Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 năm học 2012 - Tuần 9

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 năm học 2012 - Tuần 9

Tiết 1: chào cờ

 .

Tiết 2: Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA KÌ TIẾT 1

I/Mục tiêu :

 - Kiến thức : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Hoc thuộc lòng bảng chữ cái. Mở rộng và hệ thống vốn từ về từ chỉ người, chỉ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối .

 - Kĩ năng : Học sinh đọc đúng và nhanh các bài tập đọc đã học. Yêu cầu đọc 35 - 40 chữ / phút và trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài tập đọc.

*GDKNS : Kĩ năng giao tiếp tự tin và hợp tác.

 - Thái độ : Có ý thức tự giác trong giờ học.

 II/Đồ dùng dạy học : Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc và học thuộc lòng đã học .

III/ Các hoạt động dạy học

 1/ổn định tổ chức: (1’) Hát.

 2/Kiểm tra bài cũ: (4’)

 - Đọc bài “ Bàn tay dịu dàng “ và TLCH. - GV nhận xét và ghi điểm.

 

doc 16 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 năm học 2012 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
 Ngày soạn 21/10/2012
Ngày dạy thứ 2/22/10/2012 
Tiết 1: chào cờ 
 . 
Tiết 2: Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA KÌ TIẾT 1
I/Mục tiêu : 
 - Kiến thức : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Hoc thuộc lòng bảng chữ cái. Mở rộng và hệ thống vốn từ về từ chỉ người, chỉ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối .
 - Kĩ năng : Học sinh đọc đúng và nhanh các bài tập đọc đã học. Yêu cầu đọc 35 - 40 chữ / phút và trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài tập đọc.
*GDKNS : Kĩ năng giao tiếp tự tin và hợp tác. 
 - Thái độ : Có ý thức tự giác trong giờ học.
 II/Đồ dùng dạy học : Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc và học thuộc lòng đã học . 
III/ Các hoạt động dạy học 
 1/ổn định tổ chức: (1’) Hát.
 2/Kiểm tra bài cũ: (4’)
 - Đọc bài “ Bàn tay dịu dàng “ và TLCH. - GV nhận xét và ghi điểm.
 3/ Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
- Hôm nay chúng ta ôn tập lại các bài tập đọc và bài học thuộc lòng đã học . 
HĐ2:Ôn tập đọc và học thuộc lòng (15’) 
- Yêu cầu HS lên bốc thăm bài đọc 
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc .
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc 
- Cho điểm trực tiếp từng em .
HĐ3: Luyện tập (15’)
* Đọc thuộc lòng bảng chữ cái 
- Gọi một em khá đọc thuộc 
- Cho điểm học sinh .
- Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp. 
- Gọi 2 em đọc lại .
*Ôn từ chỉ người, chỉ vật, con vật, cây cối.
 Bài 3 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu đề .
-Yêu cầu lớp làm vào giấy nháp .
- Chữa bài nhận xét cho điểm .
Bài 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu đề .
- Chia lớp thành các nhóm phát phiếu đã ghi sẵn như bảng phụ cho học sinh .
-GV nhận xét tuyên dương. 
-2 em nhắc lại đề bài
-Lần lượt từng em lên bốc thăm bài 
- Về chỗ ngồi chuẩn bị 2 phút .
- Đọc và trả lời nội dung bài theo yêu cầu 
- Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn.
- Đọc bảng chữ cái , lớp đọc thầm theo .
- HS nối tiếp đọc đầu đến hết bảng chữ cái .
- Hai em đọc .
- Một em đọc yêu cầu .
- Làm vào nháp .
- Đọc chữa bài .
- Một em đọc yêu cầu .
- Lớp chia thành 4 nhóm tìm từ: Chỉ người : Bạn bè , Hùng , bố mẹ, anh , chị Chỉ đồ vật: bàn , xe đạp , ghế, sách vở ,...Chỉ con vật: thỏ , mèo , chó , lợn , gà ,...
 4/ Củng cố - dặn dò: (4’) 
- Cho HS nhắc lại nội dung bài đã học
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới
 ..
 Tiết 3:Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA KÌ TIẾT 2
I/Mục tiêu : 
 - Kiến thức : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Ôn tập cách đặt câu theo mẫu Ai( cái gì, con gì ) là gì ?. Ôn cách xếp tên riêng theo đúng thứ tự bảng chữ cái .
 - Kĩ năng : Học sinh đọc đúng và nhanh các bài tập đọc đã học. Yêu cầu đọc 35 – 40 chữ / phút và trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài tập đọc. Làm được các bài tập theo yêu cầu.
* GDKNS:Kĩ năng giao tiếp tự tin và hợp tác.
 -Thái độ : Có ý thức hợp tác khi làm bài tập 
 II/Đồ dùng dạy học : Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc và học thuộc lòng đã học . 
III/Các hoạt động dạy học:
1/Ổn định tổ chức: (1’) Hát.
2/Kiểm tra bài cũ: (4’)
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS – GV nhận xét, đánh giá.
3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
- Hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập các bài tập đọc và bài học thuộc lòng đã học 
HĐ2: Ôn tập đọc và học thuộc lòng(15’) 
- Yêu cầu HS lên bốc thăm bài đọc 
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc .
- Cho điểm trực tiếp từng em .
HĐ3: Luyện tập (15’)
*Ôn đặt câu theo mẫu Ai ( cái gì, ) là gì ?
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 2
- Mời hai em khá đặt câu theo mẫu .
- Gọi 5- 7 em dưới lớp nói câu của mình 
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh .
*Ôn xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái.
Bài 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu đề .
- Chia lớp thành 2 nhóm , yêu cầu nhóm 1 tìm các nhân vật trong tuần 7 , nhóm 2 tìm các nhân vật trong tuần 8.
-Yêu cầu lớp đọc đồng thanh đáp án .
- Nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt.
-2 em nhắc lại đề bài
-Lần lượt từng em lên bốc thăm bài 
- Về chỗ ngồi chuẩn bị 2 phút .
- Đọc và trả lời nội dung bài theo yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu
- Đọc bài trên bảng phụ .
- Đọc bài : Bạn Lan là học sinh giỏi .
- Thực hiện theo yêu cầu .
- Một em đọc yêu cầu .
- Lớp chia thành 2 nhóm tìm và viết tên các nhân vật trong các bài tập đọc đã học trong tuần 7 và tuần 8 .
( Dũng , Khánh , Minh , Nam , An .)
Thứ tự : An -Dũng -Khánh -Minh - Nam
 4/Củng cố - dặn dò: (3’) 
- Cho HS nêu lại nội dung bài đã học.
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới
 ..
Tiết 4: Toán LÍT 
I/Mục tiêu :
 - Kiến thức : Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca một lít để đong đo. Biết ca một lít, chai một lít.Biết lít là đơn vị đo dung tích.Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít. Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít, giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
 - Kĩ năng : HS biết vận dụng để thực hiện đúng các bài tập.
*GDKNS : Kĩ năng tự ra quyết định, nhận biết về thời gian, tự tin, cẩn thận, chính xác.
 -Thái độ : Có ý thức hợp tác khi làm bài tập.
*Giảm bài 3 đối với học sinh trung bình. 
 II/Đồ dùng dạy học : cốc, can, bình nước, xô; Can đựng nuớc có vạch chia : 18 l , 20 l
III/Các hoạt động dạy học:
1/Ổn định tổ chức: (1’) Hát.
2/Kiểm tra bài cũ: (4’)
 - Ba em lên bảng đặt tính và tính 37 + 63 , 18 + 82 , 45 + 55 
 - GV nhận xét và ghi điểm.
 3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’) 
-Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn vị đo thể tích Lít 
HĐ2: Hình thành kiến thức (10’)
 * GT nhiều hơn ( nước ) ít hơn ( nước )
- Cho học sinh quan sát một cốc nước và một bình nước nhận xét về mức nước .
* Giới thiệu Lít :Để biết can bao nhiêu nước người ta dùng đơn vị đo là Lít 
- Lít viết tắt là : l 
HĐ3: Luyện tập (20’)
Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Yêu cầu lớp nối tiếp nhau nêu miệng.
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài
- Cho HS làm vào vở. 
- GV nhận xét bài của HS.
Bài 3: GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh khá, giỏi quan sát hình vẽ và thực hiện. 
-GV nhận xét - tuyên dương.
Bài 4: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
- GV hướng dẫn và ghi tóm tắt 
Tóm tắt: Lần đầu : 12l 
 Lần sau :15l Cả 2 lần :l ?
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở 
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
- 2 em nhắc lại đề bài.
- Quan sát và nhận xét: Cốc nước ít hơn một bình nước 
- Quan sát .
- Một em đọc đề bài .
- HS nối tiếp nêu: 3lít ; 10 lít ; 2 lít ; 5 lít...
- Một em nêu yêu cầu đề bài .
- HS làm vào vở, 1 em làm bảng nhóm
 17 l - 6 l = 2 l + 2 l + 6 l =
 18 l - 5 l = 28 l - 4 l - 2 l =
- Lớp nhận xét , so sánh kết quả bài của mình.
- Đọc yêu cầu đề bài .
-HS thi đua ghi các phép tính ứng với mỗi hình vẽ.
- Theo dõi GV hướng dẫn	
- Thực hành làm vào vở .
Bài giải: Số lít nước mắm cả 2 lần bán là:
12 + 15 = 27 ( l )
 Đ/S: 27 l 
 4/ Củng cố - dặn dò:(3’)
- Cho HS đọc các số do lít ở bài tập 1
- Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập .
.
 Ngày soạn 23/10/2012
Ngày dạy thứ 4 /24/10/2012
 Tiết 1: Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA KÌ TIẾT 3	
I/Mục tiêu : 
 - Kiến thức : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Ôn luyện về từ chỉ hoạt động của người và vật . Ôn cách đặt câu nói về hoạt động của con vật , đồ vật , cây cối .
 - Kĩ năng : Học sinh đọc đúng và nhanh các bài tập đọc đã học. Yêu cầu đọc 40 chữ / phút và trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài tập đọc. Làm được các bài tập theo yêu cầu. 
* GDKNS: Kĩ năng giao tiếp tự tin và hợp tác.
 - Thái độ : Cẩn thận chính xác khi viết bài 
 II/Đồ dùng dạy học : Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc và học thuộc lòng đã học . 
III/Các hoạt động dạy học:
1/Ôn định tổ chức:(1’) Hát
2/Kiểm tra bài cũ: (4’) 
-HS lên đọc bài tập đọc theo yêu cầu – GV nhận xét và ghi điểm.
3/Bài mới: 
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
 - Hôm nay chúng ta tiếp tục kiểm tra đọc. Ôn cách đặt câu nói về hoạt động của con vật, cây cối, sự vật.
HĐ2:Ôn tập đọc và học thuộc lòng(12’) 
- Yêu cầu HS lên bốc thăm bài đọc 
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc .
- GV ghi điểm cho HS
HĐ3: Ôn từ chỉ HĐ của người và vật (10’)
Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh .
HĐ4: Ôn đặt câu về con vật,đồ vật, cây cối. (8’)
Bài 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu đề .
- Yêu cầu độc lập làm bài .
- Nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt.
-2 em nhắc lại đề bài
-Lần lượt từng em lên bốc thăm bài 
- Về chỗ ngồi chuẩn bị 2 phút .
- Đọc và trả lời nội dung bài theo yêu cầu 
- 1 em nêu yêu cầu bài tập
- Thực hiện theo yêu cầu .
T chỉ vật chỉ người 
Từ chỉ hoạt động 
- đồng hồ 
- gà trống 
- tu hú 
- chim 
- cành đào 
- bé 
-Báo phút , báo giờ
-Gáy vang ò...ó ...o
-Kêu tu hú 
-Bắt sâu 
-Nở hoa 
-Đi hoc, quét nhà, nhặt rau 
- Một em đọc yêu cầu .
- Lần lượt từng em đọc: Con chó nhà em trông nhà rất tốt. Bóng đèn chiếu sáng suốt đêm. Bông hoa hồng sắp nở .
 4/Củng cố- dặn dò: (3’) 
- Cho HS nêu lại nội dung bài
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.
 .
 Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu :
 - Kiến thức : Biết thực hiện phép tính và giải toán với các số đo theo đơn vị lít. Biết sử dụng chai 1 lít để thực hành đong, đo nước.Biết giải bài toán có liên quan đến đơn vị lít.
 - Kĩ năng : Vận dụng làm được các bài toán có liên qua.
*GDKNS :Kĩ năng tự ra quyết định, nhận biết về thời gian, tự tin, cẩn thận, chính xác.
 - Thái độ : HS có hứng thú trong học tập. 
 II/Đồ dùng dạy học : Tranh bài tập 2 . Chuẩn bị 2 cốc ( loại 0,5l ) và 4 cốc ( loại 0,25 lít )
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ổn định tổ chức: (1’) Hát
2/Kiểm tra bài cũ: (4’) HS lên viết 3lít, 5 lít đọc các bảng cộng đã học .
-GV nhận xét và ghi điểm.
3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
-Hôm nay chúng ta luyện tập về các phép tính với đơn vị đo là lít 
HĐ2: Luyện tập (30’)
Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập
 - Cho học sinh làm bài theo tổ
- GV nhận xét bài làm của học sinh
 Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu bài toán
- GV treo tranh cho HS quan sát nhận xét
- Cho học sinh nêu miệng
- Giáo viên nhận xét
Bài 3: Cho học sinh nêu bài toán ... 
Bài 2: - Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS thảo luận theo cặp.
- GV nhận xét.
Bài 3: GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh nhận biết về ý nghĩa của dấu chấm và dấu phẩy trong câu.
-GV thu chấm và nhận xét.
-2 em nhắc lại đề bài
-Lần lượt từng em lên bốc thăm bài 
- Về chỗ ngồi chuẩn bị 2 phút .
- Đọc và trả lời nội dung bài theo yêu cầu 
- 1 em nêu yêu cầu bài tập
- HS thảo luận:
a. Mình cảm ơn bạn đã hướng dẫn mình gấp thuyền
b. Mình xin lỗi vì đã làm rơi bút của bạn.
-HS theo dõi và nhận biêt syêu cầu.
- HS nêu: Dấu phẩy dùng để ngăn cách các từ có cùng chức vụ trong câu. Dấu chấm dùng khi hết câu.
-HS làm bài vào phiếu bài tập.
4/Củng cố - dặn dò: (3’) 
- Cho HS nhắc lại nội dung bài
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới
 ..
 Ngày soạn 24/10/2012
Ngày dạy thứ 5 /25/10/2012
Tiết 1:Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA KÌ TIẾT 7 
 I/Mục tiêu : 
-Kiến thức: Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như tiết 1. Ôn tập về mục lục sách, nói lời yêu cầu, đề nghị.
-Kĩ năng: HS đọc đúng tốc độ và trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài. Biết tra Mục lục sách,nói đúng lời mời yêu cầu, đề nghị theo tình huống cụ thể.
+GDKNS : Kĩ năng giao tiếp, tự tin ra quyết định.
-Thái độ :HS có hứng thú trong học tập.
 II/Đồ dùng dạy học : Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc và học thuộc lòng đã học . 
 III/Các hoạt động dạy học:
1/Ổn định tổ chức: (1’) Hát
2/Kiểm tra bài cũ: (4’)
-HS lên đọc bài tập đọc theo yêu cầu – GV nhận xét và ghi điểm.
3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục tiêu và tên đề bài
HĐ2: Kiểm tra đọc thuộc lòng (8’)
- GV tiến hành kiểm tra như sau
- Cho HS lên bốc thăm (kiểm tra tât cả HS còn lại)
- Cho HS chuẩn bị
- Cho HS trình bày
- GV nhận xét cho điểm
HĐ3: Làm bài tập 2,3 (17’)
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV giao việc cho HS
- Cho HS làm bài cá nhân
- Cho HS trình bày kết quả làm
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3
- GV giao việc cho HS
- Cho HS làm bài cá nhân
- Cho HS trình bày kết quả làm
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng và nhắc nhở học sinh biết thể hiện lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị cho lịch sự.
- Theo dõi GV giới thiệu.
- Từng HS lên bốc thăm
- HS chuẩn bị trong khoảng 2’
- HS lần lượt lên đọc bài và trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài, sau đó trả lời trước lớp
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc
- HS tự làm vào vở
- HS trình bày
- Lớp nhận xét
- HS tự chữa bài của mình
- 1 HS đọc
- HS tự làm vào vở
- 1 HS lên bảng làm
- Lớp nhận xét
- HS tự chữa bài của mình
 4. Củng cố – dặn dò: (3’) 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà tiếp tục học các bài thuộc lòng
 .
Tiết 2 : Nhac ( thầy Long dạy )
Tiết 3: TVTC ÔN TẬP 
I/Mục tiêu:
-Kiến thức:Củng cố cho hs từ ngữ chỉ người,sự vật từ chỉ hoạt động,trạng thái.
-Kĩ năng:Rèn cho học sinh thói quen dùng từ chính xác,nói viết thành câu.
*GDKNS : Kĩ năng giao tiếp, tự tin ra quyết định.
-Thái độ: HS có hứng thú trong học tập.
II/Chuẩn bị: Ghi sẵn các bài tập lên bảng. Phiếu học tập
III/Các hoạt động dạy học: 
 1/Ổn định tổ chức: (1’) Hát
 2/Kiểm tra bài cũ: (4’)
 -HS lên đọc bài tập đọc theo yêu cầu – GV nhận xét và ghi điểm.
 3/Bài mới: 
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: (30’)Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:Điền tiếp vào chỗ trống những từ chỉ đồ vật cùng loại với các từ đã cho:
a/Bút chì,thước kẻ,tấy
b/Quần ,áo,dép.
c/Cơm thịt rau..
-Nêu yêu cầu,hướng dẫn HS làm bài vào phiếu.
-Nhận xét,đánh giá.
Bài2: Xếp các từ sau vào bảng cho phù hợp: mẹ, anh, ông bà, học sinh,thầy giáo,em ,cô giáo,
hiệu trưởng,trưởng thôn,hàng xóm,tổ trưởng dân phố.
Từ chỉ người trong gia đình
Từ chỉ người ở trường học
Từ chỉ người ở thôn xóm
.
.
-Cho học sinh làm bài vào phiếu nhóm.
-Nhận xét,đánh giá.
Bài 3: Gạch dưới từ chỉ hoạt động, trạng thái của người và vật trong đoạn văn sau.
-Chuông chùa vang lên đánh thức Hà dậy.Em vội vã rửa mặt rồi chạy ra bờ sông.
Ô ! Cái mầm non bé xíu qua một đêm đã cao lên mấy phân.Hà vốc nước sông tưới cho nó.
-Nêu yêu cầu,hướng dẫn làm bài.
-Nhận xét ,đánh giá.
-Nhắc lại yêu cầu ,theo dõi và làm bài.
-HS làm bài vào phiếu.
-1HS chữa bài trên bảng.
a/ phấn, sách vở.....
-HS thảo luận và làm bài theo N3.
-Đại diện cấc nhóm nêu kết quả.
+Từ chỉ người trong gia đình : bà,mẹ anh,em...
-HS theo dõi, nhận biết yêu cầu.
-HS đọc bài làm miệng và nêu kết quả :
-Các từ : vang,rửa,chạy,vốc,tưới
 4/Củng cố - dặn dò : (3’)
 - Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét giờ học.
 -Dặn học sinh về ôn lại bài.
 Tiết 3 : Toán Kiểm tra định kì giữa học kì 1 ( Đề do nà trường phát)
Tiết 4: Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA KÌ TIẾT 8
I/ Mục tiêu 
-Kiến thức: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Củng cố, hệ thống hoá vốn từ cho HS qua trò chơi ô chữ.
-Kĩ năng: HS đọc bài trôi chảy, đọc đúng tốc độ; trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài.Nhận biết đúng các từ qua các gợi ý của ô chữ.
+GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, tự tin ra quyết định.
-Thái độ: HS có hứng thú trong học tập.
I/ Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc và ô chữ được kẻ sẵn. 
 III/ Các hoạt động dạy học:
1/Ổn định tổ chức: (1’) Hát
 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
 -HS lên đọc bài tập đọc theo yêu cầu – GV nhận xét và ghi điểm 
 3/ Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
-Giáo viên giới thiệu bài mới
-GV ghi tên bài lên bảng. 
HĐ2: Ôn tập đọc và học thuộc lòng(10’)
-Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
-Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
 HĐ3: (15’) Trò chơi ô chữ.
-Yêu cầu 1 HS đọc nội dung về chữ ở dòng 1.
Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
-Giáo viên ghi vào ô chữ : PHẤN.
-Các dòng sau, tiến hành tương tự.
-Dòng 1: Phấn	- Dòng 6: Hoa
-Dòng 2: Lịch 	- Dòng 7: Tư
-Dòng 3: Quần	- Dòng 8: Xưởng
- Dòng 4: Tí hon - Dòng 9: Đen.
 - Dòng 5: Bút 	- Dòng 10: Ghế
- Gọi học sinh tìm từ hàng dọc
- Theo dõi GV giới thiệu bài
-Lần lượt từng HS gắp thăm bài, và chuẩn bị.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-Học sinh đọc nội dung ô chữ ở dòng 1
-Dòng 1: Viên màu trắng (hoặc đỏ, vàng, xanh) dùng để viết chữ lên bảng (có 4 chữ cái bắt đầu bằng chữ P).
-HS suy nghĩ trả lời đó là chữ: Phấn
-Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
- PHẦN THƯỞNG.
 4.Củng cố- dặn dò:(4’) 
 -Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung vừa ôn tập
- Nhận xét tiết học -Dặn HS về nhà làm bài tập Tiết 9, 10. 
 . 
Ngày soạn 25/10/2012
Ngày dạy thứ 6 /26/10/2012
Tiết 1+2: Tiếng Việt KIỂM TRA GIỮA KÌ I
 (Đề do nhà trường phát)
Tiết 3: Toán TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG 
I/Mục tiêu :
- Kiến thức : Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b( với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính.Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia. Biết giải bài toán có một phép trừ.
- Kĩ năng : Áp dụng để giải các bài toán có liên quan đến tìm số hạng trong một tổng.
*GDKNS :Kĩ năng tư duy sáng tạo, tự ra quyết định, cẩn thận, chính xác.
 - Thái độ : HS có ý thức tự giác trong học tập. 
*Gỉam bài 3 đối với các em làm chậm. 
 II/ Đồ dùng dạy học : Các hình vẽ trong phần bài học .
III/Các hoạt động dạy học 
 1/ổn định tổ chức: (1’) Hát
 2/ Kiểm tra bài cũ: (4’)
 -GV nhận xét chung tiết kiểm tra.
 3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’) 
-Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách “ Tìm một số hạng trong một tổng “ 
HĐ2:Cách tìm số hạng trong một tổng(10’) 
- Treo lên bảng hình vẽ 1 phần bài học
-Hướng dẫn học sinh cách tìm x. 
- Hỏi để có : 6 + x = 10 
 x = 10 - 6 
 x = 4
- Rút ra kết luận: SGK
HĐ4: Luyện tập (20’)
Bài 1:- Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Cho HS làm bài vào bảng con
-Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: GV hướng dẫn học sinh khá, giỏi thực hiện.
-GV thu chấm và nhận xét.
Bài 3: Yêu cầu học sinh khá giỏi thực hiện.
-Yêu cầu 1 em đọc đề .
- Yêu cầu học sinh tự tóm tắt đề bài và giải .
Tóm tắt : Có : 35 học sinh .
 Trai : 20 học sinh .
 Gái : ... học sinh ? 
- Thu vở HS chấm bài
- GV nhận xét ghi điểm học sinh .
-2 em nhắc lại đề bài.
- HS trả lời theo yêu cầu của GV
- Vài em nhắc lại: Muốn tìm số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết .
- Một em đọc đề bài .
- HS làm bài:
x + 5 = 10 x + 8 = 19 x + 2 = 8
- HS thực hiện vào phiếu bài tập.
Số hạng
12
 9
15
17
Số hạng
 6
24
21
Tổng
10
34
15
42
39
- HS khá, giỏi thực hiện.
- Một em đọc đề 
-Tự tóm tắt bài toán, giải bài toán vào vở 
 Bài giải
Số học sinh gái là :
35 - 20 = 15 ( học sinh )
 Đ/S: 15 học sinh.
 4/Củng cố - dặn dò: (4’)
- Cho HS nhắc lại cách tìm số hạng.
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
 ************************************************************************ 
Tiết 4: SINH HOẠT 
I/Mục tiêu : 
 -Kiến thức: Tổng kết các hoạt động đã qua của tuần 9
 -Kĩ năng:Học sinh tự nhận xét và đánh giá được các hoạt động trong tuần của lớp.
 *GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, tự tin ra quyết định.
 -Thái độ: HS có hứng thú trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học : Chuẩn bị các báo cáo trong tuần
III/ Các hoạt động dạy học
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Nhận xét trong tuần (15’)
- Đại diện lớp lên nhận xét hoạt động tuần qua của lớp. ( lớp trưởng )
GV lắng nghe và nhận xét thêm.
HĐ2: Kế hoạch (10’)
- GV thông qua kế hoạch của tuần 10
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Phát động phong trào “Rèn chữ giữ vở”.
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 20/11
- Tự quản 15 phút đầu giờ tốt.
- Phân công HS giỏi kèm HS yếu. ( Quang kèm Linh , Duyên kèm Sơn )
- GV nhận xét và dặn dò chung.
- Cả lớp lắng nghe nhận xét: 
- Đa số các bạn HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan.
- Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp.
- Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Ra vào lớp có nề nếp. Có ý thức học tập tốt như: Nhung , Tùng, Huyền, Yến, Mai, Long, Hường.
- Học tập tiến bộ như: Ngọc Chi, Tuyên.
 Bên cạnh đó vẫn còn một số em hay mắc lỗi khi tập thể dục . Hạnh, Kha..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 .2012.doc