Tiết : 26 Thứ ., ngày . tháng 10 năm 2003
Môn : Toán Tựa bài : 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ : 7 + 5
I. MỤC TIÊU : II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
Giúp học sinh :
1. Biết thực hiện phép cộng có nhớ dạng 7 + 5 .
2. Tự lập và học thuộc bảng công thức 7 cộng với một số.
3. Áp dụng phép tính cộng có nhớ dạng 7+5 để giải các bài tập có liên quan.
- Que tính. - Bảng gài.
III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
- Que tính. - Sách giáo khoa.
Tiết : 26 Thứ ., ngày . tháng 10 năm 2003 Môn : Toán Tựa bài : 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ : 7 + 5 I. MỤC TIÊU : II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN Giúp học sinh : Biết thực hiện phép cộng có nhớ dạng 7 + 5 . Tự lập và học thuộc bảng công thức 7 cộng với một số. Áp dụng phép tính cộng có nhớ dạng 7+5 để giải các bài tập có liên quan. Que tính. - Bảng gài. III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH - Que tính. - Sách giáo khoa. IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh PP&SD ĐDDH Ổn định : Khởi động. Bài cũ : Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : Dựa vào tóm tắt giải bài toán sau : Hà cao : 88 cm Ngọc cao hơm Hà : 5 cm Ngọc cao : cm ? Tính : 48 + 7 + 3 = 29 + 5 +4 = Nhận xét và cho điểm học sinh. Bài mới : Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi đề bài lên bảng. Phép cộng 7 + 5 : Bước 1 : Gùiới thiệu Nêu bài toán : Có 7 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ? Hỏi : Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính, ta làm thế nào ? Bước 2 : Tìm kết quả Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả. 7 que tính thêm 5 que tính là bao nhiêu que tính ? Yêu cầu học sinh nêu cách làm của mình Chú ý : Nếu học sinh không tự tìm được kết quả, giáo viên hướng dẫn 7 với 3 là 1 chục que tính, 1 chục với 2 que tính rời là 12 que tính. Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính. Yêu cầu 1 học sinh lên bảng đặt tính và tìm kết quả. Hãy nêu cách đặt tính của con. Con tính như thế nào ? Lập bảng các công thức 7 cộng với 1 số và học thuộc lòng : Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả trong phần bài học. Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả các phép tinh. Trong khi nghe học sinh báo cáo, giáo viên ghi lên bảng. Xoá dần các công thức cho học sinh học thuộc lòng các công thức. Luyện tập – Thực hành : Bài 1: Yêu cầu học sinh tự làm bài và ghi kết quả vào vở bài tập. Bài 2: Yêu cầu học sinh tự làm bài. Gọi học sinh lên bảng làm bài. Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn. Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính 7+3; 7+8. Bài 3: Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài. Tính nhẩm nghĩa là như thế nào ? Em có được dùng que tính, được đatë tính không? Yêu cầu học sinh làm bài, gọi 2 học sinh lên bảng. Yêu cầu học sinh so sánh kết quả của 7 + 8 và 7 + 3 +5. Hỏi : Tại sao? Rút ra kết luận : Khi biết 7 +8 = 15 có thể viết ngay kết quả 7 + 2 +5 = 15. Bài 4: Goi 1 học sinh đọc đề bài sau đó lên bảng ghi tóm tắt bài toán. Yêu cầu học sinh tự trình bày bài giải. Tại sao lại lấy 7 cộng 5 ? Bài 5: Yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài. Viết lên bảng 7 6 = 13 và hỏi : Cần điền dấu + hay dấu - . Vì sao? Điền dấu – có được không ? Yêu cầu học sinh đọc lại phép tính . Viết lên bảng 7 3 7 = 11 và yêu cầu học sinh suy nghĩ để điền được dấu thích hợp (có thể hướng dẫn học sinh thử). Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập. Củng cố – Dặn dò : Gọi 1 học sinh đọc lại bảng các công thức 7 cộng với một số. Gọi 1 học sinh khác nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 7 + 8. Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh về nhà học thuộc lòng bảng công thức 7 cộng với một số. Học sinh 1 thực hiện. Học sinh 2 thực hiện. Nghe và phân tích đề toán. Thực hiện phép cộng 7 + 5 Thao tác trên que tính để tìm kết quả (đếm). Là 12 que tính. Trả lời. Đặt tính Viết 7 rồi viết 5 xuống dưới, thẳng cột với 7. Viết dấu + và kẻ vạch ngang (3 học sinh trả lời). 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 vào cột đơn vị thẳng cột với 7 và 5, viết 1 vào cột chục (3 học sinh trả lời). Thao tác trên que tính. Học sinh nối tiếp nhau (theo bàn, hoặc tổ) lần lượt báo cáo kết quả của từng phép tính. 7 + 4 = 11 7 + 5 = 12 7 + 9 = 16 Thi học thuộc các công thức. Tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. Tự làm bài. Nhận xét bạn làm bài đúng/ sai. Tính nhẩm Tính nhẩm nghĩa là ghi luôn kết quả, không dùng que tính, không đặt tính. Học sinh làm bài, nhận xét bài bạn. Bằng nhau. Vì 3 + 5 = 8. Tóm tắt : Em : 7 tuổi Anh hơn em : 5 tuổi Anh : tuổi ? Bài giải Tuổi của anh là: 7 + 5 = 12 (tuổi) Đáp số : 12 tuổi Vì em 7 tuổi, anh lại hơn em 5 tuổi, muốn tính tuổi anh ta phải lấy tuổi em cộng với phần hơn. Đọc đề bài. Điền dấu +, vì 7 + 6 = 13 Không được vì 7 trừ 6 không bằng 13. Đọc : 7 + 6 = 13. Suy nghĩ và trả lời : 7 – 3 + 7 = 11 Học sinh làm bài. Ph.pháp luyện tập Que tính Thực hành Ph.pháp luyện tập Thi đua Ph.pháp luyện tập Vở bài tập @ Kết quả : .... .
Tài liệu đính kèm: