Giáo án Toán tuần 16 - Trường Tiểu học Phong Thạnh A

Giáo án Toán tuần 16 - Trường Tiểu học Phong Thạnh A

MÔN: TOÁN

NGÀY , GIỜ

TUẦN 16 – TIẾT 76

I. Mục tiêu:

 - Nhận biết một ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau

 - Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày

 - Nhận biết đơn vị đo thời gian : Ngày giờ

 - Biết xem giờ đúng trên đồng hồ

 - Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian , các buổi sáng trưa, chiều, tối, đêm

II. Chuẩn bị

- GV: Bảng phu, bút dạ. Mô hình đồng hồ có thể quay kim.1 đồng hồ điện tử.

- HS: Vở, bảng con.

 

doc 11 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1240Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán tuần 16 - Trường Tiểu học Phong Thạnh A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: TOÁN
NGÀY , GIỜ
TUẦN 16 – TIẾT 76
Ngày dạy:28/11/2011
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết một ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau
 - Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày 
 - Nhận biết đơn vị đo thời gian : Ngày giờ
 - Biết xem giờ đúng trên đồng hồ 
 - Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian , các buổi sáng trưa, chiều, tối, đêm 
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phu, bút dạï. Mô hình đồng hồ có thể quay kim.1 đồng hồ điện tử.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Luyện tập chung.
Đặt tính rồi tính:
 32 – 25 , 61 – 19 , 44 – 8 , 94 – 57
Sửa bài 5:
 Băng giấy màu xanh dài:
 65 – 17 = 48 ( cm )
GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
- GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên lên bảng.
Bài 1:
Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ ?
Điền số mấy vào chỗ chấm ?
Em tập thể dục lúc mấy giờ ?
Yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại ?
Gọi HS nhận xét bài của bạn.
Nhận xét và cho điểm HS.
Nếu HS điền là: Em đá bóng lúc 17 giờ, em xem tivi lúc 19 giờ, em đi ngủ lúc 22 giờ thì rất hoan nghênh các em.
Bài 3:
GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu để làm bài.
4. Củng cố – Dặn dò 
1 ngày có bao nhiêu giờ ? Một ngày bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu ? 1 ngày chia làm mấy buổi ? Buổi sáng tính từ mấy giờ đến mấy giờ .
Nhận xét giờ học.
Dặn dò HS ghi nhớ nội dung bài học và luyện tập kỹ cách xem giờ đúng trên đồng hồ.
Chuẩn bị: Thực hành xem đồng hồ.
- Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
Xem giờ được vẽ trên mặt đồng hồ rồi ghi số chỉ giờ vào chỗ chấm tương ứng.
Chỉ 6 giờ.
Điền 6.
Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng.
Làm bài. 1 HS đọc chữa bài.
Nhận xét bài bạn đúng/sai.
- HS nêu. Bạn nhận xét.
MÔN: TOÁN
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
TUẦN 16 – TIẾT 77
Ngày dạy:29/11/2011
I. Mục tiêu:
 - Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối 
 - Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ, 17 giờ, 23 giờ
 - Nhận biết các hoạt động sinh hoạt học tập thường ngày liên quan đến thời gian 
II. Chuẩn bị:
GV:. Mô hình đồng hồ có kim quay được.
HS:Vở, bảng con.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Ngày, giờ.
Gọi 2 HS lên bảng và hỏi:
+ HS1: Một ngày có bao nhiêu giờ ? Hãy kể tên các giờ của buổi sáng.
+ HS2: Em thức dậy lúc mấy giờ ?, đi học lúc mấy giờ, đi ngủ lúc mấy giờ ? Hãy quay kim đồng hồ chỉ lần lượt các giờ đó và gọi tên giờ đó.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
- Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hành xem đồng hồ.
Bài 1:
Hãy đọc yêu cầu của bài.
Treo tranh 1 và hỏi: Bạn An đi học lúc mấy giờ ? 
Đồng hồ nào chỉ lúc 7 giờ sáng 
Đưa mô hình đồng hồ và yêu cầu HS quay kim đến 7 giờ.
Gọi HS khác nhận xét.
Tiến hành tương tự với các bức tranh còn lại.
Hỏi tiếp: 20 giờ còn gọi là mấy giờ tối ?
17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều ?
Hãy dùng cách nói khác để nói về giờ khi bạn An xem phim, đá bóng.
Bài 2:
Yêu cầu HS đọc các câu ghi dưới bức tranh 1.
Muốn biết câu nói nào đúng, câu nói nào sai ta phải làm gì ? 
Giờ vào học là mấy giờ ?
Bạn HS đi học lúc mấy giờ ?
Bạn đi học sớm hay muộn ?
Vậy câu nào đúng, câu nào sai ?
Hỏi thêm: Để đi học đúng giờ bạn HS phải đi học lúc mấy giờ ?
Tiến hành tương tự với các bức tranh còn lại.
Lưu ý: Bức tranh 4 vẽ bóng điện và mặt trăng nên câu a là đúng. (Bạn An tập đàn lúc 20 giờ)
 4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ngày, tháng.
- Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- HS thực hành và trả lời. Bạn nhận xét.
Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh.
Bạn An đi học lúc 7 giờ sáng.
Đồng hồ B chỉ 7 giờ sáng.
Quay kim trên mặt đồng hồ.
Nhận xét bạn trả lời đúng/sai. Thực hành quay kim đồng hồ đúng/sai.
Trả lời: An thức dậy lúc 6 giờ sáng. Đồng hồ A.
An xem phim lúc 20 giờ. Đồng hồ D.
17 giờ An đá bóng. Đồng hồ C.
20 giờ còn gọi là 8 giờ tối.
17 giờ còn gọi là 5 giờ chiều.
An xem phim lúc 8 giờ tối. An đá banh lúc 5 giờ chiều.
 - Đi học đúng giờ/ Đi học muộn.
Quan sát tranh, đọc giờ quy định trong tranh và xem đồng hồ rồi so sánh.
Là 7 giờ.
8 giờ
Bạn HS đi học muộn.
Câu a sai, câu b đúng.
- Đi học trước 7 giờ để đến trường lúc 7 giờ.
MÔN: TOÁN
NGÀY , THÁNG 
TUẦN 16 – TIẾT 78
Ngày dạy:30/11/2011
I. Mục tiêu
 - Biết đọc tên các ngày trong tháng 
 - Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ
 - Nhận biết đơn vị đo thời gian : Ngày tháng ( Biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày ) ngày, tuần lễ
II. Chuẩn bị
GV: Một quyển lịch tháng hoặc tờ lịch tháng 11, 12 như phần bài học phóng to.
HS: Vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Thực hành xem đồng hồ.
Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ:
8 giờ ; 11giờ ; 14 giờ ; 18 giờ ; 23giờ
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
 GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng.
luận.
ị ĐDDH: Tờ lịch tháng 11.
Treo tờ lịch tháng 11 như phần bài học.
Hỏi HS xem có biết đó là gì không ?
Lịch tháng nào ? Vì sao em biết ?
Hỏi: Lịch tháng cho ta biết điều gì ?
Yêu cầu HS đọc tên các cột.
Ngày đầu tiên của tháng là ngày nào ?
Ngày 01 tháng 11 vào thứ mấy ?
Yêu cầu HS lên chỉ vào ô ngày 01 tháng 11. 
Yêu cầu HS lần lượt tìm các ngày khác.
Yêu cầu nói rõ thứ của các ngày vừa tìm.
Tháng 11 có bao nhiêu ngày ? 
GV kết luận về những thông tin được ghi trên lịch tháng, cách xem lịch tháng.
Bài 1:
Bài tập yêu cầu chúng ta đọc và viết các ngày trong tháng.
Gọi 1 HS đọc mẫu.
Yêu cầu HS nêu cách viết của ngày bảy tháng mười một.
Khi viết một ngày nào đó trong tháng ta viết ngày trước hay viết tháng trước ? 
Yêu cầu HS làm tiếp bài tập.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 Đọc
- Ngày bảy tháng mười một
- Ngày mười lăm tháng mười một
- Ngày hai mươi tháng mười một
- Ngày ba mươi tháng mười một
Kết luận: Khi đọc hay viết ngày trong tháng ta đọc, viết ngày trước, tháng sau.
Bài 2:
Treo tờ lịch tháng 12 như trong bài học lên bảng.
Hỏi: Đây là lịch tháng mấy ?
Nêu Nhiệm vụ: Điền các ngày còn thiếu vào lịch.
Hỏi: Sau ngày 1 là ngày mấy ?
Gọi 1 HS lên bảng điền mẫu.
Yêu cầu HS nhận xét.
Yêu cầu HS tiếp tục điền để hoàn thành tờ lịch tháng 12.
 - Kết luận: Các tháng trong năm có số ngày không đều nhau. Có tháng có 31 ngày, có tháng có 30 ngày, tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày.
 4. Củng cố – Dặn dò 
 - Trò chơi: Tô màu theo chỉ định
 - Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Thực hành xem lịch.
- Hát
- HS thực hành. Bạn nhận xét.
 - Tờ lịch tháng.
Lịch tháng 11 vì ô ngoài có in số 11 to.
Các ngày trong tháng (nhiều HS trả lời).
Thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư. Thứ Bảy (Cho biết ngày trong tuần).
Ngày 01.
Thứ bảy.
Thực hành chỉ ngày trên lịch.
Tìm theo yêu cầu của GV. Vừa chỉ lịch vừa nói. Chẳng hạn: ngày 07 tháng 11, ngày 22 tháng 11.
Tháng 11 có 30 ngày.
Nghe và ghi nhớ.
Đọc phần bài mẫu.
Viết chữ ngày sau đó viết số 7, viết tiếp chữ tháng rồi viết số 11.
Viết ngày trước.
- Làm bài, sau đó 1 em đọc ngày tháng cho 1 em thực hành viết trên bảng.
 Viết
- Ngày 7 tháng 11
- Ngày 15 tháng 11
- Ngày 20 tháng 11
- Ngày 30 tháng 11
Lịch tháng 12.
Là ngày 2.
Điền ngày 2 vào ô trống trong lịch.
Bạn điền đúng/sai. (Nếu sai thì sửa lại)
MÔN: TOÁN
THỰC HÀNH XEM LỊCH.
TUẦN 16 – TIẾT 79
Ngày dạy:1/12/2011
I. Mục tiêun 
 - Biết xem lịch để biết số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mây trong tuần lễ
II. Chuẩn bị
GV: Tờ lịch tháng 1, tháng 4 như SGK.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Ngày, tháng.
Trong tháng 11 có bao nhiêu ngày?
Ngày 1 tháng 11 là ngày thứ mấy?
Tháng 12 có mấy ngày?
So sánh số ngày của tháng 12 và tháng 11?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: Thực hành xem lịch 
 Bài 1
+ Ngày đầu tiên của tháng 1 là thứ mấy? 
+ Ngày cuối cùng của tháng là thứ mấy? 
+ Ngày cuối cùng của tháng là ngày mấy?
+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày? 
 - GV nhận xét, cho điểm HS.
 Bài 2:
GV treo tờ lịch tháng 4 như SGK và yêu cầu HS trả lời từng câu hỏi:
+ Các ngày thứ sáu trong tháng tư là ngày nào? 
+ Thứ ba tuần này là ngày 20 tháng 4. Thứ ba tuần trước là ngày mấy? Thứ ba tuần sau là ngày nào? 
+ Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ mấy? 
+ Tháng 4 có bao nhiêu ngày. 
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Hát
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
 - HS trả lời. Bạn nhận xét.
- Ngày đầu tiên của tháng 1 là ngày thứ năm.
- Ngày cuối cùng của tháng 1 là ngày thứ bảy.
- Ngày cuối cùng của tháng 1 là ngày 31.
- Tháng 1 có 31 ngày.
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- Các ngày thứ sáu trong tháng tư là: 2, 9, 16, 23, 30.
- Thứ ba tuần này là ngày 20 tháng 4. Thứ ba tuần trước là ngày 13 tháng 4. Thứ ba tuần sau là ngày 27 tháng 4.
- Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ sáu.
- Tháng 4 có 30 ngày.
MÔN: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG. 
TUẦN 16 – TIẾT 80
Ngày dạy:2/12/2011
I. Mục tiêu
 - Biết các đơn vị đo thời gian : Ngày giờ, ngày tháng, 
 - Biết xem lịch
II. Chuẩn bị
GV: Mô hình đồng hồ có thể quay kim. Tờ lịch tháng 5 như SGK.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Thực hành xem lịch.
Tháng 1 có bao nhiêu ngày?
Ngày đầu tiên của tháng 1 là ngày thứ mấy?
Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy, ngày mấy?
Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ mấy?
Tháng 4 có bao nhiêu ngày?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi lên bảng.
Bài 1:
Đọc lần lượt từng câu hỏi cho HS trả lời.
Em tưới cây lúc mấy giờ ?
Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều ? 
Tại sao ?
Em đang học ở trường lúc mấy giờ ?
Đồng hồ nào chỉ 8 giờ sáng ?
Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn ở đâu, kim dài ở đâu ? 
Cả nhà em ăn cơm lúc mấy giờ ?
6 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ?
Đồng hồ nào chỉ 18 giờ ?
Em đi ngủ lúc mấy giờ ?
21 giờ còn gọi là mấy giờ ? 
Đồng hồ nào chỉ 9 giờ tối ?
Hướng dẫn HS thực hành.
GV nhận xét.
Có thể cho HS làm bài cá nhân hoặc tổ chức thành trò chơi như ở tiết 7.
Bài 3: Thi quay kim đồng hồ
Chia lớp thành 2 đội thi đua với nhau
Phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ có thể quay các kim.
GV đọc từng giờ, 2 đội cùng quay kim đồng hồ đến giờ GV đọc.
Đội nào xong trước được tính điểm.
Kết thúc cuộc chơi, đội nào đúng, nhanh nhiều lần hơn là đội thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
- Hát
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
 - HS trả lời. Bạn nhận xét.
 - Lúc 5 giờ chiều.
Đồng hồ D.
Vì 5 giờ chiều là 17 giờ.
Lúc 8 giờ sáng.
Đồng hồ A.
Kim ngắn chỉ đến số 8, kim dài chỉ đến số 12.
Lúc 6 giờ chiều.
6 giờ chiều còn gọi là 18 giờ.
Đồng hồ C.
Em đi ngủ lúc 21 giờ.
21 giờ còn gọi là 9 giờ tối.
- Đồng hồ B chỉ 9 giờ tối.
- HS làm vào vở bài tập Toán.
- Sửa bài.
- HS thi đua.
- 2 đội thi đua.
- 2 đội thực hành theo sự điều động của GV.
- Nhận xét, tuyên dương. 
ÔN LUYỆN
TUẦN 16 
Ngày dạy:29/11/2011
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết một ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau
 - Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày 
 - Nhận biết đơn vị đo thời gian : Ngày giờ
 - Biết xem giờ đúng trên đồng hồ 
 - Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian , các buổi sáng trưa, chiều, tối, đêm 
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phu, bút dạï. Mô hình đồng hồ có thể quay kim.1 đồng hồ điện tử.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Luyện tập chung.
Đặt tính rồi tính:
 32 – 25 , 61 – 19 , 44 – 8 , 94 – 57
Sửa bài 5:
 Băng giấy màu xanh dài:
 65 – 17 = 48 ( cm )
GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
- GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên lên bảng.
Bài 1:
Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ ?
Điền số mấy vào chỗ chấm ?
Em tập thể dục lúc mấy giờ ?
Yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại ?
Gọi HS nhận xét bài của bạn.
Nhận xét và cho điểm HS.
Nếu HS điền là: Em đá bóng lúc 17 giờ, em xem tivi lúc 19 giờ, em đi ngủ lúc 22 giờ thì rất hoan nghênh các em.
Bài 3:
GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu để làm bài.
4. Củng cố – Dặn dò 
1 ngày có bao nhiêu giờ ? Một ngày bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu ? 1 ngày chia làm mấy buổi ? Buổi sáng tính từ mấy giờ đến mấy giờ .
Nhận xét giờ học.
Dặn dò HS ghi nhớ nội dung bài học và luyện tập kỹ cách xem giờ đúng trên đồng hồ.
Chuẩn bị: Thực hành xem đồng hồ.
- Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
Xem giờ được vẽ trên mặt đồng hồ rồi ghi số chỉ giờ vào chỗ chấm tương ứng.
Chỉ 6 giờ.
Điền 6.
Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng.
Làm bài. 1 HS đọc chữa bài.
Nhận xét bài bạn đúng/sai.
- HS nêu. Bạn nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN T16.doc