Tuần 9:
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011.
Tập đọc : ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1 (Tiết 1).
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Đọc đúng , rõ ràng các đoạn(bài )tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/ phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2đoạn (hoặc bài thơ) đã học.
- Bước đầu thuộc bảng chữ cái(BT2). Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật(BT3,BT4)
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ.
- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Tuần 9: Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011. Tập đọc : ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1 (Tiết 1). I. Mục đích - Yêu cầu: - Đọc đúng , rõ ràng các đoạn(bài )tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/ phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2đoạn (hoặc bài thơ) đã học. - Bước đầu thuộc bảng chữ cái(BT2). Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật(BT3,BT4) II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập. a) Kiểm tra đọc: Học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó về chuẩn bị 2 phút. - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời. - Nhận xét. b) Hướng dẫn làm bài tập. - Cho học sinh ôn lại bảng chữ cái. Bài 3: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Bài 4: - Cho học sinh làm bài vào vở. - Gọi một vài học sinh lên bảng làm bài. - Giáo viên và cả lớp nhận xét. * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên hệ thống nội dung bài. - Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài. - Học sinh lên đọc bài. - Học sinh trả lời câu hỏi. - Học sinh đọc bảng chữ cái. - Học sinh làm bài vào vở. Chỉ người Chỉ đồ vật Chỉ con vật Chỉ cây cối Bạn bè Hùng Bàn Xe đạp Thỏ mèo Chuối xoài - Tìm thêm từ có thể xếp vào trong bảng. - Học sinh làm bài vào vở. + Học sinh, thầy giáo, ông, cha, mẹ, + Ghế, tủ, giường, ô tô, xe đạp, + Gà, bò, trâu, ngựa, dê, voi, vìt, + Cam, mít, na, chanh, quýt, bưởi, __________________________________________________________ Tập đọc : ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1 (Tiết 2). I. Mục đích - Yêu cầu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết1. - Biết đật câu theo mẫu Ai là gì? (BT2). Biết xếp tên riêng người theo thứ tự bảng chữ cái (BT3). II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Phiếu bài tập ghi tên các bài tập đọc, bảng phụ. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập. a) Kiểm tra đọc: Học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó về chuẩn bị 2 phút. - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời. - Nhận xét. b) Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Bài 4: - Cho học sinh làm bài vào vở. - Gọi một vài học sinh lên bảng làm bài. - Giáo viên và cả lớp nhận xét. * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên hệ thống nội dung bài. - Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài. - Học sinh lên đọc bài. - Học sinh trả lời câu hỏi. - Học sinh đặt câu theo mẫu. - Một học sinh khá giỏi đặt câu. - Học sinh tự làm. Ai (con gì, cái gì): Là gì ? M: Bạn Lan Chú Nam Bố em Em trai em Là học sinh giỏi. Là nông dân. Là bác sĩ. Là học sinh mẫu giáo. - Học sinh mở mục lục sách tìm tuần 7, 8 ghi lại tên những bài tập đọc đã học theo thứ tự bảng chữ cái. - Học sinh sắp xếp: An, Dũng, Khánh, Minh, Nam. ________________________________________________ Toán : LÍT. I. Mục tiêu: - Biết sử dụng chai1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước,dầu - Biết ca1 lít, chai 1lít . Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc ,viết tên gọi và kí hiệu của lít. - Biết thực hiện phép cộng , trừ các số đo theo đơn vị lít, giải toán có liên quan đến đơn vị lít. - BT cần làm: BT 1,2,4 II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình nước. - Học sinh: Bảng phụ. Vở bài tập III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 Học sinh lên bảng làm bài 4 / 40. - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài * Hoạt động 2: Làm quen với biểu tượng dung tích. - Giáo viên lấy 2 cái cốc 1 to 1 nhỏ, rót đầy nước vào 2 cốc. - Cốc nào chứa được nhiều nước hơn? - Cốc nào chứa được ít nước hơn? * Hoạt động 3: Giới thiệu ca 1 lít hoặc chai 1 lít. Đơn vị lít. - Giáo viên giới thiệu ca 1 lít, rót đầy ca ta được 1 lít nước. - Giáo viên: Để đo sức chứa của 1 cái chai, cái ca, cái thùng, ta dùng đơn vị đo là lít. - Lít viết tắt là: l - Giáo viên viết lên bảng: 1 l, 2 l, 4 l, 6 l, rồi cho học sinh đọc. * Hoạt động 4: Thực hành. Bài 1: Viết tên gọi đơn vị là lít, theo mẫu. Bài 2: Tính theo mẫu. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. - Gọi 1 số học sinh lên bảng chữa bài. Bài 4: Cho hs chơi trò chơi * Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà học bài và làm bài. - Học sinh quan sát giáo viên rót nước vào cốc. - Cốc to. - Cốc bé. - Học sinh theo dõi. - Học sinh đọc: lít viết tắt là l - Học sinh đọc: Một lít, hai lít, bốn lít, sáu lít, - Học sinh lên bảng làm. - Học sinh làm vào vở. 9l+8l =17l 17l-6l =11l 15l+5l =20l 18l–5l =13l 2l+3l+6l=11l 28l-4l-2 l=22l - Hs chơi trò chơi ___________________________________________ Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011. Toán : LUYỆN TẬP. I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép tính và giải toán với các số đo theo đơn vị lít . - Biết sử dụng chai 1lít hoặc ca 1lít để đong, đo nước, dầu - Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít . - BT cần làm: BT 1,2,3 II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi một số học sinh lên bảng làm bài 2 / 41. - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tính nhẩm rồi điền ngay kết quả. Bài 2: Yêu cầu học sinh làm miệng. Bài 3: Giáo viên cho học sinh tự giải bài toán theo tóm tắt. * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà học bài và làm bài. - Học sinh làm miệng rồi lên điền kết quả. 2 l + 1 l = 3 l 16 l + 5 l = 21 l 15 l – 12 l = 3 l 35 l – 12 l = 23 l 3 l + 2 l – 1 l = 4 l 16 l – 4 l + 15 l = 27 l - Học sinh nêu: sáu lít, tám lít, ba mươi lít. - Học sinh làm bài vào vở. Bài giải Số lít dầu thùng thứ hai đựng được là 16 – 2 = 14 (lít): Đáp số: 14 lít dầu. _________________________________________________ Chính tả : ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1(Tiết 3). I. Mục đích - Yêu cầu: - Mức độ yêu cầu về kỹ năng độc như Tiết 1. - Biết tìm từ chỉ hoạt động của vật, của người và đặt câu nói về sự vật(BT2,BT3). II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Bảng phụ, phiếu ghi tên các bài tập đọc. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập. a) Kiểm tra lấy điểm đọc. - Giáo viên thực hiện tương tự Tiết 1. b) Hướng dẫn viết chính tả bài: Cân voi. - Giáo viên đọc mẫu bài viết. - Giải nghĩa từ: Sứ thần, Trung Hoa, Lương Thế Vinh. - Bài viết ca ngợi trí thông minh của ai? - Chữ khó: Sứ thần, Trung Hoa, dắt, thuyền, dấu, chìm, - Đọc cho học sinh sinh viết vào vở. - Soát lỗi. - Chấm chữa. * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về làm bài tập. - Học sinh lên bảng bốc thăm rồi về chuẩn bị 2 phút sau đó lên đọc bài. - 2 Học sinh đọc lại. - Học sinh đọc phần chú giải trong sách giáo khoa. - Ca ngơi trí thông minh của Lương Thế Vinh. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh viết bài vào vở. - Tự soát lỗi. __________________________________________ Kể chuyện : ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1 (Tiết 4). I. Mục đích - Yêu cầu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Nghe- viết chính xác, trình bầy đúng bàichính tả Cân voi (BT2); tốc độ viết khoảng 35 chữ/ 15 phút. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng. - Học sinh: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập. a) Kiểm tra đọc. - Giáo viên thực hiện như Tiết 1. b) Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi. - Cho học sinh quan sát tranh để trả lời. + Hàng ngày ai đưa Tuấn đến trường ? + Vì sao hôm nay mẹ không đưa Tuấn đi học được? + Tuấn làm gì giúp mẹ? + Tuấn đến trường bằng cách nào? * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về kể cho cả nhà cùng nghe. - Học sinh lên đọc bài. - Học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa. + Hàng ngày mẹ đưa Tuấn tới trường. + Hôm nay mẹ không đưa Tuấn đến trường được vì mẹ bị ốm. + Tuấn rót nước cho mẹ uống. + Tuấn tự mình đi bộ đến trường. - Một số học sinh đọc lại các câu trả lời. _________________________________________________ Thứ tư ngày19 tháng 10 năm 2011. Thể dục : ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. I. Mục tiêu: - Thực hiện được các động tác của bài thể dục phát triển chung. II. Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. - Phương tiện: Chuẩn bị một còi, cờ hoặc khăn. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Khởi động: 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Phần mở đầu. - Cho học sinh ra xếp hàng, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. * Hoạt động 2: Phần cơ bản. - Tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số từ 1 đến hết. - Ôn bài thể dục đã học. Giáo viên cho học sinh ôn lại toàn bộ bài thể dục. - Trò chơi: Bịt mắt bắt dê và nhóm ba nhóm bảy. + Giáo viên nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. + Cho học sinh chơi trò chơi. * Hoạt động 3: Kết thúc. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. - Về ôn lại 8 động tác đã học. - Học sinh ra xếp hàng. - Tập một vài động tác thả lỏng. - Học sinh thực hiện 1, 2 l ... nh làm bài. + Viên màu trắng (hoặc đỏ, vàng, xanh): , dùng để viết? + Tập giấy ghi ngày, tháng trong năm có 4 chữ cái? + Đồ mặc có 2 ống có 4 chữ cái? + Nhỏ xíu giống tên thành phố của bạn mít trong bài tập đọc em đã học? - Giáo viên tiếp tục cho đến dòng 10 để hiện ra ô chữ hàng dọc. - Đọc kết quả: Phần thưởng. * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về ôn bài. - Học sinh lên bảng đọc bài. - Học sinh trả lời. - Phấn. - Lịch. - Quần. - Tí hon. - Bút, hoa, tủ, xưởng, đen, ghế. - Học sinh đọc kết quả: Phần thưởng. Chính tả: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ (giữa học kỳ 1): Phần đọc: Đọc thành tiếng: (6 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết ôn tập ở tuần 9, nêu 1-2 câu hỏi về nội dung của đoạn đọc hoặc bài đọc để học sinh trả lời. Đoc - hiểu, luyện từ và câu: (4 điểm) Đọc thầm bài “Ve Sầu và Dế Mèn đi học” Ve Sầu và Dế Mèn đi học Mải chơi, Ve Sầu đến lớp trễ, thầy giáo đã dạy đến chữ “e”. Vừa ghi xong chữ “e”, nó hí hửng chạy ra sân.. Gặp Dế Mèn vừa tới, nó khoe: - Tớ biết chữ rồi. Dế Mèn vào lớp học, thầy đang dạy chữ “i”. nó ghi chữ “i” vào vở rồi lao ra, gào: - Biết chữ rồi! Từ đấy, chúng bỏ học, đi chơi. Vì vậy, cả đời chúng chỉ biết mỗi một chữ. Ngày ngày, Ve Sầu trên cây cao ra rả đọc mãi một chữ “e” còn dưới mặt đất thì Dế Mèn ri rỉ mỗi một chữ “i” mà thôi. Theo Trọng Bảo Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng nhất. A.Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em cho là đúng. 1/ Vì sao Ve Sầu đến lớp trễ ? Đi lạc đường. Ngủ dậy muộn Mải chơi dọc đường. 2/ Sau khi chép xong chữ e và chữ i , Ve Sầu và Dế Mèn làm gì? a, Bỏ học đi chơi. b, Ra sân ca hát. c, Học tiếp chữ khác. 3 / Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ hoạt động học tập của học sinh: a, Làm toán, vui chơi, tập chép. b, Làm toán, học bài, nghe giảng. c, Tập đọc, học bài, giảng bài. 4/ Viết lại tên riêng trong bài mà em biết : ĐÁP ÁN Phần đọc Đọc thành tiếng ( 6 điểm) Đọc đúng, to, rõ ràng, mạch lạc, tốc độ đạt từ 75 tiếng / phút trở lên Đọc – hiểu, luyện từ và câu ( 4 điểm) Mỗi câu viết đúng được 1 điểm. Câu 1 : c Mải chơi dọc đường. Câu 2 : a Bỏ học đi chơi. Câu 3 : b Làm toán, học bài, nghe giảng. Câu 4 : Ve Sầu, Dế Mèn _________________________________________________________ Tự nhiên và xã hội : ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN SÁN. I. Mục đích - Yêu cầu: - Nêu được nguyên nhân và biết cách phòng tránh bệnh giun. II. GD KNS: - Kn ra quyết định: Nên và không nên làm gì để phòng bệnh giun. - Kn tư duy phê phán: Phê phán những hành vi ăn uống không sạch sẽ, không đảm bảo vệ sinh – gây ra bệnh giun. - Kn làm chủ bản thân: Có trách nhiêm với bản thân đề phòng bệnh giun. III. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Tranh vẽ minh họa trong sách giáo khoa. - Học sinh: Vở bài tập. IV. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: ăn uống sạch sẽ có ích lợi gì ? - Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Giáo viên hỏi: Các em đã bao giờ bị đau bụng, ỉa chảy, ỉa ra giun, buồn nôn v.v và chóng mặt chưa? - Giun thường sống ở đâu trong cơ thể người? - Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người? - Nêu tác hại do giun gây ra? * Hoạt động 3: Thảo luận về nguyên nhân gây nhiễm giun. - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận về nguyên nhân và cách đề phòng bệnh giun sán. - Giáo viên kết luận: Do không giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, muốn đề phòng được bệnh này chúng ta phải giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, phải rửa tay trước khi ăn, cắt móng tay móng chân, * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà ôn lại bài. - Học sinh thảo luận nhóm và trả lời. - Giun thường sống ở ruột, dạ dày, gan. - Hút các chất bổ trong cơ thể. - Người bị nhiễm giun thường, xanh xao, mệt mỏi do cơ thể bị mất chất dinh dưỡng. - Học sinh thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng. _______________________________________________ Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011. Toán : TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG. I. Mục tiêu: - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a= b; a+x=b( với a,b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính. - Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia. - Biết giải bài toán có một phép trừ. - Bt cần làm :Bt 1,2. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Các hình vẽ trong sách giáo khoa. - Học sinh: Bảng phụ. Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên nhận xét bài kiểm tra. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Giáo viên giới thiệu ký hiệu chữ và cách tìm một số hạng trong 1 tổng. - Cho học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa. - Yêu cầu học sinh nhận xét về số hạng trong phép cộng 6 + 4 = 10. - Giáo viên nêu bài toán: Có tất cả 10 ô vuông, có một số ô vuông bị che lấp và 4 ô vuông không bị che lấp. Hỏi có mấy ô vuông bị che lấp. - Giáo viên phân tích dẫn dắt học sinh. + Số ô vuông bị che chưa biết ta gọi là x. Lấy x + 4 bằng 10 ô vuông. Ta viết: x + 4 = 10 + Muốn tìm số hạng x ta làm thế nào? x + 4 = 10 x 10 – 4 x 6 - Giáo viên hướng dẫn tương tự các bài còn lại. Kết luận: Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. * Hoạt động 3: Thực hành. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1, bài 3, bằng các hình thức khác nhau: Bảng con, vở, * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà học bài và làm bài. - Học sinh quan sát và viết số thích hợp vào chỗ chấm. 6 + 4 = 10 6 = 10 – 4 4 = 10 – 6 - Học sinh nhắc lại đề toán. - Học sinh nêu tên gọi các thành phần của phép cộng. - x là số hạng. - 4 là số hạng. - 10 là tổng. - Ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. - Học sinh nhắc lại nhiều lần đồng thanh, cá nhân. - Học sinh làm lần lượt từng bài theo yêu cầu của giáo viên. _______________________________________________ Tập làm văn : KIỂM TRA ĐỊNH KỲ (giữa học kỳ 1): 1) Chính tả: ( 5 điểm) Nghe – viết: Bài: Cô giáo lớp em ( 2 khổ thơ cuối) 2) Tập làm văn: ( 5 điểm) a. Nói lời cảm ơn của em đối với bạn khi bạn cho em đi chung áo mưa. b.Nói lời xin lỗi của em với mẹ khi em quên làm việc mẹ dặn. c. Viết lại thời khóa biểu ngày hôm sau của em. Em cần mang những sách gì đến trường. ĐÁP ÁN Chính tả: - Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, tốc độ viết đạt từ 75 chữ/ 15 phút trở lên.( 5 điểm) Sai hai lỗi trừ 0,25 điểm. Tập làm văn: ( 5 điểm) nếu đạt các yêu cầu sau: Viết được lời cảm ơn khi bạn cho đi chung áo mưa. (1 điểm) Viết được lời xin lỗi khi quên làm việc mẹ dặn.(1 điểm) Viết đúng được thời khóa biểu ngày hôm sau .(1,5 điểm) - Viết đúng những tên sách cần mang đến trường.(1,5 điểm) Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. Đạo đức : CHĂM CHỈ HỌC TẬP(Tiết 1) I. Mục đích - Yêu cầu: - Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập . - Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập. - Biết được chăm chỉ học tậplà nhiệm vụ của học sinh. - Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày. II. GD KNS : - Kn quản lí thời gian học tập của bản thân. III. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Phiếu bài tập, một số đồ dùng để sắm vai, - Học sinh: Bộ tranh thảo luận nhóm. Vở bài tập. IV. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà để giúp mẹ? - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài * Hoạt động 2: xử lý tình huống. - Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận theo cặp. - Thể hiện cách ứng xử qua trò chơi đóng vai. - Giáo viên chốt lại ý chính. * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. - Giáo viên chia nhóm và phát cho mỗi nhóm phiếu bài tập. - Giáo viên kết luận: Các ý kiến a, b, d, đ là đúng; ý kiến c là sai. * Hoạt động 4: liên hệ thực tế. - Yêu cầu học sinh tự liên hệ. - Giáo viên khen những em chăm chỉ học tập. * Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà học bài. - Học sinh thảo luận theo cặp về cách ứng xử. - Một số cặp trình bày trước lớp. - Học sinh các nhóm lên đóng vai xử lý tình huống. - Nhắc lại kết luận. - Học sinh các nhóm thảo luận. - Học sinh chọn kết quả. - Học sinh nêu ích lợi của việc chăm chỉ học tập. - Học sinh tự liên hệ ________________________________________________ SINH HOẠT LỚP TUẦN 9 I.MỤC TIÊU: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 9. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - GD HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TUẦN 9: * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ, duy trì SS lớp tốt. -Nề nếp lớp tương đối ổn định. * Học tập: - Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Một số em chưa chịu khó học ở nhà. * Văn thể mĩ:- Thực hiện đọc 5 điều Bác Hồ dạy. Hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc. -Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ. -Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học. -Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt. * Hoạt động khác:- Lao đông giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ.. III. KẾ HOẠCH TUẦN 10: * Nề nếp: - Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. * Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 10. -Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học. - Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp. -Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường. - Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS. * Vệ sinh:- Thực hiện VS trong và ngoài lớp. -Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
Tài liệu đính kèm: