Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 33, Bài 27+28: Chuyện quả bầu - Khám phá đáy biển ở Trường Sa

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 33, Bài 27+28: Chuyện quả bầu - Khám phá đáy biển ở Trường Sa

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng từ ngữ : rực rỡ, lạ mắt và hiểu nghĩa một số từ ngữ: thám hiểm, san hô

- Hiểu được nội dung bài đọc: Nói về cảnh đẹp kỳ thú ở Trường Sa

2. Năng lực: Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết được các sinh vật, các sự vật được nói đến trong bài.

3. Phẩm chất: Biết yêu quý những cảnh vật thiên nhiên của đất nước

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, giáo án ĐT, phiếu giao việc

- HS: Sách, bút, vở

 

docx 20 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 346Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 33, Bài 27+28: Chuyện quả bầu - Khám phá đáy biển ở Trường Sa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Tiếng Việt
Tiết : VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM
 BÀI 27: CHUYỆN QUẢ BẦU 
 ĐỌC: CHUYỆN QUẢ BẦU (T1+2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng từ ngữ :lạy van, làm nương, lao xao và hiểu nghĩa một số từ ngữ: con dúi, tổ tiên
- Hiểu được nội dung bài đọc: Các dân tộc Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên.
2. Năng lực: Giúp hình thành và phát triển ngôn ngữ và năng lực văn học: trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong tự nhiên. 
3. Phẩm chất: HS có thái độ tôn trọng những người xung quanh. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, giáo án ĐT, phiếu giao việc
- HS: Sách, bút, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- §äc đoạn 1, 2 bµi Trên các miền đất nước và tìm các câu thơ nói về xứ nghệ và ngày giỗ tổ Hùng Vương
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- GV chiếu tranh, giới thiệu bài
- Ghi bảng tên bài
2. Đọc văn bản
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài
b) Luyện đọc: Cho HS luyện đọc theo phiếu giao việc 1
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tha cho nó.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến thoát nạn.
+ Đoạn 3: Còn lại.
Cho HS luyện đọc theo phiếu giao việc 1
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: con dúi, nương, tổ tiên, Khơ Mú, Ê – đê, Ba – na.
- Luyện đọc câu dài: Để trả ơn,/ dúi báo/ sắp có lũ lụt rất lớn/ và chỉ cho họ cách tránh.//; Nghe lời dúi,/họ khoét rỗng khúc gỗ to,/ chuẩn bị thức ăn bỏ vào đó.// Vừa chuẩn bị xong mọi thứ/ thì mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.//
c. Đọc trong nhóm 
- GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc trong nhóm 3
- Thi ®äc gi÷a c¸c nhãm.
C¶ líp vµ GV b×nh chän nhãm ®äc hay nhÊt. 
- GV gọi 1HS đọc lại toàn bài
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS nghe, quan s¸t tranh
- Ghi vở tên bài
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và theo dõi.
- HS luyện đọc đoạn theo phiếu giao việc
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ
- HS luyện đọc câu dài
- HS đọc nhóm3
- Các nhóm thi đọc
 - HS bình chọn nhóm đọc tốt
- 1HS đọc toàn bài
TIẾT 2
* Khởi động chuyển tiết
3. Trả lời câu hỏi
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi theo em vì sao hai vợ chồng lại tha cho con dúi?
- ? Con dúi nói với 2 vợ chồng điều gì?
- Nhờ đâu mà hai vợ chồng thoát khỏi nạn lũ lụt?
- GV nhận xét, đánh giá
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3
? GV cho HS thao luận nhóm 2 nêu những sự việc kì lạ nào xảy ra sau khi hai vợ chồng thoát khỏi nạn lũ lụt?
- GV nhận xét, đánh giá, khen HS
? Theo em câu chuyện này nói về điều gì?
- GV chốt đáp án đúng: b 
- GV chốt nội dung bài học: Các dân tộc Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên.
Liên hệ: Kể thêm tên một số dân tộc trên đất nước ta mà em biết?
4. Luyện đọc lại
- Giáo viên chia nhóm cho HS luyện đọc theo phiếu giao việc 2 
- Đại diện các nhóm thi đọc
- GV NX đánh giá 
- Nhận xét, khen ngợi
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Có những dân tộc nào xuất hện trong bài đọc?
- YC Hs viết tên 3 dân tộc vào vở
- Gọi HS nhận xét
? Khi viết tên các dân tộc con cần lưu ý điều gì?
- GVnhận xét, đánh giá khen ngợi HS
Câu 2: Gọi HS đọc yêu cầu
- GVHD: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức (3 tổ)
Luật chơi: Mỗi nhóm cử 3 bạn chơi, mỗi bạn sẽ nối một từ ở cột A với một từ cột B sao cho phù hợp sau đó về đập tay với bạn của mình trong đội để bạn tiếp tục. Nhóm nào thực hiện nhanh, đúng và đẹp thì giành chiến thắng. 
- Theo dõi, nhận xét, khen ngợi và bình chọn tổ thắng cuộc.
- Gọi HS đọc lại các câu vừa tạo
6. Củng cố:
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- HS hát, chơi 1 trò chơi
- 1 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS nêu ý kiến
- HS trả lời
- HS đọc đoạn 3
- HS thảo luận nhóm và chia sẻ ý kiến trong nhóm
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp: 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS nêu ý kiến
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS luyện đọc
- HS thi đọc
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu 
- HS trả lời
- 2 HS viết bảng, cả lớp viết vở
- HS nhận xét
- HS trả lời
- HS đọc yêu cầu
- HS lắng nghe
- HS chơi
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV – Điều chỉnh bổ sung:	
TUẦN 33
Tiếng Việt
Tiết : VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM
 BÀI 27: CHUYỆN QUẢ BẦU 
	TẬP VIẾT: CHỮ HOA A, M, N (kiểu 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn tập viết chữ hoa A, M, N (kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Muôn người như một. 
2. Năng lực: - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
3. Phẩm chất: - Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, giáo án ĐT, Mẫu chữ hoa A, M, N (kiểu 2)
- HS: Bút, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: - GV nhận xét bài viết của tuần trước
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- GV nêu mục đích, yc tiết học
- Ghi bảng tên bài
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
a, HD quan sát và nhận xét
- GV chiếu mẫu chữ, cho HS quan s¸t vµ nhËn xÐt
- GV mời HS nhắc lại quy trình viết chữ viết hoa A, M, N (kiểu 2) 
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa A, M, N (kiểu 2)
+ Chữ hoa A (kiểu 2) gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A (kiểu 2).
b. HD tập viết trên bảng con
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
+ Tương tự với chữ M, N (kiểu 2) 
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- Gv giải thích câu tục ngữ: Ý nói tất cả mọi người đều đoàn kết. 
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Câu ứng dụng có mấy tiếng?
+ Câu ứng dụng có những chữ nào phải viết hoa? 
+ Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao thế nào?
* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- GV cho HS viết bài vào vở tập viết
- Chấm, chữa bài
- GV chám khoảng 5-7 bài nhận xét và chữa lỗi sai cho HS
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS quan sát.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
-1-2 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời
- chữ M
- Chữ M,g,h cao 2,5 li; chữ t cao 1,5; các chữ còn lại cao 1 li.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV – Điều chỉnh bổ sung:	
TUẦN 33
Tiếng Việt
Tiết : VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM
 BÀI 27: CHUYỆN QUẢ BẦU 
	NÓI VÀ NGHE: CHUYỆN QUẢ BẦU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý, kể lại được từng đoạn cua câu chuyện với giọng thích hợp.
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2. Năng lực: Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.
3. Phẩm chất: HS có thái độ tự nhiên, mạnh dạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, giáo án ĐT, phiếu giao việc
- HS: Sách, bút, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Ho¹t ®éng cña học sinh
A. Bµi cò :
- Gọi HS kể lại câu chuyện Thánh Gióng.
- GV nhận xét, đánh giá
B. Bµi míi : 
1, Khởi động:
- GV GT, ghi bµi
2, Khám phá:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1
- GV yêu cầu HS quan sát 2 tranh và nói về nội dung từng tranh theo nhóm 4
- Gọi đại diện các nhóm thi kể 
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhớ lại nội dung câu chuyện để sắp xếp các tranh theo trình tự đúng. 
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kết quả đúng: 2 – 1- 4 - 3 
Bài 3: 
b, Kể lại toàn bộ câu chuyện 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3
- Yêu cầu HS kể từng đoạn dựa theo nội dung từng tranh trong nhóm
- Gọi đại diện các nhóm thi kể từng đoạn theo 2 hình thức: 
+ Mỗi nhóm 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn.
+ Gọi đại diện các nhóm thi kể
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể tốt.
3. Vận dụng
- GV hướng dẫn cách thực hiện hoạt động:
+ Đọc lại truyện, quan sát tranh để nhớ được tên một dân tộc có trong truyện.
+ Hỏi người thân một số dân tộc khác
+ Sưu tầm một số bức ảnh về dân tộc đó. 
C. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tập kê cho người thân nghe
- HS lên bảng thục hiện
- HS ghi vë
- HS đọc.
- HS thực hiện yêu cầu
- Các nhóm thi kể
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS quan sát và trả lời
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS tập kể từng đoạn trong nhóm
- Các nhóm thi kể
- HS nghe
-Học sinh lắng nghe và thực hiện
- HS lắng nghe
IV – Điều chỉnh bổ sung:
TUẦN 33
Tiếng Việt
Tiết : VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM
BÀI 28: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA
ĐỌC: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng từ ngữ : rực rỡ, lạ mắt  và hiểu nghĩa một số từ ngữ: thám hiểm, san hô
- Hiểu được nội dung bài đọc: Nói về cảnh đẹp kỳ thú ở Trường Sa
2. Năng lực: Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết được các sinh vật, các sự vật được nói đến trong bài. 
3. Phẩm chất: Biết yêu quý những cảnh vật thiên nhiên của đất nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, giáo án ĐT, phiếu giao việc
- HS: Sách, bút, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi Hs đọc đoạn 3 Chuyện quả bầu
? Nêu nội dung của bài?
? Bài đọc với giọng thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- GV chiếu tranh, giới thiệu bài
- Ghi bảng tên bài
2. Đọc văn bản
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài
b) Luyện đọc:
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến bao điều thú vị. 
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến truyện cổ tích. 
+ Đoạn 3: Còn lại.
Cho HS luyện đọc theo phiếu giao việc 1
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: Thám hiểm, san hô, vỉa s ... i 1 từ chỉ đắc điểm vừa tìm được
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, sửa câu cho học sinh
6. Củng cố:
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- HS hát, chơi 1 trò chơi
- 1 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS đọc thầm và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS đọc đoạn 3
- HS nêu ý kiến cá nhân
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc
- HS thi đọc
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
- HS lắng nghe
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV – Điều chỉnh bổ sung:
TUẦN 33
Tiếng Việt
Tiết : VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM
BÀI 28: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA
VIẾT: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “ Khám phá đáy biển ở Trường Sa” 
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có vần dễ lẫn: iêu/ ươu hoặc in/ inh
2. Năng lực: Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
3. Phẩm chất: HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, giáo án ĐT, phiếu giao việc
- HS: Sách, bút, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài viết Trên các miền đất nước, chữa lỗi HS sai nhiều
B. Dạy bài mới:
1. Nghe – viết chính tả.
a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
? Đoạn văn nói về điều gì?
b. Hướng dẫn HS cách trình bày
- Viết tên bài vào giữa trang vở, khi xuống dòng chữa đầu viết lui vào 1 ô, viết hoa các chữa cái đầu câu.
c, Hướng dẫn HS viết từ khó
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con Trường Sa, vỉa san hô.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS
d, Đọc - viết
- Đọc thong thả từng cụng từ( từ 2 – 3 chữa), mỗi cụm từ đọc 3 lần
- GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS
e, Soát lỗi
- GV đọc bài thong thả cho HS soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho HS soát lỗi
g, Chấm bài:
- Thu và chấm 1-3 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS
2. Bài tập chính tả.
Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS nhận xét
- GV chốt đáp án: ốc bươu, thả diều
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc
- 2-3 HS trả lời
- HS lắng nghe
- Viết từ khó
- HS nghe GV đọc và viết bài
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài
- HS chữa bài
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV – Điều chỉnh bổ sung:
TUẦN 33
Tiếng Việt
Tiết : VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM
BÀI 28: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA
LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ CÁC LOẠI VẬT DƯỚI BIỂN; 
DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS biết mở rộng vốn từ các loài vật dưới biển
- Tìm được tên các loài vật trong tranh
2. Năng lực: hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ):
- Nói đúng từ chỉ sự vật; Nói được tên được các loài vật dưới biển
- Phát triển năng lực sử dụng từ ngữ để đặt câu và trao đổi với giáo viên, bạn bè.
- Biết sử dụng dấu câu phù hợp.
3. Phẩm chất: HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, giáo án ĐT, phiếu giao việc
- HS: Sách, bút, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát “ Nơi đại dương”.
- Bài hát nhắc đến những con vật nào? gì?
- GV nhận xét, kết nối vào bài mới.
 2. Khám phá
Bài 1: Nói tên các loài vật trong tranh
- GV gọi HS nêu bài tập.
- GV treo chiếu tranh trong SGK, yêu cầu HS làm việc theo cặp 
- GV tổ chức chữa bài trước lớp. 
- GV và HS thống nhất đáp án và nhấn mạnh: Những từ chỉ các loài vật các em vừa kể trên gọi là từ chỉ sự vật.
- Gọi HS kể thêm tên loại vật khác dưới biển mà em biết?
* GV chốt: Có rất nhiều loại vật sống dưới biển, các con cần bảo vệ chúng
Bài 2: Kết hợp các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu hoạt động
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm từ ngữ ở cột A thích hợp với từ ngữ ở cột B để tạo câu. 
- Tổ chức trò chơi “Tiếp sức”: Mỗi nhóm cử 3 bạn chơi, mỗi bạn sẽ nối một từ ở cột A với một từ cột B sao cho phù hợp sau đó về đập tay với bạn của mình trong đội để bạn tiếp tục. Nhóm nào thực hiện nhanh, đúng và đẹp thì giành chiến thắng. 
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV cho cả lớp đồng thnah đọc lại các câu
Bài 3: Chọn dấu phẩy hoặc dấu chấm thay chô ô vuông.
- GV thảo luận nhóm 2 đọc đoạn văn và làm phiếu BT. 
- GV gọi 2 - 3 HS trình bày kết quả. 
- GV và HS nhận xét, thống nhất đáp án. 
? Tại sao con điền dấu phẩy vào ô trống 2,3,4,5,6
? Ô vuông thứ 7 con điền dấu chấm vì sao?
GV nhận xét, chốt
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học, khen ngợi HS tích cực.
- HS hát và vận động theo bài hát
- HS trả lời: Bài hát nhắc đến cá, bạch tuộc, sứa, san hô.
- HS ghi bài vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo cặp.
- Nối tiếp nhau nói tên các loài vật có ở bức tranh 
- HS nghe và ghi nhớ
- HS thi kể trước lớp
- HS lắng nghe và ghi nhớ
.
+ Đọc yêu cầu của bài tập 2 
- HS làm việc theo nhóm
- HS chơi trò chơi
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận
- HS trình bày
- HS nhận xét
- HS nêu ý kiến
- HS lắng nghe
IV – Điều chỉnh bổ sung:
TUẦN 33
Tiếng Việt
Tiết : VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM
BÀI 28: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA
VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ SỰ VIỆC CHỨNG KIẾN, THAM GIA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Viết được 4-5 câu kể về một buổi đi chơi cùng người thân (hoặc thầy cô, bạn bè)
2. Năng lực: - Phát triển kĩ năng đặt câu.
3. Phẩm chất: Biết bày tỏ cảm xúc của mình về buổi đi chơi với người thân (hoặc thầy cô, bạn bè).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, giáo án ĐT, 
- HS: Sách, bút, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc đoạn văn giứi thiệu một đồ vật được làm bằng tre hoặc gỗ
- GV nhận xét
B. Dạy bài mới:
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
+ Mọi người đang ở đâu?
+ Cảnh vật nơi đó có gì đẹp?
+ Mỗi người đang làm gì?
+ Theo em, cảm xúc của mọi người như thế nào? 
- GV gọi đại diện HS lên trả lời.
- Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 2:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV đưa ra 1 số đoạn văn mẫu
? Khi trình bày đoạn văn con cần lưu ý điều gì?
Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn
? Em đã được đi đâu? Vào thời gian nào? Có những ai đi cùng với em?
? Mọi người đã làm gì?
? Em và mọi người có cảm xúc như thế nào trong thời gian đó?
? Nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi?
- Gọi Hs trình bày
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS quan sát tranh và thảo luận
- Đại diện HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
- HS trả lời
- HS làm bài
- HS đọc bài làm
- HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
- HS lắng nghe
IV – Điều chỉnh bổ sung:
TUẦN 33
Tiếng Việt
Tiết : VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM
BÀI 28: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA
ĐỌC MỞ RỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một số truyện dân gian yêu thích theo chủ đề.
- Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. 
- Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh. 
2. Năng lực: - Chia sẻ với cô giáo, các bạn về một nhân vật trong câu chuyện mà em thích một cách rõ ràng, mạch lạc, tự tin.
3. Phẩm chất: HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, giáo án ĐT, 
- HS: Sách, bút, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS hát bài: Những câu chuyện cổ tích
- GV nhận xét, kết nối vào bài học
2. Khám phá	
Bài 1: Tìm đọc truyện cố tích Việt Nam
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
 - Trong buổi học trước, GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một câu chuyện cổ tích Việt Nam
( GV có thể chuẩn bị một số câu chuyện phù hợp và cho HS đọc ngay tại lớp nếu HS k sưu tâm được chuyện)
- GV cho HS chọn kể trong nhóm về một nhân vật mà mình thích trong câu chuyện đã đọc, theo các câu hỏi gợi ý:
+ Tên câu chuyện là gì?
+ Câu chuyện mở đầu như thế nào?
+ Điều gì diễn ra tiếp theo?
+ Câu chuyện kết thúc thế nào?
- GV nhận xét, khen ngợi HS
3. Luyện tập, thực hành:
Bài 2: Nói về một nhân vật em thích trong câu chuyện
- Gv cho HS chia sẻ trong nhóm 4
+ Câu chuyện có mấy nhân vật?
+ Tên nhân vật em thích nhất là gì?
+ Điều gì ở nhân vật làm cho em thích nhất? Vì sao?
- GV cho HS chia sẻ cá nhân trước lớp
- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ ưu điểm để HS cùng học hỏi.
4. Củng cố
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
- Lớp hát và vận động theo bài hát.
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS chuẩn bị sẵn câu chuyện
- HS làm việc nhóm 4. 
+ Các em trao đổi với nhau về những thông tin đã chuẩn bị theo gợi ý. 
+ HS đọc ngay tại lớp.
+ Đổi sách cho nhau để nhiều bạn được đọc.
- HS kể về một nhân vật mà mình thích trong câu chuyện theo nhóm 4
- Một số HS nói trước lớp về nhân vật mình thích nhất, lí do? Các HS khác nhận xét hoặc đặt trao đổi thêm. 
- HS lắng nghe.
IV – Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_33_bai_2728_chuyen_qua_bau_kha.docx