Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 29, Bài 19+20: Cảm ơn anh hà mã - Từ chú bồ câu đến internet

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 29, Bài 19+20: Cảm ơn anh hà mã - Từ chú bồ câu đến internet

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Hiểu nội dung bài: biết được các phương tiện liên lạc khác nhau trong lịch sử, phương tiện liên lạc phổ biến hiện nay và tầm quan trọng của mạng in-tơ-nét trong đời sống.

2. Năng lực

- Năng lực đặc thù: Giúp hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học: phân biệt được các từ ngữ chỉ sự vật và các từ ngữ chỉ hoạt động. Biết sử dụng các phương tiện liên lạc hiện nay để thông tin liên lạc với bạn bè, người thân.

- Năng lực chung: HS biết lắng nghe, tự tin chia sẻ, thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.

3. Phẩm chất

- Ham học, thích tìm hiểu khám phá xung quanh.

 

docx 15 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 29, Bài 19+20: Cảm ơn anh hà mã - Từ chú bồ câu đến internet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29: Tiếng Việt 
 BÀI 19: CẢM ƠN ANH HÀ MÃ (T1+2) 
 ĐỌC: CẢM ƠN ANH HÀ MÃ 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Đọc đúng, rõ ràng câu chuyện : Cảm ơn anh hà mã; tốc độ 60 – 65 tiếng/ phút. Biết phân biệt giọng của người kể chuyện với giọng của dê con, cún con, cô hươu, anh hà mã. 
 - Nhận biết được các nhân vật và sự việc trong câu chuyện, hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Cần phải nói năng lễ phép, lịch sự với người lớn.
2. Năng lực
- Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ: Hiểu và sử dụng lời chào hỏi, lời cảm ơn, lời xin lỗi lịch sự lễ phép. Phát triển năng lực văn học: Hiểu nội dung văn bản, cảm nhận được cái giá trị của bài.
- Năng lực chung: Phát triển năng hợp tác và làm việc nhóm thông qua hoạt động luyện đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất:
- HS biết yêu thương mọi người xung quanh; chăm chỉ, trách nhiệm với nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
+ Laptop; tivi; clip, slide tranh minh họa bài.
+ Nắm được đặc điểm và nội dung VB truyện kể, nghĩa của những từ ngữ khó trong VB (phật ý, lễ phép)
2. Học sinh: 
+ Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Ôn bài cũ
- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.
- GV: Trong bài Thư viện biết đi em đã học được điều gì thú vị?
1. Khởi động
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa và làm việc theo cặp đôi với câu hỏi và yêu cầu định hướng như sau: 
+ Tình huống 1: Bạn được nhận quà sẽ nói gì?
 Nếu em được nhận quà em sẽ nói gì?
+ Tình huống 2: Cậu bé sẽ nói gì với mẹ?
 Nếu là em không may làm vỡ lọ hoa, hoặc làm hỏng đồ vật trong nhà em sẽ nói gì?
- GV cùng HS chia sẻ. Lưu ý HS khi nhận được quà chúng ta cần nói lời cảm ơn một cách lịch sự, phù hợp với các đối tượng giao tiếp khác nhau. Khi chúng ta làm hỏng, làm sai việc gì đó chúng ta cần nói lời xin lỗi.
- GV kết nối giới thiệu bài: Vừa cho HS quan sát tranh bài đọc vừa giới thiệu bối cảnh xảy ra câu chuyện. Ghi đề bài: Cảm ơn anh hà mã.
- HS hát và vận động theo bài hát.
- HS nhắc lại tên bài học trước: Thư viện biết đi.
- 2-3 HS chia sẻ những điều thú vị đã học được từ bài Thư viện biết đi.
- HS quan sát tranh minh hoa, làm việc cập đôi: Cùng nhau chỉ vào tranh trong SGK, chia sẻ, trao đổi về những điều quan sát được trong tranh và trả lời các câu hỏi theo gợi ý.
- Đại diện một số nhóm (3-4) chia sẻ câu trả lời trước lớp. Nhóm khác bổ sung nếu câu trả lời của bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.
2. Đọc văn bản
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. GV chú ý phân biệt lời của các nhân vật.
b. Chia đoạn
- GV HD HS chia đoạn, nhận diện đoạn:
+ Bài này được chia làm mấy đoạn?
- GV cùng HS thống nhất. 
c. Đọc đoạn
- GV mời 3 HS đọc nối tiếp để HS biết cách luyện đọc theo nhóm 3. 
- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?
- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương. 
- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2.
- Cho HS luyện đọc câu dài.
- Giúp HS giải nghĩa từ phật ý, lịch sự. (GV cho HS thực hiện hành động để giải nghĩa từ). 
- GV giao nhiệm vụ: đọc nối tiếp trong nhóm 3. GV quan sát, giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
- Gv gọi một số HS đọc bài trước lớp. 
d. Đọc toàn văn bản
- Gọi HS đọc toàn VB.
- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS lắng nghe, HS đọc thầm theo.
- HS chia đoạn theo ý hiểu.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến lắc đầu bỏ đi.
+ Đoạn 2: Tiếp đến phải nói lời “cảm ơn”
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.
- HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.
+ VD: hươu, rừng, làng, xin lỗi, lạc 
- HS lắng nghe, luyện đọc.
- HS luyện đọc nối tiếp lượt 2.
- HS luyện đọc câu dài: Dê rủ cún/ vào rừng chơi,/ khi quay về /thì bị lạc đường.
- HS chia sẻ, tìm hiểu nghĩa của từ mới, từ khó trong bài.
- HS luyện đọc trong nhóm 3: HS lắng nghe, nhận xét góp ý cho nhau.
- HS đọc nối tiếp (2 lượt). HS khác lắng nghe, chia sẻ với bài đọc của bạn.
- 1 - 2 HS đọc toàn bài.
- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.
- HS nêu cảm nhận của bản thân.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI
* Ôn tập và khởi động
- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo nhạc bài: “Lời chào của em”.
3. Trả lời câu hỏi
- GV cho HS đọc lại toàn bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi. 
Câu 1. Hươu đã làm gì khi nghe dê hỏi?
- GV yêu cầu HS xem lại đoạn văn 1 và thảo luận nhóm 2
- GV cùng HS thống nhất câu trả lời.
Câu 2. Ý nào sau đây đúng với thái độ của hà mã khi cún nhờ đưa qua sông? 
- YC HS đọc thầm đoạn 2, các nhóm thi tìm câu trả lời đúng. 
- GV tổ chức cho HS trao đổi trước lớp và giao lưu giữa các nhóm với nhau. 
- GV theo dõi các nhóm trao đổi.
- GV cùng HS nhận xét, góp ý, chốt đáp án.
Câu 3. Vì sao dê con thấy xấu hổ?
- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm đôi:
+ Từng em nêu ý kiến giải thích vì sao dê con xấu hổ.
+ Cả nhóm thống nhất cách giải thích phù hợp nhất.
- GV gọi 2-3 HS đại diện các nhóm trả lời.
- GV cùng HS thống nhất ý trả lời đúng. 
 Câu 4. Em học được điều gì từ câu chuyện này?
GV gợi ý: Vì sao cún nhờ thì anh hà mã giúp còn dê nhờ thì anh hà mã không muốn giúp? Khi muốn nhờ người khác giúp chúng ta phải nói như thế nào? Khi được người khác giúp ta phải nói như thế nào?
- GV gọi HS nêu ý kiến trước lớp. Khích lệ HS nêu suy nghĩ của mình.
- GV lưu ý HS: a) Muốn ai đó giúp, em cần phải hỏi hoặc yêu cầu một cách lịch sự
b) Được ai đó giúp, em cần phải nói lời cảm ơn.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- GVHD HS luyện đọc lời đối thoại.
- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Bài 1: Tìm trong bài những câu hỏi hoặc câu đề nghị lịch sự.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:Dựa vào bài đọc,nói tiếp các câu dưới đây 
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.85.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.46.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- GV NX và thống nhất câu TL:
a) Muốn ai đó giúp, em cần phải hỏi hoặc yêu cầu một cách lịch sự
b) Được ai đó giúp, em cần phải nói lời cảm ơn.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
6. HĐ nối tiếp
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về đọc bài cho ống, bà bố mẹ nghe và làm theo hành động của bạn cún.
- HS hát và vận động theo nhạc. 
- 1-2 HS đọc lại bài.
- 1 HS đọc to câu hỏi, cả lớp đọc thầm theo.
- HS trao đổi nhóm 2 tìm câu trả lời
- 2 -3 HS đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, chia sẻ bổ sung, cùng GV thống nhất câu trả lời: Hươu đã trả lời “không biết”. Rồi lắc đầu bỏ đi.
- 1 HS đọc to câu hỏi, cả lớp đọc thầm theo.
- HS thảo luận nhóm đôi, tìm đáp án đúng
HS chọn đáp án đúng bằng cách giơ thẻ chữ.
- HS trao đổi ý kiến vì sao lại chọn đáp án đó. Thống nhất ý kiến: đáp án C.
- Một HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- HS đọc thầm lại đoạn 3, thảo luận để tìm câu trả lời:
+ Từng em nêu ý kiến giải thích của mình, các bạn góp ý. 
+ Cả nhóm thống nhất cách trả lời.
- Đại diện các nhóm trả lời. Nhóm khác nghe, góp ý. (HS có thể có nhiều các giải thích, các nói khác nhau). HS thống nhất ý đúng. VD: Vì dê con nhận ra mình không lời cô dặn, đã không nói năng lịch sự lễ phép nên đã không được cô hươu và anh hà mã giúp đỡ.
- Một HS đọc to câu hỏi. HS khác đọc thầm.
- HS suy nghĩ chuẩn bị ý kiến của mình.
- Nhiều HS phát biểu. 
- HS nghe.
- HS lắng nghe. HS đọc toàn bài
- HS tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của GV. 
- 1-2 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 4, đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả.
- 1 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 
- Đại diện nhóm chia sẻ
-HS trả lời.
-HS nghe và làm theo.
**************************************************************************
TUẦN 29: Tiếng Việt 
 BÀI 19: CẢM ƠN ANH HÀ MÃ (T3) 
 VIẾT: CHỮ HOA M (KIỂU 2) 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa M (kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
2. Phát triển năng lực 
- Năng lực đặc thù: HS phát triển năng lực ngôn ngữ: viết đúng các nét, đúng cỡ chữ, phát triển năn lực thẩm mĩ: viết sạch đẹp.
- Năng lực chung: HS tự làm được những việc của mình, làm được theo sự yêu cầu của GV.
3. Phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa M (kiểu 2).
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS vận động theo nhạc.
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV giới thiệu mẫu chữ M kiểu 2.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa M (kiểu 2).
+ Chữ hoa M (kiểu 2) gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa M (kiểu 2).
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa M (kiểu 2) đầu câu.
+ Cách nối từ M (kiểu 2) sang u.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa M (kiểu 2) và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
3. Hoạt động nối tiếp
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS vận động theo nhạc.
- 1-2 HS chia sẻ.
- HS nghe.
-HS quan và làm theo hướng dẫn của GV.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
**************** ... hẩm chất: 
- HS có ý thức chăm chỉ học tập, kiên trì, trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi, slide trò chơi mảnh ghép, hình ảnh của bài học, bảng phụ ghi nội dung bài 3.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV t/c HS chơi chò chơi: Lật mảnh ghép.
- GV tổng kết, khen ngợi HS, kết nối vào bài. 
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
Bài 2. trong sgk tr. 88.
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr47.
- Gọi HS chia sẻ.
Bài3.HS đọc y/c ý a (88).
- Treo bảng phụ ghi đầu bài. Giao nhiệm vụ cho HS
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp.
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS chia đội, tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ: Những chữ đầu cầu.
- HS tìm từ khó viết, dễ lẫn: in-tơ-nét, trao đổi, huấn luyện
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chéo theo cặp.
- 1 HS đọc.
- HS làm việc theo cặp tìm từ
+ eo: chèo thuyền, con mèo, nhăn nheo...
+oe: chim chích chòe, lập lòe, lóe sáng...
- HS chia sẻ.
- HS làm việc theo nhóm điền l/n vào chỗ chấm.
 - Đại diện nhóm làm trên bảng. Các nhóm khác chia sẻ ý kiến. 
- HS đọc đồng thanh đáp án đúng trên bảng.
- HS trả lời.
***********************************
Tuần 29: Tiếng Việt
BÀI 20: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN –TER –NÉT (T4)
LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ GIAO TIẾP, KẾT NỐI. 
DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS phát triển được vốn từ về giao tiếp, kết nối.
- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy.
- Rèn kĩ năng đặt câu giới thiệu được công dụng của đồ vật.
2. Năng lực 
- Năng lực đặc thù: HS phát triển năng lực ngôn ngữ: HS biết và sử dụng được các từ ngữ chủ điểm đúng trong giao tiếp.
- Năng lực chung: Phát triển được khả năng giao tiếp, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên giao thông qua các làm các bài tập.
3. Phẩm chất:
- HS chăm chỉ học tập, biết giúp bạn trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- GV t/c HS vận động theo nhạc bài: Có con chim vành khuyên nhỏ.
2. Dạy bài mới:
* HĐ 1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động.
Bài 1: GV chiếu hình ảnh minh họa trong SGK. GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, nêu:
+ Từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi tranh:
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng. Ken HS tìm từ tốt.
* Hoạt động 2: Nói tiếp để hoàn thành câu nêu công dụng của đồ vật 
Bài 2:
- Giao nhiệm vụ.
- Quan sát hỗ trợ HS.
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 3:Chọn dấu câu thích hợp cho mỗi ô vuông trong đoạn văn sau:
- Gọi HS đọc YC bài 3.
- HDHS điền dấu vào câu đầu tiên, sau câu này có chữ Bố được viết hoa vậy ta điền dấu chấm
- Y/C hs làm VBTTV tr.48.
- GV chốt KT và nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Qua bài hôm nay, em học được điều gì?
- GV nhận xét giờ học. 
- HS vận động theo nhạc.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS hoạt động nhóm đôi, nói cho nhau nghe các từ chỉ hđ trong mỗi tranh.
- 2-3 HS trình bày trước lớp.
+ Tranh 1: đọc thư
+ Tranh 2: gọi điện thoại
+ Tranh 3: xem ti vi
-2 HS đọc to từ ngữ tìm được. Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc đề bài
- HS hđ nói theo nhóm đôi nói tiếp để thành câu.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày, nhóm khác nghe, bổ sung.
+Nhờ có điện thoại, em có thể nói chuyện với ông bà ở quê.
+Nhờ có máy tính, em có thể biết được nhiều thông tin hữu ích.
+Nhờ có ti vi, em có thể xem được nhiều bộ phim hay.
- HS đọc đề bài.
- HS nghe, suy nghĩ cách làm.
- HS thảo luận nhóm đôi điền dấu vào chỗ thích hợp.
- 1 số HS chia sẻ.
- 1 HS đọc alại bài đúng. HS khác lắng nghe, sửa bài (nếu làm chưa đúng)
- HS nêu.
__________________________________________
Tuần 29 Tiếng Việt
 BÀI 20: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN –TER- NÉT (T5)
 LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết tên một số đồ dung trong gia đình, công dụng và cách sử dụng chúng.
- Viết được 4-5 tả được một đồ dùng trong gia đình em.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: Viết được đoạn văn 4-5 câu tả đồ dùng trong gia đình, mạch lạc, rõ ý. Biết sử dụng một số đồ dùng của gia đình trong sinh hoạt hàng ngày.
- Năng lực chung: HS phát triển năng lực hợp tác nhóm, lắng nghe chia sẻ với bạn, tự hoàn thành đoạn văn của mình.
3. Phẩm chất: 
- HS tích cực học tập; có trách nhiệm trong việc giữ gìn đồ dùng ở lớp cũng như ở nhà.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
2. Khám phá
* Hoạt động 1: Luyện nói
Bài 1:Kể tên các đồ vật được vẽ trong tranh và nêu công dụng của chúng.
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, hỏi:
+ Trong tranh có những đồ vật gì?
+ Em hãy nêu công dụng của chúng.
- HDHS nói về công dụng của 1 đồ vật:
VD: -Tủ lạnh có công dụng gì?
 -Quạt điện có tác dụng gì?
- GV gọi HS lên thực hiện. 
- Cùng HS nhận xét, tuyên dương HS.
- GV tổng kết, nhấn mạnh các cách nói khác nhau về công dụng của đồ vật.
Bài 2:Viết 4-5 câu tả một đồ dùng trong gia đình em.
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Y/C HS quan sát sơ đồ và đọc các gợi ý sgk.
- GV y/ hs dựa vào gợi ý và viết câu TL ra nháp.
- GV nhận xét và góp ý.
- GV HDHS cách viết liên kết các câu trả lời thành đoạn văn, chú ý cách dùng dấu câu, cách sử dụng các từ ngữ chính xác.
- Cho HS đọc đoạn văn mẫu tham khảo.
- YC HS thực hành viết vào VBT tr.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Qua bài hôm nay, em học được điều gì?
- Em có cảm nhận hoặc ý kiến gì không?
- GV nhận xét giờ học. Dặn về hoàn chỉnh đoạn văn của mình; tìm đọc sách báo hoặc bản hướng dẫn sử dụng một số đồ dùng trong gia đình (tivi, máy tính, điện thoại) để tiết sau chia sẻ.
- 1HS đọc.
- HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời:
+ ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện, máy tính...
+ Nhờ có tủ lạnh, thức ăn của nhà em được bảo quản tươi ngon lâu hơn.
+ Quạt điện có tác dụng làm mát không khí.
- HS thực hiện nói theo cặp.
- HS chia sẻ: 2-3 cặp thực hiện.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm việc nhóm trả lời các câu hỏi gợi ý và viêt ra nháp.
- HS chia sẻ kết quả TL.
- 1-2 HS đọc.
- HS làm việc CN
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).
- HS nghe và thực hiện.
**************************************************************************
Tuần 29 Tiếng Việt
 BÀI 20: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN –TER- NÉT (T6)
 ĐỌC MỞ RỘNG: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ
 ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn cách sử dụng một đồ dùng trong gia đình em.
- Biết sử dụng một số đồ dùng của gia đình trong sinh hoạt hàng ngày.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: HS đọc và nói được về cách sử dụng đồ dùng trong gia đình một cách rõ rang, mạch lạc.
- Năng lực chung: HS phát triển năng lực hợp tác nhóm, biết lắng nghe, chia sẻ đúng nội dung cần trao đổi.
3. Phẩm chất: 
- HS tích cực học tập; có trách nhiệm trong việc giữ gìn đồ dùng ở lớp cũng như ở nhà.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. Sách, báo hoặc Tài liệu dẫn dẫn sử dụng một số đồ dùng (tivi, máy tính, nồi cơm điện,). Phiếu đọc sách.
- HS: Sách, báo, hoặc tờ giấy hướng dẫn sử dụng một số đồ dùng trong gia đình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV t/c HS chơi trò chơi: Vua cần để kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Khám phá
* Hoạt động 1. Tìm đọc sách báo hoặc bảng hướng dẫn sử dụng một số đồ dùng trong gia đình.
- GV giới thiệu một cuốn sách hoặc tài liệu hướng dẫn sử dụng một số đồ dùng trong gia đình và HD HS các tìm sách, tài liệu ở thư viện hoặc hiệu sách.
- GV giao nhiệm vụ, và nêu yêu cần về sản phẩm sau khi thảo luận nhóm: 
+ YCHS đọc các nhân.
+ Thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu đọc sach, hoặc vẽ đồ dùng mình giới thiệu, và nêu công dụng.
- GV YCHS thảo luận trong thời gian 15phút.
* Hoạt động 2. Trao đổi với bạn về một số điều em mới đọc được.
- GV mời một số (3 – 4) HS chia sẻ trước lớp.
GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có nói hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ ưu điểm để HS cùng học hỏi.
3. Hoạt động nối tiếp
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học trong bài 20.
 - GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- Sau bài học này, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
- Chủ tịch hội đồng tự quản cho HS chơi trò chơi: Vua cần 
-HS lắng nghe.
- HS nghe GV HD nhiệm vụ.
- HS đọc cá nhân.
- HS trao đổi theo nhóm đôi hoàn thành phiếu đọc sách theo gợi ý hoặc vẽ tranh
+ Tên cuốn sách hoặc tài liệu hướng dẫn em đọc là gì?
+ Nó viết về đồ dùng nào?
+ Cách sử dụng đồ dùng đó như thế nào?
+ Công dụng của nó là gì?
+ Điều gì làm em ấn tượng nhất trong cuốn sách, bài báo hoặc tài liệu hướng dẫn?
- Một số (3 – 4) HS chia sẻ trước lớp về một điều mình đã đọc được và điều mình cảm thấy thú vị. Các HS khác có thể nhận xét hoặc đặt câu hỏi. 
- HS nêu nội dung bài đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).
**************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_29_bai_1920_cam_on_anh_ha_ma_t.docx