Giáo án Toán học khối 2 - Tuần học 32 năm 2011

Giáo án Toán học khối 2 - Tuần học 32 năm 2011

I. Mục tiêu

- Biết sử dụng một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.

- Biết làm các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị là đồng.

- Biết trả tiền và nhận lại tiền thừa trong trường hợp mua bán đơn giản.

- GDHS tính tốn chínhn xc

II. Chuẩn bị GV: Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.

· Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. HS: Vở.

III. Các hoạt động

 

doc 18 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học khối 2 - Tuần học 32 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
Tiết 156: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết sử dụng một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị là đồng.
- Biết trả tiền và nhận lại tiền thừa trong trường hợp mua bán đơn giản.
- GDHS tính tốn chínhn xác
II. Chuẩn bị GV: Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tiền Việt Nam Sửa bài 3.GV nhận xét.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK. Hỏi: Túi tiền thứ nhất có những tờ giấy bạc nào?
Muốn biết túi tiền thứ nhất có bao nhiêu tiền ta làm thế nào?
Vậy túi tiền thứ nhất có tất cả bao nhiêu tiền?
Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:Gọi 1 HS đọc đề bài.
Mẹ mua rau hết bao nhiêu tiền?
Mẹ mua hành hết bao nhiêu tiền?
Bài toán yêu cầu tìm gì?
Làm thế nào tìm ra số tiền mẹ phải trả?
Yêu cầu HS làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
Khi mua hàng, trong trường hợp nào chúng ta được trả tiền lại?
Nêu bài toán: An mua rau hết 600 đồng, An đưa cho người bán rau 700 đồng. Hỏi người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền?
Muốn biết người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền, chúng ta phải làm phép tính gì?
Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS đọc mẫu và suy nghĩ về cách làm bài.
Nêu bài toán: Một người mua hàng hết 900 đồng, người đó đã trả người bán hàng 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 500 đồng. Hỏi người đó phải trả thêm cho người bán hàng mấy tờ giấy bạc loại 200 đồng?
Tổng số tiền mà người đó phải trả là bao nhiêu?
Người đó đã trả được bao nhiêu tiền?
Người đó phải trả thêm bao nhiêu tiền nữa?
Người đó phải đưa thêm mấy tờ giấy bạc loại 200 đồng?
Vậy điền mấy vào ô trống ở dòng thứ 2?
Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Có thể cho HS chơi trò bán hàng để rèn kĩ năng trả tiền và nhận tiền thừa trong mua bán hằng ngày.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp sửa bài.
Túi thứ nhất có 3 tờ giấy bạc, 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng.
Ta thực hiện phép cộng 500 đồng + 100 đồng.
Túi thứ nhất có 800 đồng.
Làm bài, sau đó theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
Mẹ mua rau hết 600 đồng, mua hành hết 200 đồng. Hỏi mẹ phải trả hết bao nhiêu tiền?
Mẹ mua rau hết 600 đồng.
Mẹ mua hành hết 200 đồng.
Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số tiền mà mẹ phải trả.
Thực hiện phép cộng 600 đồng + 200 đồng.
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tóm tắt.
	Rau	: 600 đồng.
	Hành	: 200 đồng.
	Tất cả 	: . . . đồng? 
Bài giải
	Số tiền mà mẹ phải trả là:
	600 + 200 = 800 (đồng)
	Đáp số: 800 đồng.
Viết số tiền trả lại vào ô trống.
Trong trường hợp chúng ta trả tiền thừa so với số hàng.
Nghe và phân tích bài toán.
Thực hiện phép trừ: 700 đồng – 600 đồng = 100 đồng. Người bán phải trả lại An 100 đồng.
Viết số thích hợp vào ô trống.
(HS khá giỏi)
Nghe và phân tích đề toán.
Là 900 đồng.
Người đó đã trả được 100 đồng + 100 đồng + 500 đồng = 700 đồng.
Người đó còn phải trả thêm: 900 đồng – 700 đồng = 200 đồng.
Người đó phải đưa thêm cho người bán hàng 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng.
Điền số 1.
Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011
Tiết 157: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vi. 
- Biết giải bài toán về nhiều hơn có kèm đơn vị đồng
II. Chuẩn bị GV: Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng. HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
Yêu cầu HS lên bảng làm các bài tập sau:
Viết số còn thiếu vào chỗ trống:
	500 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng
	700 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng
	900 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng + 200 đồng
Nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học và nêu tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:Yêu cầu HS tự làm bài.
Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài nhau.
Bài 2:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng:
389
Hỏi: Số liền sau 389 là số nào?
Vậy ta điền 390 vào ô tròn.Số liền sau 390 là số nào?
Vậy ta điền 391 vào ô vuông.Yêu cầu HS đọc dãy số trên.3 số này có đặc điểm gì?
Hãy tìm số để điền vào các ô trống còn lại sao cho chúng tạo thành các số tự nhiên liên tiếp.
Chữa bài cho điểm HS.
Bài 3:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Hãy nêu cách so sánh các số có 3 chữ số với nhau.
Yêu cầu HS cả lớp làm bài.Chữa bài.
Hỏi: Tại sao điền dấu < vào: 900 + 90 + 8 < 1000?
Hỏi tương tự với: 732 = 700 + 30 + 2
Bài 4:Yêu cầu HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
Vì sao con biết được điều đó?
Hình b đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông, vì sao con biết điều đó?
Bài 5:Gọi 1 HS đọc đề bài.
Hướng dẫn HS phân tích đề bài, vẽ sơ đồ sau đó viết lời giải bài toán.
Chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học và yêu cầu HS ôn luyện về đọc viết số có 3 chữ số, cấu tạo số, so sánh số.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp thực hành trả lại tiền thừa trong mua bán.
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.(HS khá giỏi)
Là số 900
Là số 391
Đọc số: 389, 390, 391.
Đây là 3 số tự nhiên liên tiếp (3 số đứng liền nhau).
3 HS lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh số.
1 HS trả lời.2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Vì 900 + 90 + 8 = 998 mà 998 < 1000.
(HS khá giỏi)
Hình nào được khoanh vào một phần năm số hình vuông?
Hình a được khoanh vào một phần năm số hình vuông.
Vì hình a có tất cả 10 hình vuông, đã khoanh vào 2 ô hình vuông.
Hình b được khoanh vào một phần hai số hình vuông, vì hình b có tất cả 10 hình vuông, đã khoanh vào 5 hình vuông.
Giá tiền một chiếc bút chì là 700 đồng. Giá tiền một chiếc chì 300 đồng. Hỏi giá tiền một chiếc bút bi là bao nhiêu đồng?
Tóm tắt.
	700 đồng
 Bút chì: /-----------------/ 300 đồng
 Bút chì: /-----------------/------------/
	? đồng
Bài giải
	Giá tiền của bút bi là:
	700 + 300 = 1000 (đồng)
	Đáp số: 1000 đồng.
Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2011
Tiết158: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Biết sắp xếp thứ tự các số có ba chữ số.- Biết cộng, trừ (không nhớ ) các số có ba chữ số.
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm có kèm đơn vị đo.
- Biết sắp xếp hình đơn giản. 
- GDHS tính toán chính xác
II. Chuẩn bị GV: Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng.HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung. Sửa bài 5:
Giá tiền của bút bi là:700 + 300 = 1000 (đồng)
	Đáp số: 1000 đồng.
GV nhận xét.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
GV nêu mục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó sửa bài và cho điểm.
Bài 2:Gọi 1 HS đọc đề bài.
Để xếp các số theo đúng thứ tự bài yêu cầu, chúng ta phải làm gì?
Yêu cầu HS làm bài.
Yêu cầu cả lớp đọc các dãy số sau khi đã xếp đúng thứ tự.
Bài 3:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS nêu các đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ với số có 3 chữ số.
Yêu cầu HS làm bài.
Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng về kết quả và cách đặt tính.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài và đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 5:
Bài tập yêu cầu xếp 4 hình tam giác nhỏ thành 1 hình tam giác to như hình vẽ.
Theo dõi HS làm bài và tuyên dương những HS xếp hình tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tuỳ theo tình hình thực tế của lớp mình mà GV soạn thêm các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Tổng kết tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp sửa bài trong vở bài tập.
2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
Phải so sánh các số với nhau.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 599, 678, 857, 903, 1000
b) 1000, 903, 857, 678, 599
HS khá giỏi
Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính rồi tính.
2 HS trả lời.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
635 970 896	 295
+241	 + 29 -133	 -105
 876	 999 763	 190
HS suy ... hình phần a lên bảng, sau đó dùng thước để chia thành 2 phần, có thể thành hoặc không thành 2 hình tam giác, sau đó yêu cầu HS lựa chọn cách vẽ đúng.
Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần b.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
Vẽ hình của bài tập lên bảng, có đánh số các phần hình.
Hình bên có mấy hình tam giác, là những tam giác nào?
Có bao nhiêu hình tứ giác, đó là những hình nào?
Có bao nhiêu hình chữ nhật, đó là những hình nào?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Oân tập về hình học (TT).
Hát
2 HS lên bảng làm bài, bạn nhận xét.
Đọc tên hình theo yêu cầu. 
HS vẽ hình vào vở bài tập. 
Đọc đề bài trong SGK.
Lựa chọn cách vẽ và lên bảng vẽ.
Làm bài.
	 1	 2
 3	4
Có 5 hình tam giác, là: hình 1, hình 2, hình 3, hình 4, hình (1 + 2)
Có 5 hình tứ giác, là: hình (1 + 3), hình (2 + 4), hình (1 + 2 + 3), hình (1 + 2 + 4), hình (1 + 2 + 3 + 4).
Có 3 hình chữ nhật, đó là: hình (1 + 3), hình (2 + 4), hình (1 + 2 + 3 + 4).
Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2011
Tiết170: 
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (TT)
I. Mục tiêu
- Biết tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- GDHS tính toán chính xác.
II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ. HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập về hình học.
Sửa bài 4.GV nhận xét.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’) ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, sau đó làm bài và báo cáo kết quả.
Bài 2:Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
Bài 3:Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó thực hành tính.
Các cạnh của hình tứ giác có đặc điểm gì?
Vậy chúng ta còn có thể tính chu vi của hình tứ giác này theo cách nào nữa?
Bài 4:
Cho HS dự đoán và yêu cầu các em tính độ dài của hai đường gấp khúc để kiểm tra.
Bài 5:
Tổ chức cho HS thi xếp hình.
Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiều bạn xếp hình xong, đúng thì đội đó thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét.
Đọc tên hình theo yêu cầu.
Chu vi của hình tứ giác đó là:
5cm + 5cm + 5cm + 5cm + = 20cm
Các cạnh bằng nhau.
Bằng cách thực hiện phép nhân 5cm x 4.
Độ dài đường gấp khúc ABC dài: 5cm + 6cm = 11cm.
Đội dài đường gấp khúc AMNOPQC dài là: 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 1cm = 11cm.
TUẦN 35
Thứ hai ngày 9 tháng 5 năm 2011
Tiết 171 : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000.
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20.
- Biết xem đồng hồ.
II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ.HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập về hình học.
Sửa bài 3.Chu vi của hình tứ giác đó là:
5cm + 5cm + 5cm + 5cm + = 20cm. GV nhận xét 
3. Bài mới Giới thiệu: (1’) ghi tên lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1:Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
Bài 2:Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số, sau đó làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:Yêu cầu HS tính nhẩm và ghi kết quả tính vào ô trống.
Gọi HS tính nhẩm trước lớp.
Bài 4:Yêu cầu HS xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ.
GV nhận xét.
Bài 5:Hướng dẫn HS nhìn mẫu, chấm các điểm có trong hình, sau đó nối các điểm này để có hình vẽ như mẫu.(HS khá giỏi)
GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét.
Làm bài, sau đó 3 HS đọc bài của mình trước lớp.
HS nhắc lại cách so sánh số.
HS làm bài.
Thực hành tính nhẩm. Ví dụ: 9 cộng 6 bằng 15, 15 trừ 8 bằng 7.
HS xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ. Bạn nhận xét.
HS nhìn mẫu, chấm các điểm có trong hình, sau đó nối các điểm này để có hình vẽ như mẫu.
Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2011
Tiết 172: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng nhân chia đã học để tính nhẩm.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính chu vi hình tam giác.
II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ.HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung.
Sửa bài 4:Yêu cầu HS xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ.GV nhận xét.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’) ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
Bài 2: Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hành tính theo cột dọc, sau đó làm bài tập.Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3: Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác, sau đó làmbài.
Bài 4:Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán thuộc dạng toán gì?
-Muốn biết bao gạo cân nặng bao nhiêu kilôgam ta làm ntn?
Yêu cầu HS làm bài.
Bài 5: Số có 3 chữ số giống nhau là số có chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị cùng được viết bởi một chữ số.
Yêu cầu HS làm bài.
Nhận xét và bổ sung cho đủ 9 số có 3 chữ số giống nhau.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
HS xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ. Bạn nhận xét.
Làm bài, sau đó 3 HS đọc bài của mình trước lớp.
3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bao ngô cân nặng 35kg, bao gạo nặng hơn bao ngô 9kg. Hỏi bao gạo cân nặng bao nhiêu kilôgam?
Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.
Ta thực hiện phép cộng 35kg + 9kg.
Bài giải
	Bao gạo nặng là:
	35 + 9 = 44 (kg)
	Đáp số: 44kg.
(HS khá giỏi)
- 4 HS lên bảng viết số.
Thứ tư ngày 11 tháng 5 năm 2011
Tiết 173: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Biết xem đồng hồ.- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính.
- Biết tính chu vi hình tam giác.
II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ.HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung. Sửa bài 4. .GV nhận xét.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:Yêu cầu HS xem đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ.
Bài 2:Yêu cầu HS nhắc lại các so sánh các số có 3 chữ số với nhau, sau đó tự làm bài vào vở bài tập.
Bài 3:Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hành tính theo cột dọc, sau đó làm bài tập.
Bài 4:Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó nêu cách thực hiện tính.Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5:Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác, sau đó làm bài.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét.
Thực hiện yêu cầu của GV.
3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Chu vi của hình tam giác là:
5cm + 5cm + 5cm = 15cm
 hoặc 	5cm x 3 = 15cm.
Thứ năm ngày 12 tháng 5 năm 2011
Tiết 174: LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu
- Biết so sánh các số.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số.
- Biết giải bài toán về ít hơn có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ.HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung. Sửa bài 5 
Chu vi của hình tam giác là:
5cm + 5cm + 5cm = 15cm
 hoặc 	5cm x 3 = 15cm.GV nhận xét.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập.
Bài 2:Yêu cầu HS nhắc lại cách làm bài..(HS khá giỏi)
Bài 3:Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hành tính theo cột dọc, sau đó làm bài tập
Bài 4:Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Yêu cầu HS làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5:
Yêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, cách tính chu vi hình tam giác, sau đó làm bài.
Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Thi cuối kỳ 2.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét.
Tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
Làm bài, sau đó 2 HS đọc bài của mình trước lớp.
3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tấm vải xanh dài 40m, tấm vải hoa ngắn hơn tấm vải xanh 16m. Hỏi tấm vải hoa dài bao nhiêu mét?
Bài toán thuộc dạng ít hơn.
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
	Tấm vải hoa dài là:
	40 – 16 = 24 (m)
	Đáp số: 24m.
Thứ sáu ngày 13 tháng 5 năm 2011
Tiết 175 
 Kiểm tra định kì cuối học kì 2 
*********************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 2 T 3235.doc