Tập đọc
Tiết 33
Ôn tập giữa học kỳ i
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
* Chủ yếu là kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài Tập đọc đã học trong tuàn đầu lớp 2 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 45, 50 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu).
* Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- On lại bảng chữ cái.
- On tập về các từ chỉ sự vật.
II. Chuẩn bị:
Thứ hai ngày 03 tháng 11 năm 2003 Tập đọc Tiết 33 Ôn tập giữa học kỳ i I. Mục đích yêu cầu: Kiểm tra lấy điểm tập đọc: * Chủ yếu là kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài Tập đọc đã học trong tuàn đầu lớp 2 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 45, 50 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu). * Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. Oân lại bảng chữ cái. Oân tập về các từ chỉ sự vật. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc (gồm cả văn bản thông thường). Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT. Học sinh: VBT, sách Tiếng Việt. III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): Hát 2. Giới thiệu bài (2’): Giới thiệu nội dung: ôn tập môn Tiếng Việt của các em trong 8 tuần vừa qua. Giới thiệu mục tiêu của tiết dạy. 3. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc + Mục tiêu: Học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. + Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, giảng giải. + Đồ dùng: Phiếu, sách tập đọc. + Cách tiến hành: - Giáo viên cho học sinh lên bốc thăm phiếu (có thể đọc đoạn, hoặc cả bài). - Học sinh bốc thăm và đọc theo chỉ định của phiếu. - Giáo viên đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc. - Học sinh trả lời. -> Nhận xét, cho điểm. -> Nhận xét. -> Giáo viên nhận xét phần đọc. * Hoạt động 2: Ôn lại bảng chữ cái + Mục tiêu: Học sinh thuộc lòng bảng chữ cái. + Phương pháp: Thực hành, thi đua. + Đồ dùng: Bảng phụ. + Cách tiến hành: - Giáo viên treo bảng phụ. - 1 học sinh đọc bảng chữ (nhìn bảng phụ). - Giáo viên cất bảng phụ. - 1 vài học sinh đọc thuộc lòng bảng chữ cái. - Giáo viên cho học sinh đọc tiếp nối nhau theo kiểu “Truyền điện”. - Học sinh thực hiện. - 2 dãy thi đua: - Học sinh thi đua thực hiện. + 1 học sinh đọc tên chữ cái. + 2 học sinh viết chữ cái. - Giáo viên cho lớp đọc đồng thanh. - Lớp đọc đồng thanh. * Hoạt động 3: Ôn tập về từ chỉ sự vật + Mục tiêu: Học sinh biết tìm từ chỉ sự vật, và biết xếp từ vào ô thích hợp (chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối). + Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp. + Đồ dùng: Bảng phụ, 4 tờ giấy khổ to, VBT. + Cách tiến hành: - Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài tập 3. - 1 học sinh nêu. - Lớp đọc thầm. - Lớp làm vở bài tập. - 4 học sinh làm vào giấy dán lên bảng. -> Nhận xét và chốt lại: Những từ chỉ người, đột vật, con vật, cây cối gọi là từ chỉ sự vật. -> Nhận xét. Bài 4: Giáo viên cho học sinh tự viêt thêm các từ thích hợp vào từng cột: chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối. - Học sinh làm bài. - Học sinh đọc bài làm của mình. -> Nhận xét. -> Nhận xét. 4. Tổng kết (2’): - Giáo viên nhận xét tiết học. - Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng bảng 29 chữ cái. Toán Tiết 14 Lít I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: Bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích (sức chứa). Biêt ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít là l. Biết tính cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít. Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít. Rèn học sinh làm đúng, nhanh các phép tính, bài toán có liên quan đến đơn vị lít. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình nước. Học sinh: VBT. III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): Hát 2. Bài cũ (4’): Phép cộng có tổng bằng 100 GV cho học sinh sửa bài 4. Giáo viên chấm một số vở. Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu (1’): Lít 4. Phát triển các hoạt động (28’): * Hoạt động 1: Giới thiệu biểu tượng về dung tích + Mục tiêu: Học sinh nhận biết các biểu tượng về sức chứa. + Phương pháp: Quan sát, thực hành, hỏi đáp. + Đồ dùng: Ca 1 lít, 2 cốc, nước. + Cách tiến hành: - Giáo viên lấy 2 cốc thủy tinh to, nhỏ khác nhau. Lấy bình nước rót đầy 2 cốc và hỏi: - Học sinh quan sát. + Cốc nào chứa được nhiều hơn? - Cốc to. + Cốc nào chứa được ít hơn? - Cốc nhỏ. - Giáo viên cho học sinh so sánh sức chứa của bình nước và chiếc cốc. - Học sinh quan sát và nhận xét. -> Giáo viên nhận xét, chốt ý. * Hoạt động 2: Giới thiệu ca 1 lít (chai 1 lít), đơn vị lít + Mục tiêu: Học sinh nhận biết ca 1 lít, chai 1 lít và đơn vị lít. + Phương pháp: Quan sát, thực hành, hỏi đáp. + Đồ dùng: Ca, chai 1 lít, bảng phụ. + Cách tiến hành: - Giáo viên giới thiệu: Đây là ca 1 lít, chai 1 lít. Rót nước đầy ca, chai này, ta được 1 lít nước. - Giáo viên: Để đo sức chứa của một cái chai, cái ca, cái thùng,... ta dùng đơn vị lít, lít viết tắt là l -> Giáo viên ghi. - Học sinh nhắc. Một lít -> 1l Hai lít -> 2l * Hoạt động 3: Thực hành + Mục tiêu: Học sinh làm đúng các bài tập có liên quan đến đơn vị lít. + Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải, thực hành. + Đồ dùng: Bở bài tập, bảng phụ. + Cách tiến hành: Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu. - Đọc, viết tên gọi đơn vị lít. - Học sinh làm bài. - Học sinh sửa bảng phụ. -> Nhận xét. -> Nhận xét. Bài 3: Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu yêu cầu của bài. - học sinh tự nêu đề toán. - Học sinh làm. + Lưu ý: Chỉ yêu cầu học sinh viết phép tính. b) 10l - 2l = 8l c) 20l - 10l = 10l -> Nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò (3’): 2 học sinh đạidiện thi làm đúng, nhanh bài 4. Giáo viên nhận xét tiết học. Về làm bài 3, 4/ SGK. Toán Ôn tập I. Mục tiêu: Học sinh được ôn lại các phép tính, bài đơn có liên quan đến đơn vị lít. Rèn học sinh làm đúng, nhanh. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. II. Nội dung: 1. Tính: 5l + 2l = 32l + 12l = 25l + 36l = 89l + 10l = 28l + 14l = 44l + 46l = 2. Điền dấu: a) Bình lớn: 35l Rót ra: 10l còn : ?l b) Bình lớn: 15l Bình bé đựng ít hơn bình lớn 5l. Bình bé: ...l? Giáo viên chấm 1 số vở. Giáo viên nhận xét. * Rút kinh nghiệm: Thứ ba ngày 04 tháng 11 năm 2003 Kể chuyện Tiết 9 Ôn tập tiếng việt I. Mục tiêu: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. Oân tập các từ chỉ hoạt động. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Phiểu ghi các bài tập đọc. Bảng phụ để học sinh làm bài tập 2. Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): Hát 2. Giới thiệu bài mới: Oân tập 3. Phát triển các hoạt động (28’): * Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc + Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8. + Phương pháp: thực hành. + Đồ dùng: Sách, phiếu. + Cách tiến hành: - Giáo viên cho học sinh bốc thăm phiếu. - Học sinh đọc bài theo yêu cầu của phiếu. - Giáo viên đặt câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Học sinh trả lời. -> Nhận xét. -> Nhận xét. * Hoạt động 2: Tìm từ chỉ hoạt động + Mục tiêu: Học sinh tìm được những từ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài: “Làm việc thật là vui” + Phương pháp: thực hành. + Đồ dùng: bảng phụ. + Cách tiến hành: - Giáo viên cho học sinh làm bài 2. - Học sinh mở vở bài tập. - Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động. - Cả lớp đọc thầm bài “Làm việc thật là vui” và gạch chân các từ ngữ chỉ hoạt động. - Giáo viên cho học sinh sửa bài. - Học sinh thi tiếp sức sửa bài (Làm vào bảng phụ). -> Nhận xét. -> Nhận xét. * Hoạt động 3: Rèn học sinh cách đặt câu + Mục tiêu: Học sinh biết đặt câu về hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối. + Phương pháp: thực hành. + Đồ dùng: Bở bài tập. + Cách tiến hành: - Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài: Nêu hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối và lợi ích của hoạt động ấy. - Học sinh theo dõi. - Học sinh làm bài vào vở bài tập. - Giáo viên cho học sinh sửa bài. - Nhiều học sinh tiếp nối nhau nói câu văn em vừa làm. VD: Mèo bắt chuột, bảo vệ đồ đạc. -> Nhận xét. - Giáo viên nhận xét, lưu ý cách viết 1 câu. 4. Tổng kết: (2’) GV nhận xét tiết học. Yêu cầu học sinh về ôn lại các bài học thuộc lòng. Tiết sau: Oân tập tiếp. * Rút kinh nghiệm. Học sinh đọc tốt, tìm được nhanh các từ chỉ hoạt động. Đặt câu: Còn 1 vài học sinh đặt câu chưa đúng. __________________________________ Tự nhiên xã hội Tiết 9 Đề phòng bệnh giun I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể hiểu được: Giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể. Giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Người ta thường bị nhiễm giun qua đường thức ăn, nước uống. Để đề phòng bệnh giun cần thực hiện 3 điều vệ sinh: Aên sạch, uống sạch, ở sạch. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Hình vẽ trong SGK trang 20, 21. Vở bài tập TN-XH 2 (nếu có). Học sinh: SGK, vở bài tập. III. Các hoạt động: 1. Khởi động (1’): Hát 2. Bài cũ 5’: Aên uống sạch sẽ. Để được ăn uống sạch sẽ, chúng ta cần phải làm những việc gì? Nêu ích lợi của việc ăn uống sạch sẽ. Em đã làm gì để được ăn uống sạch sẽ. Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu (1’): Đề phòng bệnh giun 4. Phát triển các hoạt động (25’): * Hoạt động 1: Thảo luận về bệnh giun + Mục tiêu: - Học sinh nhận ra triệu chứng của người bị nhiễm giun. - Biết nơi giun thường sống tro ... viên cho học sinh trả lời từng tranh. - Học sinh trả lời. + Tranh 1: Hằng ngày, mẹ đưa Tuấn đi học. + Tranh 2: Hôm nay, mẹ không đưa Tuấn đi học được vì mẹ ốm. + Tranh 3: Tuấn rót nước cho mẹ uống, đắp khăn lên trán cho mẹ hạ sốt. + Tranh 4: Tuấn tự mình đi bộ đến trường. -> Giáo viên nhận xét từng tranh: Xem học sinh đã đặt câu hoàn chỉnh chưa và sửa sai. -> Nhận xét. 5. Củng cố - dặn dò (3’): Giáo viên cho 2 học sinh đại diện 2 dãy lên thi kể. Giáo viên nhận xét tiết học. Tiết sau: Tiếp tục ôn thi giữa HKI. Về nhà ôn lại các bài học thuộc lòng. * Rút kinh nghiệm: Thứ năm ngày 06 tháng 11 năm 2003 Luyện từ và câu Tiết 9 Ôn tập giữa HKI I. Mục đích yêu cầu: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. Ôn luyện cách nói lời cám ơn, xin lỗi. Ôn luyện cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Phiếu ghi tên 4 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng; bảng phụ viết BT3, bảng Đ, S. Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động: 1. Oån định (1’): Hát 2. Giới thiệu bài (1’): Ôn tập (nêu mục tiêu của bài). 3. Kiểm tra học thuộc lòng (15’): * Hoạt động 1: + Mục tiêu: Học sinh đọc thuộc lòng các bài thơ đã học và đọc hay. Hiểu được nội dung của bài. + Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp. + Đồ dùng: Phiếu rút thăm. + Cách tiến hành: - Giáo viên cho học sinh nêu tên 4 bài học thuộc lòng đã học. - Học sinh: Ngày hôm qua đâu rồi? + Gọi bạn. + Cái trống trường em. + Cô giáo lớp em. - Giáo viên cho từng học sinh lên bắt thăm. - Học sinh thực hiện theo thăm. -> Giáo viên nhận xét. -> Nhận xét. 4. Ôn luyện cách nói lời cảm ơn, xin lỗi và cách dùng dấu chấm, dấu phẩy * Hoạt động 2: Nói lời cảm ơn, xin lỗi + Mục tiêu: Học sinh biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. + Phương pháp: Thực hành. + Đồ dùng: Vở bài tập. + Cách tiến hành: Bài tập 1/38: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. - Ghi vào chỗ trống lời em nói với bạn trong những trường hợp: a, b, c, d. - Giáo viên cho học sinh suy nghĩ và ghi vào vở bài tập. - Học sinh làm bài. - Giáo viên cho từng cặp học sinh thực hiện. - 1 học sinh nêu tình huống. - 1 học sinh trả lời. -> Nhận xét. -> Giáo viên nhận xét và có thể ghi lại câu hay lên bảng. -> Giáo viên chốt. + Nói lời cám ơn khi ai đó làm giúp mình một điều gì. + Nói lời xin lỗi khi mình làm 1 điều gì đó không đúng. * Hoạt động 3: Cách dùng dấu chấm, dấu phẩy + Mục tiêu: Học sinh biết dùng dấu chấm, dấu phẩy vào một đoạn văn cho sẵn. + Phương pháp: Thi đua thực hành. + Đồ dùng: Bảng phụ, bảng giơ Đ, S, vở bài tập. + Cách tiến hành: - Giáo viên treo bảng phụ. - 1 học sinh nêu yêu cầu. - Giáo viên giải thích và cho học sinh làm bài. - Lớp làm bài vào vở. - Học sinh thi sửa tiếp sức. - Giáo viên kiểm tra cả lớp. - Học sinh giơ bảng Đ, S. -> Học sinh giải thích vì sao chọn Đ, S. -> Giáo viên nhận xét và chốt lại cách làm đúng. 5. Tổng kết (2’): Về tiếp tục ôn lại các bài học thuộc lòng. Chuẩn bị: Oân tập. Giáo viên nhận xét tiết học. Tập viết Tiết 9 Ôn tập I. Mục tiêu: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. Củng cố vốn từ qua trò chơi ô chữ. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Phiếu ghi các bài học thuộc lòng. Bút và 4 tờ giấy khổ to kẻ ô chữ (Bài tập 2). Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): Hát 2. Giới thiệu bài mới (1’): - Nêu mục tiêu của bài. 3. Phát triển các hoạt động dạy - học (28’): * Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng + Mục tiêu: Học sinh học thuộc lòng, đọc hay các bài học thuộc lòng đã học. + Phương pháp: Thực hành. + Đồ dùng: Phiếu. + Cách tiến hành: - Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc các bài học thuộc lòng thông qua hình thức trò chơi: gửi thư. - Học sinh thực hiện theo thư. -> Nhận xét. -> Giáo viên nhận xét. * Hoạt động 2: Trò chơi ô chữ + Mục tiêu: Củng cố vốn từ cho học sinh qua trò chơi ô chữ. + Phương pháp: Quan sát, thi đua thực hành. + Đồ dùng: Bút, 4 tờ giấy to kẻ ô chữ, vở bài tập. + Cách tiến hành: - Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài. - 1 học sinh nêu (đọc cả mẫu) - Cả lớp đọc thầm, quan sát chữ và chữ điền mẫu. - Giáo viên treo bảng phụ và hướng dẫn học sinh làm bài: + Giáo viên cho 2 học sinh đọc câu gợi ý. - 2 học sinh đọc. + Em đoán xem đó là từ gì? - Phấn. -> Giáo viên hướng dẫn chơi trò chơi: quay số. - Học sinh quay số, trúng số nào, đọc câu gợi ý và trả lời. - Sau khi làm hết các từ đã điền theo hàng ngang. Giáo viên học sinh đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc. - Học sinh: Phần thưởng. -> Giáo viên thưởng (tuyên dương) cho nhóm nào có số câu trả lời đúng nhiều nhất. 4. Củng cố - dặn dò (3’): Em hãy đọc thật hay bài học thuộc lòng mà em thích nhất. Giáo viên nhận xét tiết học. Về xem lại bài. ________________________ Tập đọc Tiết 36 Thi giữa học kỳ i ________________________ Toán Tiết 44 Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ i * Rút kinh nghiệm: Thứ sáu ngày 07 tháng 11 năm 2003 Chính tả Ôn tập I. Mục tiêu: Học sinh (nghe và viết đúng) đọc trôi chảy bài: Đôi bạn. Hiểu nội dung bài. Học sinh biết trả lời câu hỏi bằng hình thức chọn lựa. Ôn mẫu câu Ai là gì? II. Nội dng: 1. Giáo viên cho học sinh đọc bài: Đôi bạn. 2. a) Giáo viên cho học sinh đọc và làm bài tập B (từ 1->4). - Bài 1, 2: Giáo viên cho học sinh sửa bài bằng cách giơ bảng a, b, c. - Bài 3: Giáo viên cho học sinh nối câu hỏi với câu trả lời đúng. - Bài 4: Trả lời miệng. b) Giáo viên cho học sinh làm câu 5. - Học sinh thi tiếp sức gắn chữ Đ, S. * Giáo viên chấm một số vở. * Giáo viên nhận xét tiết học. __________________________________ Toán Tiết 45 Tìm một số hạng trong một tổng I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia. Bước đầu làm quen với ký hiệu chữ (ở đây, chữ biểu thị cho một số chưa biết). Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Phóng to hình vẽ trong bài học lên bảng, bảng phụ. Học sinh: Bảng con, VBT, bảng Đ, S. III. Các hoạt động: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Bài cũ (4’): Luyện tập chung - Giáo viên cho học sinh sửa bài 3, 4. - Giáo viên chấm một số vở. - Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới (1’): - Tìm một số hạng trong một tổng. 4. Phát triển các hoạt động (28’): * Hoạt động 1: Giới thiệu kí hiệu chữ và cách tìm một số hạng trong một tổng + Mục tiêu: Học sinh bước đầu làm quen với kí hiệu chữ, và biết cách tìm một số hạng trong một tổng. + Phương pháp: Quan sát, thực hành, hỏi đáp. + Đồ dùng: Hình phóng to, bảng con. + Cách tiến hành: - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh phóng to hình vẽ trong SGK. - Học sinh quan sát. - Học sinh viết vào bảng con: 6 + 4 = ... 6 = 10 - ... 4 = 10 - ... + Giáo viên cho học sinh điền số thích hợp vào chỗ chấm. - Học sinh làm. + Giáo viên cho học sinh nêu nhận xét về số hạng và tổng trong 3 phép tính trên. + 2 học sinh làm bảng lớp. - Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ ở cột giữa của bài học rồi nêu bài toán: - Học sinh: Mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia. “Có 10 ô vuông, có một số ô vuông bị che lấp và 4 ô vuông không bị che lấp. Hỏi có mấy ô vuông bị che lấp?” - Số ô vuông bị che lấp là số chưa biết. Ta gọi là x. x + 4 = 10 - Học sinh đọc: x + 4 = 10. + Giáo viên cho học sinh nêu tên gọi từng thành phần. - Học sinh nêu. - Muốn tìm số hạng x ta làm thế nào? - Học sinh thảo luận nhóm đôi và nêu ý kiến. -> Giáo viên chốt: Ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. - Học sinh nhắc lại. - Giáo viên lưu ý cách trình bày. - Học sinh học thuộc cách làm. * Hoạt động 2: Thực hành + Mục tiêu: Học sinh biết tính nhanh, chính xác bài tìm số hạng chưa biết. + Phương pháp: Thực hành. + Đồ dùng: Vở bài tập, bảng Đ, S. + Cách tiến hành: Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm. - Học sinh nêu yêu cầu. + Học sinh làm cột 1, 2. + Giáo viên cho học sinh sửa bài (tiếp sức). + Học sinh thi tiếp sức để sửa bài. -> Nhận xét. -> Nhận xét và cho học sinh nhắc lại ghi nhớ. Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. - Viết số thích hợp vào ô trống. + Học sinh làm bài. + Học sinh sửa bài bằng cách giơ bảng Đ, S. -> Nhận xét. Bài 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm. - 1 học sinh đọc đề. + Lớp làm bài. + 2 học sinh thi sửa. -> Nhận xét. -> Giáo viên nhận xét và kiểm tra học sinh lớp. 5. Tổng kết (3’): Củng cố: 2 dãy học sinh thi tiếp sức tìm kết quả ứng với phép tính. Giáo viên nhận xét tiết học. Về làm bài 1e, g và bài 3/45. Tập làm văn Tiết 9 Kiểm tra I. Mục tiêu: Học sinh tự giác làm bài: + Viết đúng chính tả bài “Dậy sớm”. + Biết viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) nói về em và trường em. II. Nội dung: 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài chính tả: Dậy sớm. 2. Giáo viên gợi ý để học sinh làm được đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) nói về em và trường em. Giáo viên chấm một số vở. Giáo viên nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: