Giáo án Tổng hợp các môn buổi chiều Lớp 2 - Tuần 27

Giáo án Tổng hợp các môn buổi chiều Lớp 2 - Tuần 27

Toán

Luyện: Số 1, trong phép nhân và phép chia

I. Mục tiêu:

 - HS hiểu: Số 1 nhân với số nào cùng cho kết quả là chính số đó. Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.

 - Rèn kỹ năng nhân nhẩm, chia nhẩm với 1,

 - Giáo dục học sinh chăm học toán.

II. Đồ dùng:

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 10 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn buổi chiều Lớp 2 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27: 
Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009
Toán 
Luyện: Số 1, trong phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu:
	- HS hiểu: Số 1 nhân với số nào cùng cho kết quả là chính số đó. Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
	- Rèn kỹ năng nhân nhẩm, chia nhẩm với 1,
	- Giáo dục học sinh chăm học toán.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
	1/ Hướng dẫn luyện:
a) Luyện phép nhân có thừa số là 1.
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu
	Gọi học sinh đọc bài làm
b) Luyện phép chia cho 1:
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu
	Gọi học sinh chữa bài
- Nhận xét thương của các phép chia có số chia là 1?
 Bài 4: Tính
- Mỗi biểu thức có mấy dấu tính? Ta thực hiện theo thứ tự ntn?
- Chấm bài, nhận xét.
2/ Củng cố:
- Các phép nhân ( chia) với 1, cho ta kết quả như thế nào?
* Dặn dò: Ôn lại bài
- Một em đọc yêu cầu, lớp làm vào vở 
- Một em đọc bài, lớp nhận xét
1 x 2 = 2	1 x 3 = 3 	1 x 4 = 4
2 x 1 = 2	3 x 1 = 3	4 x 1 = 4
2 : 1 = 1	3: 1 = 3	4 : 1 = 4
2 học sinh làm bảng lớp
Lớp làm vở bài tập
a) 4 x 5 : 1 = 20 : 1 b) 12 :3 : 1 = 4 : 1
	= 20	 = 4
Học sinh làm vào vở 
- Biểu thức có phép nhân và phép chia ta làm theo thứ tự từ trái sang phải
a) 4 : 4 x 2 = 1 x 2 b) 4 x 1 : 2 = 4 : 2
	 = 2	 = 2
- HS trả lời
Tập đọc
Ôn tập các bài tập đọc - học thuộc lòng giữa học kì 2
I Mục tiêu
	- HS tiếp tục luyện đọc - Ôn tập các bài tập đọc, học thuộc lòng giữa học kì 2
	- HS biết đọc diễn cảm các bài tập đọc – học thuộc lòng.
	- GD HS có ý thức học tập
II Đồ dùng
	- Phiếu ghi tên các bài tập đọc – học thuộc lòng.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS đọc một bài tập đọc tự chọn
- GV nhận xét
2 Bài mới:
a) Ôn tập các bài tập đọc giữa học kỳ 2:
Kể tên các bài tập đọc đã học ở học kỳ 2
+ Ôn luyện
- GV cho HS bốc thăm tên bài tập đọc
- GV nhận xét cho điểm
- GV nêu câu hỏi của từng đoạn, từng bài cho HS trả lời
b) Ôn tập các bài học thuộc lòng giữa học kỳ 2:
- Kể tên các bài HTL đã học ở lớp 2
+ Ôn luyện
- GV cho HS bốc thăm tên bài HTL
- GV nhận xét cho điểm
- GV nêu câu hỏi của từng đoạn, từng bài cho HS trả lời
- GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
	- Thi đọc thuộc các bài tập đọc – học thuộc lòng tự chọn. 
- GV nhận xét giờ.
- HS đọc
- Nhận xét bạn đọc
- Chuyện bốn mùa; Lá thư nhầm địa chỉ; Ông Mạnh thắng Thần Gió; Mùa xuân đến; Chim sơn ca và bông cúc trắng; Thông báo của thư viện vườn chim; Một trí khôn hơn trăm trí khôn; Chim rừng Tây Nguyên; Cò và Cuốc; Bác sĩ Sói; Nội quy Đảo Khỉ; Quả tim khỉ; Voi nhà; Sơn tinh Thuỷ tinh; Tôm Càng và Cá Con; Sông Hương.
+ HS bốc thăm
- HS đọc bài của mình
- Nhận xét
+ HS trả lời
- Thư Trung Thu; Vè chim; Sư Tử xuất quân; Bé nhìn biển.
+ HS bốc thăm
- HS đọc bài của mình
- Nhận xét
+ HS trả lời
- Nhận xét
Chính tả
Luyện viết: Cá rô lội nước
I Mục tiêu
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Cá rô lội nước (trang 80)
	- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm đầu r / d / gi, vần ưt / ưc
	- Giáo dục học sinh yêu các con vật có ích.
II Đồ dùng
	- Bảng phụ viết nội dung BT2
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết từ chứa tiếng bắt đầu bằng r / d / gi
2. Luyện viết
a. HD nghe - viết
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc bài chính tả
- Mùa đông cá rô ẩn náu ở đâu?
- Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào?
- Tìm từ chỉ cá rô rất thích lội nước trong mưa?
+ Viết : Lực lưỡng, rô già, đen sì, mốc thếch, đớp, rạch ngược, rào rào ...
* GV đọc, HS viết bài chính tả vào vở
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. HD làm các bài tập
 Bài tập 2 ( lựa chọn ): Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
- GV nhận xét bài làm của HS
 Bài tập 3 ( lựa chọn ) Tìm các tiếng bắt đầu bằng gi hoặc d ....
- GV nhận xét bài làm của HS
3. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Yêu cầu những HS viết bài chính tả chưa đạt về nhà viết lại.
- 3 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
+ 2, 3 HS đọc lại
- Cá rô ẩn náu trong bùn ao.
- Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động rào rào như đàn chim vỗ cánh.
- Cá rô nô nức lội ngược trong mưa.
+ HS viết bảng con
+ HS viết bài
- Đọc yêu cầu bài tập 2 ( a )
 - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vơ
- Nhận xét bài làm của bạn
- Đọc yêu cầu bài tập
- 2 HS lên bảng
- cả lớp làm bài vào vơ
- Đổi vở nhận xét bài làm của bạn
Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2009
Tập viết
Tiết 26: Chữ hoa X
I Mục tiêu: + Rèn kĩ năng viết chữ :
	- Biết viết chữ x hoa theo cỡ vừa và nhỏ
	- Biết viết ứng dụng cụm từ Xuôi chèo mát mái theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II Đồ dùng: 
	- Chữ mẫu X, bảng phụ viết Xuôi, Xuôi chèo mát mái
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Nhắc lại cụm từ ứng dụng viết tuần 25
- Viết : Vượt
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
	b. HD viết chữ hoa
* HD HS quan sát và nhận xét chữ X
- Chữ X cao mấy li ?
- Được viết bằng mấy nét ?
+ GV HD HS quy trình viết chữ X
- GV vừa viết vừa nêu lại quy trình
* HD HS viết trên bảng con
- GV nhận xét, uốn nắn
	c. HD viết cụm từ ứng dụng
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Đọc cụm từ ứng dụng
- Nêu cách hiểu cụm từ trên
* HD HS quan sát cụm từ ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét
- Nhận xét độ cao các con chữ
- Khoảng cách giữa các tiếng ?
* HD HS viết chữ Xuôi vào bảng con
- GV nhận xét, uốn nắn HS
d. HD HS viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết
e. Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học
	- Khen ngợi những HS viết đẹp, nhắc HS tập viết thêm trong vở TV
- Vượt suối băng rừng
- 2 em lên bảng, cả lớp viết bảng con
+ HS quan sát chữ X
- Chữ X cao 5 li
- Được viết bằng 1 nét
- HS quan sát
+ HS tập viết 2, 3 lượt chữ X 
+ Xuôi chèo mát mái
- Gặp nhiều thuận lợi
+ HS quan sát cụm từ
- X, h : cao 2,5 li. t : cao 1,5 li. Các con chữ còn lại cao 1 li
- Các tiếng cách nhau 1 thân chữ
+ HS tập viết chữ Xuôi 2, 3 lượt
+ HS viết vào vở TV
Toán 
Luyện: Số O trong phép nhân và phép chia, giải toán đố 
I. Mục tiêu:
	- HS hiểu: Số 0 nhân với số nào cũng cho kết quả bằng 0, số 0 chia cho số nào cùng cho kết quả bằng 0. Giải toán đố có liên quan đến phép nhân, chia
	- Rèn kỹ năng nhân nhẩm, nhân nhẩm với 0, 0 chia cho 1 số.
	- Giáo dục học sinh chăm học toán.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
	1/ Hướng dẫn luyện:
c) Luyện số 0 trong phép nhân và chia
 Bài 1: Tính nhẩm:
	- GV nhận xét cho điểm.
 Bài 3: Tính 
	- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4:- Nêu yêu cầu?
- Mỗi biểu thức có mấy dấu tính? Ta thực hiện theo thứ tự ntn?
- Chấm bài, nhận xét.
* Kỹ năng trình bày bài 
Bài 5: Có một gói kẹo chia đều cho 3 tổ , mỗi tổ đươc 9 cái . Hỏi gói kẹo đó có bao nhiêu cái kẹo.
* Kỹ năng xác định dạng toán
Bài 6: Một ngươi trông 15 cây phi lao vào các hàng mỗi hàng 5 cây . Hỏi trồng đươc mấy hàng hư thế.
* Cách xác định danh số
	2/ Củng cố:
- Các phép nhân ( chia) với 1, cho ta kết quả như thế nào?
* Dặn dò: Ôn lại bài
- Đọc đề,
0 x 2 = 0	5 x 0 = 0	1 x 0 = 0
2 x 0 = 0	0 x 5 = 0	0 x 1 = 0
- Học sinh làm vở 
0 x 4 = 0	2 x 0 = 0	
0 : 4 = 0	0 : 2 = 0
- Biểu thức có phép nhân và phép chia ta làm theo thứ tự từ trái sang phải
a) 4 : 4 x 0 = 1 x 0	 b) 3 x 0 : 2 = 0 : 2
	 = 0	 = 0
- HS đọc yêu cầu , xác định cách làm
- 1 em lên bảng làm 
- Nhận xét chung
- HS tự làm và chú ý dến danh số
- HS nêu bài làm của mình
- Nhận xét chữa bài
- HS trả lời
Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2009
Luyện từ và câu
Luyện: Đặt và trả lơì câu hỏi khi nào?như thế nào? vì sao?
I. Mục tiêu
	- Rèn kỹ năng đặt và trả lơì câu hỏi: khi nào?, như thế nao? Vì sao?
	- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 : Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi khi nào?
- Gần tối, cơn mưa rưng ập xuống.
- Sáng sơm, Chi vào vươn hái hoa.
- GV nhận xét
 Bài 2 : Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm
- Gần tối, cơn mưa rưng ập xuống.
- Sáng sơm, Chi vào vươn hái hoa.
Bài 3:Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi như thế nào?
a) Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
b) Ve nhởn nhơ ca hát suốt mùa hè.
Bài 4:Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm
a) Chim đậu trắng xoá trên những cành cây.
b) Bông cúc sung sướng khôn tả.
Bài 5: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi vì sao?
a) Sơn ca khô cả hỏng vì khát.
b) Vì mưa to, nước suối dâng ngập hai bờ. Bài 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm
a) Bông cúc héo lả đi vì thương xót Sơn ca.
b)Vì mãi chơi, đến mùa đông, ve không có gì ăn.
- GV nhận xét bài làm của HS
3. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học 
- Đọc yêu cầu bài tập
- 2 HS lên bảng làm
- Cả lớp làm vơ 
- Nhận xét bài làm của bạn
- Đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp làm bài vào vơ
- HS nêu câu mình đặt đươc
- Nhận xét bài làm của bạn
+ 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời
- Nhận xét bạn
a) Đỏ rực.
b) Nhởn nhơ.
a) Chim đậu như thế nào trên những cành cây?
b) Bông cúc sung sướng như thế nào?
- HS làm bài vào vơ
+ 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời
- Nhận xét bạn
a) Vì khát.
b) Vì mưa to
a) Bông cúc héo lả đi vì sao?
b)Vì sao đến mùa đông, ve không có gì ăn?
Tập làm văn 
Luyện: Viết về một con vật em yêu thích
I Mục tiêu
 - Viết một đoạn văn ngắn 4, 5 câu về con vật em yêu thích.
	- Giáo dục học sinh yêu những con vật nuôi trong gia đình.
II Đồ dùng
	GV: Bảng phụ chép câu gợi ý.
	HS : Vở bài tập Tiếng Việt.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Hướng dẫn tập làm văn
- GV đọc đề bài
- Chép đề bài lên bảng
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Bài văn yêu cầu gì?
- Em định chọn con vật nào để tả?
- Nêu đặc điểm về hình dáng nổi bật của con vật đó?
- Nêu đặc điểm về tính nết, hoạt động của con vật đó?
- Treo bảng phụ, chép sẵn 4 câu gợi ý
- Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn ( từ 4 đến 5 câu) để nói về một con vật mà em yêu thích.
a) Đó là con gì, ở đâu?
b) Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật?
c) Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
d) Nhận xét của em về con vật đó?
- GV hướng dẫn, sau đó thu bài
3. Củng cố: 
- Nhận xét ý thức làm bài của HS.
Hát
Nghe
Việc chuẩn bị của học sinh 
- Nghe
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- Kể về con vật mà em yêu thích.
- Học sinh lần lượt nêu ( con chó, con mèo, con ngựa, con thỏ, con lợn)
- Con chó: màu lông, đầu, chân, tiếng kêu...
- Lông màu đen (chó vằn), tai thẳng, rất thính, kêu (gâu gâu).
- Cách đánh giá:
+ Đảm bảo cấu trúc 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
+ Tả được hình dáng, đặc điểm nổi bật của con vật định tả.
+ Tả được hoạt động đặc trưng, phù hợp với con vật định tả.
+ Nêu được nhận xét đúng.
Toán
Luyện: Dãy tính có 2 phép tính nhân và chia. Phép chia cho số 1
I. Mục tiêu:
	- HS hiểu: Thứ tự thực hiện dãy tính có hai phép tính nhân và chia. Số 1 nhân với số nào cùng cho kết quả là chính số đó. Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
	- Rèn kỹ năng nhân nhẩm, chia nhẩ với 1.
	- Giáo dục học sinh chăm học toán.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
	1/ Tổ chức:
	2/ Hướng dẫn luyện
a) Luyện dãy tính có hai phép tính nhân và chia.
Bài 2: Gọi học sinh nêu yêu cầu
Dãy tính gồm mấy phép tính? Nêu thứ tự thực hiện?
Gọi 2 học sinh chữa bài
Bài 3:
Đọc đề bài
Gọi 2 học sinh chữa bài
b) Luyện phép chia cho số 1
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu
	Gọi học sinh chữa bài
- Nhận xét thương của các phép chia có số chia là 1?
* GV KL: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
	4/ Củng cố:
- Các phép chia với 1 cho ta kết quả như thế nào?
- Hát
-Hai em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
-Có hai phép tính nhân và chia, thực hiện từ trái sang phải.
- Lớp làm vào vở bài tập, nhận xét:
a) 4 : 4 x 0 = 0
b) 12 : 3 x 5 = 20
c) 5 x 6 : 3 = 10
Đọc thầm phần a, b bài 3 trang 50
Làm bài vào vở bài tập
Hai em chữa
a) Mỗi hộp có số cái bút là: 
 15 : 3 = 5 (cái bút)
Đáp số: 5 cái bút
b) Cố số hộp bút là:
 15 : 5 = 3 (hộp)
 Đáp số: 3 hộp
2 học sinh làm bảng lớp
Lớp làm vở bài tập
a) 4 x 5 : 1 = 20 : 1 b) 12 :3 : 1 = 4 : 1
	= 20	 = 4
Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
Dạy phụ đạo 
Kiểm tra đọc
(Thời gian 25 phút)
I-Đọc thầm bài “Cò và cuốc” ( trang 37-tiếng Việt 2- tập 2)rồi đánh dáu X vào ô trống trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
 1-Thấy Cò lội ruộng Cuốc đã hỏi Cò như thế nào ?
	Chị thiếu thức ăn à?
	Chị đã mò được con tép nào chưa?
 	 Chị lội ruộng như thế không sợ bẩn hết áo sao?Mùa hạ 
 2-Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy?
	Cuốc chưa bao giờ thấy Cò lội ruộng.
	Cuốc nghĩ để giữ cho bộ lông trắng phau, Cò không lội ruộng.
	Cuốc nghĩ Cò chỉ thích bay trên trời cao.
 3-Câu trả lời của cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì?
	Khi làm việc không nên ngại khó, ngại bẩn..
	Không nên làm những việc vất vả .
	 Muốn có những lúc thảnh thơi, cần phải làm việc trước đã.
4-Đặt dấu phẩy hoặc dáu chấmvàoo trống trong các câu văn sau:
Hà và Tâm là đôi bạn thân từ nhỏ	 hai bạn ở cùng trên một tuyến
phố 	 học cùng một trường một lớp	 cùng giúp đỡ nhau để cả hai cùng tiến bộ 
II. -Đọc thành tiếng một đoạn trong các bài sau và trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu: 
1- Chim rừng Tây Nguyên (Trang 34)
2- Gấu trắng là chúa tò mò (Trang53)
3- Sông Hương (Trang 72)
4- Cá sấu sợ cá mập (Trang 74)
Kiểm traviết
(Thời gian 40 phút)
I-Chính tả (15 phút)
Bài: 	Gấu trắng là chúa tò mò
Đoạn viết: “Thấy mũ....cầm cập”
II -	 Tập làm văn	 (25 phút)
Viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu) nói về một con vật mà em yêu thích
Dựa vào gợi ý sau:
1/ Đó là con gì, ở đâu?
2/ Hình dáng con vật ấy có gì nổi bật?
3/Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩng đáng yêu?
Biểu điểm:
Tiếng Việt viết: 10đ
-Chính tả: 5đ ( một lỗi chính tả trừ 0,5 đ - 
Viết xấu , sai kích thước toàn bài trừ 1đ )
 -Tập làm văn: 5đ (Nội dung đủ: 3đ
Đúng ngữ pháp, từ sử dụng đúng, không mắc lỗi chính tả: 1đ
Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch: 1đ)
 Tiếng Việt đọc: 10đ 
 - Bài đọc thầm và trả lời câu hỏi : 4 đ (mỗi câu 1đ)
 -Bài đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: 6đ (Đọc 5đ ; trả lời đúng 1đ )
 Cách tính điểm
Điểm Tiếng Việt = (Tiếng Việt viết + Tiếng Việt đọc) :2 (lấy điểm nguyên)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_buoi_chieu_lop_2_tuan_27.doc