh dấu đoạn.
-3 HS nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
-2 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-Cả lớp lắng nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mt: Hiểu ý nghĩa của bài
-HS đọc lướt từng đoạn và trả lời câu hỏi.
(?)Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? 
(?) Kể những việc mà người Ê- đê xem là có tội? 
(?)Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê - đê quy định xử phạt rất công bằng? 
(?) Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết?
(?)Em hiểu luật tục xưa của người Ê – đê thế nào?( Ý nghĩa)
-HS đọc lướt và trả lời câu hỏi.
-Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
-Tội không hỏi mẹ cha- Tội ăn cắp – Tội giúp kẻ có tội – Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình . )
+ Các mức xử phạt rất công bằng: Chuyện nhỏ thì xử nhẹ; Chuyện lớn thì xử nặng; Người phạm tội là người bà con anh em cũng xử vậy.
+Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mặt, bắt tận tay; lấy và giữ được gùi, khăn , áo, daocủa kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc ) mới được kết tội; phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có gía trị. 
- Luật Giáo dục; Luật Phổ cập tiểu học; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Giao thông đường bộ
=>Người Ê- đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. 
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Mt: Đọc toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
-3HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3đoạn của bài
-GV hướng dẫn HS đọc một đoạn tiêu biểu.
-GV cho hs đọc theo nhóm
-GV nhận xét tuyên dương
-3 hs đọc bài, lớp nhận xét.
-HS luyện đọc theo cặp.
-Đại diện nhóm đọc. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
3.Củng cố- dặn dò: -GV liên hệ giáo dục và nhận xét tiết học. HS về luyện đọc thêm , chuẩn bị bài “ Hộp thư mật”
TOÁN
Tiết 116 : Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 Giúp HS:
-Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích,thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
-Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
II.Chuẩn bị: 
III.Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ:GV gọi 3HS nêu lại các công thức tính: Sxq; Stp , V hình lập phương, hình hộp chữ nhật 
 2.Bài mới :
 GTB- ghi đề
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Củng cố về quy tắc tính Stp, tính S xq và V của hình lập phương. hình hộp chữ nhật.
Mt: Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan 
Bài tập 1:-HS đọc đề –nêu yêu cầu của đề
-GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán.
-GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
 S một mặt hình lập phương: 2,5 2,5 = 6,25 (cm2)
 S toàn phần hình lập phương:6,25 6 = 37,50( cm2 )
V hình lập phương: 2,5 2,5 2,5 = 15,625 (cm3)
Bài 2: -GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính S xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật.
-GV yêu cầu hS tự giải bài toán.
 -GV đánh giá bài làm của HS.
Viết số đo thích hợp vào ô trống
HHCN
(2)
(3)
Chiều dài
 0,4m
 dm
Chiều rộng
 0,25m
 dm
Chiều cao
 0,9m
 dm
S mặt đáy
 0,1m2
 dm2
S xung quanh
 1,17m2
 dm2
Thể tích
 0,09m2
 dm3
Bài 3:GV cho HS đọc đề bài-Nêu hướng giải bài toán.
-GV nhận xét và chốt kết quả đúng:
 Bài giải
 Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
 9 6 5 = 270 (cm3)
Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là:
 4 4 4 = 64 (cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là: 270 - 64 = 206 (cm3)
 Đáp số : 206 cm3
-1HS đọc đề bài ,cả lớp đọïc thầm.
-HS làm bài vào vở ;1HS lên bảng giải 
-HS khác nhận xét sửa bài
-2HS nêu.
-HS tự làm bài vào vở.
-HS nêu kết quả .
-1HS đọc đề bài; cả lớp đọc thầm, nêu cách làm.
-HS làm bài vào vở; 1HS lên bảng giải.
-HS nhận xét sửa bài.
 3.Củng cố – dặn dò: GV nhận xét tiết học.Về làm BT phần còn lại bài 2. HS nêu lại các công thức tính S xung quanh; S toàn phần ; thể tích của hình lập phương và hình hộp chữ nhật
ĐẠO ĐỨC
Tuần 24 : Em yêu tổ quốc Việt Nam (tiết 2)
I.Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
-Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
-Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
-Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam .
II.Tài liệu và phương tiện:Tranh , ảnh về đất nước , con người Việt Nam và một số nước khác Vẽ tranh về đất nước , con người Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy học :
 1.Bài cũ: 3 hs trả lời yc sau:
 (?)Qua các thông tin em có cảm nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam ?
 (?)Em còn biết thêm những gì về Tổ quốc của chúng ta? 
 (?)Nêu bài học ?
 2.Bài mới: 
 GTB- ghi đề
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Làm bài tập 1 , SGK
Mt:Nêu một số hiểu biết của bản thân về đất nước VN
-GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm, giới thiệu một sự kiện, một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1.
-GV nhận xét và chốt kết quả đúng:
a) Ngày 2/9/1945 :Ngày Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập.ngày Quốc khánh của nước ta.
b)Ngày 7/5/1954 :Chiến thắng Điện Biên Phủ.
c)Ngày 30/4/1975 : Giải phóng miền Nam.
d)Sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và chiến thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.
đ) Bến Nhà Rồng : nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
e) Cây đa Tân Trào : nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16/8/1945.
-HS thảo luận theo nhóm bàn.
-Đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác theo dõi nhận xét , bổ sung.
Hoạt động 2: Đóng vai (bài tập 3 , SGK)
Mt: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của nước ta
-GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu như thế nào với khách du lịch về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của nước ta mà em biết.
-GV nhận xét , khen các nhóm giới thiệu tốt.
-Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
-Đại diện nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp.
-Các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ (bài tập 4, SGK)
Mt: Củng cố bài học
-GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm.
-GV nhận về tranh vẽ của HS.
-HS cả lớp xem tranh và trao đổi ý kiến
3.Củng cố-dặn dò: (?) Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
-HS nhắc lại nội dung bài-GV nhận xét tiết học Dặn HS về nhà sưu tầm các bài thơ . bài hát ca ngợi đất nước Việt Nam .
THỂ DỤC
Tiết 47 : PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY, TRỊ
 CHƠI “ QUA CẦU TIẾP SỨC”
I - MỤC TIÊU :
- Tiếp tục ơn phối hợp chạy-mang-vác, bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: 
	- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an tồn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị dụng cụ để tổ chức trị chơi và 2-4 quả bĩng chuyền hoặc bĩng đá. 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. phần mở đầu: 6-10 phút:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2 phút.
- chạy chậm theo một hàng dọc quanh sân tập, 1 phút.
- Ơn các động tác tay chân, vặn mình, tồn thân và bật nhảy của bài thể dục phát triển chung: mỗi động tác 2x8 nhịp
- Trị chơi khởi động do GV chọn : 1-2 phút.
- KIểm tra bài củ nội dung do GV chọn: 1-2 phút.
 = = = = 
= = = =
= = = =
GV
= = = =
= = = =
= = = =
 Gv 
1. Phần cơ bản : 18-22 phút: 
-Ơn phối hợp chạy-mang- vác6-7 phút.Chia tổ luyện tập khoảng 5 phút. Sau đĩ từng tổ báo cáo kết quả do cán sự điều khiển.
- Ơn bật cao:.2 đợt, mổi đợt bật liên tục 2-3 lần, tập đồn ... úp đỡ, uốn nắn HS, nhắc các em trình bày dàn ý ngắn gọn nhưng diễn đạt thành câu.
-GV nhận xét 
-1HS đọc 5 đề bài trong SGK.
-HS nói đề bài các em chọn.
- HS đọc gợi ý 1 trong SGK.
-HS làm dàn ý vào vở. 5HS làm vào giấy lớn.
-HS dán dàn ý lên bảng theo 5 đề khác nhau.
-HS nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý.
-1HS đọc yêu cầu của bài tập 2 và gợi ý 2.
-HS trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm.
-Đại diện các nhóm thi trình bày miệng dàn ý bài văn trước lớp .
-HS nhận xét và bình chọn bạn trình bày hay
3.Củng cố-dặn dò: -GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại và chuẩn bị bài TLV viết cho tiết tới.
KHOA HỌC
Tiết 48 : An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
I.Mục tiêu: 
 Sau bài học HS biết:
-Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật ;tránh gây hỏng đồ điện ; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà.
 -Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
II.Chuẩn bị: 
pin, đèn pin, đồng hồ, đồ chơi ; cầu chì. Hình và thông tin trang 98, 99 SGK
III.Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ:(?)Thế nào là vật dẫn điện? Cho ví dụ?
 (?) Thế nào là vật cách điện ? Cho ví dụ ? 
 (?)Nêu mục bạn cần biết ?
 2.Bài mới:
 GTB –ghi đề
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật
Mt: Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật ; tránh gây hỏng đồ điện ; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà.
-GV chia nhóm và phát phiếu học tập.
-GV yêu cầu đọc thông tin SGK và HS thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giậ, các biện pháp để phòng điện giật?
-GV => Không chạm tay vào chỗ hở của đường dây.Khi phát hiện thấy dây điện bị đứt hoặc bị hở, cần tránh xa.
(?)Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác?
-GV tóm ý và yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết.
-HS quan sát tranh và SGK.
-HS thảo luận theo nhóm bàn.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
-HS liên hệ thực tế và trả lời.
-2HS đọc mục bạn cần biết.
Hoạt động 2: Thực hành
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
(?)Điều gì có thể xảy ra nếu xử dụng nguồn điện 12V cho dụng cụ dùng điện có số vôn quy định là 6V ?
(?)Vai trò của cầu chì, của công tơ điện?
-GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu dao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng
-HS thực hành theo nhóm :đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99 SGK.
-Từng nhóm trình bày kết quả. Lớp nhận xét.
Hoạt động 3:Thảo luận về tiết kiệm điện
Mt: Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
HS thảo luận theo câu hỏi:
(?)Tại sao phải sử dụng điện tiết kiệm?
(?)Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện?
-GV cho HS liên hệ thực tế tại gia đình.
-GV tóm ý và yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS nhận xét và bổ sung ý kiến.
-Từng cá nhân HS nêu việc sử dụng điện và tiết kiệm điện của gia đình
-HS đọc mục bạn cần biết.
3.Củng cố –dặn dò:HS nhắc lại nội dung bài học. GV liên hệ giáo dục việc tiết kiệm điện và nhận xét tiết học. Dặn HS về học bài và chuẩn bị tiết tới : Ôn tập
TOÁN
Tiết 120 : Luyện tập chung
I.Mục tiêu: 
- Giúp HS ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
-Luyện tập vận dụng công thức diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích
-Giáo dục HS tính cẩn thận, hệ thống hoá được kiến thức.
*Hỗ trợ đặc biệt: biết vận dụng công thức để giải toán.
II.Chuẩn bị:
 HS xem trước bài.
III.Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ:
 (?)Nêu công thức tính diện tích xung quanh,diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật và hình lập phương
 (?)Nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương?
 2.Bài mới:
 GTB –ghi đề
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập
Mt: Rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Luyện tập vận dụng công thức diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh,diện tích đáy, thể tích hình hộp chữ nhật.
-GV nhận xét và chốt kết quả đúng:
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích và thể tích hình lập phương.
-GV nhận xét và chốt kết quả đúng:
Bài 3: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
-GV cho HS thảo luận theo nhóm.
-GV nhận xét và chốt ý đúng:
-1HS đọc đề bài. Cà lớp đọc thầm.
-3HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích đáy,thể tích hình hộp chữ nhật. HS làm bài vào vở. 1HS lên làm bảng, nhận xét và chữa bài.
Đổi 1m = 10dm ; 50cm = 5dm ; 60cm = 6dm
a)Diện tích xung quanh của bể kính là :
 ( 10 + 5 ) 2 6 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của bể kính là: 10 5 = 50 (dm2)
Diện tích kính dùng làm bể cá là: 180 + 50 = 230 (dm2)
b)Thể tích trong lòng bể kính là: 10 5 6 = 300 (dm3)
c)Thể tích nước có trong bể là: 300 : 4 3 = 225 (dm3)
 Đáp số: a)230dm2 ; b) 300dm3 ;c) 225dm3
-1HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.
-2HS nhắc lại cách tính diện tích và thể tích hình lập phương.HS làm bài vào vở. 1HS lên làm bảng.
-HS nhận xét và chữa bài.
a)Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
 1,5 1,5 4 = 9 (m2)
b)Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
 1,5 1,5 6 = 13,5 ( m2)
c) Thể tích của hình lập phương là:
 1,5 1,5 1,5 = 3,375 m3
 Đ/S : a) 9m2 ; b) 13,5 m2 ; c) 3,375 m3
-1HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.
-HS thảo luận theo nhóm trao đổi với bạn tìm hướng trả lời. Đại diện nhóm lên trình bày.
-HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến. 
a)Diện tích toàn phần của:
Hình N là : a a 6.
Hình M là : (a3)x (a3)6) =(aa6)9.
Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N.
b) thể tích của:
Hình N là : a a a.
Hình M là : (a3) (a3) (a3)=( aaa)27.
Vậy thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N.
3.Củng cố-dặn dò: -HS nhắc lại các công thức vừa học.Gv nhận xét tiết học. HS về ôn lại kiến thức đã học để chuẩn bị tiết tới kiểm tra.
KĨ THUẬT
Tiết 24 : Lắp xe ben (t1)
I.Mục tiêu: 
 Học sinh phải :
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
-Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu xe ben đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III.Các hoạt động dạy và học
 1.Kiểm tra:
 (sự chuẩn bị của hs cho tiết học)
 2.Bài mới: 
 GT tiết học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động1: Quan sát mẫu nhận xét
Mt: Qua quan sát chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
-GV cho học sinh quan sát xe ben đã lắp sẵn
-Hd học sinh quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời:
(?) Để lắp được xe ben em cần mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó ?
-QS và nhận xét về cấu tạo xe ben. Trả lời câu hỏi của GV.
-Cần 5 bộ phận; giá đỡ, ben, dây tời, trục bánh xe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật lắp ráp
Mt: Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình
a)HD chọn các chi tiết 
GV yêu cầu học sinh cùng chọn đúng, chọn đủ các chi tiết theo bảng trong SGK
-Xếp các chi tiết đã chọn vào lắp hộp theo từng loại chi tiết.
b)Lắp từng bộ phận 
*Lắpkhung, sàn xe, giá đỡ ben
(?) Để lắp được bộ phận này, ta cần chọn những chi tiết nào?
-Yc học sinh quan sát hình 2 SGK sau đó gọi hs trả lời và lên bảng chọn các chi tiết.
Gv tiến hành lắp 2 thanh chữ I vào 2 thanh thẳng 3 lỗ sau đó lắp tiếp 2 lỗ cuối của 2 thanh thẳng 1lỗ vào thanh chữ U
*Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ.(h3 SGK)
 -GV gọi 1 hs lên lắp hình 3 a. GV nhận xét cho cả lớp nhận xét và hoàn thiện.
*Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau. 
-GV yc học sinh quan sát hình 4 để trả lới câu hỏi trong SGK.
-GV yc học sinh lắp hình 4. GV quan sát chỉ dẫn thêm cho hs.
*Lắp trục bánh xe trước.(h5a SGK)
Gv gọi 1 học sinh lên lắp trục bánh xe trước.
* Lắp ca bin
GV gọi hs lên lắp ráp 
c) Thực hành lắp ráp xe ben.
-GV lắp xe ben theo các bước trong SGK. 
d)HD tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
-Chọn các chi tiết theo bảng trong sgk và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết 
+Học sinh nêu các chi tiết lụa chọn
-Học sinh quan sát hình 2 SGK sau đó lên bảng chọn các chi tiết.
-HS quan sát và thực hành theo yc.
+1 học sinh lên thực hiện thao tác 
+Học sinh lên thực hiện ca ûlớp qs nhận xét bổ sung cho hoàn thiện bước lắp .
-Học sinh quan sát hình 5 
-Học sinh lên lắp lớp thực hiện theo.
+Học sinh tháo các chi tiết và xếp vào hộp.
 3.Củng cố – dặn dò: Nhận xét chung giờ học, yêu cầu học sinh về nhà thực hành thao tác chuẩn bị cho tiết 2
 Ban giám hiệu duyệt tuần 24 
Ngày .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24 DA CHINH SUA.doc