Giáo án Tổng hợp các môn buổi sáng Lớp 2 - Tuần 15

Giáo án Tổng hợp các môn buổi sáng Lớp 2 - Tuần 15

Tập đọc

Tiết số 43+ 44: Hai anh em

I Mục tiêu

 + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩa của hai nhân vật ( người em và người anh ).

 + Rèn kĩ năng đọc hiểu: Nắm được nghĩa các từ mới. Hiểu nghĩa các từ đã chú giải. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi tình anh em - Anh em yêu thương, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau

II Đồ dùng

 

doc 18 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn buổi sáng Lớp 2 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 8 tháng 12 năm 2008 
Tập đọc
Tiết số 43+ 44: Hai anh em 
I Mục tiêu
	+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩa của hai nhân vật ( người em và người anh ).
	+ Rèn kĩ năng đọc hiểu: Nắm được nghĩa các từ mới. Hiểu nghĩa các từ đã chú giải. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi tình anh em - Anh em yêu thương, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau
II Đồ dùng
	- Tranh minh họa trong SGK	
III các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Học thuộc lòng khổ thơ em thích trong bài : Tiếng võng kêu
- Bạn nhỏ trong bài thơ làm gì ?
- GV nhận xét
2 Bài mới
	a Giới thiệu bài
	b Luyện đọc bài
+ GV đọc mẫu toàn bài
- HD cách đọc : giọng đọc chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng các từ ngữ : công bằng, ngạc nhiên, xúc động, ôm chầm lấy nhau
+ HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- Chú ý các từ ngữ : lấy lúa, rất đỗi, kì lạ ...
* Đọc từng đoạn trước lớp
+ Chú ý ngắt giọng đúng các câu :
- Nghĩ vậy, / người em ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của anh. //
- Thế rồi / anh ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của em. //
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm ( ĐT, CN )
- 2, 3 HS đọc
- Đưa võng cho em
- Nhận xét
+ HS theo dõi SGK
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài
- HS luyện ngắt giọng cho các câu
- Đọc từ chú giải cuối bài 
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện các nhóm thi đọc
Tiết 2
	c HD tìm hiểu bài
- Lúc đầu hai anh em chia lũa như thế nào?
- Người em nghĩ gì và đã làm gì ?
- Người anh nghĩ gì và đã làm gì ?
- Mỗi người cho thế nào là công bằng ?
- Hãy nói một câu về tình cảm của hai anh em ?
	d Thi đọc bài
3. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Nhắc nhở HS biết nhường nhịn, yêu thương anh chị em để cuộc sống gia đình hạnh phúc
- Họ chia lúa thành hai đống bằng nhau, để ở ngoài đồng
- Người em nghĩ : " Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần của mình cũng bằng phần của anh thì không cộng bằng. " Nghĩ vậy người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh
- Người anh nghĩ : " em ta sống một mình vất vả. Nếu phần lúa của ta cũng bằng phần chú ấy thì thật không cộng bằng " Nghĩ vậy anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em
- Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vất vả. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con
- Hai anh em rất thương yêu nhau, sống vì nhau 
+ HS thi đọc lại truyện
Toán
Tiết 71: 100 trừ đi một số
I. Mục tiêu:
	- HS biết cách thực hiện phép trừ dạng 100 trừ đi một số.
	- Rèn kĩ năng tính và giải toán.
	- GD HS chăm học.
II. Đồ dùng:
	- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn phép trừ 100 - 36
- Nêu bài toán:" Có 100 qt, bớt đi 36 qt. Hỏi còn lại bao nhiêu qt?"
- Để biết còn lại bao nhiêu qt ta làm ntn?
- GV ghi: 100 - 36
- GV HD cách đặt tính và tính theo cột dọc : 100
 -
 36
 64
* Tương tự với phép trừ 100 - 5
HĐ 2: Thực hành
Bài 1: Tinh
- Khi đặt tính và thực hiện phép tính theo cột dọc ta cần chú ý gì?
- Chữa bài, nhận xét
Bài 2: Tính nhẩm
- GV ghi KQ
Bài 3: 
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Cách giải?
3/ Củng cố dặn dò:
- Nêu cách đặt tính và thứ tự thưc hiện phép tính theo cột dọc?
-Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- Nêu lại bài toán
- Thực hiện phép trừ 100 - 36
- HS nhiều em nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính
- Viết các hàng thẳng cột với nhau và thực hiện từ phải sang trái
-
100
-
100
-
100
4
9
22
096
091
078
- HS tính nhẩm theo mẫu
- Đọc KQ
100 - 20 = 80 100 - 40 = 60
100 - 70 = 30 100 - 10 = 90
- Làm vở
- Bài toán về ít hơn
 Bài giải
 Số hộp sữa buổi chiều cửa hàng bán được là:
 100 - 24 = 76( hộp)
 Đáp số: 76 hộp sữa
	Đạo đức:
Tiết số 15: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp( Tiếp)
I. Mục tiêu:
	- Củng cố nhạn biết việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp
	- Rèn thói quen giữ trường lớp sạch đẹp.
	- GD HS chăm vệ sinh trường lớp
II. Đồ dung:
III. Các hoạt dộng dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
- Em làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
2. Bài mới:
 HĐ 1: Trò chơi:" Tìm đôi"
- GV đưa cây hoa dân chủ
- GV HD chơi: Mỗi HS bốc 1 phiếu. Mỗi phiếu là một câu hỏi hoặc câu trả lời. Sau khi bốc phiếu, mỗi HS đọc phiếu và đi tìm bạn có phiếu tương ứng với mình. Đôi nào tìm được nhau đung và nhanh thì đôi đó thắng cuộc.
- Gv nhận xét, đánh giá
* KL chung: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS để các em được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành.
HĐ 2: Thực hành làm sạch đẹp lớp học 
- Lớp mình đã sach, đẹp chưa?
* GV KL: Mỗi HS cần tham gia làm các việc cụ thể, vừa sức mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
3.Củng cố dặn dò:
- Vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
* Dặn dò; Thực hành giữ trường lớp sach đẹp.
- HS nêu
- Nhận xét
- Mười HS tham gia chơi:
Ví dụ:
HS 1: Nếu em làm dây mưc ra bàn.........
HS 2: .....Thì em sẽ lấy khăn lau sạch
HS 1: Nếu em thấy bạn ăn quà vứt rác ra sân.
HS 2: ....Thì em nhắc bạn nhặt rác bỏ vào thùng rác........................
- HS đọc 
- HS quan sát lớp học
- HS nhận xét
- HS thực hành dọn vệ sinh lớp học của mình
- HS đọc
- Đọc bài học( SGK)
Thứ ba ngày 9 tháng 12 năm 2008
Toán
Tiết 72: Tìm số trừ
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS biết tìm số trừ khi biết SBT và hiệu. Giải toán có lời văn.
	- Rèn KN tính và tìm số trừ
	- GD HS chăm học
II. Đồ dùng:
	- Hình vẽ SGK phóng to
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
	100 - 27 =
	100 - 35 =
2. Bài mới:
HĐ 1: Tìm số trừ
- Có 10 ô vuông, Bớt đi một số ô vuông thì còn lại 6 ô vuông. Hỏi bớt đi mấy ô vuông?"
- Lúc đầu có mấy ô vuông?- Bớt đi mấy ô?
- Số ô vuông chưa biết gọi là x
- Còn lại bao nhiêu ô vuông?
- 10 ô vuông, bớt đi x ô vuông, còn lại 6 ô vuông, đọc phép tínhđó?
- Muốn tìm số ô vuông chưa biết ta làm ntn?
- Gọi tên các thành phần trong phép trừ?
- Vậy muốn tìm số trừ ta làm ntn?
HĐ 2: Thực hành.
Bài 1:
- x là số gì?
- cách tìm x?
Bài 2:
- Số cần điền vào ô trống là số gì?
- Muốn điền được số vào ô trống ta làm ntn?
Bài 3:
- Bài toán thuộc dạng toán nào? Vì sao?
- Cách giải?
	3. Củng cố dặn dò:
- Muốn tìm số trừ ta làm ntn?
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- HS làm bảng con
- Nhận xét
- Nêu lại bài toán
- 10 ô vuông- chưa biết
-6 ô vuông
- 10 - x = 6
 x = 10 - 6
 x = 4
- Hs nêu
- Muốn tìm số trừ ta lấy SBT trừ đi hiệu.
- Nhiều HS nhắc lại qui tắc và học thuộc
- số trừ
a) 15 - x = 10 42 - x = 5
 x = 15 - 10 x = 42 - 5 
 x = 5 x = 37
- Số trừ
- Tìm số trừ
- HS tính ra nháp rồi điền KQ vào ô trống.
- Làm vở 
- Bài toán về ít hơn, vì: " rời bến " có nghĩa là bớt đi
 Bài giải
 Số ô tô đã rời bến là:
 35 - 10 = 25( ô tô)
 Đáp số: 25 ô tô
Chính tả 
Tập chép : Hai anh em
I Mục tiêu
 - Chép chính xác trình bày đúng đoạn 2 của chuyện : Hai anh em
 - Viết đúng và nhớ cách viết của một số tiếng có âm, vần dễ lẫn : ai / ay, s / x, ất/ ấc
II Đồ dùng 
	-Bảng phụ viết nội dung cần chép
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Viết : lên bảng, nên người, ấm no, lo lắng
- GV nhận xét
2 Bài mới: a Giới thiệu bài
	b HD tập chép
* HD HS chuẩn bị
- GV treo bảng phụ đã viết đoạn chép 
+ Tìm những câu nói lên suy nghĩ của người em 
+ Suy nghĩ của người em đựơc ghi với những dấu câu nào ?
- Từ ngữ dễ viết sai : nuôi, lúa, ra đồng ....
* GV HD HS chép bài vào vở
- GV theo dõi, uốn nắn
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
	c HD làm bài tập chính tả
Bài tập 2: Tìm 2 từ có tiếng chứa vần ai, 2 từ có tiếng chứa vần ay
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu
- GV HD HS nhận xét, sửa chữa, 
Bài tập 3: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s / x
GV giúp HS sửa chữa lỗi sai 
+ Chỉ thầy thuốc : bác sĩ
+ Chỉ tên một loài chim : sáo, sẻ, sơn ca ...
+ Trái nghĩa với đẹp : xấu
3. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Yêu cầu HS về nhà kiểm tra lại bài chép và các bài tập chính tả, sửa hết lỗi nếu có
- 2 HS lên bảng- Cả lớp viết bảng con
- Nhận xét bạn viết
+ 1, 2 HS nhìn bảng đọc lại
- " Anh mình còn phải nuôi vợ con ... công bằng "
- Suy nghĩ của người em được đặt trong ngoặc kép, ghi sau dấu hai chấm
+ HS viết bảng con
- HS chép bài vào vở chính tả
- Đọc yêu cầu- Làm bài vào giấy nháp
- 2, 3 HS làm bài trên bảng lớp
VD :
- Từ có tiếng chứa vần ai:
 ai, chai, dẻo dai..
- Từ có tiếng chứa vần ay :
 máy bay, dạy, rau đay
- Đọc yêu cầu bài tập phần a
- HS làm vào bảng con
- Nhận xét bạn
Trái nghĩa với còn: mất
Chỉ động tác ra hiệu bằng đầu: gật
Chỉ chỗ đặt chân để bước lên thềm nhà: bậc
Thể dục
Trò chơi "Vòng tròn" (tiết 3)
I. Mục tiêu:
Học trò chơi " vòng tròn". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu.
II. Địa điểm , phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện: Còi, kẻ 3 vòng tròn đồng tâm có bán kính 3m; 3,5m; 4m.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu(7-8 phút)
GV nhận lớp phổ biến nội dungyêu cầu giờ học
+Yêu cầu HS tập một số ĐT khởi động:
+Kiểm tra bài cũ HS:
2. Phần cơ bản(20- 23 phút)
* Dạy trò chơi " vòng tròn"
+ Hướng dẫn cách chơi:
- Điểm số 1-2; 1-2...
- HS đi theo vòng tròn, vỗ tay theo nhịp và nghiêng người, như múa và đọc vần điệu:
" Vòng tròn, vòng tròn
Từ một vòng tròn 
Chúng ta cùng chuyển
Thành hai vòng tròn"
- Đọc đến chữ cuối cùng những em số 1 nhảy sang trái một bước, những em số 2 nhảy sang phải 1 bước thành 2 vòng tròn, vừa đi vừa gieo vần. Nhưng lần này thì hô ngược lại "Từ 2 vòng tròn...thành 1 vòng tròn", gieo đến câu cuối cùng thì những em số 1 nhảy sang phải 1 bước, những em số 2 nhảy sang trái 1 bước về đội hình 1 vòng tròn.
 ( cứ tiếp tục như vậy)
- GV sửa lỗi sai cho HS
	3. Phần kết thúc(7-8 phút)
*Đi đều và hát rồi chuyển  ... nh chất của người, vật, sự vật 
- Rèn kĩ năng đặt câu kiểu : Ai thế nào ?
- Giáo dục HS ý thức nói viết thành câu.
II Đồ dùng
	Tranh minh hoạ nội dung BT1, Bảng phụ viết nội dung BT2
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Làm lại BT1 ( LTVC tuần 14 )
2 Bài mới: a Giới thiệu bài
	b HD làm bài tập
Bài1 (M): Dựa vào tranh và trả lời câu hỏi
- GV gắn tranh phóng to
- GV nhận xét giúp các em hoàn chỉnh câu
VD : Con voi rất khoẻ / con voi thật to ...
* Kỹ năng đặt câu
Bài 2 (M): Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật
*Từ chỉ đặc điểm
- GV nhận xét
Bài 3 (V): Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả
+ GV HD HS phân tích
- Mái tóc ông em ( trả lời câu hỏi ai )
- bạc trắng ( trả lời câu hỏi thế nào ? )
- GV nhận xét bài làm của HS
* Đặt câu
3. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập
- 2 HS lên bảng làm
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp đọc thầm lại 
- HS quan sát kĩ từng tranh, chọn một từ trong ngoặc đơn để trả lời câu hỏi ( có thể thêm các từ khác không có trong ngoặc đơn )
- 1 HS làm mẫu
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến
	- Em bé rất xinh.
	- Con voi rất to.
	- Những quyển vở rất đẹp.
	- Những cây cau rất xanh tốt.
- Đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm lên bảng làm
- Nhận xét
a) Đặc điểm về tính tình của một người: tốt, ngoan, hiền, vui vẻ,
b) Đặc điểm về màu sắc của vật: Trắng, xanh, đỏ, tím
c) Đặc điểm về hình dáng: Cao, lùn, tròn, 
- Đọc yêu cầu
- 1 HS đọc câu mẫu trong SGK
- HS làm bài vào giấy nháp
- Từng HS đọc bài làm của mình
	- Mái tóc của bà em bạc trắng.
	- Tính tình của bố em rất vui vẻ.
	- Bàn tay của em bé mũm mĩm.
	- Nụ cười của chị em rạng rỡ.
Kể chuyện
Tiết 15: Hai anh em
I Mục tiêu: + Rèn kĩ năng nói :
	- Kể được từng phần và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý
	- Biết tưởng tượng những chi tiết không có trong chuyện ( ý nghĩa của người anh và người em khi gạp nhau trên cánh đồng )
	+ Rèn kĩ năng nghe :
	- Có khă năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn
II Đồ dùng
	-Bảng phụ viết các gợi ý a, b, c, d ( diễn biến của câu chuyện )
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của thầy
1 Kiểm tra bài cũ
- Kể lại chuyện : Câu chuyện bó đũa
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
- GV nhận xét
2 Bài mới: a Giới thiệu bài
	b HD kể chuyện
* Kể từng phần câu chuyện theo gợi ý
- Đọc yêu cầu và gợi ý a, b, c, d ( diễn biến câu chuyện )
- Người em nghĩ: “ anh mình còn phải nuôi vợ con, .Người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh”.
- Người anh nghĩ: “ Em ta sống một mình vất vả.Người anh lấy lúa của mình bỏ vào phần của em”.
- Cả hai anh em đều nhận ra mình nhận được sự quan tâm, yêu thương của người kia và đã ôm chầm lấy nhau giữa cánh đồng.
- GV mở bảng phụ ( viết sẵn gợi ý )
* Đọc yêu cầu 2
- GV nhận xét
* Đọc yêu cầu 3
- GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học
	- Khuyến khích HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe
- 2 HS tiếp nối nhau kể lại chuyện 
- Anh em phải thương yêu nhau
- Nhận xét bạn
+ Kể từng đoạn câu chuyện : Hai anh em
a) Mở đầu câu chuyện
b) ý nghĩ và việc làm của người em
c) ý nghĩ và việc làm của người anh
d) Kết thúc câu chuyện
+ HS kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý
 ( theo nhóm )
- Đại diện nhóm thi kể
+ Nói ý nghĩa của hai anh em khi gặp nhau trên đồng
- 1 HS đọc đoạn 4 của câu chuyện
- HS phát biểu ý kiến
- Cả lớp nhận xét
+ Kể lại toàn bộ câu chuyện
- 4 HS nối tiếp nhau kể theo 4 gợi ý
- Kể toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét bạn kể
Thứ sáu ngày 12 tháng 12 năm 2008
Tập làm văn
Tiết số 15: Chia vui. Kể về anh chị em.
I Mục tiêu: + Rèn kĩ năng nghe và nói : 
	- Biết nói lời chia vui ( chúc mừng ) hợp với tình huống giao tiếp
	+ Rèn kĩ năng viết :
	- Biết viết đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em của mình
II Đồ dùng: 
	Tranh minh hoạ bài tập đọc
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- HS làm lại BT 1 ( tiết TLV tuần 14 )
- Nhận xét 
2 bài mới: a Giới thiệu bài
	b HD làm bài tập
 Bài tập 1 ( M ): Bạn Nam chúc mừng chị Liên được giải Nhì trong kì thi học sinh giỏi của tỉnh. Hãy nhắc lại lời của Nam
- HS nối tiếp nhau nói lại lời của Nam 
* Chú ý : Nói lời chia vui một cách tự nhiên, thể hiện thái độ vui mừng của em trai trước thành công của chị
 Bài tập 2 ( M ): Em sẽ nói gì để chúc mừng chị Liên 
- GV khuyến khích HS bày tỏ lời chúc mừng theo các cách khác nhau
- GV nhận xét
 Bài tập 3 ( V ) Viết 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột ( hoặc anh, chị, em họ ) của em 
- GV theo dõi uốn nắn
- GV nhận xét bài viết của HS
* Kỹ năng diễn đạt
3 Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học
	- Yêu cầu HS thực hành nói lời chia vui khi cần thiết. 
- Về nhà viết lại hoàn chỉnh đoạn văn về anh, chị, em.
- HS làm
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu
- Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải nhất
- Đọc yêu cầu bài tập
 - HS nối tiếp nhau phát biểu
- Chúc mừng chị. Chị thật giỏi. Em chúc chị sang năm đạt giải nhất.
- Đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào VBT
- Từng HS đọc bài viết của mình
	Anh trai em tên là Trường. Năm nay anh Trường học lớp 11. Anh Trường học rất giỏi, nhất là môn toán. Anh còn dạy em học bài. Em rất yêu quý anh trai mình.
Nhận xét bạn
Toán
Tiết 75: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
	- Củng cố về phép cộng , phép trừ trong phạm vi 100. Tìm số hạng trong một tổng, số bị trừ, số trừ. Giải bài toán có lời văn.
	- Rèn kĩ năng tính và giải toán
	- GD HS tự giác học toán
II. Đồ dùng:
	- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm
- Treo bảng phụ
- Ghi kết quả vào bảng
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
- Khi đặt tính ta chú ý gì?
- Chữa bài - Nhận xét
*Kỹ năng đặt tính, tính
Bài 3: Tính:
*Kỹ năng tính
Bài 4: Tìm x 
- x là số gì?
- Cách tìm x?
- Chấm bài , nhận xét
* Cách trình bày bài
Bài 5:
- Đọc đề?
- Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao?
* Kỹ năng trình bày bài
2.Củng cố dặn dò:
- Cách tìm số hạng?
- Cách tìm số bị trừ?
- Cách tìm số trừ?
- Dặn ôn lại bài.
- Đọc đề
- Nhẩm miệng
- Đọc kết quả
- Nêu yêu cầu
- Các hàng thẳng cột với nhau và thực hiện từ phải sang trái.
- HS làm bảng con
- HS làm bài vaò vơ
42 - 12 - 8 =	36 + 14 – 28 =
58 – 24 – 6 = 	72 – 36 + 24 =
 - Là số hạng( hoặc số trừ, số bị trừ)
- HS nêu
a) x + 14 = 40 b) 52 - x = 17
 x = 40 - 14 x = 52 - 17
 x = 26 x = 35
- HS đọc đề
- Dạng toán về ít hơn. Vì: ngắn hơn nghĩa là ít hơn
 - HS tự làm bài vào vở
 Bài giải
 Băng giấy màu đỏ dài là:
 65 - 17 = 48( cm)
 Đáp số: 48 cm.
Chính tả 
 Tập chép : Bé Hoa
I Mục tiêu
+ Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Bé Hoa
+ Tiếp tục luyện tập phân biệt các tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn ai / ay, ât / âc
II Đồ dùng
	-Bảng phụ viết nội dung BT 3
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Viết tiếng chứa vần ai / ay, âm đầu s / x
- GV nhận xét
2 Bài mới: a Giới thiệu bài
 b HD nghe - viết	
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt
- Em Nụ đáng yêu như thế nào ?
- Viết : bây giờ, yêu lắm, có lúc, đen láy, ru em, tròn 
* Viết bài vào vở
- GV theo dõi, uốn nắn
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
	c HD làm bài tập chính tả
Bài tập 2 : Tìm những từ chứa tiếng có vần ai / ay
- GV giúp HS sửa cách viết sai
Bài tập 3 : Điền vào chỗ trống s hay x
- GV nhận xét bài làm của HS
- Lời giải : 
a) sắp xếp, xếp hàng, sáng sủa, xôn xao
b) giấc ngủ, thật thà, chủ nhật, nhấc lên.
3. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét giờ học, khen những HS học tốt, có tiến bộ, nhắc nhở những em chưa cố gắng
	- Yêu cầu cả lớp về nhà xem lại các bài chính tả đã làm
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét bạn 
- Nghe GV đọc theo dõi SGK
- 2, 3 HS đọc lại
- Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to, trong và đen láy
- HS viết bảng con
+ HS viết bài vào vở chính tả
+ đổi vở soát lỗi
- Đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp làm bài vào bảng con
a) Chỉ sự di chuyển trên không: bay
b) Chỉ nước tuôn thành dòng: chảy
c) Trái nghĩa với đúng: sai
- Nhận xét bạn
- Đọc yêu cầu bài tập phần a
- HS làm bài vào VBT
- Đổi vở cho bạn, nhận xét
-Đọc bài làm đúng
Thể dục
Bài thể dục phát triển chung - Trò chơi " vòng tròn"
I. Mục tiêu:+Ôn bài TD phát triển chung. Yêu cầu thực hiện từng động tác tương đối chính xác, đúng nhịp,đều và đẹp.
+ Ôn trò chơi " vòng tròn". Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
II.Địa điểm, phương tiện:
Địa điểm : Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi, chuẩn bị sân để cho h/s chơi trò chơi " vòng tròn"
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu(4-5 phút)
-Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
Cho HS tập một số động tác khởi động.
2.Phần cơ bản(24-25 phút)
- Ôn tập 8 động tác đã học
+Từ đội hình hàng dọc chuyển thành đội hình vòng tròn.
+Từ đội hình vòng tròn cho HS đứng quay mặt vào tâm( để tập TD )
- Cho HS ôn trò chơi " vòng tròn":
+Hướng dẫn HS cách thực hiện 
3. Phần kết thúc(5-6 phút)
*Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
+ Cùng HS củng cố bài :
- Hôm nay chúng ta đã ôn lại được bài gì? và trò chơi nào?
- Nhận xét giờ học:
+ Dặn dò
-Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
+Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
+ Chạy nhẹ nhàng theo địa hình tự nhiên (2 vòng quanh sân)
+Đi theo vòng tròn hít thở sâu.
- Từ hàng dọc chuyển đội hình về hàng ngang, vòng tròn 
+Từ đội hình đó cho HS quay mặt vào tâm.
+ Tập 8 ĐT: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy, điều hoà ( tập cả lớp, tập theo tổ, tập cá nhân) 
+ HS thi giữa các tổ, 
- HS về đội hình vòng trònđể chơi trò chơi: 
+ Nghe GV hướng dẫn:
+ Cả lớp ôn lại trò chơi vòng tròn 
* Đi đều theo 2 -4 hàng dọc và hát.
- Đứng tại chỗ cúi người thả lỏng.
- Cúi lắc người thả lỏng
+ Nhảy thả lỏng.
- HS nêu - vài em nhắc lại.
+ Nghe GV nhận xét giờ học.
+ Tự ôn lại các ĐT của bài TD 8 ĐT và trò chơi " vòng tròn"

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_buoi_sang_lop_2_tuan_15.doc