Tiết : 51 Thứ ., ngày . . tháng năm 2003
Môn : Toán Tựa bài : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU : II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
Giúp học sinh củng cố về:
· Các phép trừ có nhớ dạng 11-5; 31-5; 51-15.
· Tìm số hạng trong một tổng.
· Giải bài toán có lời văn (toán đơn 1 phép trừ )
· Lập phép tính từ các số và dấu cho trước. - Đồ dùng phục vụ trò chơi.
III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
- Sách giáo khoa.
- Vở bài tập.
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Tiết : 51 Thứ ., ngày .... tháng năm 2003 Môn : Toán Tựa bài : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN Giúp học sinh củng cố về: Các phép trừ có nhớ dạng 11-5; 31-5; 51-15. Tìm số hạng trong một tổng. Giải bài toán có lời văn (toán đơn 1 phép trừ ) Lập phép tính từ các số và dấu cho trước. Đồ dùng phục vụ trò chơi. III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH Sách giáo khoa. Vở bài tập. IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh PP&SD ĐDDH Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên bài lên bảng. Dạy - học bài mới : Bài 1: Yêu cầu học sinh tự nhẩm và ghi kết quả. Bài 2: Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài. Hỏi: khi đặt tính phải chú ý điều gì ? Yêu cầu 3 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm hai con tính. Cả lớp làm vào Vở bài tập. Ycầu HS nêu rõ cách đặt tính và th.hiện các phép tính sau: 71-9; 51-35; 29+6. Nhận xét và cho điểm học sinh. Bài 3: Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc về tìm số hạng trong 1 tổng rồi cho các em làm bài. Bài 4: 24 71-5 11-6 71-5 48 Yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài, gọi 1 học sinh lên bảng tóm tắt. Hỏi : Bán đi nghĩa là thế nào? Muốn biết còn lại bao nhiêu kilôgam táo ta phải làm gì ? Yêu cầu học sinh trình bày bài giải vào Vở bài tập rồi gọi 1 học sinh đọc chữa. Nhận xét và cho điểm học sinh. Bài 5: Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu của bài. Viết lên bảng : 9 6 = 15 và hỏi : Cần điền dấu gì , + hay - ? Vì sao ? Có điền dấu – được không ? Y.cầu HS tự làm bài sau đó gọi 3 HS đọc chữa bài, mỗi HS đọc chữa 1 cột tính. Lưu ý: có thể cho học sinh nhận xét để thấy rằng : Ta luôn điền dấu + vào các phép tính có các số thành phần nhỏ hơn kết quả. Luôn điền dấu – vào phép tính có ít nhất 1 số lớn hơn kết quả. Củng cố – dặn dò : Nếu còn thời gian giáo viên tổ chức cho học sinh chơi : Kiến tha mồi. Chuẩn bị: một số mảnh bìa hoặc giấy hình hạt gạo có ghi các phép tính chưa có kết quả hoặc các số có 2 chữ số. Chẳng hạn: Cách chơi: chọn hai đội chơi. Mỗi đội có 5 chú kiến. Các đội chọn tên cho đội mình (Kiến vàng/Kiến đen). Khi vào cuộc chơi, giáo viên hô to một số là kết quả của 1 trong các phép tính được ghi trong các hạt gạo, chẳng hạn “sáu mươi sáu” (hoặc hô một phép tính có kết quã là số ghi trên hạt gạo, chẳng hạn “31 trừ 7” ). Sau khi giáo viên dứt tiếng hô, mỗi đội cử một bạn kiến lên tìm mồi, nếu tìm đúng thì tha được mồi về tổ. Kết thúc cuộc chơi, đội nào tha được nhiều mồi hơn là đội thắng cuộc. Học sinh làm bài sau đó nối tiếp nhau (theo bàn hoặc theo tổ) đọc kết quả từng phép tính. Đặt tính rồi tính. Phải chú ý sau cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục. Làm bài cá nhân. Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng về đặt tính, thực hiện tính. 3 học sinh lần lượt trả lời. Lớp nhận xét. Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. Làm bài tập. 1 HS đọc chữa bài. Lớp tự kiểm tra bài mình. Tóm tắt Có : 51 kg Bán đi : 26 kg Còn lại : kg ? Bán đi nghĩa là bớt đi, lấy đi. Thực hiện phép tính : 51 – 26. Bài giải Số kilôgam táo còn lại là : 51 – 26 = 25 (kg) Đáp số : 25 kg táo. Điền dấu +hay– vào chỗ trống Điền dấu + vì 9 + 6 = 15 Không vì 9 – 6 = 3, không bằng 15 như đầu bài yêu cầu. Làm bài sau đó theo dõi bài chữa của bạn, ktra bài mình. @ Kết quả : .. .
Tài liệu đính kèm: