Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 10 - Năm học: 2011-2012 - Huỳnh Kim Loan

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 10 - Năm học: 2011-2012 - Huỳnh Kim Loan

TẬP ĐỌC

Tiết 28-29 : SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ cho ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- GD HS yêu quí ông bà.

- KNS Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, lắng nghe tích cực, thể hiện sự cảm thông.

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 12 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 10 - Năm học: 2011-2012 - Huỳnh Kim Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2011
TẬP ĐỌC
Tiết 28-29 : SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ cho ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- GD HS yêu quí ông bà.
- KNS Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, lắng nghe tích cực, thể hiện sự cảm thông.
II. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài .
- HD luyện đọc kết họp giải nghĩa từ.
a/ Đọc từng câu:
- Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi nếu các em còn phát âm sai.
b/ Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Yêu cầu đọc chú giải sau bài đọc.
c/ Đọc từng đoạn trong nhóm.
d/ Thi đọc giữa các nhóm.
e/ Đọc đồng thanh.
TIẾT 2
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn tìm hiểu bài và TLCH.
* Bé Hà có sáng kiến gì?
* Hà giải thích vì sao cần có ngày lễ của ông bà?
* Hai bố con bé Hà quyết định chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà?Vì sao?
* Sáng kiến của bé Hà có tình cảm như thế nào với ông bà?
* Bé Hà còn băn khoăn điều gì?
* Nếu là em, em sẽ tặng ông bà cái gì?
* Bé Hà đã tặng ông bà món quà gì?
* Ông bà có thích món quà của bé Hà không?
* Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào?
* Muốn cho ông bà vui lòng, các em nên làm gì?
v Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Đọc phân vai (người dẫn chuyện, Hà, bố, ông bà)
- GV chia nhóm, mỗi nhóm 5 HS cho các em luyện tập trong nhóm rồi thi đọc.
- Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Em có muốn chọn một ngày cho ông bà mình không? Em định chọn đó là ngày nào?
vRút kinh nghiệm:	
TOÁN
Tiết 46: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết tìm x trong các bài tập dạng : x + a = b; a + x = b ( với a, b là các số có không quá 2 chữ số.)
- Giải bài toán có một phép trừ.
- GD HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Thực hành luyện tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS nêu cụ thể bài x + 8 = 10 
- HS nêu lại cách tìm một số hạng trong một tổng.
- HS tự làm bài vào vở.
- Chữa bài , nhận xét.
Bài 2 : Cột 1, 2
- Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả vào bài.
- Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 – 9 và 10 – 1 được không? Vì sao?
Bài 3 : HS khá giỏi làm thêm.
Bài 4 : Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Để biết có bao nhiêu quả quýt ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
- Chữa bài , nhận xét.
Bài 5: HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS đọc bài làm “ khoanh vào chữ C”
- Nhận xét.
- GV chấm điểm, nhận xét.
Thứ ba, ngày 25 tháng 10 năm 2011
TOÁN
Tiết 47: SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 – trường hợp số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số .
- Biết giải bài toán có một phép trừ ( số tròn chục trừ đi một số).
- GD HS yêu thích môn Toán.
II. ĐDDH:
GV: Que tính. Bảng cài.
II. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Giới thiệu cách thực hiện phép tính 40 – 8 ; 40 – 18 và tổ chức thực hành.
- GV nêu bài toán như SGK
- Yêu cầu HS thao tác trên que tính để tìm kết quả.
- Còn lại bao nhiêu que tính?
- Vậy 40 trừ đi 8 bằng bao nhiêu?
- Viết lên bảng 40 – 8 = 32
- Tương tự HS thực hiện phép tính 40 – 18 
 * HD HS đặt tính và tính
- Mời 1 HS lên bảng đặt tính. 
- HS thực hiện trừ từ trái sang phải.
- Yêu cầu: HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện từng phép tính trên.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài sau đó tự làm bài. 
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: HS khá, giỏi làm thêm.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài sau đó mời 1 em lên tóm tắt.
- 2 chục bằng bao nhiêu que tính?
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải.
- Nhận xét và cho điểm HS.
vRút kinh nghiệm:	
CHÍNH TẢ
Tiết 19: NGÀY LỄ
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng bài CT “Ngày lễ”
- Làm đúng BT2; BT(3) a/b
- Rèn viết đúng đẹp.
- GD HS tính cẩn thận.
II. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép.
² GV treo bảng phụ và đọc đoạn văn cần chép
- Đoạn văn nói về điều gì?
- Đó là những ngày lễ nào?
b) Hướng dẫn cách trình bày.
- Tìm những chữ được viết hoa trong bài.(HSđọc, GV gạch chân các chữ này).
- Yêu cầu HS viết bảng tên các ngày lễ trong bài.
c) Chép bài.
- Yêu cầu HS nhìn bảng chép.
d) Soát lỗi.
e) Chấm bài.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Đưa ra kết luận về bài làm.
- Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm được.
— Lời giải:
Con cá, con kiến, cây cầu, dòng kênh.
Bài 3: Cho HS làm bài tập 3b.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Đưa ra kết luận về bài làm.
- Yêu cầu HS đọc các từ vừa điền.
b. Nghỉ học, lo nghĩ, nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ.
vRút kinh nghiệm:	
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2011
TẬP ĐỌC
Tiết 30 : BƯU THIẾP
I. Mục tiêu:
- Biết nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu tác dụng của bưu thiếp, cách viết bưu thiếp, phong bì thư.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- GD HS thái độ lịch sự trong giao tiếp.
II. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
- HD luyện đọc, kết hợp giả nghĩa từ.
a/ Đọc từng câu.
- HS nối tiếp câu.
b) Đọc từng bưu thiếp trước lớp.
- GV giải nghĩa từ nhân dịp rồi cho nhiều HS đọc bưu thiếp 1.
- Chú ý từ: Năm mới và cách ngắt giọng lời chúc.
- Tiếp tục cho HS đọc bưu thiếp 2, đọc phong bì thư trước lớp, chú ý yêu cầu HS phát âm đúng các tiếng khó, đọc thông tin về người gởi trước sau đó đọc thông tin về người nhận.
c) Đọc trong nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm ( từng bưu thiếp, phần đề ngoài bì thư). Không đọc ĐT.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 Lần lượt hỏi HS từng câu hỏi như trong SGK.
- Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai? Gửi để làm gì ?
- Bưu thiếp thứ 2 là của ai gửi cho ai? Gửi để làm gì ?
- Bưu thiếp dùng để làm gì?
- Em có thể gửi bưu thiếp cho người thân vào những dịp nào?
- Khi gửi bưu thiếp qua đường bưu điện em phải chú ý điều gì để bưu thiếp đến tay người nhận?
- Yêu cầu HS lấy bưu thiếp và lấy phong bì đã chuẩn bị để thực hiện viết bưu thiếp chúc thọ ông bà.
- Chú ý nhắc HS phải viết bưu thiếp thật ngắn gọn, tỏ rõ tình cảm yêu mến, kính trọng ông bà
- Gọi HS đọc bưu thiếp và phong bì.
- Nhận xét.
vRút kinh nghiệm:	
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 10 : TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG
 DẤU CHẤM- DẤU CHẤM HỎI
I. Mục tiêu:
- Mở rộng và hệ thống hoá cho HS vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng.
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu hỏi.
- Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS mở sách, bài tập đọc “Sáng kiến của bé Hà”, đọc thầm và gạch chân các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng sau đó đọc các từ này lên.
- Ghi bảng và cho HS đọc lại các từ này.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV giúp HD nắm yêu cầu bài tập.
- Cho HS nối tiếp nhau kể, mỗi HS chỉ cần nói 1 từ.
- Nhận xét sau đó cho HS tự ghi các từ tìm được vào Vở .
Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Họ nội là những người như thế nào? Có quan hệ ruột thịt với bố hay với mẹ?
- Họ ngoại là những người như thế nào? Có quan hệ ruột thịt với bố hay với mẹ?
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó một số em đọc bài làm của mình. GV và HS cả lớp nhận xét.
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Gọi HS khá đọc truyện vui trong bài.
- Dấu chấm hỏi thường đặt ở đâu?
- Yêu cầu làm bài, 1 HS làm trên bảng.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bài trên bảng?
- Vài HS đọc lại bài đã điền sau khi đã điền đầy đủ dấu.
- Truyện này buồn cười ở chỗ nào?
- Nhận xét.
vRút kinh nghiệm:	
TOÁN
Tiết 48: 11 TRỪ ĐI MỘT SỐ
 11 - 5
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 11 – 5; Lập được bảng 11 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 11 – 5 .
- GD HS ham thích học Toán.
II. ĐDDH:
GV: Que tính, bảng cài.
III. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: HD thực hiện phép trừ dạng11 – 5 và lập bảng công thức trừ ( 11 trừ đi một số )
- GV nêu bài toán như SGK. 
- Yêu cầu HS thao tác trên que tính và trả lời xem còn lại bao nhiêu que tính ?
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của mình.
* HD HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình.
- Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ.
- Lưu ý HS viết thẳng cột.
* HD lập bảng công thức: 11 trừ đi một số.
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ 
- Yêu cầu HS thông báo kết quả. GV ghi lại trên bảng.
- Y/c lớp đọc đồng thanh các công thức .
v Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành.
Bài 1: Làm phần a
- Y/c HS tự nhẩm và ghi ngay kết quả
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn 
- Khi biết 2 + 9 = 11 có cần tính 9 + 2 không? Vì sao?
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Tính.
- Y/c HS nêu đề bài và tự làm bài. 
- HS đặt tính, viết kết quả thẳng cột.
Bài 3: HS khá, giỏi làm thêm.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự tóm tắt sau đó hỏi: CHO ĐI nghĩa là thế nào?
- Yêu cầu HS tự giải bài tập.
- Nhận xét và cho điểm.
vRút kinh nghiệm:	
TẬP VIẾT
Tiết 10: CHỮ HOA H
I. Mục tiêu:
- Viết đúng 2 chữ hoa H ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và cụm từ ứng dụng: Hai ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), Hai sương một nắng (3 lần).
- Rèn HS viết đúng mẫu, đẹp đều nét và nối nét đúng qui định.
- GD HS tính cẩn thận, óc thẩm mĩ.
II. ĐDDH:
 Chữ mẫu H
III. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Chữ H cao mấy đơn vị chữ, rộng mấy đơn vị chữ? 
- Viết bởi mấy nét?
- GV chỉ nét 1 và hỏi: nét 1 là kết hợp của nét nào và nét nào ?
- Điểm đặt bút của nét này ở đâu? Dừng bút ở đâu ?
- Nét thứ 2 gồm những nét cơ bản nào ?
- Giảng qui trình viết nét 2, sau đó nêu cách viết nét thứ 3. Nét 3: nét thẳng đứng (nằm giữa đoạn nối của 2 nét khuyết ).
- GV viết bảng lớp.
- GV hướng dẫn cách viết.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Giới thiệu câu: Hai sương một nắng.
- HS đọc cụm từ ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nghĩa cụm từ. 
- Quan sát và nhận xét: về độ cao các chữ cái, cách đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ.
- GV viết mẫu chữ: Hai lưu ý nối nét H và ai.
- HS viết bảng con: Hai 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
- Chấm, chữa bài.
- GV nhận xét chung.
Thứ năm, ngày 27 tháng 10 năm 2011
TOÁN
Tiết 49 : 31 - 5
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 31 – 5.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 – 5 .
- Nhận biết giao điểm của hai đoạn thẳng.
- GD HS tính toán nhanh, chính xác.
II. ĐDDH:
Que tính, bảng cài.
III. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Phép trừ 31 - 5
- GV nêu bài toán: Có 31 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS thao tác trên que rồi báo lại kết quả.
- HS có thể nêu các cách thực hiện khác nhau.
* HD HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính. 
- HS nêu cách thực hiện.
v Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Dòng 1
- Yêu cầu HS tự làm sau đó nêu cách tính của một số phép tính.
- Nhận xét cho điểm.
Bài 2: HS đặt tính rồi tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ.
- Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở. Gọi 3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm một ý.
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
 Tóm tắt.
	Có	 : 51 quả trứng.
	Lấy đi	: 6 quả trứng.
	Còn lại : quả trứng?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải.
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 4: Gọi 1 HS đọc câu hỏi.
- HS quan sát 2 đoạn thẳng và trả lời.
- Nhận xét, chấm điểm.
CHÍNH TẢ
Tiết 20 : ÔNG CHÁU
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ.
- Làm đúng BT2 , BT(3) a/b.
- Rèn chữ, viết sạch, đẹp.
- GD HS tính cẩn thận, sạch sẽ.
II. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
a/ Giới thiệu đoạn thơ cần viết.
- GV yêu cầu HS mở sách, GV đọc bài thơ lần thứ nhất.
- Khi ông và cháu thi vật với nhau thì ai là người thắng cuộc?
- Có đúng là ông thua cháu không?
- Giải thích từ xế chiều và rạng sáng .
b/ Quan sát, nhận xét.
- Bài thơ có mấy khổ thơ.
- Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Để cho đẹp, các em cần viết bài thơ vào giữa trang giấy, nghĩa là lùi vào khoảng 3 ô so với lề vở.
- Dấu hai chấm được đặt ở câu thơ nào?
- Dấu ngoặc kép có ở các câu thơ nào?
c/ Viết chính tả.
- GV đọc bài, mỗi câu thơ đọc 3 lần.
d/ Soát lỗi.
- GV đọc lại toàn bài, phân tích các chữ khó viết cho HS soát lỗi.
e/ Chấm bài.
- Thu và chấm 1 số bài. Nhận xét.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu và câu mẫu.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau tìm các chữ theo yêu cầu của bài. Khi HS nêu, GV ghi chữ các em tìm được lên bảng.
Mỗi HS chỉ cần nêu một chữ, càng nhiều HS được nói càng tốt. VD: càng, căng, cũng, củng, cảng, cá, co, con, cò, công, cống, cam, cảm,  ke, kẻ, kẽ, ken, kèn, kén, kém, kiếm, kí, kiếng, kiểng, 
- Cho cả lớp đọc các chữ vừa tìm được.
Bài 3: HS làm câu b
- Gọi HS đọc đề bài sau đó cho các em tự làm bài. 1 HS làm trên bảng lớp.
 dạy bảo – cơn bão, lặng lẽ – số lẻ, mạnh mẽ – sứt mẻ, áo vải – vương vãi
vRút kinh nghiệm:	
Thứ sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
Tiết 10: KỂ VỀ NGƯỜI THÂN.
I. Mục tiêu:
- Biết kể về ông bà, hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý (BT1).
- Viết được đoạn văn ngắn từ 3 à 5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2).
- GD HS yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt, yêu quý và kính trọng ông bà.
II. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Kể về ông bà, người thân.
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu và các gợi ý của bài.
- Nhắc HS : Câu hỏi trong bài chỉ là gợi ý, yêu cầu bài tập là kể chứ không phải TLCH.
- Gọi 1 HS làm bài mẫu. GV hỏi từng câu cho HS trả lời.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS trình bày trước lớp. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho các em.
- GV khen ngợi tình cảm của HS đối với ông bà, người thân.
v Hoạt động 2: Viết về ông bà, người thân.
Bài 2: ( viết)
- Yêu cầu HS viết bài vào Vở. Chú ý HS viết câu văn liền mạch, cuối câu có dấu chấm, chữ cái đầu câu viết hoa.
- Gọi 1 vài HS đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
vRút kinh nghiệm:	
TOÁN
Tiết 50: 51 – 15
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 - 15.
- Vẽ được hình tam giác theo mẫu ( vẽ trên giấy kẻ ô li ).
- GD HS yêu thích môn Toán. Tính đúng nhanh, chính xác
II. ĐDDH:
Que tính, bảng cài.
III. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS tìm kết quả phép trừ 51 – 15.
- GV giới thiệu bài toán như SGK.
- Yêu cầu thao tác trên que tính và nêu kết quả
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
* HD HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính.
- HS nêu cách thực hiện. 
- Yêu cầu một số HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
v Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Cột 1, 2, 3.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- Yêu cầu nêu cách tính của 81 – 46, 51 – 19, 61 - 25
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: Làm câu a, b
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Hỏi: Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện từng phép tính.
- Lưu ý cách trình bày thẳng cột.
Bài 3: HS khá, giỏi làm thêm.
Bài 4: HS nêu yêu cầu.
- GV vẽ mẫu lên bảng và hỏi: Đây là hình gì?
- Muốn vẽ được hình tam giác chúng ta phải nối mấy điểm với nhau?
- Yêu cầu HS tự vẽ hình.
- Chấm bài, nhận xét.
vRút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_10_nam_hoc_2011_2012.doc