TUẦN 12
Thứ 2 ngày 16 tháng 11 năm 2009
Tập đọc
Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu:
- Rèn kỉ năng đọc toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: sự tích, la cà, vú sữa, vỗ về
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, giữa các cụm từ
- Hiểu được nghĩa các từ ngữ: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong.
- HiểuND: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.( trả lời được câu
hỏi 1,2,3,4).
* Hs khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5.
Gdbvmt: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ( trực tiếp).
II. Đồ dùng dạy học:
Tuần 12 Thứ 2 ngày 16 tháng 11 năm 2009 Tập đọc Sự tích cây vú sữa I. Mục tiêu: - Rèn kỉ năng đọc toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: sự tích, la cà, vú sữa, vỗ về - Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, giữa các cụm từ - Hiểu được nghĩa các từ ngữ: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong. - HiểuND: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.( trả lời được câu hỏi 1,2,3,4). * Hs khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5. Gdbvmt: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ( trực tiếp). II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ minh họa III. Hoạt động dạy học: Tiết 1 HĐ1: Giới thiệu chủ điểm và bài học. HĐ2: Luyện đọc. - Giáo viên đọc toàn bài. Hai học sinh đọc - Đọc nối tiếp câu - Tìm các từ khó, luyện đọc từ khó: la cà, sự tích, vú sữa, vỗ về. - Đọc nối tiếp đoạn , kết hợp giải nghĩa từ: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong - Đọc từng đoạn trong nhóm - Các nhóm đọc bài. - Thi đọc giữa các nhóm - Cả lớp đọc đồng thanh Tiết 2 HĐ3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi? - Vì sao cậu bé quay trở về? - Khi về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì? - Chuyện gì đã xảy ra khi đó? - Những nét nào ở cây, gợi lên hình ảnh của mẹ? - Theo em tại sao mọi người lại đặt tên cho cây là cây vú sữa? *Theo em, nếu được gặp lại mẹ , cậu bé sẽ nói gì? HĐ4: Luyện đọc lại. Gọi một số học sinh đọc lại cả bài IV.Củng cố dặn dò: Nếu em là bạn nhỏ. em sẽ nói lời xin lỗi với mẹ như thế nào? ----------000---------- Toán Tìm số bị trừ. I. Mục tiêu: - Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ - Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó. * Hs khá, giỏi: Hoàn thành thêm bài1(c,g); bài2( cột 4,5); bài3. II. Hoạt động dạy và học : HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2.Giới thiệu cách tìm số bị trừ chưa biết: - Giáo viên gắn 10 ô vuông lên bảng. Có bao nhiêu ô vuông? - Lấy đi 4 ô vuông( giáo viên che 4 ô vuông). Còn mấy ô vuông? - Ta làm tính gì? Học sinh nêu phép tính - Giáo viên ghi bảng: 10 – 4 = 6 - Học sinh nêu thành phần, kết quả của phép trừ. Giáo viên ghi bảng - Nếu cô che số bị trừ đi thì làm thế nào để tìm được số bị trừ ? 10 = 4 + 6 10 = 6 + 4 x – 4 = 6 x = 6 + 4 x = 10 Giáo viên kết luận: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ HĐ3. Thực hành : Học sinh nêu yêu cầu bài tập Bài tập 1: học sinh làm vào bảng con bài a, d. 2 hs lên bảng làm bài. Gv gọi hs chữa bài , Gv nhận xét kết luận. Các bài tập còn lại học sinh làm bài vào vở bài tập Bài 2: Hs đọc yêu cầu . - Muốn tìm hiệu ta làm thế nào? - Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? Hs làm vào giấy nháp. Gv gọi hs đọc kết quả, nêu cách làm. Lớp nhận xét , Gv kết luận. *Bài3: Khuyến khích cả lớp cùng làm. Gv gọi hs chữa bài. Bài 4: hướng dẫn học sinh vẽ đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD. Ghi điểm cắt nhau của đoạn thẳng AB và CD. III.Củng cố dặn dò: Hs nhắc lại cách tìm số bị trừ. Gv nhận xét giờ học. ---------000--------- Đạo đức Quan tâm giúp đỡ bạn( tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. - Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. - Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - Học sinh có thái độ yêu mến, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đồng tình với những biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn bè. * Hs khá, giỏi: Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè. II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong sgk. III. Hoạt động dạy học : Giới thiệu bài : Học sinh hát bài : Tìm bạn thân Hoạt động 1: Kể chuyện: Trong giờ ra chơi a. Giáo viên kể chuyện b. Thảo luận: - Các bạn đã làm gì khi Cường bị ngã? - Em có đồng tình với việc làm của bạn không? Vì sao? Giáo viên kết luận: Hoạt động 2: Quan sát tranh nêu hành vi đúng, hành vi sai: -Từng cặp thảo luận. - Đại diện một số cặp nêu các hành vi đúng Hoạt động 3: Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn: - Các nhóm làm bài tập 3 - Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận Gv kết luận. IV. Củng cố dặn dò: Gv nhận xét giờ học. Thứ 3 ngày 17 tháng 11 năm 2009 Thể dục Bài số 23. I. Mục tiêu: - Bước đầu thực hiện được đi thường theo nhịp( nhịp 1bước chân trái , nhịp 2 bước chân phải). - Bước đầu biết cách chơi và tham gia trò chơi : Nhóm ba ,nhóm bảy II. Điạ điểm ,phương tiện: Sân trường sạch sẽ. Còi III. Hoạt động dạy học 1.Phần mở đầu: - Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học - Chạy nhẹ theo hàng dọc - ÔN bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản: - Đi thường theo nhịp. - Trò chơi: Nhóm ba, nhóm bảy 3.Phần kết thúc: - Cúi người thả lỏng - Nhảy thả lỏng - Nhận xét tiết học ---------000--------- Toán 13 trừ đi một số: 13 - 5 I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13 – 5. Lập được bảng trừ 13 trừ đi một số - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13 - 5. * Hs khá, giỏi: Hoàn thành thêm bài 1b và bài3. II. Đồ dùng dạy học: 1 bó và 3 que tính rời, bảng cài III. Hoạt động dạy học: HĐ1. Giới thiệu phép trừ : 13 - 5 - Lấy 1bó và 3 que tính, bớt đi 5 que tính. Còn bao nhiêu que tính? - Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả HD: Bớt đi 3 que tính.Thay 1 bó que tính bằng 10 que tính rồi bớt tiếp 2 que nữa, còn 8 que tính. - Học sinh nêu kết quả:13 – 5 = 8. - 1 học sinh lên bảng đặt tính. Cả lớp làm bảng con - Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện: 13 - 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1 5 - 1 trừ 1 bằng 0 8 HĐ2: Xây dựng bảng trừ: 13 – 4= 9 .. 13 – 9 = 4 - Hs luyện đọc thuộc lòng. HĐ 3. Thực hành: Bài1a: Thi tiếp sức. Nhóm nào nhanh nhóm đó thắng cuộc. Học sinh làm bài 2, 4 vào vở * Khuyến khích cả lớp cùng làm thêm bài 1b, bài3. Gv chấm, chữa bài. IV.Củng cố dặn dò: Học thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số. ----------000---------- Kể chuyện Sự tích cây vú sữa I. Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện " Sự tích cây vú sữa". - Biết nghe nhận xét lời bạn kể. * Hs khá, giỏi: Nêu được câu chuyện theo ý riêng( BT3) II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi các câu tóm tắt đoạn 2 III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh nối tiếp nhau kể lại đoạn cuối câu chuyện : Bà cháu B. Dạy bài mới: HĐ1.Giới thiệu bài: HĐ2.Hướng dẫn kể chuyện: - Kể lại đoạn1 câu chuyện bằng lời của mình? Một số học sinh kể. Cả lớp nhận xét - Kể phần chính của câu chuyện theo gợi ý + Học sinh kể theo nhóm + Đại diện nhóm thi kể *Kể đoạn kết câu chuyện theo mong muốn IV.Củng cố dặn dò: Gv nhận xét giờ học. ----------000---------- chính tả(nghe viết) Sự tích cây vú sữa I. Mục tiêu: - Nghe viết chính xác, trình bày đúng hình thức một đoạn văn xuôi - Làm đúng bài tập2; bài tập3b. II. Đồ dùng dạy học: Bảng đã chép sẵn quy tắc chính tả ng/ ngh III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Cả lớp viết bảng con: con gà, thác ghềnh, ghi nhớ, sạch sẽ, cây xanh B. Dạy bài mới: HĐ1.Giới thiệu bài: HĐ2.Hướng dẫn nghe viết: a. Hướng dẫn chuẩn bị: - Giáo viên đọc mẫu. 2 học sinh đọc lại - Từ các cành lá, những đài hoa xuất hiện như thế nào? - Quả trên cây xuất hiện ra sao? - Hướng dẫn nhận xét: + Bài chính tả có mấy câu? + Học sinh viết từ khó: Cành lá, đài hoa, trổ ra, xuất hiện, dòng sữa. - Giáo viên đọc ,học sinh chép bài vào vở. - Đổi chéo bài khảo lỗi b. Chấm chữa bài HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: - Bài 2: một học sinh đọc yêu cầu: Học sinh viết bài vào bảng con: người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng Khi nào thì viết ng? Khi nào thì viết ngh? - Bài 3: ac hay at: Bãi cát, các con, lười nhác, nhút nhát IV.Củng cố dặn dò: Gv nhận xét giờ học. ---------000--------- Thứ 4 ngày 18 tháng 11 năm 2009 Toán 33 - 5 I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33 - 5. - Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng (đưa về phép trừ dạng 33 - 5) * Hs khá, giỏi: Làm thêm bài2c; bài 3c; bài4. II. Đồ dùng dạy học: 3 bó que tính và 3 que tính rời, bảng cài III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Hai học sinh đọc thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số - Hỏi đáp nhanh các phép tính 13 trừ đi một số B. Dạy bài mới HĐ1. Hướng dẫn thực hiện phép trừ dạng: 33 – 5: - Lấy 3 bó que tính và 3 que tính. Có bao nhiêu que tính? ( 33que tính) - Bớt đi 5 que tính. - Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm tính gì? - Giáo viên ghi bảng: 33 – 5 - Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả và một số học sinh nêu cách làm - Giáo viên hướng dẫn làm trên que tính. - Hướng dẫn đặt tính và thực hiện: 33 5 28 HĐ2.Thực hành: - Học sinh nêu lần lượt yêu cầu từng bài. - Hs làm vào vở bài1; bài2(a,b); bài3(a,b). * Hs khá, giỏi: Hoàn thành thêm các bài còn lại. Khuyến khích cả lớp cùng làm. Chấm chữa bài: III. Củng cố dặn dò: Gv nhận xét giờ học. ---------000--------- Tập đọc Mẹ I. Mục tiêu: - Đọc đúng các từ : lặng rồi, ạ ời, tiếng võng, kẽo cà. - Biết ngắt nhịp đúng câu thơ lục bát - Hiểu nghĩa từ: nắng oi, giấc tròn - Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con( trả lời được các câu hỏi trong sgk; thuộc 6 dòng thơ cuối). Gdbvmt: Qua việc trả lời câu hỏi trong sgk , từ đó giúp các em trực tiếp cảm nhận được cuộc sống gia đình tràn đầy tình yêu thương của mẹ( trực tiếp). II. Đồ dùng dạy học: Chép sẵn các câu thơ luyện ngắt giọng ở bảng III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh đọc nối tiếp bài Sự tích cây vú sữa B. Dạy bài mới : HĐ1. Giới thiệu bài: HĐ2. Luyện đọc: - Giáo viên đọc mẫu . 1 học sinh đọc - Đọc nối tiếp từng dòng - Học sinh luyện đọc từ khó, câu khó: - Đọc cả bài - Luyện đọc nhóm toàn bài - Thi đọc giữa các nhóm - Đọc đồng thanh HĐ3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Hình ảnh nào cho em thấy đêm hè rất oi bức? - Mẹ đã làm gì để con ngủ ngon giấc? - Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào? - Em hiểu hai câu thơ : Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con như thế nào? - Em hiểu câu thơ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời như thế nào? HĐ4. Học thuộc lòng bài thơ IV.Củng cố dặn dò: Qua bài thơ em hiểu được điều gì về mẹ? ---------000--------- Luyện từ và câu Từ ngữ về tình cảm gia đình. Dấu phẩy. I. Mục tiêu: ... học. ----------000--------- Toán 53 - 15 I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng: 53 – 15 - Biết tìm số bị trừ, dạng x - 18 = 9 - Biết vẽ hình vuông theo mẫu( vẽ trên giấy ô li) * Hs khá, giỏi: Làm thêm bài tập 1(dòng2); bài3c. II. Đồ dùng dạy học: 5 bó que tính và 3 que tính rời III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: Đặt tính rồi tính: 73 – 6; 43 - 5 B. Dạy bài mới: HĐ1.Giới thiệu bài: HĐ2. Giới thiệu phép trừ:53- 15: - Lấy 5 bó và 3 que tính. Có bao nhiêu que tính? - Bớt đi 15 que tính. Còn bao nhiêu que tính? - Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào? - Giáo viên ghi phép trừ : 53 – 15 lên bảng - Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả. Nêu cách làm - Hướng dẫn học sinh đặt tính và tính: 53 -3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1 15 -1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3 viết 3 38 HĐ3.Thực hành: Bài 1: Hs làm vào bảng con. Gv nhận xét chữa bài. Học sinh làm bài vào vở: bài 2; bài 3a,b; bài 4. * Hs khá, giỏi: Hoàn thành thêm các bài còn lại. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm. Chấm chữa bài. Gv chốt kiến thức sau mỗi bài. IV.Củng cố dặn dò: Gv nhận xét giờ học. ---------000--------- Thủ công Ôn tập chủ đề : Gấp hình I. Mục tiêu: - Cũng cố kiến thức, kỉ năng gấp hình đã học. - Gấp được ít nhất một hình để làm trò chơi. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ qui trình gấp thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui - Mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui III. Hoạt động dạy học: HĐ1. Giới thiệu bài: HĐ2. Thực hành gấp: - Giáo viên cho học sinh nhắc lại các sản phẩm mình đã gấp - Quan sát các mẫu gấp: thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui - Giáo viên treo tranh qui trình gấp: thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui học sinh quan sát - Học sinh thực hành gấp một trong 2 mẫu vừa ôn. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm. HĐ3. Đánh giá sản phẩm: - Hoàn thành: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ Gấp hình đúng quy trình Gấp hình cân đối, nếp gấp thẳng , phẳng IV.Củng cố dặn dò: Gv nhận xét giờ học. ---------000--------- Buổi chiều. Hướng dẫn thực hành. Kể chuyện: Sự tích cây vú sữa I. Mục tiêu: - Rèn kỉ năng diễn đạt trước tập thể - Biết cách lắng nghe bạn kể, kể lại lời của bạn. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Nối tiếp kể đoạn1 Học sinh nối tiếp kể đoạn 1 câu chuyện theo lời của mình. Hoạt động 2: Kể lại phần chính câu chuyện Học sinh kể lại phần chính câu chuyện theo nhóm Đại diện nhóm thi kể Hoạt động 3:Kể lại toàn bộ câu chuyện 3 học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện III.Củng cố dặn dò: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? ---------000--------- Luyện và bồi dưỡng toán. Tìm số bị trừ, 13 trừ đi một số I. Mục tiêu: - Học thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số - Cũng cố cách tìm số bị trừ chưa biết - áp dụng làm một số bài tập và giải toán III. Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: Hoạt động 1:Củng cố kiến thức - Học thuộc bảng trừ : 13 trừ đi một số - Nêu cách tìm số bị trừ chưa biết Hoạt động 2: Thực hành: - Hs làm bài vào vở. Bài1: Tính nhẩm. 13 - 6 = 13 - 9 = 13 - 5 = 13 - 8 = 13 - 4 = 13 - 7 = Bài2: Tìm x. x - 24 = 18 x - 26 = 45 x - 17 = 0 x - 28 = 42 *Bài3: Tìm một số, biết rằng lấy số đó trừ đi 12 thì được hiệu bằng 48. Bài4: Lan có một số nhãn vở, Lan cho Hà 8 nhãn vở, Lan còn lại 16 nhãn vở. Hỏi Lan có bao nhiêu nhãn vở? - Gv chấm, chữa bài cho hs. III.Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét giờ học. -----------000----------- Luyện và bồi dưỡng tiếng việt. Luyện viết: Mẹ I.Mục tiêu: - Rèn kỹ năng viết chữ qua bài" Mẹ" - Hs viết đúng, đẹp, trình bày đúng bài viết theo thể loại thơ lục bát. II.Hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn viết. Gv đọc bài viết, 2 hs đọc lại bài. Gv hướng dẫn viết từ khó: Kẽo cà tiếng võng, quạt, gió, giấc tròn. HĐ2: Luyện viết. Gv đọc cho hs viết. Gv đọc cho hs khảo bài. Gv chấm, chữa bài cho hs. III.Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét giờ học. -----------000----------- Thứ 6 ngày 20 tháng 11 năm 2009 Chính tả(tập chép) Mẹ I. Mục tiêu: - Chép lại chính xác đoạn: “Lời ru. suốt đời” trong bài thơ Mẹ - Trình bày đúng hình thức thơ lục bát -Làm đúng các bài tập2; bài tập3a. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép nội dung đoạn thơ III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: -2 học sinh lên bảng viết: sữa mẹ, ngon miệng, bãi cát. Cả lớp viết bảng con B. Dạy bài mới: HĐ1.Giới thiệu bài: HĐ2.Hướng dẫn viết. -Giáo viên đọc mẫu bài. Hai học sinh đọc lại. - Người mẹ được so sánh với những gì? - Giáo viên đọc học sinh viết tiếng khó: lời ru, quạt, thức, giấc tròn, gió, suốt đời. - Học sinh nêu cách trình bày bài thơ. - Học sinh viết chính tả. - Đổi chéo bài , khảo lỗi - Chấm chữa bài. HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu. Học sinh làm bài tập: thứ tự các nguyên âm cần điền là: ya, yê, yê, yê, iê, iê Bài 3: Ghi vào chỗ trống các tiếng có âm đầu bằng r, bằng gi. IV.Củng cố dặn dò: Gv nhận xét giờ học. ---------000--------- Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Thuộc bảng 13 trừ đi một số. - Thực hiện được phép trừ dạng 33 - 5; 53 - 15. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 - 15. * Hs khá, giỏi: Hoàn thành thêm bài3, bài5. II. Hoạt động dạy học: HĐ1.Giới thiệu bài: HĐ2. Thực hành: - Bài 1:Học sinh làm bài dưới dạng trò chơi truyền điện. - Bài 2, 4 học sinh làm vào vở. * Hs khá, giỏi: Hoàn thành thêm bài 3, bài 5. - Gv hướng dẫn cách làm bài. - Giáo viên theo dõi giúp đỡ thêm hs. - Chấm chữa bài: Bài 5: học sinh nêu cách là C: 17 III.Củng cố dặn dò: Gv nhận xét giờ học. -----------000--------- Tập làm văn Gọi điện I. Mục tiêu: - Đọc hiểu bài " Gọi điện", biết một số thao tác gọi điện thoại; trả lời được các câu hỏi về thứ tự các việc cần làm khi gọi điện thoại(BT1). - Viết được 3,4 câu trao đổi qua điện thoại theo 1 trong 2 nội dung nêu ở bài tập 2 - Học sinh có ý thức gọi điện thoại có văn hóa. * Hs khá, giỏi làm được cả 2 nội dung ở BT2. II. Đồ dùng dạy học: Một số máy điện thoại III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 3 học sinh đọc bức thư thăm hỏi ông bà. Cả lớp nhận xét B. Dạy bà mới: HĐ1.Giới thiệu bài: HĐ2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: 1 học sinh nêu yêu cầu - Học sinh nêu miệng ý a: Thứ tự cần làm khi gọi điện thoại: +Tìm số máy của bạn trong sổ. + Nhấc ống nghe lên + Nhấn từng số - Từng cặp thảo luận ý (b, c). Nêu các tín hiệu.. Bài 2: 1 học sinh nêu yêu cầu - Giáo viên gọi học sinh trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung - Học sinh viết bài vào vở. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm lưu ý học sinh ghi câu hội thoại. * Hs khá, giỏi làm cả 2 nội dung của bài tập 2. - Một số học sinh đọc bài của mình. Giáo viên nhận xét - Giáo viên chấm một số bài IV.Củng cố dặn dò: Gv nhắc hs cần ứng xử có văn hóa khi gọi hoặc nghe điện thoại. Gv nhận xét giờ học. ---------000--------- Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp 1. Nhận xét công tác tuần12 -Gv nhận xét chung kết quả của tuần học chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20.11 - Gv nhận xét cụ thể từng mặt về nề nếp, học tập, trực nhật, vệ sinh đặc biệt là hoạt động học tập. - Gv tuyên dương những em dành được nhiều điểm 10 nhất. - Tuyên dương những em có tiến bộ trong phong trào rèn chữ viết , nhắc nhở những em chưa cố gắng. 2. Công tác tuần tới: - Thực hiện tốt nề nếp học tập: Nề nếp ra vào lớp, nề nếp sinh hoạt đầu buổi. - Phát động phong trào xây dựng bài tốt, đọc to rõ ràng, chữ viết đẹp - Tiếp tục công tác rèn chữ viết trong học sinh - Mặc đồng phục đúng quy định - Thực hiện tốt công tác trực nhật vệ sinh. ----------000--------- Buổi chiều. Luyện và bồi dưỡng tiếng việt. Từ ngữ về tình cảm gia đình. Dấu phẩy I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được các từ ngữ về tình cảm gia đình. - Biết đặt dấu phẩy ngăn cách ở các bộ phận giống nhau trong câu II. Hoạt động dạy học: HĐ1.Giới thiệu bài: HĐ2.Củng cố kiến thức: - Trò chơi tiếp sức: 3 tổ thi viết nhanh các từ ngữ về tình cảm gia đình Trong 2 phút tổ nào viết được nhiều tổ đó thắng cuộc - Giữa các bộ phận giống nhau trong câu được viết dấu gì? HĐ3. Luyện tập: 1. Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: thương, nhớ, kính, mong, trọng 2. Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh: - Ông bà. cháu. - Cháu ông bà. - Anh chị.. em. - Học sinh thầy cô giáo. - Trẻ em người lớn. 3. Đặt dấu phẩyvào chỗ thích hợp: Hàng Bồ Hàng Bac Hàng Khay Hàng Buồm Hàng Thiếc Hàng Bài Hàng Khay. - Giáo viên theo dõi học sinh làm bài, hướng dẫn thêm - Chấm chữa bài. III.Củng cố dặn dò: Giữa các bộ phận giống nhau ta đặt dấu phẩy ---------000--------- Hướng dẫn thực hành. Luyện tập làm văn: Gọi điện I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố, rèn kỉ năng gọi điện, nghe điện thoại. - ứng xử có văn hóa khi gọi hoặc nghe điện thoại. II. Hoạt động dạy học: HĐ1. Củng cố kiến thức: -Học sinh nêu các bước khi gọi điện mà bố ( mẹ ) bạn cầm máy: + Chào hỏi +Giới thiệu tên mình + Xin phép nói chuyện với bạn HĐ2. Thực hành gọi điện và nghe điện thoại. Học sinh làm việc theo cặp (1 học sinh gọi, 1 học sinh nghe): - Bạn gọi điện đến mời em đến dự sinh nhật bạn. em đồng ý. - Bạn gọi điện đến rủ em đến nhà Nam xem xe đạp bố mẹ vừa mua cho Nam. Em từ chối vì bận trông em cho mẹ. Các cặp thực hiện. Đại diện một số cặp trình bày. Cả lớp nhận xét III.Củng cố dặn dò: Khi gọi và nghe điện thoại phải ứng xử có vân hóa mới là người lịch sự ------------000----------- Luyện và bồi dưỡng toán. Đặt tính Luyện tiết 56, 57. I. Mục tiêu: - Cũng cố kỉ năng đặt tính và tính dạng:33 – 5; 53 - 15 - Luyện giải toán III. Hoạt động dạy học: HĐ1.Cũng cố kiền thức: - Khi đặt tính ta lưu ý điều gì? - 1 học sinh lên bảng đặt tính và tính: 43 – 18 HĐ2. Thực hành: - Hs làm bài vào vở. Bài1: Đặt tính rồi tính. 63 - 27 43 - 5 33 - 18 Bài2: Tính. 13 - 8 + 5 = 43 - 17 - 6 = Bài3: Tìm x. X + 26 = 53 x - 14 = 19 * 18 + x = 16 + 27 x - 29 = 64 - 10 Bài4: Có hai bao đường cân nặng tổng cộng 63 kg. Bao thứ nhất cân nặng 34 kg. Hỏi bao thứ hai cân nặng bao nhiêu kg? - Gv chấm, chữa bài cho hs. III.Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét giờ học. ------------000-----------
Tài liệu đính kèm: