Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 07 - Năm học: 2010-2011 - Nguyễn Lí Liễu

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 07 - Năm học: 2010-2011 - Nguyễn Lí Liễu

Tập đọc

NGƯỜI THẦY CŨ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng, rõ ràng toán bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài

- Hiểu nội dung bài: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.

(trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc đúng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

  TIẾT 1  

 1. Ổn định.

 2. Kiểm tra bài cũ: Ngôi trường mới.

 - GV gọi 2 HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi SGK

 - Nhận xét đánh giá.

 3. Bài mới.

 a. Giới thiệu bài: Người thầy cũ.

- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy.

 

doc 22 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 07 - Năm học: 2010-2011 - Nguyễn Lí Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU BÁO BÀI DẠY
TUẦN 7
Từ ngày 27 / 9 / 2010 đến ngày 1 / 10 / 2010
THỨ
NGÀY
MÔN
TÊN BÀI DẠY
HAI
27 / 9
Chào cờ
Đầu tuần
Tập đọc
Người thầy cũ (tiết1)
Tập đọc
Người thầy cũ (tiết2)
Toán
Luyện tập
BA
28 / 9
Kể chuyện
Người thầy cũ
Chính tả
Tập - chép: Người thầy cũ
Toán
Ki – lô - gam
TƯ
29 / 9
Tập đọc
Thời khóa biểu
Luyện từ vàcâu
Từ ngữ về môn học. Từ chỉ hoạt động.
Toán
Luyện tập
NĂM
30 / 9
Tập viết
Chữ hoa E, Ê
Toán
6 cộng với một số: 6 + 5
SÁU
1 / 10
Chính tả
Nghe – viết: Cô giáo lớp em
Tập làm văn
Kể ngắn theo tranh
Toán
26 + 5
Sinh hoạt lớp
Cuối tuần 7
Thứ hai , ngày 27 tháng 9 năm 2010
Tập đọc
NGƯỜI THẦY CŨ
I.	MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Đọc đúng, rõ ràng toán bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài
- Hiểu nội dung bài: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
(trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II.	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa SGK. 
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc đúng.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
e f TIẾT 1 g h
	1. 	Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ:	Ngôi trường mới.
	- GV gọi 2 HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi SGK
	- Nhận xét đánh giá.
	3. 	Bài mới.
	a. Giới thiệu bài:	Người thầy cũ.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy.
	- Ghi bảng tựa bài.
	b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giảng nghĩa từ:	
	{ Đọc nối tiếp từng câu:	
	- GV đọc mẫu toàn bài.
	- HS nối tiếp đọc từng câu cho đến hết bài. 
	- GV theo dõi, uốn nắn tư thế đọc.
	ï HSKK: được tham gia đọc.
	- GV cho HS tìm từ khó, ghi bảng: xúc động, hình phạt, lễ phép, mắc lỗi.
	- GV đọc – hướng dẫn HS đọc.
	- Nhận xét, sửa sai.
	{ Luyện đọc từng đoạn trước lớp:
	- GV hỏi bài được chia làm mấy đoạn? (3 đoạn)	
	- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. GV kết hợp hướng dẫn đọc ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng câu văn dài.
	+ Nhưng  hình như hôm ấy / thầy có phạt em đâu ! //
	+ Lúc ấy, / thầy bảo: // “Trước khi làm việc gì, / cần phải nghĩ chứ ! / Thôi, / em về đi, / thầy không phạt em đâu”. //
	+ Em nghĩ: // có lần bố cũng mắc lỗi, / thầy không phạt, / nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. //
- HS đọc tiếp nối từng đoạn lần 2. Kết hợp giảng từ mới.
ï HSKK: Giảng thêm nghĩa: nhộn nhịp 
	+ Đoạn 1: - nhộn nhịp: đông vui, náo nhiệt.
	+ Đoạn 2: - lễ phép: phép tắt, lễ nghĩa.
	+ Đoạn 3: - xúc động:có cảm xúc mạnh.
	 - hình phạt: hình thức phạt người có lỗi.
	{ Đọc từng đoạn trong nhóm:
	- HS đọc bài theo nhóm đôi
	- GV theo dõi hướng dẫn HS đọc đúng.
	{ Thi đọc giữa các nhóm.
	- HS đọc từng đoạn của bài theo nhóm .
	ï HSKK: Thi đọc đoạn 1.
	- Đại diện các nhóm thi đọc.
	- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
	{ Đọc đồng thanh:	
	GV cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
e f TIẾT 2 g h
	c. Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
	R Đoạn 1:
	- Cả lớp đọc thầm.
	- Câu hỏi 1: Bố Dũng đến trường làm gì? (Tìm gặp lại thầy giáo cũ)
	GV hỏi: Em thử đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy ngay ở trường? (Vì bố vừa nghỉ phép muốn đến chào thầy giáo; Vì bố đi công tác xa, chỉ ghé qua thăm thầy được một lúc; Vì bố là bộ đội, đóng quân ở xa, ít được ở nhà.) 
	R Đoạn 2:
	- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
	- Câu hỏi 2: Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào? (Bố của Dũng vội bỏ mũ đang đội trên đầu, lễ phép chào thầy).
	- Câu hỏi 3: Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm nào về thầy? (Kỉ niệm thời đi học có lần trèo qua cửa sổ, thầy chỉ bảo ban, nhắc nhở mà không phạt).
	R Đoạn 3:
	- HS đọc thầm. 
	- Câu hỏi 4: Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về? (Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố vẫn tự nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi và không bao giờ mắc lại).
	- Rút ra nội dung bài học. 
	& Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
	- GV đính bảng. HS đọc.
	{ Luyện đọc lại:
	- Bài học này gồm có mấy nhân vật? (4 nhân vật: người dẫn truyện, chú bộ đội, thầy giáo và Dũng).
	- GV cho các nhóm thi đọc theo cách phân vai.
	- Đại diện các nhóm thi đọc. 
ïHSKK: Thi đọc đoạn 2.
	- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
	- Cả lớp tuyên dương.
	4. 	Củng cố:
	- GV nêu câu hỏi:
	 Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì? (HS nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy cô)
	- Nhận xét đánh giá.
	5. Dặn dò:
	- Đọc lại bài. Tập kể lại câu chuyện.
	- Xem trước bài: Thời khóa biểu.
-------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP 
I.	MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
	- Làm BT 2,3,4.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: Bài toán về ít hơn.
	- GV viết bài toán lên bảng: 
Tâm có 10 bông hoa, Lan có ít hơn Tâm 3 bông hoa. Hỏi Lan có mấy bông hoa?
	- GV cho 2 HS làm.
	- Nhận xét, đánh giá
 3. Bài mới:
 	a. Giới thiệu bài.
	- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết dạy.
	- Ghi bảng tựa bài.
 	b. Luyện tập:
& Bài 2: 
- Học sinh đọc yêu cầu.
	- GV cho HS đọc tóm tắt.
- GV : + Bài toán cho biết gì?
	 + Bài toán hỏi gì? 
	- Cả lớp làm vào vở.
	ïHSKK: Hướng dẫn đặt lời giải. Giảng thêm khái niệm “kém”.
	Bài giải
	Số tuổi của em là:
	16 – 5 = 11 (tuổi)
	 Đáp số: 11 tuổi.
	- Nhận xét,đánh giá.
& Bài 3:
- Học sinh đọc yêu cầu.
- GV cho HS đọc tóm tắt.
- GV : + Bài toán cho biết gì?
	 + Bài toán hỏi gì? 
	- Cả lớp làm vào vở.	
Bài giải
	Số tuổi của anh là:
	11 + 5 = 16 (tuổi)
	 Đáp số: 16 tuổi.
	- Nhận xét,đánh giá.
	& Bài 4: 
- Cho HS đọc bài toán.
- Cả lớp suy nghĩ và làm vào vở.
	- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Số tầng nhà tòa nhà thứ hai là:
16 – 4 = 11(tầng) 
	Đáp số: 11 tầng.
 4. Củng cố:
	- HS làm trên bảng:
	Mẹ cho Lan 8 cái kẹo, Mẹ cho Nam kém Lan 4 cái
	- Nhận xét, đánh giá
 5. Dặn dò: 
	- Làm VBT.
	- Xem trước bài Ki-lô-gam.
Thứ ba , ngày 28 tháng 9 năm 2010
Kể chuyện
NGƯỜI THẦY CŨ
I. 	MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện (BT1).
Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện ( BT2).
HSKG: biết kể lại toàn bộ câu chuyện ; phân vai dựng lại đoạn 2 của câu chuyện 
(BT3)	.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh họa câu chuyện trong SGK.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ: Mẩu giấy vụn.
- GV cho HS dựng lại câu chuyện. 
- Nhận xét, đánh giá.
	3. Bài mới:
	a. Giới thiệu bài: 	Người thầy cũ
	- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết dạy.
	- Ghi bảng tựa bài.
b. Hướng dẫn kể chuyện:
— Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
	- GV nêu câu hỏi 1: Câu chuyện: “Người thầy cũ” có những nhân vật nào?
	 - HS nêu tên các nhân vật trong chuyện (người dẫn chuyện, thầy giáo, chú Khánh (bố của Dũng), Dũng).
	- GV cho HS quan sát trong SGK, phân biệt các nhân vật.
	- HS tóm tắt nội dung mỗi tranh.
	— Kể chuyện trong nhóm:
	- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm.
	— Kể chuyện truớc lớp:
	- GV gợi ý thêm ở mỗi đoạn giúp HS đỡ lúng túng.
	 ï HSKK: Kể tiếp nối từng đoạn hợp thành câu chuyện.
	- GV gợi ý thêm ở mỗi đoạn giúp HS đỡ lúng túng.
	 ï HS khá giỏi: Kể lại toàn bộ câu chuyện theo lối phân vai. 
	Dựng lại phần chính của câu chuyện theo vai: (đoạn 2). 
- Lần 1: GV là người dẫn chuyện, HS sắm vai chú khách, 1 HS vai thầy giáo.
- Lần 2: 3 HS xung phong dựng lại câu chuyện.
	- Đại diện vài nhóm thi kể lại câu chuyện.
	- GV và cả lớp bình chọn nhóm kể hay.
	- Nhận xét, tuyên dương.
	4. Củng cố:
	- GV cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
	- Nhận xét chung giờ học, khen ngợi các nhóm, cá nhân làm tốt. 
	Nêu khuyết điểm cần khắc phục.
	5. Dặn dò:
	- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
	- Xem trước bài: Thời khóa biểu.
---------------------------------------------------------
Chính tả (tập chép)
NGƯỜI THẦY CŨ
I. 	MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
	- Làm được bài tập 2, BT(3) a/b, hoặc bài tập phwong ngữ do GV chọn.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng lớp viết lại bài tập chép theo mẫu chữ quy định.
	- Bảng phụ (VBT).
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ: Ngôi trường mới
 	- Cho 2 HS lên bảng viết: mái trường, thước kẻ.
	- Cả lớp viết vào bảng con.
	- Nhận xét, đánh giá.
	3. Bài mới:
	a. Giới thiệu bài: 	Người thầy cũ.
	- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết dạy.
	- Ghi bảng tựa bài.
b. Hướng dẫn tập chép:
	{ Hướng dẫn nội dung đoạn chép:
	- GV đọc đoạn chép.
	- 1 HS đọc lại đoạn chép.
	- GV nêu câu hỏi:
Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về? (bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi để không bao giờ mắc lại.)
{ Hướng dẫn cách trình bày.
Bài tập chép có mấy câu? (3 câu)
Chữ đầu của mỗi câu viết như thế nào? (viết hoa).
Đọc lại câu có dấu phẩy và dấu hai chấm. (Em nghĩ: bố ... và nhớ mãi).
{ Hướng dẫn viết từ khó: 
- GV tìm từ khó và ghi bảng: xúc động, cổng trường, mắc lỗi.
- Phân tích và so sánh từ khó.
- HS viết bảng con từ khó. – Nhận xét, sửa sai.
{ Chép bài:
- GV đọc cho HS nghe trước khi viết. Nhắc HS đọc thầm từng cụm từ và chép vào vở. GV gạch dưới những chữ dễ viết sai (lưu ý nhắc HS không gạch chân các tiếng này).
- HS viết, GV theo dõi, uốn nắn, chỉnh sửa tư thế ngồi.
- GV đọc bài cho HS soát lỗi, HS tự chữa lỗi bằng bút chì, viết lỗi sai vào cuối bài.
- Thu 10 – 15 bài của HS. Chấm điểm, nhận xét.
 	c. Hướng dẫn làm bài tập:
	& Bài 2:	 
	- HS đọc yêu cầu.
-GV làm mẫu. Phần còn lại HS làm bài vào vở. 
- 2 HS lên bảng làm.
	bụi phấn ; huy hiệu ; vui vẻ ; tận tụy
- Nhận xét, đánh giá.
& Bài 3: 
- GV chọn cho HS làm bài 3b.
	- HS đọc yêu cầu.
	- Cho 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
	tiếng nói ; tiến bộ ; lười biếng ; biến mất
	- Nhận xét, đánh giá.
	4. Củng cố:
	- GV cho HS lên bảng viết những tiếng đã viết sai.
	5. Dặn dò:
	- Hoàn thành bài tập.
	 - Xem trước bài sau: Cô giáo lớp em.
---------------------------------------------------------
Toán
KI - LÔ - GAM
I. 	MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật thông thường.
	- Biết ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng, đọc, viết tên và ký hiệu của nó.
	- Biết dụng cụ cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
	- Biết làm các phép cộng, phép trừ và các số kèm theo đơn vị kg.
- Làm BT1, BT2.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV chuẩn bị: Đ ... ng với một số.
Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
Dựa vào bảng 6 cộng với một số để tìm được số thích hợp điền vào ô trống.
Làm BT 1, 2, 3
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- 20 que tính.
III. 	CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU.
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ.	Luyện tập
	- GV cho HS làm:
	8 kg + 5 kg =	23 kg – 8 kg =
	- Nhận xét, đánh giá.
	3. Bài mới:
	a. Giới thiệu phép cộng 6 + 5.
- GV nêu bài toán (SGV). Để có phép cộng 6 + 5.
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả (nhiều cách).
- Sau đó GV hướng dẫn HS thao tác trên que tính SGK.
- Hướng dẫn đặt cách tính. (SGK).
- Lập bảng cộng 6 cộng với một số.
- HS tự tìm kết quả của các phép cộng.
6 + 6 ; 6 + 7 ; 6 + 8 ; 6 + 9.
ï HSKK: Cho HS sử dụng que tính.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc công thức trên.
b. Thực hành.
& Bài 1: (làm miệng).
- HS nêu yêu cầu.
	- Cả lớp thảo luận nhóm đôi.
- 1 HS nêu phép tính, 1 HS nêu kết quả.
	6 + 6 = 12	6 + 7 = 13	6 + 8 = 14	6 + 9 = 15
	6 + 0 = 6	7 + 6 = 13	8 + 6 = 14	9 + 6 = 15
- Nhận xét, đánh giá.
& Bài 2:
- HS nêu yêu cầu (làm việc cá nhân).
- Cả lớp làm vào bảng con.
ï HSKK: Nhắc lại cách đặt tính theo cột dọc.
	6	 6	6	7	9
	 +	 +	 +	 	 +	 	 +
	4	 5	8	6	6
	 ------ 	 -------	 --------	 	 -------	 -------
	 1 0	 1 1	 1 4	 1 3	 1 5
- Nhận xét, sửa sai.
& Bài 3:
	- Cho 2 HS đọc bài.
- Thảo luận nhóm 3 để tìm số thích hợp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
	6 + 5 = 11	 6 + 6 = 12	6 + 7 = 13
- Nhận xét, đánh giá.
	4. Củng cố:
- 2 HS thực hiện phép tính:
	6 + 5 ; 7 + 5
- Nhận xét, đánh giá.
	5. Dặn dò:
- Làm bài trong VBT.
- Xem trước bài sau: 26 + 5.
Thứ sáu , ngày 1 tháng 10 năm 2010
Chính tả (nghe viết)
CÔ GIÁO LỚP EM
I. 	MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài Cô giáo lớp em. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Làm được BT2, BT3 a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV chọn.
GV nhắc HS đọc bài thơ Cô giáo lớp em (SGK), trước khi viết bài chính tả.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.
	- Bút dạ, VBT.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1.	Ổn định:
	2. 	Kiểm tra bài cũ: 	Người thầy cũ
	- GV gọi 2 HS lên bảng viết: huy hiệu, vui vẻ.
	- Nhận xét, đánh giá.
	3. 	Dạy bài mới: 
	a. Giới thiệu bài: 	Cô giáo lớp em.
	- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy.
	- Ghi bảng tựa bài.
	b. Hướng dẫn nghe – viết:
ï Hướng dẫn nội dung viết:
- GV đọc 2 khổ thơ cuối cuả bài.
- Gọi 2 HS đọc bài.
- Giúp HS nắm được nội dung bài chính tả:
+ Khi cô dạy viết, gió và nắng thế nào ? (Gió đưa thoảng hương nhài, nắng ghé vào cửa lớp xem các bạn học bài).
+ Câu thơ nào cho thấy bé rất thích điểm mười cô cho ? (Yêu thương em ngắm mãi, những điểm mười cô cho).
ï Hướng dẫn cách trình bày:
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ ? (5 chữ).
+ Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ? (viết hoa, cách lề 3 ô).
ï Hướng dẫn viết từ khó:
- HS tìm từ khó, GV ghi bảng: thoảng, giảng, trang vở, ngắm mãi.	
	- HS viết từ khó vào bảng con.
	- Nhận xét, sửa sai.
	ï GV đọc bài cho HS viết:
- GV nhắc HS đọc bài thơ Cô giáo lớp em(SGK), trước khi viết bài chính tả.
- GV đọc cho HS nghe 1 lần trước khi viết.
- Đọc từng dòng thơ cho HS viết. Mỗi dòng đọc 2,3 lần.
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
ï Chấm, chữa bài:
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- GV thu 5 – 7 bài của HS.
- Chấm, nhận xét đúng sai.
c. Hướng dẫn HS làm bài chính tả:
& Bài 2:
- HS đọc yêu cầu. 
- GV giúp HS hiểu yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm đôi.
- 1HS làm bảng phụ, lớp làm vào VBT.
- HS trình bày. GV viết ý kiến đúng lên bảng.
	+ Tiếng có âm đầu v : vần ui, thanh ngang là tiếng gì?
+ Từ có tiếng vui là từ nào? (vui vẻ, vui vầy, yên vui, vui thích, vui mừng, )
+ thủy – tàu thủy, thủy quân, thủy chiến, thủy chung, nguyên thủy, 
+ núi – núi đá, núi non, ngọn núi, đồi núi, rừng núi, sông núi, 
+ lũy – chiến lũy, lũy tre, thành lũy, tích lũy,
& Bài 3:
- HS đọc yêu cầu. Làm bài 3b.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm 4.
- 2 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức, mỗi nhóm 3HS.
- Sau khi hết thời gian, HS trong nhóm đọc từ vừa tìm được.
+ iên – biển, hiền, viên phấn, tiến bộ, đèn điện, chiến thắng, thiên nhiên, xuất hiện,
+ iêng – siêng học, miệng, lười biếng, sầu riêng, tiếng nói, viếng thăm, bay liệng, 
- GV và HS nhận xét xem nhóm nào tìm nhiều từ và phát âm chính xác nhất. 
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
- GV cho HS viết bảng những tiếng vừa viết sai ở phần trên.
- Nhận xét, đánh giá.
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lạ bài.
- Xem trước bài sau: Người mẹ hiền..
------------------------------------------------------------
Tập làm văn
KỂ NGẮN THEO TRANH. 
LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU.
I. 	MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ kể được câu chuỵên ngắn có tên: Bút của cô giáo (BT1)
- Dựa vào thời khóa biểu hôm sau của lớp để trả lời các câu hỏi ở BT3.
- GV nhắc HS chuẩn bị thời khoá biểu của lớp để thực hiện yêu cầu BT3.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS chuẩn bị thời khoá biểu của lớp để làm BT3
	- Tranh minh họa SGK.
	- Bút dạ, giấy khổ to cho các nhóm viết.
	- VBT.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. 	Ổn định:
	2. 	Kiểm tra bài cũ: 	Khẳng định, phủ định. Luyện tập về mục lục sách
- GV cho HS làm bài 2.
	- 3 HS đọc tên truyện, tên tác giả, một số trang theo thứ tự.
	- Nhận xét, đánh giá.
	3. 	Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 	
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết dạy.
- Ghi bảng tựa bài.
	b. Hướng dẫn làm bài tập:
& Bài 1: (miệng).
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn: quan sát tranh, đọc lời các nhân vật trong mỗi tranh; kể lại từng tranh, đặt tên cho hai bạn trong tranh.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi theo từng tranh. HS kể hoàn chỉnh từng tranh.
{ Tranh 1:
	+ Tranh vẽ 2 bạn học sinh đang làm gì? (Giờ tập viết, hai bạn đang chuẩn bị viết bài).
	+ Bạn trai nói gì? (Tớ quên không mang bút).
	+ Bạn gái trả lời ra sao? (Tớ chỉ có một cái).
	{ Tranh 2: 
+ Tranh vẽ cảnh gì? (Cô giáo đến và đưa bút cho bạn trai).
	+ Bạn nói gì với cô? (Em cản ơn cô a !).
	{Tranh 3: 
+ Tranh vẽ cảnh gì? (Hai bạn đang chăn chú viết bài).
	{ Tranh 4: 
+ Tranh vẽ cảnh gì? (Bạn viết được điểm mười, về nhà khoe với mẹ: “Nhờ có bút của cô giáo, con viết bài được mười điểm.”).
	+ Mẹ bạn nói gì? (Mẹ bạn mỉn cười nói: “Mẹ rất vui vì con được điểm mười và vì con đã biết ơn cô giáo.”)
- HS kể toàn bộ câu chuyện theo 4 tranh trong SGK.
- GV giúp HS kể đúng và đủ. 
- Nhận xét, bình chọn HS kể hay nhất.
& Bài 2: (miệng).
- HS nêu yêu cầu.
- GV giúp HS nắm yêu cầu.
	- HS viết lại thời khóa biểu hôm sau.
	- HS đọc TKB. 
	ï HSKK: GV cho HS mở thời khóa biểu của ngày hôm sau.
- GV cho HS làmVBT.
- 1 HS làm bảng lớp đính bảng băng giấy GV đã chuẩn bị.
- GV kiểm tra bài HS dưới lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
& Bài 3: (viết).
- HS đọc yêu cầu.
- GV nhắc HS chuẩn bị thời khoá biểu của lớp để thực hiện yêu cầu BT3
	- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
- 1HS hỏi – 1HS trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Ngày mai có mấy tiết?
+ Đó là những tiết gì?
+ Em cần mang những quyển gì đến trường?
- Nhận xét, bổ sung.
	4. 	Củng cố:
	- GV vài thu vở chấm
	- Nhận xét, đánh giá.
	5. 	Dặn dò:
	- Tập kể lại câu chuyện Chiếc bút của cô giáo
	- Xem trước bài sau: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi.
---------------------------------------------------------------
Toán
2 6 + 5
I. 	MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm v 100, dạng 26+5.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Biết thực hành đo dộ dài đoạn thẳng.
- HS khá giỏi làm được BT1 (dòng 2).
	- Làm BT1 (dòng 1),3, 4.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- 2 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU.
 1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ.
	- HS làm trên bảng lớp:
	7 + 5	; 9 + 5
	- HS đọc bảng cộng 6.
	- Nhận xét, ghi điểm.
	- Kiểm tra VBT của HS.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 	6 + 5
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy.
- Ghi bảng tựa bài.
b. Giới thiệu phép cộng: 26 + 5:
- GV nêu bài toán (SGV).
- Ghi phép tính: 26 + 5.
- HS thao tác trên que tính và tìm kết quả bằng nhiều cách.
- GV thống nhất 1 cách nhanh nhất: 26 + 5 = 31.
- Hướng dẫn đặt tính (SGV).
- Cho HS thực hiện phép tính cột dọc.
c. Thực hành:
& Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu. Làm dòng 1.
- HS khá giỏi làm được dòng 2 (BT1).
- HS tự tìm kết quả ở mỗi phép tính.
	16	36	46	56	66
 +	 +	 +	 +	 +
	 4	 6	 7	 8	 9
 -------	 --------	 -------	 -------	 -------
	20	 40	53	64	75
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
- GV nhận xét, sửa sai.
	& Bài 3:
	- HS đọc yêu cầu
- GV: Bài toán cho biết gì?
	- Bài toán hỏi gì?
	- HS làm vào vở.
ï HSKK: Hỗ trợ lời giải cho HS.
	Bài giải
	 Số điểm mười tháng này tổ em có là:
	16 + 5 = 21 (điểm mười)	
	Đáp số: 21 điểm mười.
- Nhận xét, đánh giá.
	& Bài 4:
	- HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thực hành đo đoạn thẳng rồi trả lời.
	ï HSKK: GV hướng dẫn HS cách đặt thước ở vạch số 0.
	+ Đoạn thẳng AB dài 7 cm. Đoạn thẳng BC dài 5 cm.
	+ Đoạn thẳng AC dài 12 cm.
	- Nhận xét đánh giá.
	4. Củng cố:
	- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
	- Đặt tính theo cột dọc: 	36 + 5 76 + 5
	- Nhận xét, đánh giá.
	5. 	Dặn dò:
	- Hoàn thành phần bài tập.
	- Xem trước bài sau: 36 + 25.
--------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
CUỐI TUẦN 7
I. 	Ổn định:
- Cả lớp hát 1 bài.
II. Nội dung:
	{ Nhận xét tuần qua:
- Nề nếp: Nhìn chung cả lớp thực hiện tương đối nề nếp học tập.
- Giờ giấc: Học sinh thực hiện tốt, nghỉ học có đơn xin phép.
- Vệ sinh: Chưa tự giác làm vệ sinh, giáo viên còn phải nhắc nhở.
- Đồng phục: Thực hiện tương đối. (còn vài HS chưa được tươm tất lắm.)
- HS nghịch phá nhiều. Chưa nghiêm túc trong giờ học. 
- Mua đồ chơi bạo lực vào trong lớp chơi.
	{ Kế hoạch tới:
- Duy trì nề nếp học tập.
- Bước vào tuần thi đua chào mừng các ngày lễ, cố gắng thực hiện nghiêm chỉnh nội qui của nhà trường. Tham gia phong trào đo Đội tổ chức.
- Khắc phục tình trạng chơi đồ chơi bạo lực vào trong lớp.
- Lớp có nhiều HS đọc chậm, các bạn học tốt cố gắng giúp đỡ bạn học yếu cùng nhau tiến bộ..
- Tiếp tục đóng các khoản tiền.
- Biết phòng tránh một số dịch bệnh nguy hiểm.
- Mời ba mẹ đi họp đầy đủ, đúng giờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_07_nam_hoc_2010_2011.doc