Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 1 năm 2012

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 1 năm 2012

 Tiết 1: Chào cờ

Tiết 2 + 3: Tập đọc CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM

I/ Mục tiêu

-Kiến thức: Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ : nắn nót, mải miết,, ôn tồn, thành tài . Các vần khó : Quyển , nguệch ngoạc .Hiểu nghĩa các từ mới và nội dung bài.

- Kĩ năng: Biết đọc nghỉ hơi các dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật ( lời cậu bé , lời bà cụ ).Hiểu nghĩa các từ ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc thành tài và hiểu nội dung: làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại mới thành công.

*GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, tự tin và hợp tác. Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, ra quyết định thể hiện sự kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống

-Thái độ: HS có ý thức tự giác trong học tập.

II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

III/ Các hoạt động dạy học

1. Ôn định tổ chức: (1’) Hát

 

doc 22 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 1 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN I
 Ngày soạn 19/8/2012
 Ngày dạy Thứ 2/20/8/2012
 Tiết 1: Chào cờ 
Tiết 2 + 3: Tập đọc CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM 
I/ Mục tiêu 
-Kiến thức: Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ : nắn nót, mải miết,, ôn tồn, thành tài . Các vần khó : Quyển , nguệch ngoạc .Hiểu nghĩa các từ mới và nội dung bài. 
- Kĩ năng: Biết đọc nghỉ hơi các dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật ( lời cậu bé , lời bà cụ ).Hiểu nghĩa các từ ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạcthành tài và hiểu nội dung: làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại mới thành công.
*GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, tự tin và hợp tác. Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, ra quyết định thể hiện sự kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống
-Thái độ: HS có ý thức tự giác trong học tập. 
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy học
1. Ôn định tổ chức: (1’) Hát
2.Bài mới
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (2’)
-Giáo viên giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài mới.
HĐ2:Luyện đọc(28’)
- GV đọc mẫu toàn bài . 
 -Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
 -Đọc giọng kể cảm động nhẹ nhàng nhấn giọng những từ ngữ thể hiện được từng vai trong chuyện 
- GV hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
-Yêu cầu luyện đọc từng câu 
- Viết lên bảng các từ tiếng vần khó hướng dẫn học sinh rèn đọc .
-Kết hợp uốn nắn các em đọc đúng từ có vần khó 
-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp .
- HD hiểu nghĩa các từ mới trong bài: ngáp ngắn ngáp dài, , thành tài.
 - Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc 
-Mời các nhóm thi đua đọc ĐT và CN.
-Lắng nghe nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt .
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài . 
TIẾT 2: 
HĐ1: Tìm hiểu bài:(15’)
* Tìm hiểu nội dung đoạn 1 và 2 
-Y/ cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và 2 TLCH ? 
-Lúc đầu cậu bé học hành thế nào 
- Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì ? 
- Giáo viên hỏi thêm :
-Bà cụ mài thói sắt vào tảng đá làm gì ? 
-Cậu bé có tin là từ thỏi sắt lớn mài thành cái kim nhỏ không ?
-Những câu nào cho thấy là cậu bé không tin? 
 * Tìm hiểu nội dung đoạn 3 và 4
- Mời HS đọc thành tiếng đoạn 3 và 4 
- Bà cụ giảng giải như thế nào ?
- Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không ? Chi tiết nào chúng tỏ điều đó ?
- Câu chuyện này khuyên em điều gì ? 
*GV nhận xét và liên hệ thực tế: các em không nên nản chí mà phải biết nhẫn nại thì sẽ đạt kết quả như mong muốn.
HĐ2: Luyện đọc lại:(15’) 
- Cho HS chọn một đoạn yêu thích .
- GV nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS.
-GV nhận xét và tuyên dương.
 - Lớp theo dõi giới thiệu 
 - 2 em nhắc lại tựa bài.
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .
-Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như GV lưu ý khi HD đọc.
- Lần lượt từng em nối tiếp.
- Rèn đọc các từ như : quyển , nguệch ngoạc ,..
-Từng em đọc từng đoạn trước lớp .
- 1 HS đọc chú giải các từ mới trong bài.
- 4 em đọc từng đoạn trong bài .
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc 
- Các nhóm thi đua đọc bài ( ĐT, CN)
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc .
- Lớp đọc đồng thanh cả bài .
- Lớp đọc thầm đoạn 1,2 TLCH
- Mỗi khi cầm sách cậu chỉ đọc , viết 
-Bà cụ đang cầm một thói sắt mải miết mài vào một tảng đá.
-Để làm thành một cái kim khâu .
-Cậu bé đã không tin điều đó .
- Cậu ngạc nhiên hỏi: Thỏi sắt to như thế làm thế nào mà mài thành cái kim được?
- Hai em đọc thành tiếng đoạn 3 và 4 
- Lớp đọc thầm đoạn 3,4 và trả lời câu hỏi.
- Mỗi ngày mài một chút có 
- Cậu bé đã tin điều đó , cậu hiểu ra và chạy về nhà học bài .
-Trao đổi theo nhóm và nêu :Câu chuyện khuyên chúng ta có tính kiên trì, nhẫn nại, thì sẽ thành công 
- HS chọn đọc đoạn văn em yêu thích.
- 3 HS đọc lại cả bài.
( Luyện đọc diễn cảm cho HS khá giỏi, luyện đọc đúng cho HS yếu)
-Các tổ thi đọc phân vai: Người dẫn chuyện, bà cụ, cậu bé.
3 Củng cố – dặn dò: (5’)
 - Cho học sinh đọc lời của bà cụ và lời của cậu bé. 
 -HS nêu ý nghĩa câu chuyện và liên hệ bản thân.
Tiết 4: Toán ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I/ Mục tiêu 
- Kiến thức:Củng cố về Đọc, viết, thứ tự các số trong phạm vi 100. Số có 1 chữ số. Số có 2 chữ số.Số liền trước. Số liền sau.
-Kĩ năng: HS biết đếm, đọc, viết các số đến 100. Nhận biết các số có một chữ số, có hai chữ số, số lớn nhất, bé nhất có một chữ số, có hai chữ số, số liền trước, số liền sau.
*GDKNS: Tư duy sáng tạo, tự ra quyết định, cẩn thận chính xác.
-Thái độ: HS có ý thức tự giác trong giờ học.
* Làm bài tập 1, 2, 3( t.4).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Viết trước nội dung bài 1 lên bảng . Cắt 5 băng giấy làm bảng số từ 0 – 99 mỗi băng có hai dòng . Ghi số vào 5 ô còn 15 để trống . Bút dạ .
III/ Các hoạt động dạy học
 1/Ôn định tổ chức: (1’) Hát
 2/Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
 -Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
 3/ Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
*HĐ1: Giới thiệu bài(1’)
-Hôm nay chúng ta củng cố về các số trong phạm vi 100 . 
*HĐ2: Ôn tập (25’)
-Bài 1: Ôn các số có một chữ số.
- Hãy nêu các số từ 0 đến 9?
- Hãy nêu các số từ 9 về 0 ? 
-Gọi 1 em lên bảng viết các số từ 0 đến 10 .
-Yêu cầu lớp thực hiện vào vở .
- Có bao nhiêu số có 1 chữ số? Kể tên các số đó ?
- Số bé nhất là số nào ? 
- Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào ?
-Bài 2:Ôn tập các số có 2 chữ số 
- Cho lớp chơi trò chơi lập bảng số 
- Cách chơi :- Gắn 5 băng giấy lên bảng .
-Yêu cầu lớp chia thành 5 đội chơi gắn các số thích hợp vào ô trống .
-Nhận xét và bình chọn nhóm chiến thắng
- Cho học sinh đếm các số của đội mình theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn .
- Số bé nhất có hai chữ số là số nào ?
- số lớn nhất có 2 chữ số là số nào ?
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
Bài 3: Ôn tập về số liền trước , số liền sau 
- Vẽ lên bảng các ô : 
 39
-Số liền trước số 39 là số nào ? Em làm thế nào để tìm số 38 ?
- Số liền sau số 39 là số nào ?Em làm thế nào để tìm số 40 ?
- Số liền trước và liền sau của một số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
- Yêu cầu lớp thực hiện vào bảng con. 
-GV nhận xét đánh giá bài làm của học sinh. 
- Lớp theo dõi giới thiệu 
- 2em nhắc lại đề bài.
- 10 em nối tiếp nhau nêu mỗi em 1 số .
- 3 em lần lượt đếm ngược từ 9 về 0
- Một em lên bảng làm bài .
-Lớp làm vào vở 
- Có 10 chữ số có 1 chữ số đó là : 0 , 1, 2, 3 , 4, 5 ,6 ,7, 8 , 9. 
- Số bé nhất là số 0 
- Số lớn nhất có 1 chữ số là số 9 .
-Lớp chia thành 5 đội .
- Thi đua gắn nhanh gắn đúng các số vào ô trống. 
- Khi các nhóm gắn xong 5 băng giấy sẽ có bảng số thứ tự từ 0 đến 99.
- Lớp theo dõi và bình chọn nhóm thắng cuộc 
- Là số 10 ( 3 em trả lời )
- Là số 99 ( 3 em trả lời )
- Số 38 ( 3em trả lời )
- Lấy số 39 trừ đi 1 được 38 .
- Số 40 .
- Vì 39 + 1 = 40 
- 1 đơn vị .
- Lớp làm vào bảng con phần còn lại. 
4/Củng cố , dặn dò: (4’)
 - Hôm nay toán học bài gì ?
 -Nhận xét đánh giá tiết học 
 - Dặn về nhà học và làm bài tập còn lại
Buổi chiều 
Tiết 1: Chính tả CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I/ Mục tiêu :
-Kiến thức: Chép lại chính xác trình bày đúng một đoạn của bài “Từ Mỗi ngày .. thành tài” 
Củng cố qui tắc chính tả dùng c / k . Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ – Học thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái .
-Kĩ năng: HS trình bày đúng đoan văn, viết đúng các từ khó mài, ngày, sắtđiền đúng các chữ cái.Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
+GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng cẩn thận, viết đúng đẹp,chính xác, trình bày khoa học.
-Thái độ: HS có ý thức rèn chữ viết dẹp.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết đoạn văn cần chép và các bài tập 2 và 3 
III/ Các hoạt động dạy học
1/ ổn định: ( 1’) Hát
2/ Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
 -Nhận xét đánh giá phần kiểm tra 
3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
*HĐ1: Giới thiệu bài(1’)
-Nêu yêu cầu của bài chính tả về viết đúng , viết đẹp , làm đúng các bài tập , 
*HĐ2: Hướng dẫn tập chép (20’) 
* Ghi nhớ nội dung đoạn chép :
- Đọc mẫu đoạn văn cần chép .
-Yêu cầu HS đọc cả lớp đọc thầm theo. 
-Đoạn văn trên chép từ bài tập đọc nào ?
-Đoạn chép là lời của ai nói với ai ?
- Bà cụ nói gì với cậu bé ?
* Hướng dẫn cách trình bày :
- Đoạn văn có mấy câu ? 
- Cuối mỗi câu có dấu gì ?
- Chữ đầu đoạn , đầu câu viết như thế nào ? 
* Hướng dẫn viết từ khó :
- Đọc cho học sinh viết các từ khó vào bảng con 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
* Chép bài: - Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh * Soát lỗi:-Đọc lại để học sinh dò bài , tự bắt lỗi 
* Chấm bài: -Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét.
*HĐ 3 :Hướng dẫn làm bài tập: (6’) 
*Bài 2 : - Gọi một em nêu bài tập 2.
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
-Khi nào ta viết là k ?
- Khi nào ta viết là c ?
-Nhận xét bài học sinh và chốt lại lời giải đúng.
*Bài 3: - Nêu yêu cầu của bài tập.
-Hướng dẫn đọc tên chữ cái ở cột 3 và điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng 
- Mời một em làm mẫu 
-Yêu cầu lớp làm vào bảng con .
-Gọi 3 em đọc lại , viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái .
Bài 4: Tổ chức cho học sinh thi đua học thuộc bảng chữ cái.
- Lớp theo dõi giới thiệu 
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc .
- Ba học sinh đọc lại bài 
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài 
- Bài có công mài sắt có ngày nên kim .
- Bà cụ giảng giải cho cậu bé thấy nhẫn nại kiên trì thì việc gì cũng thành công .
- Đoạn văn có 2 câu 
- Cuối mỗi đoạn có dấu chấm .
- Viết hoa chữ cái đầu tiên .
- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con .mài , ngày , cháu , sắt .
- Nhìn bảng chép bài .
-Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm .
- Nêu yêu cầu bài tập 
- Học sinh làm vào vở 
- Kim khâu , cậu bé , kiên trì , bà cụ . 
-Viết k khi đứng sau nó là nguyên âm e , ê , i
- Các nguyên âm còn lại .
-Một em nêu bài tập 3 SGK
- HS theo dõi nhận biết yêu cầu.
- Đọc á viết ă 
- Học sinh làm vào bảng con 
-Ba em lên bảng thi đua làm bài .
- Đọc : a , á , ớ , bê , xê , dê , đê , e , ê 
- Viết : a , ă, â, b , c , d , đ , e, ê .
-Em khác nhận xét bài làm của bạn .
-HS luyện đọc thuộc các chữ cái.
4/Củng cố - dặn dò:(4’)
 -GV nhận xét đánh giá tiết học
 -Nhắc  ... ng nào ?
*Viết bảng:-Yêu cầu viết chữ Anh vào bảng con
*HĐ 4: HD viết vào vở tập viết (16’)
-Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh .
* Chấm chữa bài 
- Chấm từ 8 bài học sinh .
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm . 
- Lớp theo dõi giới thiệu 
 -Học sinh quan sát .
- Cao 5 ô li , rộng hơn 5 ô li một chút 
- Chữ A gồm 3 nét đó là nét lượn từ trái sang phải , nét móc dưới và một nét lượn ngang 
– Quan sát theo GV hướng dẫn 
- Lớp theo dõi và cùng thực hiện theo yêu cầu của GV
-HS viết vào bảng con chữ hoa A
- Đọc : Anh em thuận hòa .
- Là anh em trong một nhà phải biết thương yêu nhường nhịn nhau .
- Gồm 4 tiếng : Anh , em , thuận , hòa .
- Chữ A cao 2,5 li còn chữ n cao 1 ô li .
- Chữ h
Chữ t cao 1,5 ô li các chữ còn lại cao 1 ô li 
- Từ điểm cuối của chữ A rê bút lên điểm đầu của chữ n và viết chữ n 
- Khoảng cách đủ để viết một chữ o 
- Thực hành viết vào bảng .
- Viết vào vở tập viết : 
- 1 dòng chữ A hoa cỡ vừa .
- 1 dòng chữ A hoa cỡ nhỏ .
- 1 dòng chữ Anh cỡ vừa .
- 1 dòng chữ Anh cỡ nhỏ .
- 2 dòng câu ứng dụng :Anh em thuận hòa
 4/Củng cố - dặn dò(4’)
 -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà hoàn thành nốt bài viết trong vở .
 Ngày soạn 23/8/2012
 Ngày dạy thứ sáu 24/8/2012
Tiết 1: Chính tả ( Nghe viết ) NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
I/ Mục tiêu : 
-Kiến thức: Nghe viết lại chính xác khổ thơ cuối trong bai “ Ngày hôm qua đâu rồi “.
-Kĩ năng: Biết cách trình bày một bài thơ 5 chữ . Biết phân biệt phụ âm đau l / n và âm cuối ng / n Học thuộc lòng tên 10 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái.
+GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng cẩn thận, viết đúng đẹp,chính xác, trình bày khoa học
-Thái độ: HS có ý thức luyện viết chữ đẹp. 
II/ Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 và 3 
III/ Các hoạt động dạy học
 1/ổn định tổ chức: (1’ ) Hát
 2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
 Ba em lên bảng viết mỗi em viết các từ : tảng đá , mải miết , giảng giải
+GV nhận xét và ghi điểm. 
 3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
*HĐ1: Giới thiệu bài:(1’)
-Nêu yêu cầu của bài chính tả về viết đúng, viết đẹp, làm đúng các bài tập , 
*HĐ2: Hướng dẫn tập chép: (20’)
* Ghi nhớ nội dung đoạn viết :
- Treo bảng phụ đọc đoạn thơ cần viết .
- Khổ thơ cho ta biết gì về ngày hôm qua ? 
* Hướng dẫn cách trình bày :
-Khổ thơ có mấy dòng ?
Chữ cái đầu mỗi dòng viết thế nào ?
- Hãy chọn cách viết em cho là đẹp nhất trong các cách sau :
- Viết sát lề phải . Viết khổ thơ vào giữa trang giấy . Viết sát lề trái .
* Hướng dẫn viết từ khó :
- Đọc các từ khó yêu cầu viết .
- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh .
* Viết bài 
– Đọc thong thả từng dòng thơ . 
- Mỗi dòng đọc 3 lần .
-Soát lỗi:Đọc lại để học sinh dò bài , tự bắt lỗi 
* Chấm bài : -Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét .
HĐ 3 :Hướng dẫn làm bài tập:(6’)
Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập 
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2
- Mời một em lên làm mẫu .
-Yêu cầu lớp làm bài cá nhân . 
-Mời một em lên bảng làm tiếp .
-Yêu cầu lớp nhận xét chốt ý chính 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
Bài 3 : - Yêu cầu học sinh nêu cách làm . 
- Mời một em lên làm mẫu .
-Yêu cầu lớp làm bài cá nhân . 
-Mời một em lên bảng làm tiếp bài theo mẫu . 
-Yêu cầu một em đọc lại viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài .
Bài 4: Học thuộc bảng chữ cái.
- Xóa dần các chữ , các tên chữ trên bảng cho học sinh học thuộc .
- Lớp theo dõi giới thiệu 
-2 HS nhắc lại tên bài.
-Lớp đọc đồng thanh khổ thơ cuối .
- Nếu em học hành chăm chỉ thì ngày hôm qua sẽ ở lại trong vở hồng của em.
- Có 4 dòng 
- Viết hoa .
- Xem mẫu và rút ra đó là : Viết khổ thở vào giữa trang giấy là đẹp nhất muốn vậy ta phải cách lề khoảng 3 ô rồi mới viết .
- Lớp thực hiện viết vào bảng con các từ khó là , lại , ngày hồng 
-Lớp nghe đọc chép vào vở .
-Nhìn bảng để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
-Lớp tiến hành luyện tập .
- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập 2
- Đọc và viết từ : Quyển lịch .
-Cả lớp thực hiện vào vở và sửa bài .
-Cử một bạn lên bảng làm tiếp bài 
 - Lớp đọc đồng thanh các từ tìm được sau đó ghi vào vở .
- Hai em nêu cách làm bài tập 3 .
- Đọc là : giê viết : g .
-Lớp thực hiện vào bảng con và sửa bài .
-Cử 3 bạn lên bảng làm tiếp bài 
- Viết : g, học sinh , I , k , l , m , n , o ,ô ,ơ.
- Học thuộc lòng bảng chữ cái .
4/ Củng cố - dặn dò(4’)
 -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
 -Nhắc nhớ tư thế ngồi viết và trình bày sách vở 
Tiết 2: THỂ DỤC ( cô Huế dạy)
Tiết 3: TNXH: (cô Tuyến dạy)
Tiết 4 : Toán TC ( cô Việt dạy )
 .
Buổi chiều:
Tiết 1: Toán ĐÊ - XI - MET 
I/ Mục tiêu
-Kiến thức: Biết và ghi nhớ được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo độ dài Đề xi mét( dm ). Hiểu mối quan hệ giữa đề xi mét và xăng ti mét ( 1dm = 10 cm ).
-Kĩ năng: Thực hiện phép tính cộng trừ độ dài có đơn vị đo là đề xi mét. Bước đầu tập đo và ước lượng độ dài theo đơn vị đề xi mét.
+GDKNS: Kĩ năng tư duy sáng tạo, tự ra quyết định, cẩn thận chính xác.
-Thái độ: HS có ý thức tự giác trong giờ học.
*Làm bài tập 1,2 ( Tr.7) HS khá, giỏi tập ước lượng bài tập 3.
II/ Đồ dùng dạy học: : Thước thẳng dài có vạch chia theo đơn vị dm và cm . 
III/ Các hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức: (1’) Hát
2.Kiểm tra bài cũ: (4’)-3 HS lên bảng làm bài 32 + 43 71 + 24 68 + 21
 + GV nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới.
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1:Giới thiệu bài (1’)
- Hôm nay chúng ta sẽ biết thêm một đơn vị lớn hơn cm là dm 
HĐ2: Giới thiệu về dm (8’)
- Phát cho mỗi em 1 băng giấy và YC dùng thước đo xem dài mấy xăng ti mét ?
- 10 cm còn gọi là 1dm ( 1 đêximet)
- 1dm = 10cm 10cm = 1dm
HĐ2 : Luyện tập (18’)
Bài 1: - Gọi HS nêu bài tập trong sách .
-Yêu cầu thực hiện vào vở 
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : Yêu cầu nhận xét các số trong BT 2
 -Muốn thực hiện 1dm +1dm ta làm thế nào ? 
 -Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 3:Gọi em đọc bài trong SGK
-Yêu cầu dùng thước để đo kiểm tra lại kết quả.
+GV nhận xét và đánh giá. 
- 2 em nhắc lại tên bài học.
 - Hướng dẫn thực hành đo: Dài 10 xăng ti mét
-Đọc : - Một đêximét
- 5em nêu lại : 1dm = 10cm 10cm = 1dm
-Một em nêu yêu cầu đề bài 1.
- Làm bài cá nhân .
 a/ Độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn 1 dm .
-Độ dài đoạn thẳng CD ngắn hơn 1 dm 
- Là phép cộng trừ số có đơn vị là dm
-Ta lấy 1 cộng 1 bằng 2 viết 2 rồi viết thêm đơn vị đo là dm sau số 2 
-Tự làm bài 
- Hai em lên bảng làm 
- 1 em nêu yêu cầu bài làm.
 - Không dùng thước đo. Ước lượng là so sánh độ dài AB và MN với 1dm và ghi dự đoán vào chỗ chấm . Dùng thước để KT 
4 /Củng cố - dặn dò(4’)
- Hôm nay toán học bài gì ?
-Nhận xét đánh giá tiết học -Dặn về nhà học và làm bài tập .
 .	 
 Tiết 2:
 Tập làm văn TỰ GIỚI THIỆU - CÂU VÀ BÀI 
I/ Mục tiêu 
-Kiến thức: Nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân. Bước đầu biết kể một mẫu chuyện ngắn theo tranh
-Kĩ năng: Nghe, nói lại những điều đã nghe thấy về bạn trong lớp. Kể lại được câu chuyện theo tranh ( Đối với các em khá, giỏi)
+GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử văn hoá, lắng nghe và đánh giá.
-Thái độ: HS có ý thức tự giác trong giờ học.
II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài tập 3 . Phiếu học tập cho từng học sinh
III/ Các hoạt động dạy học
1/ ổn định tổ chức: (1’) Hát
2/Kiểm tra bài cũ:(4’)
 -Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
 -Nhận xét phần kiểm tra .
 3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài: (1’)
 -Hôm nay các em sẽ luyện tập cách giới thiệu về mình về bạn .
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập: (25’)
Bài 1,2 :- Gọi 1 HS đọc bài tập .
-Yêu cầu so sánh cách làm của của hai bài tập 
- Phát phiếu cho từng em yêu cầu đọc và cho biết phiếu có mấy phần 
- Yêu cầu điền các thông tin về mình vào trong phiếu .
- Yêu cầu từng cặp ngồi cạnh nhau hỏi – đáp về các nội dung ghi trong phiếu .
- Yêu cầu các em khác nghe và viết các thông tin nghe được vào phiếu .
-GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3 -Mời một em đọc nội dung bài tập 3 
- Bài tập này giống bài tập nào ta đã học 
-Hãy quan sát và kể lại nội dung từng búc tranh bằng 1 hoặc 2 câu rồi ghép các câu văn đoc lại với nhau .
-Gọi học sinh trình bày bài .
- Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn .
Kết luận: Khi viết các câu văn liền mạch là đã viết được một bài văn.
- Lớp theo dõi giới thiệu 
-2 em nhắc lại tựa bài.
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
-Phiếu có 2 phần thứ nhất là phần tự giới thiệu phần thứ hai ghi các thông tin về bạn mình khi nghe bạn tự giới thiệu .
- Làm việc các nhân .
- Làm việc theo cặp .
- Hai em lên bảng hỏi đáp trước lớp theo mẫu câu : Tên bạn là gì ? Cả lớp ghi vào phiếu .
-3 em nối tiếp trình bày trước lớp .
- 2 em giới thiệu về bạn cùng cặp với mình 
-1 em giới thiệu về bạn vừa T/H hỏi đáp.
- HS nêu yêu cầu.
- Giống bài tập trong luyện từ và câu đã học.
- Làm bài cá nhân .
- Trình bày bài theo hai bước : 4 học sinh tiếp nối nói về từng bức tranh .
- Trình bày bài hoàn chỉnh .
- Em khác nhận xét bài bạn .
 4Củng cố - dặn dò(4’)
 -Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
 -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -Dặn về nhà ôn lại bài .
 .
 Tiết 3: Sinh hoạt NHẬN XÉT TUẦN 1
 I/ Mục tiêu: 
 - Kiến thức: HS biết cách chơi trò chơi : Làm nghề gì Tổng kết cuối tuần. 
 -Kĩ năng: Chơi được trò chơi và nắm được các nghề nghiệp trong cuộc sống.
 +GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, tự tin và hợp tác.
-Thái độ: HS có ý thức say mê học tập.
III/ Các hoạt động dạy học .
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ 1 :Tổng kết cuối tuần (10’)
- Giáo viên hướng dẫn lớp trưởng lên tổng kết cuối tuần.
- GV nhận xét và tuyên dương các em có nhiều thành tích về các hoạt động
HĐ2: Kế hoạch tuần tới.(15’)
Nêu kế hoạch tuần tới: Thi đua học tôt, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, lễ phép với mọi người
Đi học đúng giờ , ăn mặc sạch sẽ , quần áo mặc đồng phục khi đến lớp.
Các tổ làm tốt công tác vệ sinh lớp học .
Em Yến kèm em Sơn đọc bài, em Quang kèm em Linh đọc bài,
Các tổ trưởng kiểm tra việc học tập của các bạn.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động tuần qua về các mặt: Học tập, nền nếp lớp, vệ sinh, đoàn kết giúp đỡ bạn.
-
HS theo dõi lắng nghe và cùng đưa ra ý kiến về những việc cần làm

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1- 2012.doc