I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài kilômet (km).
- Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng kilômet.
- Hiểu được mối liên quan giữa kilômet (km) và mét (m).
- Thực hiện các phép tính cộng với đơn vị đo độ dài kilômet.
- Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
II. Đồ dùng dạy – học:
1. Giáo viên:
- Bản đồ Việt Nam có vẽ các tuyến đường như trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa toán lớp 2, vở, bút, thước.
TÊN BÀI: KILÔMET Mục tiêu: Giúp học sinh: Biết được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài kilômet (km). Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng kilômet. Hiểu được mối liên quan giữa kilômet (km) và mét (m). Thực hiện các phép tính cộng với đơn vị đo độ dài kilômet. Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc. Đồ dùng dạy – học: Giáo viên: Bản đồ Việt Nam có vẽ các tuyến đường như trong sách giáo khoa. Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập. Học sinh: Sách giáo khoa toán lớp 2, vở, bút, thước. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian 1. Ổn định: - Hát: Cô mời lớp trưởng cho cả lớp hát một bài. 2. Kiểm tra bài cũ: - Trước khi học bài mới, cô sẽ kiểm tra bài cũ để xem là các em về nhà có học bài hay không? - Hỏi: Tiết toán vừa rồi chúng ta đã học bài gì ? - Gắn 3 bài tập lên bảng: Số? 1m = cm 1m = dm dm = 100cm - Gọi 3 học sinh lên bảng làm, các học sinh dưới lớp làm vào vở: dãy 1 làm câu 1, dãy 2 làm câu 2, dãy 3 làm câu 3. - Yêu cầu 3 học sinh vừa làm bài trình bày bài làm của mình. - Gọi học sinh nhận xét bài bạn. - Giáo viên nhận xét. 3. Dạy bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: - Chúng ta đã được học các đơn vị đo độ dài là xăngtimet, đêximet, mét. Trong thực tế, con người thường xuyên phải thực hiện đo những độ dài rất lớn như đo độ dài con đường quốc lộ, con đường nối giữa các tỉnh, các miền, độ dài dòng sông, Khi đó, việc dùng các đơn vị như xăngtimet, đêximet hay mét khiến cho kết quả đo rất lớn, mất nhiều công để thực hiện phép đo, vì thế người ta đã nghĩ ra một đơn vị đo lớn hơn mét là kilômet. - Viết tên bài lên bảng và gọi học sinh nhắc lại tên bài. - Kilômet ký hiệu là km. - 1 kilômet có độ dài là 1000 mét. - Viết bảng : 1km = 1000m. - Gọi học sinh đọc phần bài học trong sách giáo khoa. 2.2. Thực hành : Bài 1 : - GV gắn bài tập 1 lên bảng. - Gọi học sinh đọc đề bài tập 1. - Yêu cầu học sinh tự làm bài vào sách giáo khoa. - Sau đó gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. - Yêu cầu học sinh vừa làm bài trình bày bài làm của mình. - Gọi học sinh nhận xét bài bạn. - Giáo viên nhận xét. Bài 2 : - GV gắn bài tập 2 lên bảng. - Gọi học sinh đọc đề bài tập 2. - Yêu cầu học sinh đọc tên đường gấp khúc. - Đọc từng câu hỏi cho học sinh trả lời : a. Quãng đường AB dài bao nhiêu kilômet? b. Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài bao nhiêu kilômet? c. Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài bao nhiêu kilômet? - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. Bài 3 : - Gọi học sinh đọc đề bài tập 3. - Giáo viên treo lược đồ như sách giáo khoa, sau đó chỉ trên bảng đồ để giới thiệu : Quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285km. - Yêu cầu học sinh tự quan sát hình trong sách giáo khoa và làm bài vào sách. - Gọi học sinh lên bảng chỉ lược đồ và đọc tên, đọc độ dài của các tuyến đường. - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. Bài 4 : - Đọc từng câu hỏi trong bài cho học sinh trả lời : Cao Bằng và Lạng Sơn nơi nào xa Hà Nội hơn? Vì sao em biết được điều đó ? Lạng Sơn và Hải Phòng nơi nào gần Hà Nội hơn ? Vì sao ? Quãng đường nào dài hơn : Hà Nội – Vinh hay Vinh – Huế ? Quãng đường nào ngắn hơn : Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ hay Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau ? - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập thêm và chuẩn bị bài mới. - Cả lớp hát. - Trả lời: Tiết toán vừa rồi chúng ta học bài mét. - 3 học sinh lên bảng làm, các học sinh dưới lớp làm vào vở theo yêu cầu của giáo viên. - Học sinh trình bày bài làm, các học sinh khác theo dõi. - Một vài học sinh nhắc lại tên bài. - Học sinh đọc 1km bằng 1000m. - Nhắc lại tên bài. - Đọc : 1km bằng 1000m. - Học sinh đọc. - Học sinh trình bày bài làm, các học sinh khác theo dõi. - Đọc : Đường gấp khúc ABCD. - Quãng đường AB dài 20km. - Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài 90km vì BC dài 42km, Cd dài 48km, 42km cộng 48km bằng 90km. - Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài 65km vì CB dài 42km, BA dài 23km, 42km cộng 23km bằng 65km. - Làm bài theo yêu cầu của giáo viên. - 6 học sinh lên bảng mỗi em tìm một tuyến đường. - Cao Bằng xa Hà Nội hơn Lạng Sơn. - Vì quãng đường từ Hà Nội đi Cao Bằng dài 285km còn quãng đường từ Hà Nội đi Lạng Sơn dài 169km, 285km > 169km. - Hải Phòng gần Hà Nội hơn Lạng Sơn. Vì quãng đường từ Hà Nội đi Lạng Sơn dài 169km, còn từ Hà Nội đi Hải Phòng dài 102km, 102km < 169km. - Quãng đường từ Vinh đi Huế xa hơn từ Hà Nội đi Vinh. - Quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ ngắn hơn quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau.
Tài liệu đính kèm: