TOÁN
GIỜ, PHÚT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Nhận biết được 1 giờ có 60 phút; cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6.
- Bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
2. Kỹ năng:
- Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm và các khỏang thời gian 15 phút và 30 phút) và việc sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày.
3. Thái độ:
- Ham thích học Toán.
TOÁN GIỜ, PHÚT I. MỤC TIÊU Kiến thức: Giúp HS: Nhận biết được 1 giờ có 60 phút; cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6. Bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút. Kỹ năng: Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm và các khỏang thời gian 15 phút và 30 phút) và việc sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày. Thái độ: Ham thích học Toán. II. CHUẨN BỊ GV: Mô hình đồng hồ (bằng nhựa hoặc bằng bìa). Đồng hồ để bàn và đồng hồ điện tử (nếu có). HS: Vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung. Sửa bài 4 Số con thỏ có tất cả là: 5 x 4 = 20 (con) Đáp số 20 con thỏ. GV nhận xét 3.Giới thiệu: (1’) Giờ, phút. 4.Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Giới thiệu cách xem giờ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6. +MT : Giúp HS biết cách xem giờ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6. +PP : Động não, vấn đáp, thực hành. GV nói: “Ta đã học đơn vị đo thời gian là giờ. Hôm nay ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác, đó là phút. Một giờ có 60 phút”. GV viết: 1 giờ = 60 phút. GV sử dụng mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vào 8 giờ. Hỏi HS: “Đồng hồ đang chỉ mấy giờ?” GV quay tiếp các kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói: “ Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15 phút” rồi viết: 8 giờ 15 phút. Sau đó tiếp tục quay kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ số 6 và nói: “Lúc này đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi) GV ghi: 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi. GV gọi HS lên bảng làm các công việc như nêu trên để cả lớp theo dõi và nhận xét. GV yêu cầu HS tự làm trên các mô hình đồng hồ của từng cá nhân, lần lượt theo các lệnh, chẳng hạn: “Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ; 10 giờ 15 phút; 10 giờ 30 phút”. v Hoạt động 2: Thực hành +MT : Giúp HS vận dụng kiến thức giải đúng các bài tập. +PP : Động não, thực hành. Bài 1 : HS tự làm bài rồi chữa bài. GV có thể hướng dẫn HS trước hết quan sát kim giờ (để biết đồng hồ đang chỉ mấy giờ) sau đó quan sát kim phút để biết đồng hồ chỉ bao nhiêu phút (15 phút hay 30 phút) rồi trả lời câu hỏi theo yêu cầu. Bài 2 : HS xem tranh, hiểu các sự việc và họat động được mô tả qua tranh vẽ. Xem đồng hồ. Lựa chọn giờ thích hợp cho từng bức tranh. Trả lời câu hỏi của bài toán. Ví dụ: “Tranh vẽ Mai ngủ dậy lúc 6 giờ thì ứng với đồng hồ C”. Bài 3 : HS làm bài rồi chữa bài. Lưu ý yêu cầu của đề bài là thực hiện các phép tính cộng, trừ trên số đo thời gian với đơn vị là giờ. HS không được viết thiếu tên đơn vị “giờ” ở kết quả tính. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) GV có thể vẽ mặt các đồng hồ được tô màu ¼ hay ½ mặt đồng hồ để giúp HS thấy được kim phút quay được ¼ vòng tròn (từ số 2 đến số 3) trong 15 phút; kim phút quay được ¼ vòng tròn (từ số 12 đến số 6) trong 30 phút. Trò chơi: GV gọi hai HS (hoặc nhiều hơn) lên bảng kèm theo mô hình đồng hồ cá nhân và yêu cầu, chẳng hạn: “Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ rưỡi”. Chuẩn bị: Thực hành xem đồng hồ. Hát 2 HS lên bảng thực hiện. Bạn nhận xét - Hoạt động lớp, cá nhân. HS lắng nghe HS lặp lại Đồng hồ đang chỉ 8 giờ HS lặp lại HS lặp lại HS lên bảng làm theo hiệu lệnh của GV. Bạn nhận xét HS tự làm trên các mô hình đồng hồ chỉ: 10 giờ; 10 giờ 15 phút; 10 giờ 30 phút - Hoạt động lớp, cá nhân. HS tự làm bài rồi chữa bài. HS xem tranh và trả lời câu hỏi của bài toán. Bạn nhận xét HS làm bài rồi chữa bài HS thi đua đặt đúng kim đồng hồ. Ai nhanh hơn được cả lớp hoan nghênh.
Tài liệu đính kèm: