Tiết : 21 Thứ ., ngày . tháng . năm 200.
Môn : Toán Tựa bài : 38 + 25
I. MỤC TIÊU : II. CHUẨN BỊ CỦA GV
Giúp học sinh :
1. Biết thực hiện phép cộng có nhớ dạng 38 + 25 .
2. Biết áp dụng phép cộng trên để giải các bài tập có liên quan.
3. Yêu thích toán học. - Que tính.
- Bảng gài.
III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
- Vở bài tập.
- Bộ học toán.
Tiết : 21 Thứ ., ngày . tháng . năm 200... Môn : Toán Tựa bài : 38 + 25 I. MỤC TIÊU : II. CHUẨN BỊ CỦA GV Giúp học sinh : Biết thực hiện phép cộng có nhớ dạng 38 + 25 . Biết áp dụng phép cộng trên để giải các bài tập có liên quan. Yêu thích toán học. Que tính. Bảng gài. III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH Vở bài tập. Bộ học toán. IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh PP&SD ĐDDH Ổn định : Khởi động. Bài cũ : Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : Đặt tính rồi tính : 48+5 ; 29+8. Giải bài toán : Có 28 hòn bi, thêm 5 hòn bi. Hỏi tất cả có bao nhiêu hòn bi? Bài mới : Giới thiệu bài : Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ học về phép cộng có nhớ dạng 38+25. Phép cộng 38 + 25 : Bước 1 : Gùiới thiệu Nêu bài toán : Có 38 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ? Để biết tất cả có bao nhiêu que tính, ta làm thế nào ? Bước 2 : Tìm kết quả Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả. Có tất cả bao nhiêu que tính ? Vậy 38 cộng 25 bằng bao nhiêu ? Lưu ý: Nếu học sinh không tự tìm được, giáo viên có thể sử dụng bảng gài và que tính đểå hướng dẫn các em tìm kết quả như ở bài 49+25. Bước 3 : Đặt tính và th.hiện phép tính Yêu cầu 1 học sinh lên bảng đặt tính, các học sinh khác làm bài ra nháp. Hỏi: Em đặt tính như thế nào? Nêu lại cách thực hiện phép tính của em. Yêu cầu học sinh khác nhắc lại cách đặt tính, thực hiện phép tính 38+25. Luyện tập - Thực hành : Bài 1 : Yêu cầu học sinh tự làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài . Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng. Bài 2 : Hỏi : Bài toán yêu cầu làm gì ? Số thích hợp trong bài là số như thế nào? Làm thế nào để tìm tổng của các số hạng đã biết ? Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, các học sinh khác làm vào vở bài tập. Yêu cầu nhận xét bài của bạn. Kết luận và cho điểm học sinh. Bài 3 : Gọi 1 học sinh đọc đề bài. Vẽ hình lên bảng và hỏi : Muốn biết con kiến phải đi hết đoạn đường dài bao nhiêu dm, ta làm như thế nào ? Yêu cầu học sinh tự giải bài tập vào vở. Bài 4 : Bài toán yêu cầu ta làm gì? Khi muốn so sánh các tổng này với nhau, ta làm gì trước tiên? Yêu cầu học sinh làm bài. Khi so sánh 9+7 và 9+6, ngoài cách tính tổng rồi so sánh, ta còn cách nào khác không? Không cần thực hiện phép tính, hãy giải thích vì sao 9 + 8 = 8 + 9 ? Nhận xét cho điểm học sinh. Củng cố – Dặn dò : Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính, thực hiện phép tính 38+25. Tổng kết tiết học. Học sinh hát. Học sinh 1 : Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 29+8. Học sinh 2. Lắng nghe và phân tích đề toán. Thực hiện phép cộng 38 + 25. Thao tác trên que tính. 63 que tính. Bằng 63. Viết 38 rồi viết 25 dưới 38 sao cho 5 thẳng cột với 8, 2 thẳng cột với 3. Viết dấu + và kẻ vạch ngang Tính từ phải sang trái. 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 nhớ 1. 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 là 6. Vậy 38 cộng 25 bằng 63. 3 học sinh nhắc lại. Học sinh làm bài. 3 học sinh lần lượt nhận xét bài của 3 bạn về cách đặt tính, kết quả. Viết số thích hợp vào ô trống. Là tổng của các số hạng đã biết. Cộng các số hạng với nhau. Học sinh làm bài Bài bạn làm đúng/ sai. Thực hiện phép cộng : 28dm + 34 dm Bài giải Con kiến đi đoạn đường dài là: 28 + 34 = 62 (dm) Đáp số: 62 dm Điền dấu >, <, = vào chỗ thích hợp. Tính tổng trước rồi so sánh. Học sinh làm bài, 3 học sinh làm trên bảng lớp. Sau đó lớp nhận xét đúng/ sai. So sánh các thành phần: 9 = 9 và 7 > 6 nên : 9+7 > 9+6. Vì khi đổi chỗ các số hạng của tổng thỉ tổng không thay đổi. . @ Kết quả : ...... . ..
Tài liệu đính kèm: