Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 10 - Năm học: 2010-2011 - Nguyễn Lý Liễu

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 10 - Năm học: 2010-2011 - Nguyễn Lý Liễu

Tập đọc

SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý: bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.

- Hiểu nội dung: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. ( Trả lời được các câu hỏi SGK)

- GDBVMT: Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa SGK.

- Bảng phụ 2 cái, bảng nhóm 1 cái.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 25 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 10 - Năm học: 2010-2011 - Nguyễn Lý Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU BÁO BÀI DẠY
TUẦN 10
Từ ngày 18 / 10 / 2010 đến ngày 22 / 10 / 2010
THỨ
NGÀY
MÔN
TÊN BÀI DẠY
HAI
18 / 10
Chào cờ
Đầu tuần. 
Tập đọc
Sáng kiến của bé Hà (tiết 1). GDBVMT
Tập đọc
Sáng kiến của bé Hà (tiết 2). GDBVMT
Toán
Luyện tập
BA
19 / 10
Kể chuyện
Sáng kiến của bé Hà. GDBVMT
Chính tả
Tập chép: Sáng kiến của bé Hà.
Toán
Số tròn chục trừ đi một số.
TƯ
20 / 10
Tập đọc
Bưu thiếp.
Luyện từ vàcâu
Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi.
Toán
11 trừ đi một số : 11 - 5
NĂM
21 / 10
Tập viết
Chữ hoa H.
Toán
31 - 5
ATGT
Tìm hiểu đường phố.
SÁU
22 / 10
Chính tả
Nghe – viết: Ông và cháu
Tập làm văn
Kể về người thân. GDBVMT 
Toán
51 - 15
Sinh hoạt lớp
Cuối tuần 10.
Thứ hai , ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I.	MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý: bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. ( Trả lời được các câu hỏi SGK)
- GDBVMT: Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình.
II.	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa SGK. 
- Bảng phụ 2 cái, bảng nhóm 1 cái.
	III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
e f TIẾT 1 g h
	1. 	Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ:	
	- Nhận xét việc kiểm tra bài của HS.
	3. 	Bài mới.
	a. Giới thiệu bài:	
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy.
	- Ghi bảng tựa bài.
	b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giảng nghĩa từ:	
	{ Đọc nối tiếp từng câu:	
	- GV đọc mẫu toàn bài.
	- HS nối tiếp đọc từng câu cho đến hết bài. 
	ï HSKK: được tham gia đọc.
	- GV theo dõi, uốn nắn tư thế đọc.
	- GV cho HS tìm từ khó, ghi bảng: sáng kiến, ngạc nhiên,suy nghĩ, mãi, biếu, hiếu thảo, điểm mười,
ï HSKK:. Luyện phát âm: vào, vui, vai, về,, giải thích.
	- GV đọc – hướng dẫn HS đọc.
	- Nhận xét, sửa sai.
	{ Luyện đọc từng đoạn trước lớp:
	- GV hỏi bài được chia làm mấy đoạn? (3 đoạn)	
	- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. GV kết hợp hướng dẫn đọc ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng câu văn dài.
	+ Hai bố con bàn nhau / lấy ngày lập đông hàng năm / làm “ngày ông bà”, / vì khi trời bắt đầu rét, / mọi người cần chăm lo cho sức khỏe / cho các cụ già. //
+ Món quà ông thích nhất hôm nay / là chùm điểm mười của cháu đấy. //
	- HS đọc tiếp nối từng đoạn lần 2. Kết hợp giảng từ mới.
	+ Đoạn 1: - cây sáng kiến: người có nhiều sáng kiến.
	+ Đoạn 2: - lập đông: bắt đầu mùa đông.
	+ Đoạn 3: - chúc thọ: chúc mừng gười già sống lâu.
	{ Đọc từng đoạn trong nhóm:
	- HS đọc bài theo nhóm đôi
	- GV theo dõi hướng dẫn HS đọc đúng.
	{ Thi đọc giữa các nhóm.
	- HS đọc từng đoạn của bài theo nhóm .
	ï HSKK: Thi đọc đoạn 2.
	- Đại diện các nhóm thi đọc.
	- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
	ï HSKK: Nhắc đọc tốc độ chậm để học sinh yếu theo kịp.
	{ Đọc đồng thanh:	
	- GV cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
e f TIẾT 2 g h
	c. Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
	{ Đoạn 1:
	- Cả lớp đọc thầm.
	- Câu hỏi 1: + Bé Hà có sáng kiến gì? (tổ chức ngày kễ cho ông bà)
	 + Hà giải thích vì sao cẩn có ngày lễ của ông bà? (Vì Hà có ngày tết thiếu nhi 1/6; Bố là công nhân có ngày 1/5; Mẹ có ngày 8/3; còn ngày ông bà thì chưa có ngày nào cả).
	{ Đoạn 2:
	- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
	- Câu hỏi 2: Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà? Vì sao? (chọn ngày lập đông làm ngày lễ của ông bà. Vì ngày đó trời bắt đầu rét, mọi người chú ý chăm lo sức khỏe cho ông bà)
GV: Hiện nay trên thế giới đã lấy ngày 1/10 làm ngày Quốc tế Người cao tuổi.
	{ Đoạn 3:
	- HS đọc thầm.
- Câu hỏi 3: + Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì? (Bé Hà băn khoăn chưa biết nên chuẩn bị quà gì để biếu ông).
	 + Ai đã giúp bé? (Bố thì thầm bào tai bé mách nước. Bé hứa sẽ cố gắng làm theo lời khuyên của bố).
	- Câu hỏi 4: + Hà đã tặng ông bà món quà gì? (Hà đã tặng ông bà chùm điểm mười)
	 + Món quà của Hà có được ông bà thích không? (Chùm điểm mườo của Hà là món quà ông bà thích nhất). 
	- Câu hỏi 5: Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào? (Bé Hà là một cô bé ngoan, nhiều sáng kiến và rất kính yêu ông bà).
ï HSKK: Đánh dấu x vào câu trả lời đúng
Bé Hà trong chuyện là một cô bé như thế nào?
Hà là cô bé ngoan.
Hà là cô bé có nhiều sáng kiến và yêu ông bà.
Cả 2 ý trên là đúng.
- Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức “ngày ông bà”? 
	- Rút ra nội dung bài học. 
	&	Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. 
- GV đính bảng. HS đọc.
	{ Luyện đọc lại:
- Bài học này gồm có mấy nhân vật? ( nhân vật: người dẫn chuyện, bé Hà, ông, bà).
	- GV cho các nhóm thi đọc theo cách phân vai.
	- Đại diện các nhóm thi đọc. 
ïHSKK: Thi đọc đoạn 3.
	- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
	- Cả lớp tuyên dương.
	4. 	Củng cố:
	GV chốt: Cần phải học tập bé Hà biết quan tâm đến ông bà, biết thể hiện lòng kính yêu ông bà.
	5. Dặn dò:
	- Đọc lại bài. Tập kể lại câu chuyện.
-------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I.	MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết tìm x trong các dạng bài tập: x + a = b, a + x = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số).
- Biết giải bài toán có một phép trừ.
	- Làm BT 1, 2 (cột 1,2), 4, 5.
- HS khá giỏi làm BT 2 (cột 3), bài 3.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1.	Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- HS lên bảng làm:
	 x + 5 = 10	7 + x = 15
- Kiểm tra VBT.	
	- Nhận xét, đánh giá
 3. 	Bài mới:
 	a. Giới thiệu bài.
	- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết dạy.
	- Ghi bảng tựa bài.
	b. Thực hành.
& Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu. 
- GV làm mẫu 1 bài.
	- X là số hạng chưa biết của một tổng.
	- Số hạng đã biết là 8, tổng là 10.
	ï HSKK: GV: Muốn tìm số chưa biết ta làm thế nào?
	- GV cho 1 HS giỏi lên làm mẫu.
	- Các phép tính còn lại HS tự làm vào vở.
	a. x + 8 = 10	b. x + 7 = 10	c. 30 + x = 58
	 x = 10 – 8	 	 x = 10 - 7 	 x = 58 - 30
	 x = 2	 x = 3	 x = 28
	- Nhận xét,đánh giá.
& Bài 2:
- HS đọc yêu cầu. HS làm (cột 1,2)
	- GV cho HS thực hiện nhóm đôi.
	- 1 HS nêu phép tính, 1 HS nêu kết quả.
	- HS khá, giỏi làm cột 3.
	9 + 1 = 10	8 + 2 = 10	 3 + 7 = 10
	10 - 9 = 1	10 - 8 = 2	10 - 3 = 7
10 - 1 = 9	10 - 2 = 8	10 - 7 = 3
	- Nhận xét, đánh giá.
& Bài 3: Dành cho HS khá giỏi.
- HS đọc yêu cầu. 
- Cho HS nhìn tranh và khai thác mẫu.
- HS làm bài vào vở.
	10 – 1 – 2 = 7	10 – 3 – 4 = 3	19 – 3 – 5 = 11
	10 – 3 = 7	10 – 7 = 3	19 – 8 	 = 11
- Nhận xét, đánh giá.
& Bài 4: 
- HS đọc yêu cầu.
- GV: + Bài toán cho biết gì? 
	 + Bài toán hỏi gì?
ï HSKK: Giúp HS hiểu đề toán. Bằng cách cho HS được thực hành.
- 2 HS làm bảng nhóm, cả lớp làm vào vở.
ï HSKK: Hướng dẫn HS đặt lời giải.	
Bài giải
Số quả quýt có là:
45 - 25 = 20 (quả)
Đáp số: 20 quả
- Nhận xét,đánh giá.
 4. Củng cố.
	GV cho HS làm:
	x + 16 = 38	38 + x = 49
 5. Dặn dò.
	- Nhận xét tiết học.
	- Tuyên dương HS học tốt.
	- Làm VBT. 
Thứ ba , ngày 19 tháng 10 năm 2010
Kể chuyện
NGƯỜI MẸ HIỀN
I. 	MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Dựa vào các ý cho trước, kể lại được từng đoạn câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
- Hs khá, giỏi: Biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GDBVMT: Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn ý chính của từng đoạn câu chuyện.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra VBT của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
	3. Bài mới:
	a. Giới thiệu bài: 	
	- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết dạy.
	- Ghi bảng tựa bài.
b. Hướng dẫn kể chuyện:
— Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- GV cho HS quan sát 4 bức tranh, phân biệt các nhân vật.
- Đọc lời nhân vật trong tranh, nhớ lại nội dung từng tranh.
- HS tóm tắt nội dung mỗi tranh.
- Hướng dẫn HS kể trước lớp từng đoạn dựa vào tranh.
	— Kể chuyện trong nhóm:
	- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm.
	— Kể chuyện truớc lớp:
	- GV gợi ý thêm ở mỗi đoạn giúp HS đỡ lúng túng.
	 ï HSKK: Kể tiếp nối từng đoạn hợp thành câu chuyện.
GV gợi ý thêm ở mỗi đoạn giúp HS đỡ lúng túng.
Bé Hà vốn là cô bé như thế nào?
Bé Hà có sáng kiến gì?
Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bào?
Hai bố con chọn ngày nào là ngày lễ của ông bà? Vì sao?
	 ï HS khá giỏi: Kể lại toàn bộ câu chuyện theo lối phân vai. 
	- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. 
- Lần 1: GV là người dẫn chuyện, 1 HS sắm vai bé Hà, 1HS vai ông, bà, bố.
	- Lần 2: 4 HS xung phong dựng lại câu chuyện.
	- Đại diện vài nhóm thi kể lại câu chuyện.
	- GV và cả lớp bình chọn nhóm kể hay.
	- Nhận xét, tuyên dương.
	4. 	Củng cố:
	- GV cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
	- Nhận xét chung giờ học, khen ngợi các nhóm, cá nhân làm tốt. 
	- Nêu khuyết điểm cần khắc phục.
	5. 	Dặn dò:
	- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
---------------------------------------------------------
Chính tả (tập chép)
NGÀY LỄ
I. 	MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả Ngày lễ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
	- Làm được bài tập 2, BT(3) a/b, hoặc bài tập phương ngữ do GV chọn.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Bảng phụ viết nội dung cần chép.
	Bảng nhóm.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1.	Ổn định.
	2.	Kiểm tra bài cũ: 
	- Kiểm tra VBT của HS.
	- Nhận xét, đánh giá.
	3. Bài mới:
	a. Giới thiệu bài: 	
	- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết dạy.
	- Ghi bảng tựa bài.
b. Hướng dẫn tập chép:
	{ Hướng dẫn nội dung đoạn chép:
	- GV đọc đoạn chép.
	- 1 HS đọc lại đoạn chép.
	- Đoạn văn nói về điều gì? (nói về những ngày lễ).
	- Đó là những ngày lễ nào? (HS kể tên các ngày lễ theo SGK).
{ Hướng dẫn cách trình bày.
	- GV chỉ vào những chữ viết hoa trong bài và hỏi: Những chữ nào trong tên các ngày lễ được viết hoa? (chữ đầu của mỗi bộ phận tên).
{ Hướng dẫn viết từ khó: 
- GV tìm từ khó và ghi bảng: Quốc tế, Phụ nữ, Lao động, Thiếu nhi, 
- Phân tích và so sánh từ khó.
- HS viết bảng con từ khó. – Nhận xét, sửa sai.
{ Chép bài:
- GV đọc cho HS nghe trước khi viết. Nhắc HS đọc thầm từng cụm từ và chép vào vở. GV gạch dưới những chữ dễ viết sai (lưu ý nhắc HS không gạch chân các tiếng này).
- HS viết, GV theo dõi, uốn nắn, chỉnh sửa tư thế n ... ìm ra nhiều cách khác nhau.
- GV hướng dẫn HS đặt tính theo cột dọc.
	- HS nêu cách làm như SGK.
	c. Thực hành:
& Bài 1: Làm dòng 1. HS khá giỏi làm dòng 2
	- HS nêu yêu cầu. 
- GV cho HS làm bảng con.
	ï HSKK: HS nêu lại cách thực hiện phép trừ.
HS khá giỏi: làm thêm dòng 2
5 1	4 1	6 1	3 1	8 1
	 - 	 -	 -	 -	 -
	 8	 3	 7	 9	 2
	 --------	 --------	 ---------	 ----------	 ---------
	 	4 3	 3 8	5 4	 2 2	7 9
2 1	7 1	6 1	4 1	9 1
	 - 	 -	 -	 -	 -
	 4	 6	 8	 5	 9
	 --------	 --------	 ---------	 ----------	 ---------
	 	1 7	 1 5	 3	 3 6	8 2
- Nhận xét, đánh giá.
& Bài 2:
- HS nêu yêu cầu. Làm câu a, b
	- Cả lớp làm vào vở. 1 HS làm bảng nhóm.
- HS khá giỏi: làm thêm câu c
	ï HSKK: GV cho HS nhắc lại cách tính. Hướng dẫn HS cách dặt tính theo cột dọc.
	a.	5 1	b.	2 1	c.	7 1
	 -	 -	 -
	 4	 6	 8
	 --------	 --------	 ---------
	 4 7	1 5	6 3
- Nhận xét, đánh giá.
& Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu. 
- GV cho HS đọc tóm tắt.
- GV: + Bài toán cho biết gì?
	 + Bài toán hỏi gì?
	- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
	ï HSKK: Hướng dẫn cách đặt lời giải.
Bài giải
Số quả trứng còn là:
51 - 6 = 45 (quả)
Đáp số: 45 quả trứng
	& Bài 4: 
- HS đọc yêu cầu.
	- HS thảo luận nhóm đôi.
	- Các nhóm trình bày kết quả.
	- GV và lớp nhận xét, bổ sung.
 4. Củng cố.
	 - GV cho HS lên bảng làm: 
	41- 5 =	51 - 8 =
 5. Dặn dò.
	- Làm bài trong VBT.
	- Cuẩn bị bài 51 - 15
--------------------------------------------------------
An toàn giao thông
TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ
I. 	MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS kể tên và mô tả một số đường phố nơi em ở hoặc đường phố mà các em biết.
- HS biết được sự khác nhau của đường phố, ngõ (hẻm, ngã tư, ngã ba).
2. Khả năng.
- Nhớ tên và nêu được đặc điểm của đường phố (hoặc nơi HS sống).
- HS biết được các đặc điểm cơ bản về đường an toàn và không an toàn của đường phố.
3. Thái độ.
- HS thực hiện đúng quy định đi trên đường phố.
II. 	NỘI DUNG ATGT. 
- Nhận xét đặc điểm đường phố.
	- Tên đường phố, đường 1 chiều, đường 2 chiều, ngã ba, ngã tư.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ.
	- Khi ngồi trên xe máy em phải làm gì?
	- GV cho HS đọc lại ghi nhớ.
 3. Bài mới:
 	a. Giới thiệu bài.
	- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
	- Ghi bảng tựa bài.
 	b. Những đường phố sạch, đẹp, an toàn.
	- GV treo tranh cho học sinh thảo luận.
	- Thế nào là đường phố sạch, đẹp và an toàn?
	- HS trả lời.
	- Nhận xét, đánh giá.
 	c. Những đường phố chưa an toàn.
	- GV treo 2 tranh cho HS thảo luận.
& Rút ra ghi nhớ: Không nô đùa trên đường phố, đi bộ trên đường phải đi trên vỉa hè để đảm bảo an toàn.
 4. Củng cố.
	- Thế nào là đường an toàn?
	- Thế nào là đường chưa an toàn?
 5. Dặn dò.
	- Nhắc HS không nô đùa trên đường phố.
	- Đi bộ lề bên phải.
Thứ sáu , ngày 15 tháng 10 năm 2010
Chính tả (nghe viết)
ÔNG VÀ CHÁU
I. 	MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hai khổ thơ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
	- Làm được BT2, BT3 a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV chọn.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ viết quy tắt CT.
	- Bút dạ, VBT.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1.	Ổn định:
	2. 	Kiểm tra bài cũ: 	
	- Kiểm tra VBT.
	- Nhận xét, đánh giá.
	3. 	Dạy bài mới:
	a. Giới thiệu bài: 	
	- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy.
	- Ghi bảng tựa bài.
	b. Hướng dẫn nghe – viết:
{ Hướng dẫn nội dung viết:
- GV đọc bài chính tả.
- Gọi 2 HS đọc bài.
- Giúp HS nắm được nội dung bài chính tả:
+ Có đúng cậu bé trong bài thơ thắng được ông của mình không? (Ông nhường cháu, giả vờ thua cho cháu vui).
{ Hướng dẫn cách trình bày:
+ Bài viết có mấy khô? Mỗi câu thơ có mấy chữ? (Có 2 khổ, mỗi câu có 5 chữ).
+ Dấu hai chấm được đặt ở câu thơ nào? (Đặt cuối câu: Cháu vỗ tay  ông thủ thỉ:).
+ Dấu ngoặc kép nằm ở câu thơ nào? (“Ông thua cháu,  dạng sáng.”).
	{ Hướng dẫn viết từ khó:
- HS tìm từ khó, GV ghi bảng: vật, keo, thua, hoan ,hô, chiều.	
	- HS viết từ khó vào bảng con.
	- Nhận xét, sửa sai.
	{ GV đọc bài cho HS viết:
- GV đọc cho HS nghe 1 lần trước khi viết.
- Đọc từng dòng thơ cho HS viết. Mỗi dòng đọc 2,3 lần.
ï HSKK: GV đọc, ghép vần từ khó cho HS viết.
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
{ Chấm, chữa bài:
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- GV thu 5 – 7 bài của HS.
- Chấm, nhận xét đúng sai.
c. Hướng dẫn HS làm bài chính tả:
& Bài 2:
- HS đọc yêu cầu. 
- GV giúp HS hiểu yêu cầu bài.
- Cả lớp làm vào vở. 1HS làm vào bảng nhóm.
ï HSKK: Nhắc luật chính tả khi viết k/c
- HS trình bày. GV và lớp nhận xét.
3 tiếng bắt đầu bằng c
3 tiếng bắt đầu bằng k
Ca, co, cô, cơ, cá, cam, còi, cao, cào, cối, cóng, cổng, cung, công, con, còn, củ, cử, ..
Kim, kìm, kéo, kẹo, kinh, kính, kiến, kiện, kển kị, kĩ, kiểng, 
& Bài 3: Làm bài 3b.
- HS đọc yêu cầu. 
- GV giúp HS hiểu yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm 4. 
- HS làm VBT. 2 HS làm bảng nhóm
- Trình bày. Lớp nhận xét.
	b. dạy bảo - cơn bão	lặng lẽ - số lẻ
	 mạnh mẽ - sức mẻ	áo vải - vương vãi 
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
- GV cho HS viết bảng những tiếng vừa viết sai ở phần trên.
- Nhận xét, đánh giá.
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài.
- Xem trước bài tiết sau.
------------------------------------------------------------
Tập làm văn
KỂ VỀ NGƯỜI THÂN
I. 	MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý (BT1).	- Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2)
- GDBVMT : Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Bảng lớp: chép sẵn bài tập 2 lên bảng.
	- Bảng phụ viết một vài câu nói.
	-VBT.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. 	Ổn định:
	2. 	Kiểm tra bài cũ: 	
- GV cho HS làm bài 3.
	- Nhận xét, đánh giá.
	3. 	Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 	
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết dạy.
- Ghi bảng tựa bài.
	b. Hướng dẫn làm bài tập:
& Bài 1: (miệng).
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS câu hỏi chỉ là gợi ý, yêu cầu là kể chứ không phải trả lời.
	- Cả lớp suy nghĩ chọn đối tượng để kể.
	- GV nêu câu hỏi. HS nối tiếp kể.
	- 1 HS khá kể toàn bộ dựa trên câu hỏi.
	- Cả lớp kể trong nhóm. Đại diện từng nhóm kể.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Kể sát theo gợi ý
Kể chi tiết hơn
- Bà em năn nay 60 tuổi.
- Trước khi nghỉ hưu, bà em dạy học ở trường tiểu học.
- Em rất yêu bà.
- Bà của em năm nay đã 60 tuổi nhưng tóc bà vẫn đen.
- ...............
..
- ..
..
- Nhận xét, đánh giá.
	& Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu. - GV giúp HS nắm yêu cầu.
	ï HSKK: HS yếu chỉ viết đoạn văn dài 3 câu.
	- GV cho HS viết đoạn văn vào vở.
	- HS đọc bài. Lớp và GV nhận xét, đánh giá.
	- HS làm vào vở.
- GV chấm một số bài.
	4. 	Củng cố:
	- kể những kỉ niện em nhớ nhất về ông bà.
	- Nhận xét, đánh giá.
	5. 	Dặn dò:
	- Xem lại bài. Hoàn thành VBT.
	- Chuẩn bị tiết sau ôn tập.
---------------------------------------------------------------
Toán
5 1 - 1 5
I. 	MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 – 15.
	- Vẽ được hình tam giá theo mẫu (vẽ trên giấy kẻ ô li).
	- Làm BT 1 (cột 1, 2, 3), 2 (a, b), 4.
	- HS khá giỏi: làm BT 1 (cột 3, 4), 3 
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- 5 bó 1 chục que tính và 1 que tính rời.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ.
	- HS lên bảng làm bài:
	11 - 7 	11 - 9 	11 - 5 	11 - 4
	- Nhận xét, đánh giá.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 	
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy.
- Ghi bảng tựa bài.
	b. Giới thiệu phép tính 51 - 15:
	- Cho HS thực hiện trên que tính.
	- Tìm được kết quả: 51 – 15.
	- GV nêu đề bài dẫn đến phép trừ: 51 – 15.
	- Cho HS tìm kết quả trên que tính.
	- Hướng dẫn HS đặt tính SGK.
 	c. Thực hành:
	& Bài 1: 
	- HS đọc yêu cầu. Làm cột 1, 2, 3.
	- HS khá giỏi làm cột 3, 4.
	- HS làm bài vào vở. Đổi vở kiểm tra.
81	31	 51	71	61
	 - 	 -	 -	 -	 -
	46	17	 19	 38	 25
	 --------	 --------	 ---------	 ----------	 ---------
	 35	 14	 32	 33	36
41	71	61	91	81
	 - 	 -	 -	 -	 -
	12	26	34	49	55
	 --------	 --------	 ---------	 ----------	 ---------
	 	29	 45	27	 42	26
	- HS nêu cách tính. Nhận xét, đánh giá,
	& Bài 2: 
	- HS đọc yêu cầu. Làm a, b
	- GV cho HS làm vào bảng con.
	ï HSKK : Hướng dẫn đặt tính cho đúng.
	HS khá giỏi làm câu c.
	a. 	81	b.	51	c.	91	
	 -	 -	 -
	44	25	 9
	 --------	 -------	 ---------
	37	26	82
	- Nhận xét, đánh giá.
	& Bài 3: Dành cho học sinh khá giỏi làm.
	- HS làm vào vở.
	a. x + 16 = 41	b. x + 34 = 81	c. 19 + x = 61
	 x = 41 - 16	 x = 81 - 43 x = 61 - 19
	 x = 25	 x = 37	 x = 42
	- Nhận xét, đánh giá.
	& Bài 4: 
	- HS đọc yêu cầu.
	- GV hướng dẫn HS chấm các điểm như SGK vào vở.
	- HS nêu cách vẽ. Nhận xét, sửa sai.
	- HS vẽ vào vở.
 4. Củng cố.
	- GV cho HS làm bài trên bảng lớp:
	51 - 46	61 - 49
	- Nhận xét, đánh giá.
 5. Dặn dò.
	- Hoàn thành bài trongVBT.
--------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
CUỐI TUẦN 10
I. 	Ổn định:
- Cả lớp hát 1 bài.
II. Nội dung:
	{ Nhận xét tuần qua:
- Nề nếp: Nhìn chung cả lớp thực hiện tương đối nề nếp học tập.
- Giờ giấc: HS thực hiện tốt, nghỉ học có đơn xin phép. Trong tuần có nhiều HS nghỉ do bị bệnh.
- Vệ sinh: Các tổ chưa thực hiện tốt, nên dọn vệ sinh còn chậm trễ, lớp còn dơ. Ngoài sân còn nhiều rác, dọn VS xong chưa đi đổ giỏ rác.
- Đồng phục: Thực hiện tương đối. Có HS Hải, Thanh chưa được tươm tất.
- Một số bạn cô mời g / đ lên trao đổi mà không lên.
- Còn 8 HS chưa đóng học phí.
- Tổ trưởng từng tổ báo cáo: ngày HS nghỉ, điểm 10, không thuộc bài, đánh nhau, không dọn VS, .
	- GV tổng hợp. Tuyên dương, phê bình.
	{ Kế hoạch tới:
- Duy trì nề nếp học tập. Nghỉ học phải có đơn xin phép.
- Tiếp tục thi đua chào mừng 20/11. 
- Học tốt đạt nhiều điểm 10, sưu tầm bài thơ, bài hát chào mừng 20/11.
- Tiết kiệm điện, nước.
- Đi nhà vệ sinh xong nhớ dội rửa cho sạch.
- Dọn rác ngoài sân đến khoảng sân được phân công.
- Lớp có nhiều HS đọc chậm, các bạn giúp nhau cùng tiến bộ.
	- Ôn thi chuẩn bị thi giữa HK I.
	- HS nhắc g/đ lên đóng học phí, đóng tiền mua ghế ngồi chào cờ.
	{ Kể chuyện Bác Hồ: Các em sạch và ngoan thật.
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_10_nam_hoc_2010_2011.doc