Môn: Toán
Lớp: 2 Tên bài dạy:
Tiết: 73 Tuần: 15 ĐƯỜNG THẲNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Có biểu tượng về đường thẳng, nhận biết được ba điểm thẳng hàng.
- Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm (bằng thước và bút), biết ghi tên các đường thẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Thước thẳng.
- Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Môn: Toán Lớp: 2 Tên bài dạy: Tiết: 73 Tuần: 15 Đường thẳng I. Mục tiêu: Giúp HS: Có biểu tượng về đường thẳng, nhận biết được ba điểm thẳng hàng. Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm (bằng thước và bút), biết ghi tên các đường thẳng. II. Đồ dùng dạy học: Thước thẳng. Phấn màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 1’ 10’ 6’ 6’ 6’ 1’ A. Kiểm tra bài cũ Tìm x 28 – x = 16 20 – x = 9 34 – x = 15 x – 14 = 18 B. Bài mới Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ học về “ Đường thẳng”. Giới thiệu đường thẳng và ba điểm thẳng hàng. a. Giới thiệu về đường thẳng AB Cho hai chấm điểm A, B. Dùng thước thẳng nối hai điểm đó ta được đoạn thẳng AB. A B Đoạn thẳng AB Dùng bút và thước kéo dài mãi đoạn thẳng AB về hai phía, ta được đường thẳng AB. A B Đường thẳng AB b. Giới thiệu về ba điểm thẳng hàng Ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng. Ta nói ba điểm: A, B, C thẳng hàng. A B C D Điểm D không nằm trên đường thẳng nên ba điểm A, B. D hoặc A, C, D hoặc B, C, D không thẳng hàng. Thực hành Bài 1: Vẽ đường thẳng rồi viết tên đường thẳng (theo mẫu) A B Đường thẳng AB N M Đường thẳng MN C D Đường thẳng CD Lưu ý Dùng bút và thước kéo dài mãi đoạn thẳng về hai phía, ta được đường thẳng. Bài 2: Dùng bút và thước thẳng nối ba điểm thẳng hàng rồi viết theo mẫu. C B O A D A, O, B là ba điểm thẳng hàng. - C,O, D là ba điểm thẳng hàng. I, M, N là ba điểm thẳng hàng. N, S, H là ba điểm thẳng hàng. M, P, H là ba điểm thẳng hàng. I, P, S là ba điểm thẳng hàng. Bài 3: Viết tiếp ba điểm thẳng hàng có trong hình vẽ bên (theo mẫu) A, O, C D, O, B A, P, D M, O, N B, Q, C A, M, B P, O, Q D, N, C Lưu ý: Dùng thước thẳng để kiểm tra. + Nếu các điểm đó cùng nằm trên một đường thẳng thì chúng là các điểm thẳng hàng với nhau. + Nếu không thì chúng là các điểm không thẳng hàng với nhau. b. Tô màu các hình tam giác sao cho hai hình vẽ liền kề có màu khác nhau. 4. Củng cố- Dặn dò: * PP kiểm tra đánh giá 4 Hs lên bảng làm bài. Cả lớp làm nháp. Gv và Hs chữa bài. Gv nhận xét, cho điểm. * PP giảng giải, luyện tập, thực hành Gv giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng. Hs chuẩn bị đồ dùng học tập. GV nêu yêu cầu: Cho hai điểm A, B. Hãy vẽ đoạn thẳng AB. Hs tự vẽ vào bẳng con hoặc giấy nháp. Gv và Hs nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng. GV giới thiệu đường thẳng, HS nghe và nhắc lại cách vẽ đường thẳng. HS tự vẽ đường thẳng AB vào nháp hoặc bẳng con. Gv tiếp tục giới thiệu ba điểm thẳng hàng và ba điểm không thẳng hàng. Hs tự vẽ và xác định ba điểm thẳng hàng hay không thẳng hàng. Gv nêu thêm ví dụ để Hs mở rộng kiến thức. 1 Hs nêu yêu cầu bài toán. Cả lớp làm bài. 3 HS lên bảng làm bài. 2 hs trong cùng một bàn đổi vở cho nhau chữa bài. Hs nêu lại cách vẽ đường thẳng từ đoạn thẳng. Cả lớp nghe và nhận xét. 1 Hs nêu yêu cầu bài toán. Gv thao tác mẫu, HS quan sát và nêu lại cách làm. Cả lớp làm bài. 3 HS lên bảng chữa bài. Cả lớp tự chữa bài vào vở. - 1 Hs đọc yêu cầu bài toán. Gv phân tích đề bài và hỏi: Làm thế nào để biết các điểm đó có thẳng hàng với nhau không? Hs trả lời: Dùng thước thẳng để kiểm tra, nếu các điểm đó cùng nằm trên một đường thẳng thì thẩng hàng với nhau, nếu khồng thì không thẳng hàng với nhau. Gv yêu cầu HS làm nốt phần bài tập và đọc tên các hình vuông, hình tam giác có trong hình vẽ. 2 Hs lên bảng làm bài, cả lớp tự làm bài vào vở. - Gv nhận xét giờ học. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: