Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Nghĩa An

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Nghĩa An

Tiết 3+4 TẬP ĐỌC

Sáng kiến của bé Hà

I - Mục tiêu

- Ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý, bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ mới: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ cho ông, bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.

- Giáo dục HS quan tâm, kính yêu tới ông, bà.

II - Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc 16 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Nghĩa An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10
 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009
Tiết 1 Chào cờ
Tiết 2 Âm nhạc
 GV chuyên dạy
Tiết 3+4 Tập đọc
Sáng kiến của bé Hà
I - Mục tiêu
- Ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý, bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ mới: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ cho ông, bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.
- Giáo dục HS quan tâm, kính yêu tới ông, bà...
II - Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III - Hoạt động dạy và học
Tiết 1
1- Giới thiệu bài 
2- Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
GV đọc mẫu toàn bài
* Đọc từng câu
- Hướng dẫn đọc các từ khó.
Nhận xét, uốn nắn
* Hướng dẫn đọc từng đoạn
Đọc từ chú giải
* Thi đọc giữa các nhóm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
-Tự tìm từ khó đọc
- HS đọc từ khó: ngày lễ, lập đông, rét...
-H/s luyện đọc câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- 1 HS đọc từ chú giải
Đọc cá nhân, nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.( 1-2 đoạn)
Tiết 2
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1: Bé Hà có sáng kiến gì?
- Hà giải thích vì sao cần có ngày lễ cho ông, bà?
Nhận xét
Câu 2: Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông, bà? Vì sao?
Câu 3:
Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì? 
- Ai đã gỡ bí giúp bé?
Câu 4:
- Hà đã tặng ông bà món quà gì?
- Món quà của Hà có được ông bà thích không?
Câu 5: Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào?
- Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức ngày "ông bà"?
 - GV giáo dục HS ý thức quan tâm tới ông bà, người thân trong gia đình.
4- Luyện đọc lại:
Gv hướng dẫn
 - Thi đọc toàn bài
5- Củng cố dặn dò:
 ? Nêu nội dung bài, ý nghĩa của chuyện.
Nhận xét tiết học
HS đọc thầm, trả lời
- Tổ chức ngày lễ cho ông bà.
- Vì Hà có ngày tết thiếu nhi 1-6. Bố là công nhân có ngày 1-5. Mẹ có ngày 8-3. Còn ông bà chưa có ngày nào.
- Ngày lập đông, vì ngày đó trời trở rét, mọi người cần chăm lo sức khoẻ cho các cụ già.
- Chưa biết chuẩn bị quà gì biếu ông bà. Bố thì thầm mách nước, bé hứa cố gắng làm theo lời khuyên của bố.
- Hà tặng ông bà chùm điểm 10.
- Chùm điểm 10 của Hà là món quà ông bà thích nhất.
- Là một cô bé ngoan nhiều sáng kiến và rất kính yêu ông bà.
- Vì Hà rất yêu ông bà, quan tâm đến ông bà.
- HS tự phân vai thi đọc lại truyện.
- HS nói nội dung, ý nghĩa truyện.
Tiết 5
Toán 
Luyện tập(Tr 46)
I - Mục tiêu:
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x+a = b, a+x = b(với a,b là các số không quá 2 chữ số)
- Biết giải toán có 1 phép trừ.
- Giáo dục HS hứng thú, tự tin thực hành toán.
II - Hoạt động dạy và học:
1.KT: HS làm bảng 8 + x =10, x + 5 = 17
Nhận xét
 Nêu cách tìm số hạng chưa biết?
2. Bài mới:
a. GTB
b.HD luyện tập
* Bài tập 1: 
GVgọi h/s nêu lại cách tìm số hạng chưa biết.
"Muốn tìm số hạng chưa biết (x) trong một tổng ta làm thế nào?
x + 7 = 10 30 + x = 58
* Bài tập 2: ( cột 1,2)
GV hướng dẫn nhận xét từng cột để rút ra mối liên hệ giữa phép cộng và phép trừ.
* Bài tập 4: 
HS đọc đề bài
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài
Nhận xét, GV chấm bài
* Bài tập 5: 
HS đọc yêu cầu của bài
Khoanh vào chữ nào? Vì sao?
Chú ý: khi làm bài này HS thường mắc sai lầm khoanh vào A 
3- Củng cố dặn dò:
Muốn tìm số hạng chưa biết em làm như thế nào?
Nhận xét tiết học
HS làm bảng con
2 HS nêu
HS đọc yêu cầu của bài
- Lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- HS làm bảng con.
- Chữa bài,nhận xét
- HS nêu miệng kết quả , chữa bài.
-Nhận xét
- HS tự giải bài toán đơn có liên quan đến phép trừ.
- HS tự giải: x + 5 = 5
 x = 5 - 5
 x = o
2 Hs nêu
 Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2009
Tiết 1 Mĩ thuật
 GV chuyên dạy
Tiết 2 
Chính tả (TC)
Ngày lễ
I - Mục tiêu
- Chép lại chính xác, trình bày đúng bài chính tả "Ngày lễ"
- Làm đúng các bài tập phân biết c/k ; l/n ; thanh hỏi, thanh ngã.
-Giáo dục HS trình bày sạch đẹp.
II - Đồ dùng dạy học:
Bảng chép nội dung đoạn văn.
Bảng phụ viết nội dung bài tập.
III - Hoạt động dạy và học
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn tập chép
- GV đọc đoạn chép trên bảng
GV chỉ vào những chữ viết hoa trong bài chính tả và hỏi: Những chữ nào trong tên các ngày lễ viết hoa?
- Hướng dẫn viết chữ dễ viết sai.
GV nhắc HS ngồi đúng tư thế.
- Chấm, chữa bài.
3- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2: GV treo bảng phụ.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3 ( chọn 3a)
GV nêu yêu cầu.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4- Củng cố dặn dò:
Tuyên dương bài viết đẹp
Nhận xét tiết học
- 2, 3 HS đọc lại.
- Chữ đầu của mỗi bộ phận tên.
- HS viết bảng con những chữ dễ lẫn: hằng năm, Quốc tế, Thiếu nhi...
- HS chép bài vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con. 
2 HS làm bảng lớp
Nhận xét
- 2, 3 HS đọc lại lời giải đúng.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Ghi nhớ những ngày lễ vừa học.
Tiết 3 
Toán)
Số tròn chục trừ đi một số(Tr 47)
I - Mục tiêu
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 , trường hợp số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có 1 hoặc 2 chữ số (có nhớ)
- Biết giải toán có một phép trừ ( số tròn chục trừ đi một số)
- Giáo dục HS hứng thú tự tin thực hành toán.
II - Đồ dùng dạy học
4 bó, mỗi bó 10 que tính, bảng gài.
III - Hoạt động dạy và học
1. KT: HS nêu miệng kết quả 10 - 2 = ?
10 - 3 = ? 10 - 7 = ?
2. Bài mới:
a- Giới thiệu cách thực hiện phép trừ 40 - 8
- GV hướng dẫn cách làm nhanh nhất: tháo rời 1 bó một chục, lấy bớt 8 que, còn lại 2 que, 2 que gộp với 30 que là 32 que tính.
-Gọi h/s lên bảng đặt tính và tính
b- Giới thiệu cách thực hiện 40 - 18
- GV hướng dẫn (tương tự cách làm 40 - 8)
 40 * 0 không trừ được 8 lấy 10 trừ 8 
 - 
 18 bằng 2, viết 2 nhớ 1
 22 * 1 thêm 1 là 2, 4 trừ 2 bằng 2, viết2 
Nhận xét
c- Thực hành
* Bài tập 1:G/v cho h/s làm vào vở
 Nêu lại cách trừ?
Nhận xét
* Bài tập 3:
- Hướng dẫn học sinh tự đọc bài toán rồi giải.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
 2 chục = ? đơn vị
GV chấm bài
3- Củng cố dặn dò:
 Nêu cách thực hiện phép trừ 50 - 12?
 Nhận xét tiết học
HS nêu
- HS thao tác trên que tính để tìm ra 
 40 - 8 = 32
-Nêu các cách làm
- Nhiều HS nêu cách bớt 8 ở 40 để tìm ra 32.
-1h/s lên bảng làm bài-Lớp làm bảng con
-Nhiều em nêu cách làm
- HS lên bảng tự đặt tính và tính rồi nói cách trừ.
- Nhiều HS nói lại cách trừ.
- HS làm bài 1 vào vở.
-Chữa bài
2-3 HS nêu
- HS giải vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
1 HS nêu
Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài 11 - 5
Tiết 4	Tự nhiên xã hội 
Ôn tập: Con người và sức khoẻ
I - Mục tiêu.
- Khắc sâu kiến thức về các hoạt động của cơ quan vận động và tiêu hoá.
- Biết sự cần thiết và hình thành thói quen ăn sạch , uống sạch và ở sạch
- Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân.
II - Hoạt động dạy và học:
1. KT: Nêu tác hại của giun đối với sức khoẻ?
Nêu cách phòng tránh bệnh giun?
2.Bài mới:
1- Hoạt động 1: Trò chơi "Thi hùng biện"
a- Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức về ăn uống sạch sẽ và biết phòng tránh bệnh giun.
b- Cách tiến hành: GV nêu một số câu hỏi
+ Thế nào là ăn uống đầy đủ?
+ Ăn uống đầy đủ có lợi gì?
+ Tại sao phải ăn uống sạch sẽ?
+ Làm thế nào để phòng bệnh giun?
+ Muốn cơ thể khoẻ mạnh chúng ta phải ăn, uống như thế nào?
c- Kết luận: GV kết luận cần ăn uống đầy đủ, ăn sạch, uống sạch, ở sạch để phòng tránh các bệnh. Giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện, không lê la dưới đất,...
2- Hoạt động 2: Ôn tập: Cơ quan vận động và cơ quan tiêu hoá.
 Cơ quan vận động gồm có gì?
- Nêu tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ?
Nhận xét
- Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
- Nêu các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá?
- Tại sao cần phải ăn chậm nhai kĩ và không nên chạy nhảy sau khi ăn?
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
4- Củng cố dặn dò:
Chúng ta cần ăn uống và vận động như thế nào để khoẻ mạnh và chóng lớn?
Nhận xét tiết học.
2 HS trả lời
Nhận xét
- Các nhóm thảo luận.
- Các nhóm cử đại diện lên trả lời.
- Mỗi nhóm cử một đại diện làm trọng tài, ban giám khảo.
- Cả lớp chọn bạn nào nói hay và đầy đủ nhất .
- Nhiều HS đọc bài làm.
- Cả lớp nhận xét bổ sung
- HS trả lời.
2 HS chỉ trên tranh vẽ
HS tự trả lời
Nhận xét
HS tự làm
- Nhiều HS đọc bài làm.
- Cả lớp nhận xét bổ sung
2 HS trả lời
- Về thực hành ăn uống đầy đủ và sạch sẽ.
Tiết 5 Kể chuyện
Sáng kiến của bé Hà
I - Mục tiêu
- Dựa vào ý cho trước, kể lại được từng đoạn (toàn bộ) câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
- Có khả năng nghe bạn kể chuyện. Thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
- Nhận xét đánh giá đúng khi nghe bạn kể chuyện.
- HS có thái độ quan tâm và tỏ lòng kính yêu ông bà.
II - Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn ý chính của từng đoạn.
III - Hoạt động dạy và học
1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn kể chuyện
* Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào các ý chính.
GVtreo bảng phụ
-Gọi h/s đọc câu hỏi gợi ý.
- Bé Hà vốn là một cô bé như thế nào?
- Bé giải thích vì sao phải có ngày ông bà?
- Hai bố con chọn ngày nào là ngày lễ của ông bà? Vì sao?
+ Kể đoạn 1:
- GV nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện.
+ Kể đoạn 2,3...(tương tự)
Kể nối tiếp từng đoạn?
* Kể toàn bộ câu chuyện (HS khá giỏi)
- GV cho HS kể phân vai.
Bình bầu bạn kể hay
Nhận xét
3- Củng cố dặn dò:
Tuyên dương những em kể hay, có tiến bộ.
Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
HS đọc câu hỏi
- 1 HS kể đoạn 1 làm mẫu.
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn.
- Các nhóm thi kể nối tiếp từng đoạn chuyện trước lớp.
- HS thi kể phân vai.
2-3 HS kể toàn bộ câu chuyện
-Nhận xét
- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
 Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2009
 Đ/c Liên dạy
 Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2009
Tiết 1 Luyện từ và câu
Từ ngữ về họ hàng
Dấu chấm, dấu chấm hỏi
I - Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng.
Tìm được một số từ chỉ người trong gia đình, họ hàng, xếp đúng từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết vào 2 nhóm họ nội, họ ngoại
- Điền đúng dấu  ... rừ 1 bằng 2, viết 2.
- 2 HS lên bảng lớp.
- Cả lớp làm bảng con.Chữa bài
- Lớp làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS tự tóm tắt bài toán rồi giải.
1 HS lên bảng làm bài
- HS nêu: Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O. Hoặc hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại điểm O.
HS nêu cách lựa chọn
HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài 51 - 15.
Tiết 3 Chính tả (NV)
 Ông và cháu
I - Mục tiêu:
- Nghe-viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Ông và cháu. Viết đúng các dấu hai chấm, mở và đóng ngoặc kép, dấu chấm than.
- Làm đúng các bài tập phân biệt c/k, l/n, thanh hỏi thanh ngã.
- Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II - Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết quy tắc chính tả với k/c (k + i, e, ê). Viết nội dung bài tập 3a.
III - Hoạt động dạy và học:
A- KTBC: GV đọc cho HS viết tên một số ngày lễ trong bài chính tả trước :Ngày Quốc tế Lao động, Ngày Quốc tế Thiếu nhi.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn nghe-viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt.
- Có đúng cậu bé trong bài thơ thắng được ông của mình không?
-Cho học sinh tìm các dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong bài.
-Hướng dẫn viết từ khó
* GV đọc từng dòng thơ.
Chấm - chữa bài.
3- Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2: GV mở bảng phụ đã viết quy tắc chính tả với k/c.
 Nhận xét
Bài tập 3: Gv treo bảng phụ, viết nội dung bài 3a
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
4- Củng cố dặn dò: 
 Tuyên dương bài viết đẹp
Nhận xét tiết học.
- 1 HS viết lên bảng lớp.
- Cả lớp viết bảng con.
- 2, 3 học sinh đọc lại.
- Ông nhường cháu, giả vờ thua cho cháu vui.
-HS tìm
- HS tập viết vào bảng con những tiếng khó: vật, keo, thua, chiều , vỗ tay, khoẻ, trời chiều, rạng sáng.
- HS viết bài vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc ghi nhớ.
- 3 HS lên bảng thi.
- Cả lớp làm bảng con.
-Nhận xét
- HS ghi nhớ quy tắc chính tả: k/c
HS về viết lại chữ đã viết sai.
Chuẩn bị bài sau
Tiết 4 Đạo đức
Chăm chỉ học tập ( T2)
 I-Mục tiêu:
-H/s hiểu rõ thế nào là chăm chỉ học tập. Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập. Biết ích lợi của chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của HS
-Hình thành thói quen chăm chỉ học tập.
-Có ý thức chăm chỉ học tập hàng ngày
 II-Đồ dùng dạy học
-Câu hỏi thảo luận
 III-Hoạt động dạy học:
1- Hoạt động 1: Đóng vai
a) Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống.
b) Cách tiến hành: GV yêu cầu các nhóm thảo luận để sắm vai trong các tình huống sau: - Trời mưa hà không đi học.
- Hôm nay trời hơi se lạnh, Mai đến rủ Huệ đi học, Huệ bảo rét lắm tớ không đi.
- Hôm nay mình nghỉ học đi ăn cỗ.
GV nhận xét và ủng hộ ý kiến: Hà nên đi học....
c) Kết luận: Học sinh cần đi học đều và đúng giờ.
2- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
a)Mục tiêu: Giúp học sinh bày tỏ thái độ đối với các ý kiến liên quan đến chuẩn mực đạo đức.
b) Cách tiến hành: GVtreo bảng phụ ghi các câu hỏi: ( BT3)
c) Kết luận:
3- Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm
a) Mục tiêu: Giúp học sinh đánh giá hành vi chăm chỉ học tập và giải thích.
b) Cách tiến hành:
G/v nêu tiểu phẩm
Làm bài trong giờ ra chơi có phải là chăm học không? vì sao?
Em có thể khuyên bạn thế nào?
c) Kết luận chung: SGV.
3. Nhận xét giờ học
Cần thực hiện chăm chỉ học tập hàng ngày, nhắc bạn cùng chăm học.
- Từng nhóm học sinh thảo luận phân vai cho nhau.
- Một số h/s đóng vai xử lí tình huống cách ứng xử.
- Từng nhóm thảo luận.
- Học sinh trình bày, bổ sung ý kiến.
- 1 số học sinh diễn tiểu phẩm.
- Cả lớp xem tiểu phẩm -nhận xét.
- Không, vì giờ ra chơi dành cho học sinh vui chơi.
Bạn nên ra chơi, giờ nào việc nấy.
HS đọc nội dung bài
Tiết 5 Thủ công
 Gấp thuyền phẳng đáy có mui (T2)
 I-Mục tiêu:
- HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
-Thực hành gấp thuyền đúng mẫu, đúng quy trình, các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Giáo dục HS yêu thích môn gấp hình.
 II-Đồ dùng dạy học: -Thuyền mẫu đã gấp.
 III-Hoạt động dạy học
A. KT: Chuẩn bị của HS
B. Bài mới:
1-Giới thiệu bài:
2-Thực hành:
-GV gọi HScnêu lại quy trình gấp
Nhận xét
Gọi 1 HS thực hành gấp
-G/v cho lớp thực hành
-Lưu ý học sinh:Miết kĩ các đường gấp cho phẳng,lộn thuyền cẩn thận,từ từ cho khỏi rách.
-G/v giúp đỡ những HS còn lúng túng.
3-Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
HS chọn sản phẩm đẹp
4-Củng cố ,tổng kết: - Nhận xét giờ học
- Nhắc HS thu gọn giấy rác, chuẩn bị bài: Ôn tập chủ đề gấp hình
-HS nêu lại quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui.
-B1:Gấp tạo mui thuyền.
-B2:Gấp các nếp gấp cách đều.
-B3:Gấp tạo thân và mũi thuyền
-B4:Tạo thuyền phẳng đáy có mui
-1 h/s thực hành cho cả lớp quan sát:
-Cả lớp thực hành
-HS trưng bày sản phảm theo nhóm.
-Nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
HS thu gon giấy rác.
 Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009
Tiết 1 Thể dục
Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình vòng tròn.
Trò chơi: Bỏ khăn
I – Mục tiêu .
	- HS biết điểm số 1- 2, 1- 2 theo đội hình vòng tròn, điểm đúng, rõ ràng.
	- Biết cách chơi trò chơi : “Bỏ khăn”. Tham gia trò chơi nhiệt tình.
	- Rèn tác phong nhanh nhẹn cho HS.
II- Địa điểm, phương tiện.
- Chuẩn bị : 1 khăn,1 còi.
III- Các hoạt động dạy học.
Nội dung
1- Phần mở đầu.
- Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Khởi động:
2- Phần cơ bản .
- Điểm số 1-2 theo hàng ngang.
- Điểm số 1-2 theo vòng tròn.
Chơi Trò chơi : “ Bỏ khăn”
- GV giới thiệu, hướng dẫn cách chơi.
3- Phần kết thúc.
- Hồi tĩnh.
- Nhận xét giờ học.
Đ-L
3- 5 phút
25 phút
1 lần
8-10 phút
2-3 lần
2-3 lần
5 phút
Phương pháp
- Tập hợp lớp, chào báo cáo.
- Xoay các khớp.
- Tập lại bài thể dục.
- Tập điểm số.
- Thi điểm số to, rõ ràng giữa các tổ. Tập lại bài TD.
- Chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn.
- Điểm số theo chiều kim đồng hồ.
- Tập theo nhóm lớp.
HS tập chơi.
- Chơi chính thức
- Chuyển thành 2 hàng dọc.
- Đi đều.
Tiết 2 toán
 51-15
 I-Mục tiêu:
- HS biết cách thực hiên phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51- 15
- Vẽ được hình tam giác theo mẫu( vẽ trên giấy kẻ ô li)
- HS tự tin trong học tập
 II-Đồ dùng dạy học: - 51 que tính
 III- Hoạt động dạy học:
A. KT: Đặt tính rồi tính 71 - 8; 91 - 9
B. Bài mới:
1-Giới thiệu bài
2-Giới thiệu phép trừ 51-15
-G/v nêu bài toán để có phép trừ 51-15
-Yêu cầu h/s lấy que tính để tính.
-Hướng dẫn làm theo cách thận tiện nhất:
- 51-15 = ?
* 51 bớt 1 còn 50 que,lấy 1 chục bằng 10 que, bớt tiếp 4 que còn 6 que. Bớt 1 chục ở 4 chục còn 3 chục, 3 chục và 6 que là 36
-Gọi 1 h/s lên bảng đặt tính và tính
Nhận xét
3-Thực hành
Bài 1:( cột 1,2,3)
Cho h/s làm bảng con
Nhận xét
Bài 2:( a,b)Hướng dẫn h/s đọc yêu cầu
-Muốn tìm hiệu ta làm phép tính gì?
Gọi 2 HS làm bảng
Bài 4: HS đọc yêu cầu?
G/v vẽ hình lên bảng
-Muốn vẽ hình tam giác ta phải nối mấy điểm với nhau?
Nhận xét, chấm điểm
4-Củng cố, dặn dò:
Khoanh vào ý đúng : 61- 15 = ?
a. 76 b. 56 c. 46 c. 36
- Nhận xét giờ học
-HS thực hành tính
-Nêu cách làm (có nhiều cách)
-H/s thực hiện theo cách nhanh nhất
- 1HS lên bảng,lớp làm bảng con.
-Nêu cách làm
-3 h/s lên bảng, lớp làm bảng con
-Nhận xét, nêu cách làm.
HS đọc yêu cầu
-Phép tính trừ
-H/s làm bài
-Chữa bài,nhận xét
-3 điểm
-H/s tự vẽ hình tam giác.
HS về ôn bài và chuẩn bị bài Luyện tập
Tiết 3 tập làm văn
Kể về người thân
I - Mục tiêu
- Biết kể về ông bà hoặc người thân, thể hiện tình cảm đối với ông bà hoặc người thân.( dựa theo câu hỏi gợi ý)
- Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân
- Tôn trọng và kính yêu ông bà, người thân. Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội.
II - Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ bài tập 1 - SGK
III - Hoạt động dạy và học:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: (miệng)
- GVgợi ý cho h/s chọn đối tượng sẽ kể
- GV cùng cả lớp nhận xét.
 * GV: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội.
Bài tập 2: (viết) HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS chú ý: bài tập yêu cầu viết lại những điều vừa nói ở bài tập 1, cần viết rõ ràng, dùng từ đặt câu cho đúng
- GV chấm một số bài viết tốt.
3- Củng cố dặn dò: 
- Tuyên dương bài viết hay
Nhấn mạnh nội dung tiết học
Nhận xét tiết học
- Một HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.Cả lớp đọc thầm
- Cả lớp suy nghĩ chọn đối tượng sẽ kể.
- 1 HS giỏi kể mẫu trước lớp. 
- HS kể theo nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể.
- Bình chọn người kể hay nhất.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS viết bài.
- Nhiều HS đọc bài viết.
- Cả lớp nhận xét.
HS về nhà hoàn thiện bài viết.
Tiết 4 Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần, phương hướng nhiệm vụ của tuần sau.
- Có ý thức vươn lên trong học tập
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
*- Lần lượt các tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động của tổ.
*- Lớp trưởng sinh hoạt lớp.
*- HS phát biểu ý kiến.
Nhận xét các mặt hoạt động của lớp.
* GV nhận xét :
- Học tập.
- Nề nếp, vệ sinh cá nhân, VS lớp....
* Phương hướng tuần tới.
	- Tiếp tục củng cố nề nếp, học tập, đẩy mạnh các phong trào thi đua chào mừng ngày 20-11.
- Rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch
- Có thái độ kính trọng, lễ phép với thầy giáo 
 - Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè
- Chấp hành luật giao thông.
IV. Văn nghệ.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 10.doc