I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết trao đổi về nội dung của VB và các chi tiết trong tranh.
- Nghe hiểu câu chuyện Bữa ăn trưa; nhận biết các sự việc trong câu chuyện Bữa ăn trưa qua tranh minh hoạ
- Biết dựa vào tranh kể lại được 1 – 2 đoạn (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời cô kể).
2. Năng lực:
- Hình thành và phát triển năng lực văn học; có khả năng quan sát các sự vật xung quanh); biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng tình cảm thương yêu, gắn bó đối với trường học, cảm nhận được niềm vui đến trường; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh kể chuyện
TUẦN 7 Tiếng Việt CHỦ ĐỀ ĐI HỌC VUI SAO Tiết 61+62: BÀI 13: YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI (TIẾT 1+2) ĐỌC: YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Đọc đúng từ ngữ, đọc rõ ràng bài thơ Yêu lắm trường ơi!, ngữ điệu phù hợp với cảm xúc yêu thương của bạn nhỏ dành cho ngôi trường. - Hiểu được nội dung bài đọc: Từ bài thơ và tranh minh hoạ nhận biết được tình cảm yêu thương và gắn bó của bạn nhỏ dành cho ngôi trường, thầy cô và bạn bè. 2. Năng lực: - Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, (hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm,cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hoá trong bài thơ); phát triển năng lực văn học trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân. 3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: - Bài hát Em yêu trường em của nhạc sĩ Hoàng Vân, tranh minh họa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - GV mở nhạc bài hát Em yêu trường em của nhạc sĩ Hoàng Vân cho HS vận động - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: + Có những sự vật nào được nhắc đến trong bài hát? + Bài hát nói về điều gì? - GV nhận xét kết nối bài mới: Có một bạn nhỏ cũng rất yêu ngôi trường của mình. Chúng ta hãy lắng nghe xem bạn nhỏ nói gì về ngôi trường đó qua bài thơ Yêu lắm trường ơi! của tác giả Nguyễn Trọng Hoàng. - GV ghi đề bài: Yêu lắm trường ơi! 2. Đọc văn bản * Đọc mẫu - GV đưa tranh minh họa bài đọc, yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm 2 về nội dung tranh. - GVNX chốt lại nội dung tranh vẽ. * GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn, đọc đúng, biểu cảm cảm xúc của nhân vật trữ tình “em”. HD học sinh cách đọc bài thơ: giọng đọc chậm rãi, ngữ điệu nhẹ nhàng a. Đọc nối tiếp câu - GV gọi HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 1 - Gọi HS tìm từ khó đọc và cho HS đọc từ khó. - GV gọi HS đọc nối tiếp lần 2, hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng. b. Đọc đoạn - Bài được chia làm mấy khổ thơ ? - Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ - Gọi HS giải nghĩa một số từ, tiếng khó c. Đọc trong nhóm - GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc trong nhóm 5 d. Thi đọc - GV gọi các nhóm thi đọc - Nhận xét, khen ngợi nhóm đọc tốt e. Đọc toàn bài - GV gọi 1, 2 HS đọc lại toàn bài - HS nghe, vận động theo nhạc - HS thảo luận nhóm 2 về ND bài hát theo gợi ý. - Trong bài hát nhắc đến cô giáo, bạn thân, bàn ghế, sách vở, trường,... - Tình cảm yêu thương của bạn nhỏ dành cho trường lớp, cô giáo và bạn bè - HS lắng nghe - HS nhắc lại đầu bài – ghi vở - HS trao đổi nhóm 2: tranh vẽ cảnh lớp học và sân trường, trong lớp có 2 bạn đang trao đổi về bài học, ngoài sân các bạn đang chơi nhảy dây. - HS lắng nghe và theo dõi. - HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 1 - HS tìm và đọc từ khó: khung cửa sổ, khúc khích, bỗng, ngỡ. - HS theo dõi - 5 khổ thơ - HS đọc nối tiếp từng khổ thơ - HS giải nghĩa từ: nhộn nhịp, hồng hào - HS đọc nhóm 5 - Các nhóm thi đọc - HS bình chọn nhóm đọc tốt - 1, 2 HS đọc toàn bài TIẾT 2 * Khởi động chuyển tiết 3. Trả lời câu hỏi Câu 1: Đọc khổ thơ tương ứng với từng bức tranh dưới đây ? - GV đưa tranh minh họa. Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 cùng trao đổi để tìm đoạn thơ tương ứng với tranh. - Gọi HS đọc các khổ thơ vừa tìm được. + Vì sao khổ thơ thứ 2 lại tương ứng với tranh số 1? Khổ thơ thứ 2 có câu thơ ? - GV nhận xét, khen ngợi HS. Câu 2: Tìm những câu thơ tả các bạn học sinh trong giờ ra chơi ? - Gọi 2 HS đọc lại khổ thơ - Trong giờ ra chơi sân trường như thế nào? - Các bạn HS được tả thế nào trong giờ ra chơi? - GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt ND: Sân trường trong giờ ra chơi rất nhộn nhịp, đông vui. Các bạn HS hồng hào gương mặt, trông bạn nào cũng đáng yêu và xinh xắn. Câu 3: Bạn nhỏ yêu những gì ở trường, lớp của mình ? - GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi. - Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, khen ngợi và chốt nội dung câu trả lời “Bạn nhỏ yêu ngôi trường và tất cả sự vật, cây cối, đồ vật có trong trường lớp nào là hàng cây, tiếng chim, khung cửa sổ Câu 4: Bạn nhỏ nhớ gì về cô giáo khi không đến lớp? - Gọi HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, khen ngợi HS ? Nghỉ hè, không đến lớp các em nhớ những điều gì về thầy cô giáo cũ của mình ? - GV chốt “Các em ạ ! Mỗi bạn khi xa thầy cô, xa mái trường đều có những kỉ niệm đáng nhớ, tất cả đều thể hiện tình yêu thương của các bạn với mái trường và thầy cô của mình” 4. Luyện đọc lại - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ. - Gọi HS đọc diễn cảm trước lớp - Nhận xét, khen ngợi 5. Luyện tập theo văn bản đọc Câu 1: Từ nào trong bài thơ thể hiện rõ nhất tình cảm của bạn nhỏ dành cho trường lớp? - GV cho HS tìm các từ ngoài bài thể hiện tình cảm? - GV khen ngợi HS Câu 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức (3 tổ) - Theo dõi, nhận xét, khen ngợi và bình chọn tổ thắng cuộc. - HS hát, chơi 1 trò chơi - 1 HS đọc lại câu hỏi - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 và nêu kết quả: + Tranh 1: Khổ thơ 2 + Tranh 2: Khổ thơ 3 + Tranh 3: Khổ thơ 5 - HS đọc to khổ thơ tương ứng với tranh - Vì tranh vẽ cảnh giờ ra chơi. Khổ thơ thứ 2 có câu thơ: Mỗi giờ ra chơi, Sân trường nhộn nhịp. - 2 HS đọc lại khổ thơ 2, lớp đọc thầm - Sân trường nhộn nhịp - Các bạn HS hồng hào gương mặt, bạn nào cũng xinh. - HS lắng nghe và ghi nhớ - 1 HS đọc lại, lớp đọc thầm - HS thảo luận nhóm và chia sẻ ý kiến trong nhóm - Đại diện nhóm trình bày trước lớp: Bạn nhỏ yêu hàng cây mát, yêu tiếng chim xanh trời, yêu khung cửa sổ có bàn tay quạt gió mát. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS trả lời: Bạn nhỏ nhớ lời cô ngọt ngào, thấm từng trang sách. - HS nối tiếp chia sẻ trước lớp - HS lắng nghe - 2, 3 HS đọc - HS suy nghĩ và nêu câu trả lời - Từ ngữ thể hiện tình cảm: yêu, nhớ. - HS nối tiếp nêu: Thương, mến, quý, quan tâm, lo lắng. - HS đọc câu hỏi - Các tổ cử đại diện tham gia trò chơi. lần lượt từng HS lên lấy thẻ chữ gắn lên bảng sao cho thành câu phù hợp. Tổ nào nhanh nhất và ghép chính xác tổ đó chiến thắng. - HS nghe A B Gương mặt các bạn nhộn nhịp. Lời cô ngọt ngào. Sân trường xinh xắn. - Gọi HS đọc lại các câu vừa tạo 6. Củng cố: - Gọi 1, 2 HS đọc lại bài - Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi trường như thế nào? - Em có yêu ngôi trường và thầy cô giáo, bạn bè không ? - GV nhận xét câu trả lời của HS, khen ngợi - Dặn HS về đọc lại bài thơ cho người thân nghe. - 2 HS đọc lại các câu vừa tạo - 2 HS đọc lại bài - Bạn nhỏ rất yêu mái trường và yêu lớp học, yêu hàng cây, yêu khung cửa sổ - HS chia sẻ ý kiến. - HS lắng nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................. Tiếng Việt Tiết 63 : BÀI 13: YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI (TIẾT 3) VIẾT: CHỮ HOA E, Ê I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết viết chữ viết hoa E, Ê cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết câu ứng dụng Em yêu mái trường/ Có hàng cây mát. - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. 2. Năng lực: - Hình thành và phát triển ở HS năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực tự chủ, tự học thông qua các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất: - Phát triển phẩm chất yêu nước, yêu mái trường, thầy cô và bạn bè, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu chữ viết hoa E, Ê. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Hát biểu diễn động tác bài Bảng chữ cái * Trò chơi Thi viết đúng, viết đẹp chứ hoa Đ và tiếng Đi - GV nhận xét, khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp, sau đó dẫn dắt vào bài học - GV ghi bảng tên bài học chữ hoa E, Ê 2. Viết chữ hoa: - GV đưa mẫu chữ hoa E, Ê, gọi HS đọc. a. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét * Quan sát chữ hoa E - GV yêu cầu HS quan sát chữ mẫu hỏi: + Chữ hoa E cao mấy ô li? Rộng mấy ô li? + Gồm mấy nét? - GV nhận xét * GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu E - GV viết mẫu vừa viết GV vừa nêu quy trình viết chữ hoa E. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ E hoa (nếu có). Và mời HS nhắc lại cách viết chữ hoa E. * Quan sát chữ hoa Ê - GV gọi HS so sánh chữ hoa Ê với chữ hoa E. b. Viết chữ hoa E, Ê trên bảng con - GV viết mẫu 1 lần, cho HS tập viết chữ hoa E, Ê trên bảng con - GV quan sát, uốn nắn những HS còn gặp khó khăn. c. Viết vở - Gọi 1 HS nêu lại tư thế ngồi viết bài - GV yêu cầu HS mở vở và viết chữ hoa E, Ê vào vở tập viết. - GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T1. - GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. 3. Viết ứng dụng: - GV viết sẵn câu ứng dụng lên bảng - GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Em yêu mái trường/ Có hàng cây mát. - Mỗi dòng thơ có mấy tiếng? - Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó? - Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t, r cao bao nhiêu? - Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái. - Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu? - GV hướng dẫn HS viết hết dòng thứ nhất rồi viết dòng thứ hai vào vở. - YC HS viết câu ứng dụng vào vở - Quan sát, uốn nắn HS viết chậm - GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em. 4. Củng cố: - Hôm nay, các em đã học chữ hoa gì? - Tổ chức cho HS thi đua tìm các câu có chữ hoa E, Ê vừa học - GV nhận xét, khen ... a giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát. - Bài hát nhắc đến những đồ vật gì? - GV nhận xét, kết nối vào bài mới. 2. Khám phá Bài 1: Nói tên các đồ dùng có ở góc học tập - GV gọi HS nêu bài tập. - GV treo tranh minh họa, yêu cầu HS làm việc theo cặp - GV tổ chức chữa bài trước lớp. - GV và HS thống nhất đáp án và nhấn mạnh: Những từ chỉ đồ vật các em vừa kể trên gọi là từ chỉ sự vật. - Gọi HS kể thêm tên các đồ dùng khác có trong góc học tập ở nhà của em? * GV chốt: Có rất nhiều đồ dùng được để ở góc học tập: bàn, ghế, cốc nước, đèn bàn học, bút, vở, sách, cặp các em hãy sắp xếp chúng sao cho ngọn ngàng, ngăn nắp nhé! 3. Thực hành, vận dụng Bài 2: Đặt một câu nêu công dụng của một đồ dùng học tập - GV hướng dẫn HS đặt câu nêu công dụng của đồ dùng đó theo mẫu. - GV giải thích: Câu mẫu nêu công dụng của đồ dùng học tập: Bút màu dùng để vẽ tranh. Câu gồm có 2 thành phần: (1) từ ngữ chỉ đồ dùng học tập (bút màu) + (2) công dụng (dùng để vẽ tranh). - GV vẽ sơ đồ cấu lên bảng để HS quan sát. - GV yêu cầu HS viết câu đã đặt vào Phiếu BT - Gọi 1 số HS đọc 1 câu trong bài - GV cùng HS khác nhận xét, góp ý. Nhắc nhở HS giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận. Bài 3: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay chô ô vuông. - GV thảo luận nhóm 2 đọc đoạn thoại và làm phiếu BT. - GV giải thích: Trong đoạn thoại này, những câu nào là câu hỏi thì cần chọn dấu chấm hỏi thay cho ô vuông, những câu khác không phải là câu hỏi thì chọn dấu chấm. - GV gọi 2 - 3 HS trình bày kết quả. - GV và HS nhận xét, thống nhất đáp án. - GV cho 2 HS đóng vai tẩy và bút chì đọc lại đoạn thoại. - GV lưu ý HS cách đọc ngữ điệu câu hỏi (lên giọng ở cuối câu) và ngữ điệu câu khẳng định (xuống giọng ở cuối câu). 4. Củng cố: - TC Thi đặt câu nói về công dụng của một đồ dùng học tập. - Để đồ dùng học tập luôn mới thì các em cần giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận nhé! - GV nhận xét giờ học, khen ngợi HS tích cực. - HS hát và vận động theo bài hát: Em yêu trường em - HS trả lời: Bài hát nhắc đến bút, mực, sách, vở, bảng, bàn, ghế, phấn. - HS ghi bài vào vở. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Lớp đọc thầm. - HS làm việc theo cặp. - Nối tiếp nhau nói tên các đồ vật có ở bức tranh vẽ góc học tập: đèn học, lọ bút, bút chì, bút mực, thước kẻ, sách, vở, bàn, ghế, cặp sách, tranh treo tường, giá sách. - HS nghe và ghi nhớ - HS thi kể trước lớp: Hộp bút, bình nước, tẩy, màu - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS làm việc theo cặp hoặc nhóm. + Đọc yêu cầu của bài tập 2 (đọc cả yêu cầu và mẫu). - Các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe. - HS theo dõi - HS chú ý - HS quan sát sơ đồ. - HS làm bài vào phiếu - Nhiều HS nối tiếp đọc câu vừa đặt - HS nhận xét. - Một HS đọc to yêu cầu, các HS đọc thầm theo. - HS làm việc nhóm: thảo luận để làm bài tập và phiếu. - HS nghe - 2 - 3 HS trình bày kết quả. + Câu 1 và câu 2 – dấu chấm hỏi; 3 câu sau - dấu chấm. - 2 HS đóng vai tẩy và bút chì đọc lại đoạn thoại - HS lắng nghe. - Nhiều HS đọc trước lớp VD: Cặp dùng để đựng sách vở. Thước dùng để kẻ. - HS nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . . . Tiếng Việt Tiết 69: BÀI 14: EM HỌC VẼ (TIẾT 5) LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU VỀ MỘT ĐỒ VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Phát triển vốn từ chỉ sự vật (từ chỉ đồ dùng học tập). - Viết được 3 – 4 câu giới thiệu một đồ vật được dùng để vẽ. 2. Năng lực: - Hình thành và phát triển 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ): - Dùng ngôn ngữ để nói tên đồ vật và công dụng của chúng, sử dụng vốn từ để viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một đồ vật dùng để vẽ. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ, (chăm học), trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bút chì, màu, giấy vẽ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - GV cho HS vận động theo nhạc bài hát Vui đến trường * TC Chuyền điện: Kể tên các đồ dùng học tập - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học 2. Khám phá Bài 1: Nhìn tranh, nói tên đồ vật và nêu công dụng của chúng - Bài có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu gì? - GV cho HS quan sát tranh và nói trong nhóm 2 - GV yêu cầu HS trình bày kết quả trước lớp. - GV và HS nhận xét, bổ sung. - Các em có sử dụng những đồ vật đó để vẽ tranh không? 3. Luyện tập, thực hành Bài 2: Viết 3-4 câu giới thiệu về một đồ vật được dùng để vẽ. - GV cho HS quan sát một số đồ vật đã chuẩn bị: bút chì, thước kẻ, giấy, màu, tẩy - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: chọn một đồ vật các em dùng để vẽ và giới thiệu về đồ vật đó theo câu hỏi gợi ý trong SHS. - Cho HS TL nhóm 4 nói với bạn - Gọi 1, 2 HS học tốt nói trước lớp - Nhận xét, góp ý cho HS * Yêu cầu HS viết vào vở lời giới thiệu của mình - Gọi HS đọc bài viết - Nhận xét, khen ngợi HS - Thu vở chấm, nhận xét 5, 7 bài 4. Củng cố - Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Dặn dò: chuẩn bị cho tiết sau Đọc mở rộng. - HS vận động theo nhạc - HS chơi trò chơi: sách, bút, bảng, phấn, tẩy, bút chì, thước - HS nghe – ghi vở - Một HS đọc yêu cầu của bài. Các HS khác đọc thầm theo. - Bài có 2 yêu cầu , đó là: Nói tên các đồ vật trong tranh và nêu công dụng của các đồ vật đó. - HS quan sát tranh, trao đổi nhóm 2 - 3 - 4 HS trình bày kết quả trước lớp. + giấy màu để vẽ, màu để tô, bút chì để vẽ, viết, tẩy để xoá, thước kẻ để kẻ đường thẳng - HS lắng nghe.. - HS chia sẻ trước lớp. - 1 HS đọc to yêu cầu của bài tập. Các HS khác đọc thầm theo. - HS quan sát đồ vật GV chuẩn bị hoặc đồ vật mình có sẵn - HS làm việc cá nhân: chọn một đồ vật các em dùng để vẽ và giới thiệu về đồ vật đó theo câu hỏi gợi ý trong SHS. - HS làm việc nhóm 4. Mỗi người 1 đồ vật + HS giới thiệu về một đồ vật em dùng để vẽ trong nhóm. - Các bạn trong nhóm góp ý cho nhau - 2 HS nói trước lớp - HS viết lời giới thiệu vào vở. - Nhiều HS đọc bài trước lớp. - HS nêu ý kiến về bài học - HS lắng nghe. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . . . Tiếng Việt Tiết 70: BÀI 14: EM HỌC VẼ (TIẾT 6) ĐỌC MỞ RỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Tìm đọc mở rộng được câu chuyện về trường học. Chia sẻ được một số thông tin về câu chuyện đã đọc. - Đọc đúng, rõ ràng bài đọc mở rộng về trường học do GV hoặc HS chuẩn bị, biết ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp. - Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh. - Cảm nhận được niềm vui học tập ở trường và có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập. 2. Về năng lực: - Hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ, NL văn học): - Tự tìm đọc một câu chuyện về trường học. - Chia sẻ với cô giáo, các bạn về một nhân vật trong câu chuyện mà em thích một cách rõ ràng, mạch lạc, tự tin. 3. Phẩm chất: - Hình thành và phát triển phẩm chất: Chăm chỉ (Chăm học đọc sách) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV tổ chức lớp vận động tập thể. - Tổ chức cho HS chia sẻ về trường học của mình - Nhận xét, kết nối vào bài học 2. Khám phá Bài 1: Tìm đọc một câu chuyện về trường học. Chia sẻ thông tin về câu chuyện dựa trên các gợi ý - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. - Trong buổi học trước, GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một câu chuyện về trường học và ghi lại thông tin về câu chuyện dựa trên gợi ý của bạn chim cánh cụt như trong SHS. ( GV có thể chuẩn bị một số câu chuyện phù hợp và cho HS đọc ngay tại lớp nếu HS không sưu tầm được) - GV cho HS chọn kể trong nhóm về một nhân vật mà mình thích trong câu chuyện đã đọc, theo các câu hỏi gợi ý: + Tên câu chuyện là gì? + Câu chuyện mở đầu như thế nào? + Điều gì diễn ra tiếp theo? + Câu chuyện kết thúc thế nào? - GV nhận xét, khen ngợi HS 3. Luyện tập, thực hành: Bài 2: Nói về một nhân vật em thích trong câu chuyện - Gv cho HS chia sẻ trong nhóm 4 + Câu chuyện có mấy nhân vật? + Tên nhân vật em thích nhất là gì? + Điều gì ở nhân vật làm cho em thích nhất? Vì sao? - GV cho HS chia sẻ cá nhân trước lớp - GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ ưu điểm để HS cùng học hỏi. 4. Củng cố - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài 14 các em đã: + Học thuộc lòng 2 khổ thơ yêu thích trong bài thơ Em học vẽ. + Nghe – viết 2 khổ thơ đầu và làm bài tập chính tả. + Mở rộng vốn từ chỉ đồ dùng học tập, biết cách đặt câu nêu công dụng của đồ dùng học tập, biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi ở cuối câu, biết viết đoạn văn giới thiệu một đồ vật dùng để vẽ. - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. - Lớp hát và vận động theo bài hát. - HS chia sẻ trước lớp về thầy cô giáo, các bạn, ngôi trương, lớp học... - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS chuẩn bị sẵn câu chuyện - HS làm việc nhóm 4. + Các em trao đổi với nhau về những thông tin đã chuẩn bị theo gợi ý. + HS đọc ngay tại lớp. + Đổi sách cho nhau để nhiều bạn được đọc. - HS đọc đúng, rõ ràng bài đọc mở rộng về trường học do GV hoặc HS chuẩn bị, biết ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp. - Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh. - HS kể về một nhân vật mà mình thích trong câu chuyện theo nhóm 4 - Một số HS nói trước lớp về nhân vật mình thích nhất, lí do? Các HS khác nhận xét hoặc đặt trao đổi thêm. - HS nhắc lại những nội dung đã học. - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?). - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . .
Tài liệu đính kèm: