Giáo án Toán 2 - Tuần 8 đến 31 - Năm học 2018-2019

Giáo án Toán 2 - Tuần 8 đến 31 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được phép chia. Biết quan hệ phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành hai phép chia.

II.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia.

Mục tiêu: Bước đầu nhận biết phép chia trong mối quan hệ với phép nhân

Cách tiến hành:

1.Nhắc lại phép nhân 3 x 2 = 6

- Mỗi phần có 3 ô. Hỏi 2 phần có mấy ô?

- HS viết phép tính 3 x 2 = 6

2.Giới thiệu phép chia cho 2

- GV kẻ một vạch ngang (như hình vẽ)

- GV hỏi: 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần có mấy ô?

- GV nói: Ta đã thực hiện một phép tính mới là phép chia “Sáu chia hai bằng ba”.

- Viết là 6 : 2 = 3. Dấu : gọi là dấu chia

3. Giới thiệu phép chia cho 3

- Vẫn dùng 6 ô như trên.

- GV hỏi: có 6 chia chia thành mấy phần để mỗi phần có 3 ô?

- Viết 6 : 3 = 2

4. Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia

- Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có 6 ô.

 3 x 2 = 6

- Có 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô.

 6 : 2 = 3

- Có 6 ô chia mỗi phần 3 ô thì được 2 phần

 6 : 3 = 2

 

doc 114 trang Người đăng haibinhnt91 Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 2 - Tuần 8 đến 31 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn: 26/10/1018
Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2018
Môn: Toán
Bài: 36 + 15
I.MỤC TIU:
 - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 36+ 15 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết).
 - Củng cố phép cộng dạng 6 + 5; 36 + 5.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn.
*Mục tiêu: Hs biết 36 + 25=61
*Cách tiến hành:
-GV giới thiệu phép cộng 36 + 25
-Gv nêu bài: “có 36 que tính thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
-Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm tính gì? 
-Ta lấy mấy cộng mấy? - ghi bảng
-GV cho HS thao tác trên vật thật tại chỗ để tìm kquả
- Vậy 36 cộng 25 bằng bao nhiêu?
-GV ghi bảng. -Gv cho HS đặt tính và tính
-Cho vài em nêu lại cách tính.-Nhận xét. 
*Hoạt động 2: Thực hành
*Mục tiêu: Củng cố phép cộng dạng 6 + 5; 36 + 5.
*Cách tiến hành:
BT1: HS tự làm -1 em nêu kết quả?
BT2: HS làm vào bảng con
(đặt tính nối tính, biết các số hạng)
-36 và 18; 24 và 19; 35 và 26
-GV nhận xét
BT3: HS tự giải vào vở-1 em lên bảng giải theo hình ve.
4. Kết luận:
- Nhận xét tiết học. Hỏi củng cố lại bài.
- Dặn dò HS học ở nhà.
==========================================================
Ngày soạn: 28/10/1018
Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2018
Môn: Toán 
Bài: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIU:
 	- Giúp học sinh rèn kĩ năng cộng qua 10 (có nhớ) các số trong phạm vi 100.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
*Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kĩ năng cộng qua 10 (có nhớ) các số trong phạm vi 100.
*Cách tiến hành:
Bài1: Tính nhẩm.
-HD cho học sinh tự giải.
-Nhận xét.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
-Hướng dẫn cho học sinh tìm tổng, gợi ý cho học sinh làm bài. 
-Theo dõi, uốn nắn học sinh.
-Nhận xét, biểu dương.
Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
-Ghi tóm tắt lên bảng, HD học sinh giải.
-Gọi 1 học sinh lên bảng giải, học sinh khác làm nháp để nhận xét.
-Theo dõi học sinh làm bài.
-Nhận xét học sinh, biểu dương học sinh làm tốt, đúng.
Bài 5a: Trong hình bên:
-Hướng dẫn học sinh quan sát hình, làm bài tập.
-Nhận xét.
4. Kết luận:
- Nhận xét tiết học. Hỏi củng cố lại bài.
- Dặn dò HS học ở nhà.
==========================================================
Ngày soạn: 29/10/1018
Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2018
Môn: Toán
BÀI: BẢNG CỘNG
I. MỤC TIU:
- HD Học sinh lập bảng cộng.
- Giúp Hs củng cố việc ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng có nhớ.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động1: Hướng dẫn.
*Mục tiêu: HD Học sinh lập bảng cộng.
*Cách tiến hành:
-Hướng dẫn ghi bài:
-9 + 2 = Gọi học sinh nêu kết quả hoặc viết trên bảng 9 + 2 = 11.
-Giáo viên ghi bảng – làm tương tự cho hết bảng cộng “9 cộng với 1 số”
-Giáo viên tổ chức cho học sinh ôn lại bảng cộng “9 cộng với 1 số”
-Tiếp theo giáo viên tổ chức cho học sinh tự nêu: 2 + 9 = 11, 3 + 9 = 12  8 + 9 = 17.
-Giáo viên chỉ vào 9 + 2 = 11
-Giáo viên hỏi vậy 2 + 9 = ?
-Gọi học sinh trả lời nêu kết quả 2 + 9 = 11
-Thông qua hoạt động nêu trên, học sinh nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng và lập các phần còn lại của bảng cộng: 2 + 9 = 11; 3 + 9 = 12; 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập bảng cộng “8 cộng với 1 số” , “7 cộng với 1 số”, “6 cộng với 1 số”
-Vài học sinh nhắc lại bảng cộng.
*Hoạt động 2: Thực hành.
*Mục tiêu: Giúp Hs củng cố việc ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng có nhớ.
*Cách tiến hành:
Bài 1,2: Học sinh chép vào vở và tự làm bài. -Sửa bài theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài 3: Bài toán.
-Gọi học sinh đọc và tóm tắt bài toán rồi giải.
-Hướng dẫn học sinh cách giải.
-Gọi học sinh lên bảng giải toán.
-Nhận xét biểu dương.
4. Kết luận:
- Nhận xét tiết học. Hỏi củng cố lại bài.
- Dặn dò HS học ở nhà.
===========================================
Ngày soạn: 30/10/1018
Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2018
Môn: Toán 
Bài: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIU:
 - Giúp Hs cũng cố cộng nhẫm trong phạm vi bảng cộng ( có nhớ)
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Luyện tập.
*Mục tiêu: Giúp Hs cũng cố cộng nhẫm trong phạm vi bảng cộng ( có nhớ)
*Cách tiến hành:
Bài 1: Cho học sinh thi đua nêu kết quả tính nhẫm trong từng cột tính.
-Giáo viên cho học sinh khác nhận xét sửa sai.
Bài 3:
-Hướng dẫn học sinh tính.
-Nhận xét.
Bài 4: Bài toán:
-Ghi bài toán lên bảng, gọi học sinh đọc lại, cá nhân đồng thanh.
-Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán.
-Gọi học sinh lên bảng giải toán.
-Theo dõi nhận xét, uốn nắn học sinh.
4. Kết luận:
- Nhận xét tiết học. Hỏi củng cố lại bài.
- Dặn dò HS học ở nhà.
=========================================
Ngày soạn: 31/10/1018
Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2018
Môn: Toán
Bài: PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100
I. MỤC TIU:
 - Giúp học sinh,Tự thực hiện phép cộng có nhớ tổng bằng 100.
- Giúp Hs vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn.
*Mục tiêu: Giúp học sinh,Tự thực hiện phép cộng có nhớ tổng bằng 100.
*Cách tiến hành:
-Giáo viên giới thiệu phép tính cộng 83 + 17.
-Giáo viên hỏi:
-83 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
-17 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
-Muốn biết tổng của 83 và 17 bằng bao nhiêu ta thực hiện phép tính gì?
-Giáo viên ghi bảng
-Giáo viên yêu cầu học sinh tự kiểm tra cách đặt tính và viết kết quả tính (đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục)
-Cho học sinh nhắc lại cách tính
-Vậy 83 + 17 bằng bao nhiêu?
*Hoạt động 2: Thực hành
*Mục tiêu: Giúp Hs vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán.
*Cách tiến hành:
-Hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập.
Bài1:
-Học sinh chép bài vào vở và làm bài.
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính.
Bài 2:
-Hướng dẫn học sinh tự tính nhẩm theo mẫu. Học sinh nhìn vào SGK nêu 30 + 70 ta nhẩm: 3 chục cộng 7 chục bằng 10 chục, bằng 100, vậy 30 + 70 = 100
-Tương tự học sinh tính các phép tính còn lại.
Bài 4:
-Ghi đề bài lên bảng, gọi học sinh đọc lại.
-Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán.
-Gọi ý cho học sinh lên giải.
-Gọi học sinh lên bảng giải, nhận xét, biểu dương học sinh làm đúng. 
4. Kết luận:
- Nhận xét tiết học. Hỏi củng cố lại bài.
- Dặn dò HS học ở nhà
==========================================================
TUẦN 9
Ngày soạn: 3/11/1018
Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2018
Môn: Toán
Bài: LÍT
I. Mục tiêu:
- Bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích (sức chứa). Biết sử dụng chai 1 lít hoặt ca 1 lít để đo, đong nước, dầu Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít.
- Biết cộng trừ các số đo theo đơn vị lít. Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Làm quen với biểu tượng dung tích.
*Mục tiêu: Bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích (sức chứa).
 *Cách tiến hành:
-Giới thiệu ca 1 lít (chai 1 lít). Đơn vị lít.
iết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít .
Truyền đạt : Để biết trong cốc, ca, can có bao nhiêu lít nước . Ta dùng đơn vị là lít. Lít viết tắt là (l).
-Giáo viên viết bảng : Lít (l).
*Hoạt động 2: Luyện tập -thực hành.
*Mục tiêu: Biết cộng trừ các số đo theo đơn vị lít. Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
*Cách tiến hành:
-Bài 1: Yêu cầu gì ?
Ba lít
Mười lít
Hai lít
Năm lít
3l
10l
2l
5l
Bài 2:
-Hướng dẫn làm theo mẫu.
-Nhận xét.
Bài 4: Yêu cầu gì ?
-Muốn biết cả hai lần bán được bao nhiêu lít nước mắm ta làm thế nào ?
-Chấm vở, nhận xét.
4. Kết luận:
- Nhận xét tiết học. Hỏi củng cố lại bài.
- Dặn dò HS học ở nhà.
======================================
Ngày soạn: 4/11/1018
Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2018
Môn: Toán
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố đơn vị đo thể tích lít (l). Thực hiện phép tính cộng trừ với số đo thể tích (l). Giải toán có lời văn..
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Luyện tập.
*Mục tiêu: Củng cố đơn vị đo thể tích lít (l). Thực hiện phép tính cộng trừ với số đo thể tích (l). Giải toán có lời văn..
*Cách tiến hành:
-Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Tính:
-Em nêu cách tính 35l – 12l ?
-Nhận xét.
Bài 2: Số ? 
-Trực quan với cốc nước 1l, 2l, 3l.
-Hỏi:Có mấy cốc nước ?
-Đọc số đo trên cốc.
-Bài toán yêu cầu gì ?
-Em làm như thế nào để tính số nước của 3 cốc ?
-Kết quả là bao nhiêu ?
-Nhận xét.
Bài 3: Yêu cầu gì ?
-Bài toán thuộc dạng gì ?
-Nhận xét.
4. Kết luận:
- Nhận xét tiết học. Hỏi củng cố lại bài.
- Dặn dò HS học ở nhà.
==================================
Ngày soạn: 5/11/1018
Thứ tư ngày 7 tháng 11 năm 2018
Môn: Toán
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học, phép cộng các số kèm theo đơn vị:kg,l
- Biết số hạng, tổng. 
- Biết giải bài toán với một phép cộng.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Làm bài tập.
*Mục tiêu: Củng cố tính cộng nhẩm và viết kể cả cộng các số đo với đơn vị là kilôgam hoặc lít.
*Cách tiến hành:
Bài 1:
Bài 2: Treo tranh .
-Đặt câu hỏi hướng dẫn.
-Bài toán cho biết gì?Bài toán hỏi gì ?
-Muốn biết cả hai bao nặng bao nhiêu kg em thực hiện như thế nào?
-Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống(bỏ 2 cột cuối)
-Em cho biết 63 + 29 = ?
-Nhận xét.
Bài 4: Yêu cầu gì ?
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Nhận xét.
4. Kết luận:
- Nhận xét tiết học. Hỏi củng cố lại bài.
- Dặn dò HS học ở nhà.
=====================================
Ngày soạn: 6/11/1018
Thứ năm ngày 8 tháng 11 năm 2018
Môn: Toán
Bài: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-Kiểm tra kết quả học tập của học sinh về :
-Kĩ năng thực hiện phép cộng qua 10 (cộng có nhớ dạng tính viết)
-Nhận dạng về hình chữ nhật (nối các điểm)
-Giải toán có lời văn liên quan tới đơn vị là kg. l (dạng nhiều hơn, ít hơn)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bài dạy, tranh minh hoạ
 -Xem trước bài 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Kiểm tra
*Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng thực hiện phép cộng có nhớ qua 10, nhận dạng về hình chữ nhật, giải toán có lời văn và kèm tên đơn vị kg, l.
*Cách tiến hành:
Bài 1: Tính 
 15 36 48 29 37 50
+17 +19 +18 +44 +13 +39
Bài 2: Đặt tính rồi tính, biết các số hạng là :
a/ 30 và 25
b/ 19 và 24
c/ 37 và 36
Bài 3: Tháng trước mẹ mua con lợn 29 kg về nuôi, tháng sau nó tăng them 12kg nữa. Hỏi tháng sau con lợn đó nặng bao nhiêu ki ... hi thực hiện ta thực hiện từ phải qua trái. Đơn vị cộng đơn vị, chục cộng với chục, trăm cộng với trăm .
Hoạt động 2: Thực hành 
Mục tiêu: Làm các bài toán ứng dụng
Làm việc cá nhân
 + Bài 1: Tính 
- Cho HS đọc yêu cầu 
- Cho HS làm bài 
Chốt : Khi thực hiện tính ta thực hiện như thế nào ?
 + Bài 2: Đặt tính rồi tính 
- Cho HS làm bài 
- Cùng HS nhận xét 
Chốt :Cho HS nêu lại cách đặt tính 
 + Bài 3: Tính nhẩm 
- Cho HS thi đua theo nhóm 
3)Củng cố:
- Nhận xét tiết học
=================================================
TUẦN 31
Ngày soạn:20/4/2019
Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2019
TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
-Biết cách làm tính cộng(không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Biết tính chu vi hình tam giác.
- BT cần làm: Bài 1, Bài 2 (cột 1, 3), Bài 4, Bài 5
II. CÁC HOẠT ĐỘNG
v Hoạt động 1: luyện tập 
Mục tiêu: Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng không nhới trong phạm vi 100. Biết giải bài toán về nhiều hơn
Làm việc cá nhân-cả lớp
Bài 1: Tính 
-Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 1 HS đọc bài trước lớp.
-Nhận xét và khen ngợi.
Bài 2: Đặt tính rồi tính : 
-Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.
a) 245 + 321 , 217 + 752 
b) 68 + 27 , 61 + 29
-Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: Giải toán có lời văn 
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Giúp HS phân tích đề toán và vẽ sơ đồ:
+ Con gấu nặng bao nhiêu kg?
+ Con sư tử nặng ntn so với con gấu?( Vì con sư tử nặng hơn con gấu nên đoạn thẳng biểu diễn số cân nặng của sư tử cần vẽ dài hơn đoạn thẳng biểu diễn số cân nặng của gấu).
+ Để tính số cân nặng của sư tử, ta thực hiện phép tính gì?
Yêu cầu HS viết lời giải bài toán.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5 : Tính chu vi hình tam giác ABC 
- Hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác?
-Yêu cầu HS nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC.
-Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu cm?
 _ Tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng .
-Nhận xét HS.
lưu ý : Bài tập 2 câu b là phép tính có nhớ 
Củng cố – Dặn dò:
 Tổ chức cho HS đố bạn 
Bài 3: Hình nào đã khoanh vào ¼ số con vật 
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK, sau đó TLCH:
+ Hình nào được khoanh vào ¼ số con vật?
+ Vì sao em biết điều đó?
+ Hình b đã khoanh vào một phần mấy số con vật? Vì sao em biết điều đó?
Nhận xét và khen ngợi HS.
Chuẩn bị: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
=================================================
Ngày soạn:21/4/2019
Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2019
TOÁN 
PHÉP TRỪ ( KHÔNG NHỚ ) TRONG PHẠM VI 1000
I . MỤC TIÊU
-Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
-Biết trừ nhẩm các số tròn trăm.
-Biết giải bài toán về ít hơn
- BT cần làm: Bài 1 (cột 1, 2); Bài 2 (phép tính đầu và phép tính cuối); Bài 3; Bài 4
II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
v Hoạt động 1 Hướng dẫn trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ ) 
Mục tiêu: Biết cách làm tính trừ ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000
Làm việc cả lớp
a) Giới thiệu phép trừ:
-GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK.
-Muốn biết còn lại bao nhiêu hình vuông, ta làm thế nào?
-Nhắc lại bài toán và đánh dấu gạch 214 hình vuông như phần bài học.
b) Đi tìm kết quả:
-Yêu cầu HS QS hình biểu diễn phép trừ và hỏi:
-Phần còn lại có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông?
-4 trăm, 2 chục, 1 hình vuông là bao nhiêu hình vuông?
-Vậy 635 trừ 214 bằng bao nhiêu?
c) Đặt tính và thực hiện tính:
-Nêu yêu cầu: Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 3 chữ số, hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính trừ 635 – 214.
-Nếu HS đặt tính đúng, GV cho HS nêu lại cách đặt tính của mình, sau đó cho 1 số em khác nhắc lại. Nếu HS đặt tính chưa đúng, GV nêu cách đặt tính cho HS cả lớp cùng theo dõi.
* Đặt tính:
-Yêu cầu HS dựa vào cách thực hiện tính trừ với các số có 2 chữ số để tìm cách thực hiện phép tính trên. yêu cầu HS cả lớp nhắc lại cách tính và thực hiện tính 635 – 214.
-Tổng kết thành quy tắc thực hiện tính trừ và cho HS học thuộc:
+ Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
+ Tính: Trừ từ phải sang trái, đơn vị trừ đơn vị, chục trừ chục, trăm trừ trăm.
- Yêu cầu HS lên tính 
Lưu ý : Đây là dạng toán trừ trong phạm vi 1000 không có nhơ , tránh nhầm lẫn với dạng toán trừ có nhớ 
v Hoạt động 2: thực hành
Mục tiêu: Biết trừ nhẩm các số tròn trăm. Biết giải bài toán về ít hơn.
 Làm việc cá nhân - cả lớp
Bài 1: Tính 
-Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét và khen ngợi HS.
Bài 3: Tính nhẩm 
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp, mỗi HS chỉ thực hiện 1 phép tính.
Chữa bài, nhận xét HS.
 Bài 4 Giải toán có lời văn 
- Gọi HS nhận dạng đề 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức 
Lưu ý : Bài tập 2 lưu ý cách đặt tính
Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
=================================================
Ngày soạn:22/4/2019
Thứ tư ngày 24 tháng 4 năm 2019
TOÁN 
LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU 
-Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, trừ có nhớ trong phạm vi 1000.
-Biết giải toán bài toán về ít hơn.
- BT cần làm: Bài 1, Bài 2 (cột 1), Bài 3 (cột 1, 2, 4), Bài 4.
II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
v Hoạt động 1: thực hành
Mục tiêu: Biết cách làm tính trừ ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết giải bài toán về ít hơn
Làm việc nhóm lớn – cá nhân – cả lớp
Bài 1: Tính 
-Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả của bài toán.
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
-Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc đặt tính và thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số.
-Yêu cầu HS làm bài nhóm .
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống :
-Yêu cầu HS tìm hiểu đề bài.
-Chỉ bảng và cho HS đọc tên các dòng trong bảng tính: Số bị trừ, số trừ, hiệu.
-Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
-Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
-Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
-Yêu cầu HS làm bài.
-Chữa bài và khen ngợi HS.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS phân tích bài toán và vẽ sơ đồ bài toán, sau đó viết lời giải.
-Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Lưu ý : BT 2 câu b là dạng toán trừ có nhớ 
Củng cố – Dặn dò 
Tổ chức cho HS chơi trò Ai nhanh ai đúng 
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng 
-Vẽ hình như phần bài tập lên bảng và đánh số từng phần của hình.
-Hỏi: Hình tứ giác có mấy cạnh và có mấy đỉnh?
-Yêu cầu HS tìm tất cả các hình tứ có trong hình trên.
-Vậy có tất cả mấy hình tứ giác?
-Đáp án nào đúng?
Chuẩn bị: Luyện tập chung. 
=================================================
Ngày soạn:23/4/2019
Thứ năm ngày 25 tháng 4 năm 2019
TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I .MỤC TIÊU 
-Biết cách làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100, làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm.
- BT cần làm: Bài 1 (phép tính 1, 3, 4), Bài 2 (phép tính 1, 2, 3), Bài 3 (cột 1, 2), Bài 4 (cột 1, 2)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
v Hoạt động 1: Thực hành
Mục tiêu: Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số. Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm
Bài 1: Tính 
-Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả của bài toán.
Bài 2 : Tính 
Yêu cầu Cả lớp làm vào vở 
Bìa 3 : Tính nhẩm
- Tổ chức cho Đố miệng nêu kết quả 
Nhận xét tuyên dương 
Bài 4:
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Tổ chức cho HS chơi trò Ai nhanh ai đúng chữa bài, sau đó yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
Lưu ý :Bài tập 1 ,2 là dạng toán cộng ,trừ có nhớ 
Củng cố – Dặn dò 
Bài 5:
-Tổ chức cho HS thi vẽ hình.
-Hướng dẫn HS nối các điểm nốc trước, sau đó mới vẽ hình theo mẫu.
-Tổ nào có nhiều bạn vẽ đúng, nhanh nhất là tổ thắng cuộc.
- Tổng kết tiết học.
- Chuẩn bị: Tiền Việt Nam.
=================================================
Ngày soạn:24/4/2019
Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm 2019
TOÁN 
TIỀN VIỆT NAM
I . Mục tiêu : 
- Nhận biết được đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng.
-Nhận biết một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng
- Biết thực hành đổi tiền trong trường hợp đơn giản.
-Biết làm các phép cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- BT cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
v Hoạt động 1: Giới thiệu các loại giấy bạc
Mục tiêu: Nhận biết được đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Nhận biết được một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng
Làm việc cả lớp
-Giới thiệu: Trong cuộc sống hằng ngày, khi mua bán hàng hóa ta dùng vật gì để mua ?
- Gọi HS nêu 1số loại giấy bạc mà em biết 
 -Yêu cầu HS tìm tờ giấy bạc 100 đồng.
-Hỏi: Vì sao con biết là tờ giấy bạc 100 đồng?
-Yêu cầu HS lần lượt tìm các tờ giấy bạc loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, sau đó nêu đặc điểm của các tờ giấy bạc này tương tự như với tờ 100 đồng.
v Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: Biết thực hành đổi tiền trong trường hợp đơn giản. Biết làm các phép cộng, trừ các số với đơn vị là đồng 
Làm việc cá nhân- cả lớp
Bài 1:Nêu bài toán: Mẹ có 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Mẹ muốn đổi lấy loại giấy bạc 100 đồng. Hỏi mẹ nhận được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng?
Vì sao đổi 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng lại nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng?
-Yêu cầu HS nhắc lại kết quả bài toán. 
-Có 500 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng?
-Vì sao?
-Tiến hành tương tự để HS rút ra: 1000 đồng đổi được 10 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
Bài 2: Số 
-Gắn các thẻ từ ghi 200 đồng như phần a lên bảng.
-Nêu bài toán: Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng?
Vì sao?
-Gắn thẻ từ ghi kết quả 600 đồng lên bảng và yêu cầu HS tự làm tiếp bài tập.
b) Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng?
Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 
Bi 4 : Tính 
 Gọi HS làm bài bảng lớp 
Lưu ý : Cách đổi tiền cần nắm kĩ giá trị của các lọai tờ giấy bạc 
Củng cố – Dặn dò 
- Tổ chức cho HS iết kiệm tiền. chơi trò Đi chợ 
Giáo dục HS ý thức t
Chuẩn bị: Luyện tập.
=======================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_2_tuan_8_den_31_nam_hoc_2018_2019.doc