Giáo án Tiếng việt tuần 2 - Phạm Thị Thu Phương

Giáo án Tiếng việt tuần 2 - Phạm Thị Thu Phương

I. Mục tiêu: Giúp HS

1. Rèn kĩ năng chính tả:

- Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài Phần thưởng.

- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm s/x, có vần ăn/ăng.

2. Học bảng chữ cái:

- Điền đúng 10 chữ cái p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y vào ô trống theo tên chữ.

- Thuộc toàn bộ bảng chữ cái (gồm 29 chữ cái).

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn cần chép, bài tập

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 28 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt tuần 2 - Phạm Thị Thu Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Chính tả
Lớp: 2A6
Tiết : 3 - Tuần :2
Thứ ngày tháng năm 2005
Tên bài dạy:
Phần thưởng
Mục tiêu: Giúp HS
1. Rèn kĩ năng chính tả:
- Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài Phần thưởng.
- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm s/x, có vần ăn/ăng.
2. Học bảng chữ cái:
- Điền đúng 10 chữ cái p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y vào ô trống theo tên chữ.
- Thuộc toàn bộ bảng chữ cái (gồm 29 chữ cái).
Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn cần chép, bài tập
Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3 phút
2 phút
8 phút
15 phút
3 phút
7 phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết từ.: quyển lịch, chắc nịch, nàng tiên, làng xóm, lo lắng, no đủ.
B. Bài mới:
1 . Giới thiệu bài: 
 Trong giờ chính tả hôm nay, các có sẽ chép lại thật chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài Phần thưởng, sau đó làm bài tập chính tả và học thuộc phần còn lại của bảng chữ cái.
2. Hướng dẫn tập chép:
a) Phân tích để nhớ nội dung:
? Đoạn văn kể về ai?
- Đoạn văn kể về bạn Na.
? Bạn Na là người ntn?
- Bạn Na là người rất tốt bụng.
- Đoạn văn có mấy câu? (2 câu)
- Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa?(Cuối; Na; Đây).
- Tại sao cần viết hoa.? (các chữ đầu câu văn, và Na là tên riêng của bạn gái.)
- Cuối mỗi câu có dấu gì? ( Có dấu chấm).
b) Hướng dấn HS cách trình bày:
Viết hoa chữ đứng đầu đoạn, đầu câu và tên riêng. Cuối câu phải viết dấu chấm
c) Hướng dẫn viết từ khó:
- Đọc các từ dễ lẫn: năm, là, lớp, luôn luôn.
- Viết từ khó: người, nghị.
Quy tắc viết chính tả với ng và ngh.
ngh trước vần có âm đầu là i ,e, ê. Viết ng trong các trường hợp còn lại.
+ Hướng dẫn viết.
d) Viết bài:
- Nhắc HS tư thế ngồi viết.
e) Soát lỗi, chữa bài, chấm bài:
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 1: Điền vào chỗ trống:
a) s hay x: 
xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá.
b) ăn hay ăng:
cố gắng, gắn bó, gắng sức, yên lặng.
Bài 2 Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng sau:
Số TT
Chữ cái
Tên chữ cái
20
p
pê
21
q
quy
22
r
e-rờ
23
s
et-si
24
t
tê
25
u
u
26
ư
ư
27
v
vê
28
x
ích-xì
29
y
i dài
4. Học bảng chữ cái:
C. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò
* PP Kiểm tra - Đánh giá.
- Nhận xét bài viết tiết trước.
- GV đọc từ cho HS viết.
- 2 HS lên bảng viết.
- Cả lớp viết vào nháp
- GV nhận xét, cho điểm.
- GV giới thiệu yêu cầu của bài và ghi bảng.
* PP Vấn đáp – Thực hành – Luyện tập.
- GV treo bảng phụ.
- 2 HS đọc đoạn cần chép.
- HS đọc các từ dễ lẫn.
- GV cho HS nhắc lại quy tắc chính tả ng/ngh
- Gọi 1 HS lên viết trên bảng. Cả lớp viết vào bảng con
- GV nhận xét và sửa về: chính tả và chữ viết
- HS tự nhìn bài chép trên bảng và chép vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc lại đoạn cần chép.
- HS đổi chéo vở, dùng bút chì soát lỗi (gạch chân lỗi sai, viết ra lề)
- GV chấm 1 số bài.
- Nhận xét
- HS đọc yêu cầu.
- HS lên làm trên bảng phụ.
- Cả lớp làm vào nháp.
- Chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- Trò chơi tiếp sức: GV dán 2 tờ giấy khổ to ghi nội dung bài.
GV chỉ định mỗi đội 3 em lên thi xem đọi nào điền nhanh và đúng
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV xoá dần những chữ đã viết ở cột 2, HS viết lại.
- GV xoá bảng. HS đọc thuộc lòng 10 chữ cái còn lại.
.- Về nhà học thuộc lòng bảng chữ cái 29 chữ.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy”:
Môn : Tập viết
Lớp: 2A6
Tiết :2 - Tuần :2
Thứ ngày tháng năm 2005
Tên bài dạy:
Chữ A, Â
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Viết đúng, viết đẹp các chữ Ă, Â hoa.
- Biết cách nối nét từ các chữ Ă, Â hoa sang chữ cái đứng liền sau.
- Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng Ăn chậm nhai kĩ.
Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ cái Ă, Â hoa đặt trong khung chữ (trên bảng phụ), có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ.
- Vở Tập viết 2, tập 1.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 
4 phút
1 phút
10 phút
17 phút
3 phút
2 phút
A. Kiểm tra bài cũ:
Viết chữ A vào bảng con.
- Viết cụm từ: Anh em thuận hoà.
- Giải nghĩa:Khuyên anh em trong nhà phải thương yêu nhau.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Trong tiết Tập viết này các con sẽ học cách viết chữ Ă, Â hoa, cách nối từ chữ Ă, Â hoa sang chữ cái liền sau. Viết câu ứng dụng: Ăn chậm nhai kĩ.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
a) Hướng dẫn HS quan sát số nét, quy trình viết Ă, Â.
- So sánh chữ Ă, Â với chữ A đã hoc
Chữ Ă
- Phân tích chữ Ă về hình thức, vị trí, điểm đặt bút.: Viết như chữ A thêm một nét cong dưới, nằm chính giữa đỉnh của chữ A
- Hướng dẫn quy trình viết dấu phụ chữ Ă
 - Dấu phụ của con chữ Ă giống hình gì? ( Hình bán nguyệt )
- Vị trí của dấu phụ? ( là một nét cong dưới, nằm chính giữa đỉnh của chữ A)
- Điểm đặt bút của dấu phụ ở đâu?
Cách viết dấu phụ: Từ điểm đặt bút, viết 1nét cong xuống 1 chút rồi đưa tiếp 1 nét cong lên trên đường kẻ ngang 7
- Phân tích hình dáng, vị trí, điểm đặt bút của dấu phụ chữ Â.
*Chữ Â
 Dấu phụ con chữ Â ntn? (Gồm 2 nét xiên nối nhau, trông như một chiếc nón úp).
- Vị trí của dấu mũ?( nằm phía trên, chính giữa đỉnh chữ A)
- Điểm đặt bút của dấu phụ ở đâu?
- Cách viết dấu phụ?
- Hướng dẫn quy trình viết dấu mũ.
Từ điểm này đưa một nét xiên trái, đến khi chạm vào đường kẻ ngang 7 thì kéo xuống tạo thành 1 nét xiên phải cân đối với nét xiên trái
* Viết mẫu 
b) Hướng dẫn HS viết bảng:
3. Hưóng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
Khuyên chúng ta nên ăn chậm nhai kĩ để dạ dày tiêu hoá thức ăn tốt
b) Phân tích cụm từ.
c) Viết chữ Ăn
 Từ điểm cuối của chữ A rê bút lên điểm đầu của chữ n và viết chữ n, rồi viết dấu ă
- Viết mẫu.
- HS viết.
4. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
- 1 dòng có 2 chữ Ă, Â cỡ vừa.
- 1 dòng chữ Ă cỡ nhỏ.
- 1 dòng chữ Â cỡ nhỏ.
- 1 dòng chữ Ăn cỡ vừa.
- 1 dòng chữ Ăn cỡ nhỏ.
- 2 dòng cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ.
5. Chấm, chữa bài:
C. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: HS về nhà hoàn thành nốt phần luyện viết trong vở Tập viết.
* Kiểm tra - Đánh giá.
- GV thu vở của 1 số HS. Kiểm tra vở HS viết bài ở nhà.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- 2 HS lên viết trên bảng. Cả lớp viết vào bảng con.
- GV giới thiệu trực tiếp nêu yêu cầu tiết học và ghi bảng.
- 1 HS nhìn bảng đọc nội dung bài viết.
* Quan sát, nhận xét. 
- HS quan sát chữ mẫu.
* Hỏi đáp:
- So sánh chữ Ă, Â hoa với chữ A hoa đã học ở tuần trước? Chữ Ă, Â hoa là chữ A hoa có thêm các dấu phụ.
- Chữ A hoa gồm mấy nét, là những nét nào? (Chữ A gồm 3 nét. Một nét lượn từ trái sang phải, nét móc dưới và 1 nét lượn ngang).
- GV viết mẫu trên bảng. HS quan sát
* Thực hành:
- HS viết chữ vào không trung
- HS viết vào bảng con 2 đến 3 lần.
- Theo dõi, sửa chữa cho HS.
- HS đọc.
- HS đọc đồng thanh.
- Cụm từ khuyên chúng ta điều gì? 
* Quan sát – Hỏi đáp.
- Cụm từ gồm mấy chữ? Là những chữ nào?
- Chữ nào có chữ hoa vừa viết?( Ăn)
- Những chữ nào cao 2,5 li?
- Những chữ nào cao 1 li?
- Có những thanh nào?
- Dấu thanh đặt ở đâu?
- Khoảng cách giữa các chữ?
- GV hướng dẫn: 
- GV viết mẫu trên bảng
- HS viết vào bảng con.
- GV chỉnh sửa.
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- HS viết bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở.
- GV thu vở, chấm và chữa 1 số bài.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn : Tập làm văn
Lớp: 2A6
Tiết :2 - Tuần :2
Thứ ngày tháng năm 2005
Tên bài dạy:
Tự giới thiệu - câu và bài
Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng nghe và nói: 
- Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu.
- Có khả năng tập trung nghe bạn phát biểu và nhận xét ý kiến của bạn.
2. Rèn kĩ năng viết: 
- Biết viết một bản tự thuật ngắn.
Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập 2 sách giáo khoa.
- Vở bài tập.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
Các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
4 phút
3 phút
8 phút
10 phút
8 phút
3 phút
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS 1: Trả lời các câu hỏi BT1, TLV tuần 1.
- 1 HS nói lai thông tin mà bạn vừa giới thiệu.
B. Bài mới:
1 Giới thiệu bài:
Tiết TLV hôm nay sẽ giúp các con biết cách chào hỏi mọi người, tự giới thiệu và viết tự thuật theo mẫu. 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Nói lời của bé:
* Chào bố, mẹ để đi học.
- Con chào mẹ, con đi học ạ!
* Chào thầy, cô khi đến trường. - Em chào cô ạ!
- Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
- Chào cậu!
* Khi chào hỏi cần nói đủ to, nét mặt tươi vui.Khi chào người lớn tuổi nên chú ý chào sao cho lịch sự, lễ phép. Chào bạn thân mật, cởi mở.
Bài 2: Nhắc lại lời các bạn trong tranh.
*Quan sát tranh.
* Phân tích nội dung tranh.
Nội dung tranh: Mít bắt tay làm quen với Bút Thép và Bóng Nhựa.
- Mít: Chào hai cậu. Tớ là Mít. Tớ ở thành phố Tí Hon.
- Bút Thép: Chào cậu, chúng tớ là Bút Thép và Bóng Nhựa.
- Bóng Nhựa: Chúng tớ là HS lớp 2.
Đóng kịch thực hành
Bài 3: Viết bản tự thuật theo mẫu :
 Họ và tên:
- Nam, nữ:
- Ngày sinh:
- Nơi sinh:
- Quê quán:
- Nơi ở hiện nay:
- HS lớp:
- Trường:
C. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể về mình cho người thân nghe và thực hành chào hỏi lễ phép, lịch sự.
* PP Kiểm tra - Đánh giá.
- 2 HS lên bảng.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt, giới thiệu bài và ghi bảng.
- Trong cuộc sống hàng ngày, khi gặp nhau, chúng ta phải làm gì?
- Khi làm quen với ai đó, chúng ta phải làm gì?
* Phương pháp Luyện tập thực hành:
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận trong nhóm đôi về cách nói.
- Vài nhóm đôi lần lượt thực hành theo từng yêu cầu bằng cách sắm vai.
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
* Phương pháp Quan sát – Vấn đáp – Thực hành.
- GV treo tranh.
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Tranh vẽ những ai? (Bóng Nhựa, Bút Thép, Mít)
- Mít đã chào và tự giới thiệu về mình ntn? (Chào hai cậu. Tớ là Mít. Tớ ở thành phố Tí Hon).
- Bóng Nhựa và Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu ntn? (Chào cậu, chúng tớ là Bút Thép và Bóng Nhựa. Chúng tớ là HS lớp 2).
- 3 bạn tự giới thiệu như thế có thân mật và lịch sự không?
- Ngoài lời chào hỏi và tự giới thiệu, ba bạn còn làm gì? (bắt tay nhau rất thân mật).
- 3 HS nói lai lời của 3 bạn.
 ... 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.
III . Hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi chú
5’
1’t
2 ‘
10’
10 ‘
8 ‘
1’ 
A - Kiểm tra bài cũ
B - Bài mới
1. Giới thiệu bài
Chúng ta cùng hồi hộp không biết cô giáo và các bạn bàn bạc điều gì. Chúng ta sẽ tìm hiểu phần cuối của bài để biết điều đó nhé.
2. Hướng dẫn đọc
2.1 Đọc mẫu
2.2 Luyện đọc
Đọc từng câu
Đọc từ:
- Lớp, bước lên, trao, tấm lòng, lặng lẽ 
Giải nghĩa : bất ngờ, lặng lẽ, 
Đọc đoạn :
GV hướng dẫn HS đọc ngắt hơi dúng ở câu dài:
Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng bạn Na.//
Đỏ bong mặt,/ cô bé đứng dậy,/ bước lên bục.//
Lưu ý : Giọng xúc động.
3. Tìm hiểu bài
Đoạn 3:
Na xứng đáng được thưởng , vì có tấm lòng tốt là rất đáng quí.
Trong trường học có nhiều loại phần thưởng : học tập, ý thức, văn nghệ  Vì vậy cần nỗ lực phấn đấu phát huy hết khả năng của mình.
 Khi Na được thưởng tất cả mọi người đều vui mừng vì Na được thưởng
 - Kết luận.
Đây là phần thưởng cho tấm lòng của bạn Na.
4. Luyện đọc lại
 Hai câu đầu : Thong thả, trang trọng.
 Lời cô giáo : hào hứng, trìu mến. Bốn câu cuối cùng : cảm động.
C. Củng cố – dặn dò
- Đọc lại và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Dặn dò:
- 2 HS đọc đoạn 1,2
- GV vào bài trực tiếp.
- GV đọc:
- HS khá đọc.
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu trong đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc các từ có vần khó hoặc các từ dễ viết sai
- HS đọc từ khó( cá nhân, đồng thanh)
- HS tự giải nghĩa bằng cách đọc chú giải, hoặc GV giải thích các từ mới.
- 4,5 HS đọc đoạn
GV treo bảng phụ.
- GV đọc mẫu, HS luyện đọc cá nhân.
Thi đọc giữa các nhóm
Cả lớp đọc đồng thanh
HS nhận xét, GV đánh giá
HS đọc đoạn 3
HS đọc đoạn 3
? Em có nghĩ rằng Na xứng đáng nhận phần thưởng không?
GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm về câu hỏi này
HS có thể phát biểu nhiều ý kiến khác nhau
( Được vì : - Na tốt
 Không được vì Na học chưa giỏi )
? Khi Na được thưởng những ai vui? Vui mừng như thế nào? ( Mẹ khóc, Na đỏ bong mặt, cô giáo và các bạn vỗ tay vang dậy )
- GV chốt
GV hướng dẫn cách đọc.
HS thi đọc cá nhân.
Thi cá nhân đọc tốt. GV cùng cả lớp bình chọn người đọc hay nhất.
- Lớp đọc đồng thanh toàn bài.
HS đọc lại bài.
? Con học được điều gì ở bạn Na?
? Việc làm của cô giáo và các bạn có tác dụng gì?
- Về nhà đọc bài
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
Môn: Tập đọc
Ngày soạn: 10/8/2004 Thứ	 ngày thắng năm 
Tiết: 7 - Tuần: 2
Lớp:2G
Tên bài dạy: Làm việc thật là vui
Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn: Làm việc, quanh ta, tích tắc, bận rộn; các từ mới: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
- Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa và biết đặt câu với các từ mới.
- Biết được lợi ích công việc của mỗi người, vật, con vật.
- Nắm được ý nghĩa của bài: mọi người, mọi vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui.
Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết những câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng.
Ghi chú
5 phút
1 phút
2 phút
13 phút
7 phút
10 phút
1 phút
A - Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài “ Phần thưởng”
? Em học được điều gì ở bạn Na ?
B - Bài mới
1. Giới thiệu bài:
 Hằng ngày ai cũng mải miết làm việc có những công việc vất vả, vậy mà tại sao ai cũng vui? Đọc bài hôm nay ta sẽ biết điều đó.
2. Hướng dẫn đọc:
2.1 Đọc mẫu:
 Giọng đọc nhanh, vui vẻ, hào hứng.
2.2 Luyện đọc, giải nghĩa từ
Đọc từng câu :
Đọc từ khó:
Quanh, quét, bận rộn, gà trống, trời, sắp sáng, sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng
Hướng dẫn ngắt giọng ở câu dài
Quanh ta,/ mọi người,/ mọi người/ đều làm việc.//
Con tu hú kêu: / tu hú,/ tu hú.// Thế là sắp đến mùa vải chín//
Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ,/ ngày xuân thêm tưng bừng.//
* Đọc đoạn:
Đoạn 1 : Từ đầu đến  tưng bừng
Đoạn 2 : còn lại.
Giải nghĩa Sắc xuân, rực rỡ, nhộn nhịp, tưng bừng.
 VD: Đường phố lúc nào cũng nhộn nhịp.
* Đọc bài
3. Tìm hiểu bài: 
 Mọi vật, mọi con vật đều làm việc có ích lợi cho cuộc sống
( Vật : Đồng hồ báo giờ, cành đào làm đẹp mùa xuân 
Con vật : gà gáy báo trời sáng, tu hú báo mùa vải chín, chim bắt sâu)
-Bản thân con: học bài, giúp mẹ
Tất cả mọi người đều làm việc. Khi làm việc, thấy mình có ích ai cũng vui.
- VD:
Ngày hội ở quê em thật tưng bừng.
Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ
Xung quanh em , mọi vật, mọi người đều làm việc. Có làm việc thì mới có ích cho gia đình, cho xã hội. Làm việc tuy vất vả, bận rộn nhưng công việc mang lại cho ta niềm hạnh phúc.
4. Luyện đọc lại
Giọng vui hào hứng.
C. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
- Dặn dò chuẩn bị bài sau : Mít làm thơ
Phương pháp kiểm tra đánh giá
- 2 HS đọc bài
- HS trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
- GV đọc:
- 1 HS khá đọc
HS đọc nối tiếp nhau từng câu.
- Phát hiện các từ khó đọc, GV ghi bảng.
? Tìm từ có vần oanh, oét: âm đầu là s, tr
- HS đọc lại các từ khó đọc.
- GV ghi câu dài trên bảng phụ.
GV hướng dẫn HS ngắt câu bằng cách đọc cho HS phát hiện cách 
ngắt nghỉ của cô. HS lên bảng dùng bút vạch dấu hiệu ngắt nghỉ. 
- GV nhận xét.
- 4,5 HS đọc lại
- Chia hai đoạn nhỏ để luyện đọc
- HS đọc cá nhân
( HS khác nhận xét )
- HS đọc phần chú giải
? Đặt câu với từ “ nhộn nhịp ”
- Thi đọc giữa các nhóm.
- HS đọc đồng thanh theo tổ
Câu 1:
? Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?
Câu 2:
? Hãy kể thêm những vật, con vật có ích mà em biết.
? Bố mẹ em làm những việc gì?
? Những người em biết làm gì?
? Bạn nhỏ trong bài làm gì?
? Con đã làm những việc gì?
? Bé nói làm việc rất vui, con có đồng ý không? Vì sao?
HS thảo luận nhóm và phát biểu ý kiến.
Câu 3:
? Đặt câu với từ “ rực rỡ, tưng bừng ”
HS đặt câu
Cả lớp và GV cùng nhận xét
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
HS được tự do phát biểu ý kiến của mình.
Cho HS thi đọc cá nhân, cả lớp cùng GV bình chọn người đọc hay nhất.
Đọc đồng thanh bài
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Môn: Tập đọc
Ngày soạn: 10/8/2004 Thứ ngày tháng năm 
Tiết: 8 - Tuần: 2
Lớp: 2G
Tên bài dạy : Mít làm thơ
Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. 
- Đọc đúng các từ ngữ: làm thơ, nổi tiếng, đi đi lại lại
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi, dấu gạch ngang.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật (Mít, Hoa Giấy).
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa của các từ mới: nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu.
Nắm được diễn biến câu chuyện qua ngôn ngữ và hành động ngộ nghĩnh của Mít.
Bước đầu hiểu thế nào là vần thơ.
Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi chú
5 phút
2 phút
2 phút
10 phút
10 phút
8 phút
3 phút
A - Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài “ Làm việc thật là vui”.
Con đã làm được những việc gì giúp bố mẹ?
B - Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Hôm nay các con sẽ được học đoạn trích rất hay trong truyện Chuyến phieu lưu của Mít và các bạn của nhà văn người Nga Nô-xốp.Bạn Mít rất thích làm thơ đấy, chúng ta cùng học xem bạn làm thơ ra sao nhé
2. Hướng dẫn đọc:
2.1 Đọc mẫu
Giọng vui, hóm hỉnh; những câu hỏi của Mít đọc với giọng ngạc nhiên, hồn nhiên.
2.2 Luyện đọc, giải nghĩa từ
a. Đọc từng câu:
- Đọc từ:
Nổi tiếng, dạo này, thi sĩ, làm thơ.
b. Đọc từng đoạn: Chia 3 đoạn
Đoạn 1 : 2 câu đầu
Đoạn 2 : Tiếp theo đến “ Vần thì vần nhưng phải có nghĩa chứ”
Đoạn 3 : Còn lại.
ở Thành phố Tí Hon/ nổi tiếng nhất/ là Mít / Người ta gọi câu như vậy / vì cậu chẳng biết gì.
Một lần/ cậu đến thi sĩ Hoa Giấy / để học làm thơ.
Giải nghĩa từ:
- nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu,.
c. Đọc bài
3. Tìm hiểu bài:
 Đoạn 1:
Bạn nhỏ trong bài tên là Mít vì bạn chẳng biết gì.
 Đoạn 2:
Thi sĩ Hoa Giấy dạy Mít làm thơ.
Trước hết , Hoa Giấy dạy cho Mít biết thế nào là vần thơ.
Vần thơ : Những tiếng có vần giống nhau ở cuối các câu thơ. Các từ này phải có nghĩa.
Mít đã gieo vần Bé – Phé . Cách gieo vần đó rất buồn cười vì tiếng phé không có nghĩa gì cả.
2.4 Luyện đọc lại
Giọng vui vẻ, hài hước.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét về nhân vật Mít
- Đó là một chú bé ngộ nghĩnh, gây cười, giống như những người đóng vai hề trong rạp xiếc. Mít muốn học làm thơ để trở thành thi sĩ nhưng do hấp tấp nên nói những câu rất buồn cười.
Phương pháp kiểm tra đánh giá
- 2 HS đọc 
HS trả lời.
GV nhận xét, cho điểm 
GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng:
. 
GV đọc:
- 1 HS khá đọc
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
? Tìm các từ có tiếng chứa âm đầu l, n, s
- HS đọc từ khó ( CN, ĐT )
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài
? Tìm câu dài có trong bài cần ngắt hơi khi đọc.
- GV hướng dẫn HS ngắt câu bằng cách đọc cho HS phát hiện cách ngắt nghỉ hoặc HS nêu cách ngắt.
HS đọc cá nhân những câu dài.
HS nhận xét
HS đọc cá nhân từng đoạn. GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới có trong các đoạn.
Từng nhóm thi đọc từng đoạn hoặc cả bài ( CN, ĐT )
HS đọc đồng thanh cả bài
HS đọc 2 câu đầu và trả lời các câu hỏi:
Bạn nhỏ trong bài tên là gì ? ( Mít )
Vì sao cậu lại có tên như vậy?
HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
? Ai dạy Mít làm thơ?
? Trước hết , Hoa Giấy dạy Mít điều gì?
? Hai từ ( hoặc tiếng ) như thế nào được coi là vần với nhau?
? Mít đã gieo vần như thế nào?
( Bé – Phé )
? Nhận xét về cách gieo vần của Mít?
? Hãy tìm một tiếng cùng vần với tên em.
- Bài này nên đọc với giọng trầm ấm kiểu kể chuyện hay giọng vui vẻ?
GV đọc mẫu cho HS lần 2
Thi đọc phân vai theo nhóm, cá nhân.
HS và GV nhận xét nhóm nào, cá nhân nào đọc hay nhất
- Em thấy nhân vật Mít như thế nào?
- HS có thể có những ý kiến khác nhau, GV có thể trao đổi để HS có thể hiểu đúng về nhân vật Mít.
Khuyến khích HS về nhà kể câu chuyện này cho người thân nghe.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng viet tuan 2.doc