Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012

Hoạt động tập thể: SINH HOẠT SAO

I. Mục tiêu :

- Chào cờ liên đội

- Thực hiện trò chơi dân gian

II. Các hoạt động dạy học :

1. Chào cờ liên đội:

2. Thực hiện trò chơi dân gian

- Thực hiện các trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây; Bịt mắt bắt dê; Bỏ khăn, Cướp cờ

- Ôn các bài hát múa của đội-sao

3. Kế hoạch NGLL tuần 28:

 - Tiếp tục thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”

 + Tập các bài hát múa tập thể theo kế hoạch

 + Ôn luyện, thực hiện các trò chơi dân gian.

 + Chăm sóc khu di tích lịch sử.

 

doc 17 trang Người đăng huyennguyen1411 Lượt xem 1198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29 LỊCH BÁO GIẢNG
 Từ ngày : 26 /3/2012 
 Đến ngày:30 /3/2012
Cách ngôn : Đi một ngày đàng học một sàng khôn 
Thứ ngày
 Môn
 Tên bài dạy
Hai
26/3
HĐTT
Tập đọc(T1)
Tập đọc(T2)
Toán
Sinh hoạt sao
Những quả đào
Những quả đào
Các số từ 111 đến 200
Ba
27/3
LTừ và câu
Toán
Chính tả
TN về cây cối. Câu hỏi Để làm gì ? 
Các số có ba chữ số 
Những quả đào
Tư
28/3
Tập đọc
Toán 
Chính tả
Tập viết
Cây đa quê hương
So sánh các số có ba chữ số
Hoa phượng
Chữ hoa A (kiểu 2)
Năm
29/3
Toán
Tập làm văn
LĐọc- viết
Thủ công
Luyện tập
Đáp lời chia vui. Nghe - Trả lời câu hỏi
Luyện đọc bài Cây đa quê hương
Làm vòng đeo tay (tiết 1)
Chiều thứ năm
29/3
Kể chuyện
LTV
Những quả đào
Luyện viết bài Hoa phượng 
Sáu
30/3
Toán
Luyện Toán
HĐTT
Mét
Luyện tập
Sinh hoạt lớp
TUẦN 29 : Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT SAO
I. Mục tiêu :
- Chào cờ liên đội
- Thực hiện trò chơi dân gian
II. Các hoạt động dạy học :
1. Chào cờ liên đội:
2. Thực hiện trò chơi dân gian
- Thực hiện các trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây; Bịt mắt bắt dê; Bỏ khăn, Cướp cờ 
- Ôn các bài hát múa của đội-sao
3. Kế hoạch NGLL tuần 28:
 - Tiếp tục thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”
 + Tập các bài hát múa tập thể theo kế hoạch
 + Ôn luyện, thực hiện các trò chơi dân gian.
 + Chăm sóc khu di tích lịch sử.
Tập đọc: NHỮNG QUẢ ĐÀO
I.Mục tiêu :
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật
 - Hiểu nội dung câu chuyện : Nhờ những quả đào, ông biết tính nết của từng cháu. Ông khen ngợi đứa cháu nhân hậu đã nhường nhịn cho bạn quả đào, khi bạn bị ốm. 
- GD KNS: Tự nhận thức - Xác định giá trị bản thân
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Các hoạt động dạy học : (Tiết 1)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra : Lần lượt gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài “Cây dừa”, trả lời câu hỏi 1,2,3/88.
B.Bài mới :
HĐ1. Luyện đọc
a. Đọc từng câu
- Hướng dẫn HS đọc các từ khó.
b. Đọc từng đoạn
- Yêu cầu HS đọc đoạn kết hợp đọc chú giải từ mới.
+ nhân hậu : thương người, đối xử có tình nghĩa với mọi người
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
HĐ2. Tìm hiểu bài (Tiết 2)
Câu 1/ 92
Câu 2/92
+ Cậu bé Xuân đã làm gì với quả đào ?
+ Cô bé Vân đã làm gì với quả đào ?
+Việt đã làm gì với quả đào ?
Câu 3/ 88
+ Ông nhận xét gì về Xuân ? Vì sao ông nhận xét như vậy ?
+ Ông nói gì về Vân ? Vì sao ông nói như vậy ?
+ Ông nói gì về Việt ? Vì sao ông nói như vậy ?
Câu 4/ 88
HĐ3. Luyện đọc lại
HĐ4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- 3HS thực hiện yêu cầu.
- Đọc nối tiếp câu. Luyện đọc các từ khó đọc: hài lòng, làm vườn, nhân hậu, tiếc rẻ, thốt lên, khăn trải bàn, xoa đầu, ...
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Đọc đoạn kết hợp đọc chú giải các từ mới.
- HS các nhóm luyện đọc đoạn.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Ông dành những quả đào cho vợ và ba đứa cháu nhỏ.
 + Xuân đem hạt đào trồng vào một cái vò.
 + Vân ăn hết quả đào của mình và vứt hạt đi. Đào ngon quá, cô ăn xong vẫn còn thèm.
 +Việt dành quả đào cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận, cậu đặt quả đào trên giường rồi trốn về.
- Ông nói : +Mai sau Xuân sẽ làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây. 
+ Vân còn thơ dại quá. Ông nói vậy vì Vân háu ăn, ăn hết phần của mình vẫn thấy thèm.
+ Việt có tấm lòng nhân hậu vì em biết
thương bạn, biết nhường miếng ngon cho bạn.
- Chọn nhân vật mình yêu thích và nêu lí do.
- 2 nhóm HS (mỗi nhóm 5HS) tự phân vai thi đọc truyện theo vai.
Toán : CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
I.Mục tiêu : 
 - Nhận biết được các số từ 111 đến 200 
 - Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.
 - Biết so sánh các số từ 111 đến 200.
 - Biết thứ tự các số từ 111 đến 200.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị; kẻ sẵn bảng như phần bài học sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra : Bài 3, 4/ 143.
B.Bài mới :
HĐ1. Giới thiệu các số từ 111 đến 200.
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi:
Có mấy trăm ?
- Gắn thêm 1 chục, 1 đơn vị và hỏi :
Có mấy chục ? Mấy đơn vị ?
- Để chỉ số có tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 hình vuông, người ta dùng số một trăm mười một và viết là : 111
- Giới thiệu các số còn lại tương tự cách giới thiệu số 111.
HĐ2. Luyện tập :
Bài 1/ 145
Bài 2/ 145 (a) HS khá giỏi làm câu c
- Vẽ các tia số lên bảng như sgk. Gọi 3 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm vào vở.
Bài 3/ 145
* Hướng dẫn :
- Lần lượt so sánh các chữ số cùng hàng. Cũng có thể dựa vào vị trí các số trên tia số trong bài 2 để so sánh.
HĐ3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà ôn lại cách đọc, viết, so sánh các số từ 111 đến 200. Làm phần bài tập còn lại.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Có một trăm.(1HS lên bảng viết 1 vào cột trăm).
- Có một chục, 1 đơn vị - lên bảng viết 1 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị.
- HS đọc và viết số 111.
- Đọc yêu cầu bài tập. Tự làm bài tập, sau đó đổi chéo vở kiểm tra.
- 1HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở và rút ra kết luận : Trên tia số, các số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Đọc yêu cầu bài tập. 
- Nhắc lại cách so sánh hai số có ba chữ số.
- Thực hiện cột 1 trên bảng con, cột 2 làm vào vở. 1 HS lên bảng.
 Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012
Luyện từ và câu : TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ ?
I.Mục tiêu : 
 - Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối. (BT1, BT2)
 - Dực theo tranh biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì ? (BT3)
 - GD ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. (BT3)
II. Đồ dùng dạy học : Giấy khổ to viết tên các bộ phận của cây
 + Bút dạ; tranh ảnh vài loài cây ăn quả chụp rõ các bộ phận của cây.
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A.Kiểm tra :Gọi 2 HS lên bảng. HS1 viết tên các cây ăn quả, HS2 viết tên các cây lương thực.
2HS khác đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ?
B. Bài mới :
HĐ1.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1/ 95.
- Tranh cây ăn quả
Bài 2 / 95
GV phát giấy khổ to cho HS làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày. GV cùng lớp
 nhận xét, bổ sung.
Bài 3 / 95 
- Yêu cầu HS quan sát tranh nói về việc làm 
của hai bạn nhỏ trong tranh.
- Gọi HS đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Để 
làm gì”để hỏi về mục đích việc làm của hai 
bạn nhỏ rồi tự trả lời.
HĐ2. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nói về ích lợi của cây cối và nêu cách chăm sóc bảo vệ cây.
-Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Quan sát tranh, nêu các bộ phận của cây
 (rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn )
-Đọc yêu cầu bài tập.
-HS các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào giấy.
+Rễ cây : uốn lượn, dài, cong queo, đen sì, ...
+ Gốc cây : to, thô, nham nháp, sần sùi, ...
+Thân cây : to, cao, chắc, bạc phếch, nhẵn, ...
+Cành cây :xum xuê, um tùm, cong queo, ...
+ Lá : xanh biếc, tươi non, đỏ sẫm, tươi tốt, ...
+Hoa : vàng tươi, hồng thắm, đỏ tươi, ...
+Quả : vàng rực, đỏ ối, chín mọng, chi chít, ...
+Ngọn : chót vót, khoẻ khoắn, mập mạp, ...
- Đọc yêu cầu bài tập.
Quan sát nói về việc làm của HS trong tranh: 
Bạn gái tưới nước cho cây. Bạn trai bắt sâu cho cho cây.
+ Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì ?
+Bạn nhỏ tưới nước cho cây để cây tươi tốt.
( ... mau lớn. / ... xanh tốt. )
+ Bạn nhỏ bắy sâu cho cây để làm gì ?
+ Bạn nhỏ bắt sâu cho cây để bảo vệ cây.
( ... diệt trừ sâu ăn lá cây. )
Toán : CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I.Mục tiêu : 
 - Nhận biết được các số có ba chữ số .
 - Biết cách đọc, viết chúng. Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị.
III. Đồ dùng dạy học :
 - Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn các trăm, chục, đơn vị; kẻ sẵn bảng như sgk.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra : Bài 2, 3/ 145
B.Bài mới 
HĐ1.Đọc và viết các số theo biểu diễn
- Gắn lần lượt lên bảng :
 + Hai hình vuông biểu diễn 200.
 + Bốn hình chữ nhật biẻu diễn 40.
 + Một hình chữ nhật biểu diễn 3 đơn vị.
-Yêu cầu HS viết số gồm 2 trăm, 4 chục, 3 đơn vị. Đọc số đó.
-Tiến hành tương tự với các số còn lại trong bảng.
HĐ2. Thực hành :
Bài 1/ 147(HS khá giỏi)
- Cho HS làm bài theo nhóm đôi : Một em đọc số, em kia nêu hình có số ô vuông ứng với số ô vuông bạn đọc.
Bài 2/ 147
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 3/ 147
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm vào bảng con, vở tập.
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- Tổ chức cho HS thi đọc và viết các số có ba chữ số .
- Nhận xét tiết học.
2 HS lên bảng làm bài.
- HS quan sát và nêu số ô vuông có trong hình biểu diễn :
 + Có 2 trăm.
 + Có 4 chục.
 + Có 3 đơn vị.
-1HS lên bảng, lớp viết số trên bảng con rồi đọc số : 243 : Hai trăm bốn mươi ba.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Thực hiện bài tập theo nhóm đôi : 110-(d); 205-(c); 310-(a); 132-(b); 123-(e)
- Đọc yêu cầu bài tập.
- 3HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài tập vào vở : Nối số với cách đọc.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Cột 1 cho HS, lớp làm bảng con; cột 2 cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.
Chính tả : NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. Mục tiêu :
 - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn ngắn. 
 - Làm được BT (2) a / b.
II. Đồ dùng dạy học : Viết sẵn đoạn bài chép, nội dung các bài tập; VBT.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động cảu HS
A.Kiểm tra : GV đọc các từ :giếng sâu, xâu kim, xong việc, song cửa, nước sôi, gói xôi.
B.Bài mới
HĐ1.Hướng dẫn tập chép.
1.Hướng dẫn chuẩn bị :
H : Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? Vì sao viết hoa ?
Cho HS luyện viết các chữ khó trên bảng con.
3.HS chép bài vào vở.
4. Chấm, chữa bài.
HĐ2. Hướng dẫn làm các bài tập chính tả.
Bài 2/93
Gọi 2 HS lên bảng làm bài 2a, 2b, các HS khác làm vào VBT.
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại cho đúng những chữ còn mắc lỗi trong bài chính tả và bài tập.
- 2HS lên bảng, lớp viết trên bảng con.
- Những chữ cái đứng đầu câu và đứng đầu mỗi tiếng trong tên riêng.
- Luyện viết các chữ khó : hạt đào, nhân hậu, bé dại, thèm, xong, mang, trồng, ...
- HS chép bài vào vở.
- HS dùng bút chì chấm, chữa bài.
- HS đọc yêu cầu bài  ...  trong VBT, 2HS lên bảng làm bài.
Tập viết : CHỮ HOA A (Kiểu 2)
I.Mục tiêu : 
 - Viết đúng chữ hoa A – kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng :
 Ao (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ao liền ruộng cả (3 lần).
II. Đồ dùng dạy học : Mẫu chữ hoa A đặt trong khung chữ.Viết mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng
 kẻ li : Ao liền ruộng cả.
III.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra :Cho cả lớp viết bảng con chữ 
Hoa Y. Gọi 1HS nhắc lại câu ứng dụng của 
bài trước “Yêu luỹ tre làng”.
B.Bài mới :
HĐ1. Hướng dẫn viết chữ hoa A (kiểu 2).
1.Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
Hướng dẫn cách viết :
+Nét 1 : Viết như chữ O.
+Nét 2 : Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút
lên ĐK6 phía bên phải chữ O, viết nét móc 
ngược phải.
-GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết .
HĐ2. Hướng dẫn cách viết cụm từ ứng dụng
1.Giới thiệu cụm từ ứng dụng : Ao liền ruộng 
cả và giải thích cụm từ ý nói giàu có(ở vùng thôn quê)
2.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
3.Hướng dẫn HS viết chữ Ao trên bảng con.
HĐ3. Hướng dẫn HS viết vào VTV.
HĐ4. Chấm, chữa bài.
HĐ5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS hoàn thành phần luyện viết trong 
VTV.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Chữ A hoa kiểu 2 cỡ vừa cao 5 li gồm 2 nét 
là nét cong kín và nét móc ngược phải.
- HS viết trên bảng con.
- Đọc : Ao liền ruộng cả.
- Nhận xét về độ cao các chữ cái, khoảng
 cách các chữ, cách đánh dấu ghi thanh, 
cách nối nét.
- Viết chữ Ao trên bảng con.
- Viết vào VTV 1dòng chữ A cỡ vừa, 1 dòng 
cỡ nhỏ; 1 dòng Ao cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ; 
3 lần: Ao liền ruộng cả cỡ nhỏ. 
 Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2012
Toán : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Biết cách đọc, viết các số có ba chữ số.
 - Biết so sánh các số có ba chữ số.
 - Biết sắp xếp các số có ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
II. Đồ dùng dạy-học: Bộ lắp ghép hình.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra:
- Gọi HS làm bài1, 2(a) /148.
B.Bài mới:
HĐ1. Luyện tập:
Bài 1/149 .
Bài 2/149 (a, b )HS K-G làm thêm câu c, d
- Gọi 4HS lên bảng, mỗi HS làm một phần.
- Chữa bài, yêu cầu HS nêu đặc điểm của từng dãy số.
Bài 3/149 (cột 1)HS K-G làm thêm cột 2
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh số dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng.
Bài 4/149 SGK .
H: Để viết được các số theo thứ tự từ bé đến lớn, trước tiên em phải làm gì ?
Bài 5/149 SGK (HS khá giỏi).
- Tổ chức cho HS thi ghép hình nhanh giữa các tổ.
HĐ2. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn luyện cách đọc, viết số, so sánh các số trong phạm vi 1000.
-2HS lên bảng làm bài.
- HS nêu yêu cầu bài tập, 4HS lên bảng làm bài, các HS khác làm vào vở.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở- 4HS lên bảng làm bài.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Phải so sánh các số với nhau.
- 1HS lên bảng, các HS khác thực hiện trên bảng con.
Tập làm văn: ĐÁP LỜI CHIA VUI. NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI
I.Mục tiêu:
 - Biết dáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1).
 - Nghe GV kể chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương”, nhớ và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện (BT2)
- GD KNS: Giao tiếp; ứng xử văn hóa - Lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Chép sẵn lên bảng nội dung bài tập; tranh minh hoạ truyện trong SGK; VBT.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra:
- Gọi 2HS thực hành nói lời chúc mừng-đáp lại lời chúc; 1HS nói về hình dáng bên ngoài của quả măng cụt.
B. Bài mới:
HĐ1. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1/98 SGK.
- Yêu cầu HS thực hành đóng vai theo các tình huống.
Bài 2/98 SGK.
- Tranh.
- GV kể chuyện Sự tích hoa dạ hương.
- GV nêu lần lượt từng câu hỏi.
a.Vì sao cây hoa biết ơn ông lão ?
b. Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào ?
c.Về sau, cây hoa xin trời điều gì ? 
d.Vì sao trời lại cho hoa có hương vào ban đêm ?
- Cứ lần lượt nêu câu hỏi để HS trả lời. Sau đó cho 4 cặp HS thực hành hỏi đáp.
- Cho 2HS thi kể lại câu chuyện.
HĐ2. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu bài tập
a/ Rất cảm ơn bạn./ Cảm ơn bạn đã nhớ ngày sinh nhật của mình./ Cảm ơn bạn đã đến dự ngày sinh nhật của mình.
b/ Cháu cảm ơn bác. Cháu cũng xin chúc bác sang năm mới mạnh khoẻ/ hạnh phúc ạ !
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS quan sát, nói về nội dung tranh.
- HS trả lời.
...vì ông lão nhặt cây hoa bị vứt lăn lóc ven đường về nhà trồng, hết lòng chăm bón.
- Cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nở những bông hoa thật to và lộng lẫy.
- Cây hoa xin trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để làm vui lòng ông lão.
- Vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
- HS thực hành hỏi đáp trước lớp.
- 2HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Ca ngợi cây dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng cảm ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó.
Luyện đọc – viết: LUYỆN ĐỌC BÀI CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
Mục tiêu:
- Luyện đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
- Thực hành trả lời đúng các câu hỏi 1, 2, 3, 4
- Luyện viết bảng con một số từ khớ: nghìn năm, xuể, chót vót, giận dữ, lững thững...
Kể chuyện : NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. Mục tiêu : 
 - Bước đầu biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn bằng một cụm từ hoặc một câu (BT1) 
 - Biết kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt (BT2). 
 - HS khá, giỏi biết cùng các bạn phân vai dựng lại toàn bộ câu chuyện.
 - GD KNS: Tự nhận thức - Xác định giá trị bản thân
 II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ tóm tắt từng đoạn câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra : Gọi 3 HS kể nối tiếp câu chuyện “Kho báu”.
B. Bài mới:
HĐ1. Hướng dẫn kể chuyện.
1.Tóm tắt từng đoạn câu chuyện.
H: Sgk tóm tắt nội dung đoạn 1 như thế nào ? Đoạn này có cách tóm tắt nào khác ?
- Sgk tóm tắt nội dung đoạn 2 như thế nào ? còn cách tóm tắt nào khác ?
- Hướng dẫn tương tự với đoạn 3, 4.
2. Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo tóm tắt ở bài tập 1.
- Yêu cầu HS tập kể từng đoạn.
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện.
3.Phân vai dựng lại câu chuyện (HS khá, giỏi)
HĐ2. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- Đọc yêu cầu bài tập.
+ Chia đào
 Quà của ông
+ Chuyện của Xuân
- Xuân làm gì với quả đào/ Xuân ăn đào như thế nào ?
+ Đoạn 3 : Chuyện của Vân/ Vân ăn đào như thế nào ?
+ Đoạn 4 : Chuyện của Việt/ Việt đã làm gì với quả đào ? / tấm lòng nhân hậu./ ...
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS tập kể từng đoạn trong nhóm.
- 4 đại diện 4 nhóm thi kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi tự phân vai thi kể lại câu chuyện.
Luyện Tiếng Việt: LUYỆN VIẾT BÀI HOA PHƯỢNG
I/Mục tiêu: 
 - Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài thơ 5 chữ.
 - Làm được BT(1) a / b trang 76 thực hành Tiếng Việt tập 2
 Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012
Toán : MÉT
I.Mục tiêu : 
 - Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét.
 - Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài : đề-xi-mét, xăng-ti-mét.
 - Biết làm các phép tính có kèm đơn vi đo độ dài mét.
 - Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học : Thước mét.
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A.Kiểm tra : Bài 3,4 trang 149.
B.Bài mới 
HĐ1. Giới thiệu mét : 
- Đưa ra chiếc thước mét, chỉ cho HS thấy 
vạch 0, vạch 100 và giới thiệu : Độ dài từ 
vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.
- Vẽ đoạn thẳng 1mét lên bảng và giới thiệu : 
- Đoạn thẳng này dài 1m. Nêu :
- Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m”.
Yêu cầu HS dùng thước loại 1dm để đo độ dài đoạn thẳng trên. 
H: Đoạn thẳng trên dài mấy đêximét ?
-Vậy 1mét dài mấy đêximet? 
-1mét dài mấy xăngtimet ?
HĐ2. Thực hành : 
Bài 1/ 150
Gọi 1HS lên bảng, cả lớp làm bài vào bảng 
con.
Bài 2/ 150
Yêu cầu 2HS lên bảng, lớp làm vào vở.
Bài 3/150 (HS khá giỏi) 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Gọi 1 HS lên bảng, cho cả lớp làm bài vào 
vở.
Bài 4/ 150 
- Yêu cầu HS ước lượng độ dài của vật.Điền 
đơn vị vào chỗ chấm thích hợp.
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa mét với đê-xi-mét, xăng-ti-mét.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS dùng thước có vạch chia đêximét để đo
đoạn thẳng GV đã vạch trên bảng lớp.
Đoạn thẳng dài 10dm.
1m = 10dm 
1m = 100cm
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Làm bài trên bảng con. 1HS lên bảng làm bài.
- HS làm bài vào vở. 2HS lên bảng làm bài.
- Cây dừa cao 8m, cây thông cao hơn cây dừa 
5m.
- Cây thông cao bao nhiêu mét ?
- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng trình bày
bài giải.
- Đọc yêu cầu.
- Ước lượng, điền đơn vị vào chỗ chấm.
a/ Cột cờ trong sân trường cao 10m.
b/ Bút chì dài 19cm.
c/ Cây cau cao 6m.
d/ Chú Tư cao 165cm.
Luyện Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Luyện tập nhận biết các số từ 111 đến 200. Biết được thứ tự các số từ 111 đến 200. Thực hành đọc, viết, so sánh các số từ 111 đến 200.
 - Nhận biết được các số có ba chữ số, biết các số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị. Luyện tập đọc, viết chúng.
 - Luyện tập sử dụng cấu tạo của số và giá trị theo vị trí các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số.
II/ Các hoạt động dạy học :
- Hướng dẫn hS làm bài tập 1 đến 5 trang 81 sách thực hành toán 2
Hoạt động tập thể : SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu :
- Tổng kết, đánh giá các hoạt động trong tuần 29
- Kế hoạch tuần 30
II.Nội dung sinh hoạt:
 - Hát tập thể 
Nêu lí do
Đánh giá các mặt học tập tuần qua
Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá.
Các lớp phó phụ trách lần lượt lên đánh giá
Lớp phó học tập ( hồ sơ kèm theo)
Lớp phó lao động ( hồ sơ kèm theo)
Lớp phó văn thể mĩ ( hồ sơ kèm theo)
Lớp trưởng tổng kết xếp loại chung
III. Kế hoạch tuần 30
 - Dạy và học chương trình tuần 30
 - Tiếp tục duy trì và ổn định nề nếp học tập
 - Duy trì kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu.
 - Ôn luyện các bài hát múa tập thể theo kế hoạch.
 - Thực hiện trò chơi dân gian, chăm sóc khu di tích lịch sử miếu Thừa Bình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng viet tuan 29.doc