MÔN : CHÍNH TẢ
Lớp 2G
Tiết : - Tuần :25
Tên bài dạy:
SƠN TINH, THUỶ TINH
I.Mục tiêu
- Chép lại chính xác đoạn trích trong bài Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh .
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếngcó âm đầu ,thanh dễ viết sai :tr/ch , thanh hỏi thanh ngã .
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng chép sẵn nội dung đoạn chép .
- Bảng phụ ghi nội dung các bài tập chính tả
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Môn : Chính tả Lớp 2G Tiết : - Tuần :25 Thứ ngày tháng năm 2005 Tên bài dạy: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh I.Mục tiêu - Chép lại chính xác đoạn trích trong bài Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh . - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếngcó âm đầu ,thanh dễ viết sai :tr/ch , thanh hỏi thanh ngã . II.Đồ dùng dạy học - Bảng chép sẵn nội dung đoạn chép . - Bảng phụ ghi nội dung các bài tập chính tả III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 1’ 15’ 12’ 2’ A.Kiểm tra bài cũ - Viết từ theo lời đọc của GV : sản xuất, chim sẻ, xẻ gỗ, sung sướng, xung phong , rút dây ... B. Dạy - Học bài mới 1. Gíơi thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay , các con sẽ tập chép đoạn trích trong câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Sau đó cùng làm các bài tập chính tả phân biệt âm đầu ch/ tr/ ; thanh hỏi /thanh ngã . 2. Hướng dẫn tập chép * Ghi nhớ nội đung đoạn chép - Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ( từ đầu đến ...cầu hôn công chúa) - Câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh .* Hướng dẫn trình bày - Trong bài có những chữ viết hoa là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ,Hùng Vương, Mỵ Nương (đây là tên riêng ) - Ngoài tên riêng chúng ta còn phải viết hoa những chữ cái đứng đầu câu văn . - Dấu chấm , dấu phẩy . * Hướng dẫn viết từ ngữ khó - Viết và đọc các từ ngữ :tuyệt trần ,kén, người chồng , giỏi, chàng trai - HS viết các tên riêngvào bảng con : Hùng Vương, Mỵ Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh * Tập chép * Soát lỗi * Chấm bài 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: a) Điền vào chỗ trống ch/tr ...ú mưa, ...uyền tin ,...ở hàng ...ú ý, ...uyền cành, ...ở về b) Ghi vào những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? - số chăn , chăm chi, mệt moi, -- số le, lỏng leo, buồn ba. Bài 3: Tìm từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch chăn ,chiếu ,chổi ,chén ,... - Tìm trong bài tập đọc Con chó nhà hàng xóm . - 3 từ chứa tiếng có thanh hỏi :Nhảy nhót ,mải ,kể chuyện hỏi thỉnh thoảng - 3 từ chứa tiếng có thanh ngã : khúc gỗ ,ngã đau ,vẫy đuôi ,bác sĩ C. Củng cố – dặn dò - Gọi 5 HS lên bảng viết các từ khó, từ cần chú ý phân biệt của tiết trước cho hs viết .Cả lớp viết vào giấy nháp - GV nhận xét cho điểm . - Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn văn tập chép . ? Đoạn văn kể về câu chuyện nào ? ? Trong bài có những chữ nào viết hoa ? ? Ngoài tên riêng chúng ta còn phải viết hoa những chữ nào nữa ? Trong bài có những dấu câu nào -YC hs tìm và viết các từ khó lên bảng con, GV theo dõi và sửa cho các em - YC hs đọc các từ khó ,dễ lãn chẳng hạn : - Hãy đọc các từ có âm đầu là ch/ tr; - YC hs viết từ vừa tìm được. - 2 HS lên bảng viết ,cả lớp viết vào bảng con. - HS nhìn bảng chép . - Soát lỗi theo lời đọc của GV - Gọi 1 HS đọc đề bài - Tổ chức chơi trò chơi theo nhóm - các nhóm báo cáo - YC hs nhận xét bài của bạn trên bảng . - Đưa ra kết luận về bài làm . - YC hs đọc các từ vừa tìm được - HS làm vào vở bài tập . - Tổ chức chơi trò chơi theo nhóm - các nhóm báo cáo - GVthu một số vở của HS chấm bài - GV nhận xét giờ học . Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Môn : Chính tả Lớp 2G Tiết : - Tuần :25 Thứ ngày tháng năm 2005 Tên bài dạy: Bé nhìn biển I.Mục tiêu Nghe và viết lại chính xáctrình bài đúng 3 khổ đầu của bài thơ : Bé nhìn biển . Trình bày đúng hình thức thơ 4 chữ. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu tr/ ch ; thanh hỏi thanh ngã II.Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi nội dung các bài tập chính tả số 3 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 1’ 15’ 12’ 2’ A.Kiểm tra bài cũ - Viết từ theo lời đọc của GV : Cọp chịu để bác nông dân trói vào gốc cây ,rồi lấy rơm trùm lên mình nó . B. Dạy - Học bài mới: a. Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay , các con sẽ nghe cô đọc và viết chính xác bài 3 khổ thơ đầu trong bài thơ Bé nhìn biển .Sau đó làm các bài tập chính tả phân biệt tr/ch , thanh hỏi ,thanh ngã b.Hướng dẫn viết chính tả * Ghi nhớ nội dung bài viết Bé nhìn biển - Bài chính tả cho em biết bạn nhỏ thấy biển rất to lớn .Biển có những hành động giống như một con người . - Mỗi dòng thơ có 4 tiếng - Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô số 3 trong vở . * Hướng dẫn trình bày - Thơ tự do ,dòng 4 chữ - Viết hoa các chữ cái đầu câu thơ.. * Hướng dẫn viết từ ngữ khó - Viết các từ ngữ : tưởng rằng, bãi giằng với sóng, giơ gọng vó, khiêng ... * HS viết chính tả * Soát lỗi * Chấm bài c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả * Cách tiến hành Bài 2: Tìm tên các loài cá Bắt đầu bằng ch: cá chim .... Bắt đầu bằng tr: cá trắm .... nhau Bài 3: Tìm tiếng a)Bắt đầu bằng ch hoặc tr có nghĩa như sau : -Em trai của bố: chú - Nơi em đến học hàng ngày : trường - Bộ phận cơ thể dùng để đi: chân b)Tìm tiếng có thanh hỏi thanh ngã - Trái nghĩa với khó : dễ. - Chỉ bộ phận của cơ thể ở ngay bên dưới đầu : cổ - Chỉ bộ phận trong cơ thể dùng để ngưỉ : mũi C.Củng cố – dặn dò - GV nhận xét giờ học . - Gọi 2 HS lên bảng viết các cụm từ khó theo lời đọc của GV. - Cả lớp viết vào giấy nháp . - GV nhận xét cho điểm . - GV ghi đầu baì lên bảng - GV đọc toàn bài 1 lần . - 1HS đọc bài - Cả lớp đọc đồng thanh . ? Bài chính tả cho em biết bạn nhỏ thấy biển như thế nào ? ? Mỗi dòng thơ có mấy tiếng ? ? Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở ? ? Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào? - YC hs đọc các từ khó , dễ lẫn sau đó cho viết bảng con . - GV đọc HS viết . - Soát lỗi theo lời đọc của GV - Gọi 1 HS đọc đề bài - HS thi làm theo nhóm làm vào giấy nháp - Mỗi HS ghi 3 cặp từ vào vở - Gọi 1 HS đọc đề bài - HS thi làm theo nhóm - 4 HS lên bảng làm bài ,YC cả lớp làm bài vào vở bài tập . - YC hs nhận xét bài của bạn trên bảng . - Đưa ra kết luận về bài làm . - YC hs đọc các từ vừa tìm được GVthu vở bài tập chấm cả lớp. Rút kinh nghiệm sau tiết học: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Môn : Chính tả Lớp 2G Tiết : - Tuần :24 Thứ ngày tháng năm 2005 Tên bài dạy: Qủa tim khỉ I. Mục tiêu - Nghe viết chính xác , trình bày đúng một đoạn trong bài : Qủa tim của khỉ. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếngcó âm đầu ,thanh dễ viết sai : s/x, ut/ uc. II.Đồ dùng dạy học - Bảng chép sẵn nội dung bài tập 2và bài tập3. - Tranh ảnh các con vật bắt đầu bằng s(VD sói, sưa, sẻ, sư tử, ....) . - Vở bài tập chính tả III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 1’ 15’ 12’ 2’ A. Kiểm tra bài cũ - Viết từ theo lời đọc của GV : Tây Nguyên, Ê- đê, Mơ- nông - HS tự viết các chữ bắt đầu bằng l/n 2 tiếng có vần ươt,ươc. B. Dạy - Học bài mới: a. Giơí thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay , các con sẽ nghe cô đọc một đoạn trong bài tập đọc : Qủa tim của khỉ . Sau đó cùng làm các bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x và các vần ut,uc. b.Hướng dẫn tập chép * Ghi nhớ nội đung đoạn viết. - Qủa tim của khỉ (từ bạn là ai?...Khỉ hái cho) - Những chữ trong bài chính tả được viết hoa là Cá Sấu, Khỉ: Viết hoa vì đó là tên riêng của nhân vật trong truyện .Ngoài các từ tên riêng còn có các từ Bạn,Vì,Tôi, Từ là những chữ đứng đầu câu . -Lời Khỉ(“Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?”)được đặt sau dấu hai châmd , gạch đầu dòng . - Lời của Cá Sấu(“ Tôi là Cá Sấu . Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi .”) được đặt sau dấu gạch đầu dòng . .* Hướng dẫn trình bày - Dấu chấm , dấu phẩy, dấu hỏi chấm * Hướng dẫn viết từ ngữ khó - Viết và đọc các từ ngữ - nước mắt chảy dài ,leo trèo trên hàng dừa, nhọn hoắt, lưỡi cưa sắc... * GVđọc HS viết bài. * Soát lỗi * Chấm bài c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả * Cách tiến hành Bài 2: a) Điền vào chỗ trống ch/tr ...ú mưa, ...uyền tin ,...ở hàng ...ú ý, ...uyền cành, ...ở về b) Ghi vào những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? - số chăn , chăm chi, mệt moi, -- số le, lỏng leo, buồn ba. Bài 3: Tìm từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch chăn ,chiếu ,chổi ,chén ,... - Tìm trong bài tập đọc Con chó nhà hàng xóm . - 3 từ chứa tiếng có thanh hỏi :Nhảy nhót ,mải ,kể chuyện hỏi thỉnh thoảng - 3 từ chứa tiếng có thanh ngã : khúc gỗ ,ngã đau ,vẫy đuôi ,bác sĩ C.Củng cố – dặn dò - Gọi 4 HS lên bảng viết các từ khó, từ cần chú ý phân biệt của tiết trước cho hs viết .Cả lớp viết vào giấy nháp . - GV nhận xét cho điểm . GVghi đầu bài lên bảng. GVđọc bài 2 HS đọc lại ? Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao? ? Tìm lời của khỉ và của cá sấu. Những lời ấy đặt sau dấu gì? ? Trong bài có những dấu câu nào - YC hs tìm và viết các từ khó lên bảng con, GV theo dõi và sửa cho các em - hs đọc các từ khó ,dễ lãn chẳng hạn : - 2 HS lên bảng viết ,cả lớp viết vào bảng con. - HS nghe đọc và viết vào vở. - Soát lỗi theo lời đọc của GV - Gọi 1 HS đọc đề bài - Tổ chức chơi trò chơi theo nhóm - các nhóm báo cáo - YC hs nhận xét bài của bạn trên bảng . - Đưa ra kết luận về bài làm . - YC hs đọc các từ vừa tìm được - HS làm vào vở bài tập . - Tổ chức chơi trò chơi theo nhóm - các nhóm báo cáo - GV thu một số vở của HS chấm bài - GV nhận xét giờ học . Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : ..... ... ùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, tranh ảnh voi thồ hàng, kéo gỗ, tải đạn. III. Hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5' 1' 15' A. Kiểm tra bài cũ: Gấu trắng Bắc Cực. B. Bài mới: I. Giới thiệu bài: Voi nhà II. Luyện đọc: 1. GV đọc mẫu: GV đọc diễn cảm toàn bài : giọng linh hoạt: đoạn đầu thể hiện tâm trạng thất vọng khi xe bị sự cố, hoảng hốt khi voi xuất hiện, hồi hộp chờ đợi phản ứng của voi, vui mừng khi thấy voi không đạp tan xe còn giúp kéo xe qua vũng lầy. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a. Đọc từng câu: - Từ ngữ khó đọc: thu lu, xe, rét, lùm cây, lừng lững, lo lắng,.. * Kiểm tra đánh giá. 3 HS đọc bài Gấu trắng là chúa tò mò, mỗi HS đọc xong sẽ trả lời một câu hỏi về nội dung của bài. * Phương pháp luyện tập, thực hành, giảng giải - GV treo tranh, nêu yêu cầu tiết học. - HS mở sách giáo khoa. - GV ghi tên bài lên bảng. * Luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài, HS cầm bút chì ngắt nghỉ cho đúng và gạch chân dưỡi từ ngữ cần nhấn mạnh khi đọc. - HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó. - GV hướng dẫn HS đọc nhấn mạnh các từ ngữ cần thiết. 13' 1' b. Đọc từng đoạn: - Đoạn 1: Từ đầu đến ...qua đêm. - Đoạn 2: Từ Gần sáng đến ... Phải bắn thôi! - Đoạn 3: Còn lại. * Hiểu nghĩa các từ mới: khựng lại, rú ga, thu lu,... * Câu khó đọc: Nhưng kìa, / con voi quặp chặt vòi vào đầu xe / và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. // Lôi xong, / nó huơ vòi về phía lùm cây / rồi lững thững đi theo hướng bản Tun. c. Đọc cả bài trong nhóm. d. Thi đọc giữa các nhóm: III. Hướng dẫn tìm hiểu bài Câu 1: Vì xe bị sa xuống vũng lầy không đi được. Câu 2: Mọi người sợ con voi đập tan xe, Từ chộp lấy khẩu súng định bắn voi. Cần ngăn lại. - Không nên bắn voi vì đó là loài thú quý hiếm, cấn được bảo vệ. Nổ súng cũng không phải là biện pháp an toàn vì voi có thể tức giận, hăng máu xông đến chỗ có người bắn súng, gây nguy hiểm cho mọi người. Câu 3: Voi quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh chiếc xe ra khỏi vũng lầy. - Vì nó không dữ tợn và nó thông minh biết giúp người. C. Củng cố - Dặn dò: - GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). - HS đọc nối tiếp cả bài. - GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích. - GV yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét, GV cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. - GV yêu cầu HS trở về vị trí chuẩn bị cho GV kiểm tra việc đọc theo nhóm. - Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân cả bài. -1 HS đọc lại toàn bài, Các HS khác đọc thầm bài văn. ? Vì sao những người trong xe phải ngủ đêm trong rừng? ? Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe? ?Theo em, nếu con voi ấy là voi rừng mà nó lại muốn đập chiếc xe đó thì có nên bắn nó không? ? Con voi đã giúp họ như thế nào? ? Tại sao mọi người lại nghĩ là đã gặp voi nhà? - 2 HS đọc lại toàn bài. GV nhận xét giờ học. Nêu yêu cầu đọc của HS ở nhà. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Môn : Từ và câu Lớp 2G Tiết : 24- Tuần :24 Thứ ngày tháng năm 2005 Tên bài dạy: Từ ngữ về loài thú Dấu chấm, dấu phẩy I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ về loài thú ( tên , một số đặc điểm của chúng) - Hiểu được các câu thành ngữ trong bài. - Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung bài tập1,2, 3 - Tranh phóng to các con vật trong bài tập 1 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học chủ yếu Phương pháp. hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 1’ 7’ 7’ A. Kiểm tra bài cũ: - Hs 1 nói: Thú dữ, nguy hiểm (hoặc thú không nguy hiểm). Hs 2 nêu tên con vật đó. - Hs thực hành hỏi đáp theo mẫu:” như thế nào?” - VD: Con mèo nhà cậu như thế nào? Con mèo nhà tớ chạy rất nhanh. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn hs làm bài tập: * Bài tập 1: - Cáo, Chồn, Thỏ, Sóc, Nai, Hổ - tò mò, nhút nhát, dữ tợn, tinh ranh, hiền lành, nhanh nhẹn Cáo tinh ranh. Gấu trắng tò mò. Sóc nhanh nhẹn. Nai hiền lành. Thỏ nhút nhát. Hổ dữ tợn. * Bài tập 2: Sau khi hs điền xong gv giải thích thêm cho hs ý nghĩa của câu đó a) Dữ như hổ: (Chỉ người nóng tính) b) Nhát như thỏ. (Chỉ người nhút nhát) * Phương pháp kiểm tra, đánh giá: - Gọi 2 hs lên bảng.( Thực hành theo cặp 1 hs hỏi – 1 hs trả lời) - 4 hs lên bảng - Nhận xét, cho điểm từng hs. * Phương pháp luyện tập, thực hành. - Một hs nêu yêu cầu: Chọ cho mỗi con vật trong tranh một từ chỉ đúng đặc điẻm của nó. + Bức tranh vẽ những con vật nào? + Cả lớp đọc đồng thanh các thẻ từ chỉ đặc điểm của các con vật. + 2 hs lên bảng gắn thẻ từ vào tranh vẽ con vật. Cả lớp làm bài vào vở. + Nhận xét bài làm của bạn trên bảng, cả lớp chữa bài. - 1 hs đọc yêu cầu của đề bài: hãy chọn và viết tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống: + 2 hs lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở. + Chữa bài 7’ 8’ c) Khoẻ như voi. (Khen người có sức khoẻ tốt) d) Nhanh như sóc. (Khen người nhanh nhẹn) - VD: Chậm như rùa./ Chậm như sên. Hót như khướu./ Nói như vẹt./ Nhanh như cắt./ Khoẻ như trâu. * Bài 3: - Tứ sáng sớm , Khánh và Giang đã náo nức chờ mẹ cho đi thăm vườn thú . Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang . Ngoài đường , người và xe đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú , trẻ em chạy nhảy tung tăng. - Cụm từ ở đằng trước chưa phải là câu nên ta chỉ dùng dấu phẩy để ngắt ý. - Khi hết câu ( Khi hết ý, muốn diễn đạt sang ý khác) C. Củng cố – Dặn dò: - Trò chơi đoán tên: VD: 1 hs đeo thẻ có từ con hổ. Các bạn ở dưới có thể đặt câu hỏi: + Cậu to khoẻ phải không? + Cậu là con gấu phải không? + Cậu có lông vằn phải không? + Cậu rất hung dữ phải không? + Cậu là con hổ phải không? - Dặn hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. + Nhận xét và cho điểm hs + Tổ chức hoạt động nối tiếp theo chủ đề: Tìm thành ngữ có tên các con vật. - G.v nêu yêu cầu bài: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống: + Hs làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt, + Gv cho 2 hs làm bài ra giấy khổ to để chữa trên bảng lớp. + Từng hs đọc bài làm của mình, cả lớp đối chiếu với bài làm để tìm ra kết quả đúng. + Vì sao ở ô trống thứ nhất con điền dấu phẩy? + Khi nào chúng ta phải điền dấu chấm? + Gv chốt lại bài làm đúng. - Chơi trò chơi: nhằm củng cố đặc điểm con vật cho hs. + Gọi 1 hs lên làm con vật, bằng cách đeo thẻ từ trước mặtvà quay lưng lại phía các bạn. + Hs ở dưới lớp nêu đặc điểm con vật, nếu đúng thì hs đeo thẻ nói “ đúng” , nếu sai thì hs đeo thẻ nói “ sai” . + Chú ý cho nhiều lượt hs chơi * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Môn : Từ và câu Lớp 2G Tiết : 24- Tuần :24 Thứ ngày tháng năm 2005 Tên bài dạy: Quả tim Khỉ I. Mục tiêu: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện. - Biết dựng lại câu chuyện cùng các bạn trong nhóm, bước đầu thể hiện đúng giọng người kể chuyện, giọng Khỉ, giọng Cá Sấu. - Biết nghe và nhận xét, kể tiếp, đánh giá lời bạn kể. II. Đồ dùng dạy học : - 4 tranh minh hoạ trong sách giáo khoa. - Mặt nạ Khỉ, Cá Sấu ( hoặc băng giấy đội trên đầu ghi tên nhân vật Khỉ, Cá Sấu) III. Hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5' 1' 15' 2’ 2’ A. Kiểm tra bài cũ: Kể lại chuyện: Bác sĩ Sói B. Bài mới: I. Giới thiệu bài: Muông thú xung quanh ta còn rất nhiều điều lạ mà chúng ta đã biết qua các bài tập đọc. Trong tiết kể chuyện hôm nay chúng ta cùng kể lại chuyện Quả tim Khỉ. II. Hướng dẫn kể chuyện: 1.Kể lại từng đoạn câu chuyện + Tranh 1: Khỉ kết bạn với Cá Sấu + Tranh 2: Cá Sấu vờ mời Khỉ tới nhà chơi. + Tranh 3: Khỉ thoát nạn + Tranh 4: Bị Khỉ mắng, Cá Sấu ngượng, lủi mất. 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện: Hs kể phân vai theo nhóm 3 Lưu ý hs về cách thể hiện điệu bộ, giọng nói của từng vai: + Người dẫn chuyện: rõ ràng, mạch lạc + Khỉ: Khi thì quan tâm, lo lắng ở đoạn đầu, khi thì bình tĩnh, tự tin đối phó với Cá Sấu, lúc thì tức giận , phẫn nộ mắng Cá Sấu. + Cá Sấu: Giả bộ buồn bã, tủi thân , giả dối. C. Củng cố, dặn dò: - Phải thật thà, trong tình bạn không được dối trá. Không ai muốn kết bạn với những kẻ bội bạc, giả dối. - GV yêu cầu HS kể lại chuyện cho người thân. * Kiểm tra đánh giá: - 3 hs kể phân vai câu chuyện Bác sĩ Sói. - Nhận xét cho điểm. - GV giới thiệu bài * Phương pháp quan sát, thực hành - Hs quan sát kĩ từng tranh, 1,2 em nói vắn tắt nội dung từng tranh - Gv ghi bảng các ý. - Hs kể trong nhóm ( hs nối tiếp nhau kể) - Gv cử một số nhóm kể trước lớp. - Gv chỉ định 4 hs bất kì kể nối tiếp nhau 4 đoạn của chuyện. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - Gv hướng dẫn hs tự lập nhóm ( mỗi nhóm 3 hs) phân vai dựng lại câu chuyện. - Thi dựng lại câu chuyện. + Mỗi nhóm dựng lại câu chuyện. + G.v lập tổ trọng tài chấm điểm cho từng nhóm - Gv nhận xét và đánh giá - Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì? * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: