Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 28, Bài 17+18: Những cách chào độc đáo - Thư viện biết đi

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 28, Bài 17+18: Những cách chào độc đáo - Thư viện biết đi

I. MỤC TIÊU:

a. Đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn, biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.

- Kiến thức về cấu trúc, hoạt động, tác dụng của thư viện, một số thư viện độc đáo trên thế giới như thư viện trên lưng lừa, thư viện lưu động trên xe buýt, trên tàu, thư viện xanh ngoài sân trường,.

b. Biết trả lời câu hỏi về chi tiết nổi bật của VB các thư viện được đặt ở đâu. Dựa vào VB, trả lời được VB viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý dựa vào gợi ý.

* Năng lực, phẩm chất:

- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.

- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáoviên: Lap top; máy chiếu; Ti vi; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài chính tả). Phiếu học tập cho bài tập chính tả.

2. Học sinh: Vở Tiếng Việt, vở BT thực hành TV

 

docx 30 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 28, Bài 17+18: Những cách chào độc đáo - Thư viện biết đi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
 Tiếng Việt
Bài 17: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO (T1+2)
ĐỌC: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng cuả cách phát âm.
Đọc đúng các tên phiên âm nước ngoài; đọc rõ ràng một VB thông tin ngắn trong VB Những cách chào độc đáo với ngữ điệu phù hợp.
- Nhận biết được cách chào của người dân một số nước trên thế giới.
2.Năng lực:
- Hình thành và phát triển năng lực văn học (hiểu được cách tổ chức thông tin trong VB, hiểu được các từ và câu chỉ hoạt động).
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Có ý thức lịch sự trong chào hỏi nói riêng và giao tiếp nói chung; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh ảnh về một số cách chào độc đáo trên thế giới.
- Tranh minh hoạ bài đọc được phóng to trên giấy khổ lớn hoặc chiếu trên màn hình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
- GV hướng dẫn hs cách thực hiện yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS trao đổi nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Hằng ngày, em thường chào và đáp lời chào của mọi người như thế nào?
? Theo em, chúng ta nên làm gì để làm quen nhau ?
- Em có biết nói lời chào bằng các ngôn ngữ khác với tiếng Việt không?
- Ngoài việc nói lời chào, em còn chào bằng các hành động nào?. GV khuyến khích HS nêu được càng nhiều cách chào càng tốt.
- G V có thể cho HS bình chọn hành động chào phổ biến nhất/ độc đáo nhất... hoặc cho HS đóng vai thể hiện các cách chào đã đề cập để tạo không khí sôi động cho lớp học.
- GV dẫn vào bài (một bài đọc rất thú vị về cách chào của người dân một số nước trên thế giới).
2. Đọc văn bản:
Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: liên tục, thiếu nước, cứu, chiều xuống,....
- Rèn đọc ngắt nghỉ đúng câu, đoạn. 
Cách tiến hành:
*Đọc mẫu
- GV đưa tranh minh họa bài đọc, yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm 2 về nội dung tranh.
- GV N X chốt lại nội dung tranh vẽ.
* GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn, đọc rõ, đúng ngữ điệu những lời thoại, Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ cách chào phổ biến/ như bắt tay,/ vẫy tay/ và cúi chào.;...)...
+ GV hướng dẫn kĩ cách đọc các tên phiên âm nước ngoài (Ma-ô-ri, Niu Di-lân, Dim-ba-bu-ê).
2.1. Đọc nối tiếp câu :
- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1
- Gọi HS tìm từ khó đọc và cho HS đọc từ khó.
- GV gọi HS đọc nối tiếp lần 2, hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng.
2.2. Đọc đoạn :
- Bài được chia làm mấy đoạn?
- GV chia VB thành các đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu đến rất đặc biệt, 
+ Đoạn 2: tiếp theo đến từng nước, 
+ Đoạn 3: phần còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
- Gọi HS giải nghĩa một số từ, tiếng khó
2.3. Đọc trong nhóm:
- GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc trong nhóm 3.
2. 4.Thi đọc:
- GV gọi các nhóm thi đọc
- Nhận xét, khen ngợi nhóm đọc tốt
2.5. Đọc đồng thanh
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
- Múa hát bài hát quen thuộc
- GV hướng dẫn HS trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi: Hằng ngày, em thường chào và đáp lời chào của mọi người như thế nào?
- Cặp đôi / nhóm: Cùng nhau chỉ vào tranh trong SHS, nói về mọi người trong tranh đang chào hỏi nhau.
- Hello. Good morning, bye, Good evening, bonjour
- Cử chỉ, ánh mắt, quà, bắt tay,
- HS nêu được càng nhiều cách chào càng tốt.
- HS trao đổi nhóm. Đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp.
- HS nhắc lại đầu bài – ghi vở
- Làm việc cá nhân cả lớp:
+ HS quan sát tranh minh hoạ và nêu nội dung tranh :
+ VD: Một số người dân trên thế giới đang thực hiện các hành động như vỗ tay, chắp tay và cúi đầu, đấm vào nắm tay nhau.
- HS nghe GV đọc mẫu và đọc thầm VB trong SHS dùng chì để chú ý những tiếng từ khó đọc
- HS lắng nghe và theo dõi.
- HS đọc nối tiếp câu lần 1
- HS tìm và đọc từ khó: Ma-ô-ri, Niu Di-lân, Dim-ba-bu-ê)
- HS theo dõi
- 3 đoạn.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS giải nghĩa từ: 
- Niu Di-lân: một nước ở châu Đại Dương.
- Ấn Độ: một nước ở châu Á.
-Mỹ: một nước ở châu Mỹ.
- Dim-ba-bu-ê. một nước ở châu Phi.- HS đọc 3 nhóm.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc
 - HS bình chọn nhóm đọc tốt
+ Từng HS tự luyện đọc toàn bộ bài đọc. + Một HS đọc cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn của bài đọc. HS đọc thầm theo.
- Lớp đọc.
TIẾT 2
* Khởi động chuyển tiết
3. Trả lời câu hỏi:
Mục tiêu: 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Qua câu chuyện mà hs biết được những cách chào phổ biến, những cách chào đặc biệt.
Cách tiến hành:
 Câu 1: Theo bài đọc, trên thế giới có những cách chào phổ biến nào?
- GV yêu cầu hs làm việc theo nhóm, cùng xem lại đoạn văn bản, thảo luận nhóm; từng em nêu câu trả lời.
- GV gọi hs nx, gv nx.
- GV và HS thống nhất đáp án. (VD: Bắt tay, vẫy tay và cúi chào là cách chào phổ biến trên thế giới.)
Câu 2: Người dân một số nước có những cách chào đặc biệt nào?
- GV yêu cầu hs làm việc theo nhóm, cùng xem lại đoạn văn bản, thảo luận nhóm; từng em nêu câu trả lời.
- GV và HS thống nhất câu đáp án như sau: 
 A	 B
Người Ma-ô-ri Ở Niu Di-lân
chắp hai tay, cúi đầu.
Người Ấn Độ
chạm nhẹ mũi và trán.
Nhiều người ở Mỹ	
vỗ tay.
Người Dim-ba-bu-ê
đấm nhẹ vào nắm tay của nhau.
 - GV gọi hs nx, gv nx.
Câu 3: Cách chào nào dưới đây không được nói đến trong bài?
a. bắt tay	b. chạm mũi và trán	
c. nói lời chào
- GV yêu cầu hs làm việc cá nhân.
- GV gọi hs trả lời câu hỏi.
- GV và HS thống nhất đáp án (c. nói lời chào).
-Gọi hs nx, gv nx.
Câu 4. Ngoài những cách chào trong bài đọc, em còn biết cách chào nào khác?
- Đây là câu hỏi mở, GV cho HS trao đổi trong nhóm 
- GV gọi hs trả lời.
- Nếu ở phần Khởi động chưa có thời gian cho HS đóng vai thể hiện cách chào mà HS thường dùng, thì trong câu hỏi này, GV cho HS đóng vai để thể hiện các cách chào mà HS biết.
- GV gọi hs nx, bổ sung ý kiến.
4. Luyện đọc lại
- HS lắng nghe GV đọc diễn cảm lại toàn bài.
- HS tập đọc lời nói của các nhân vật dựa theo cách đọc của GV.
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1: . Trong bài đọc, câu nào là câu hỏi ?.
- GV cho hs đọc thầm lại bài đã cho.
-GV gọi 1,2 hs đọc to các từ ngữ.
 - GV tổng kết đáp án đúng. (Câu Còn em, em chào bạn bằng cách nào? là câu hỏi).
- GV có thể hỏi mở rộng: 
- Dấu hiệu nào cho em biết đó là câu hỏi? 
- Ai hỏi ai câu đó? .
- GV gọi hs nx, gv nx.
Câu 2: Cùng bạn hỏi - đáp về những cách chào được nói tới trong bài.
- Cho 1 cặp làm mẫu 
Cùng bạn hỏi - đáp về những cách chào được nói tới trong bài.
- GV hỗ trợ những HS gặp khó khăn trong việc hỏi - đáp.
6. Vận dụng:
Mục tiêu: Hs nắm được nội dung bài học và vận dụng kiến thức đó vào thực tế.
Cách tiến hành:
- Gọi 1, 2 hs đọc lại toàn bài.
- Em đã bao giờ có cách chào lạ như trong bài đọc chưa?
- Cách chào là thể hiện ứng xử văn hóa của mỗi dân tộc khác nhau. 
- Tại sao ta phải chào nhau?
- Em cần làm gì để khi làm quen ban đầu?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khen ngợi
- Dặn HS về đọc lại đoạn văn bản cho người thân nghe.
- HS hát, chơi 1 trò chơi
- 1 HS đọc lại câu hỏi
- HS làm việc cá nhân và nhóm:
+ Từng HS xem lại đoạn 1 để tìm ý trả lời.
+ Trao đổi trong nhóm.
- Đại diện 2-3 nhóm nói trước lớp. Các nhóm khác bổ sung nếu chưa đầy đủ.
- HS làm việc cá nhân và nhóm:
+ HS xem lại đoạn 2, tìm thông tin về cách chào đặc biệt của người dân từng nước.
+ HS kết hợp ý ở cột A và cột B theo thông tin đúng đã tìm được. 
+ HS trao đổi nhóm. Đại diện 2-3 nhóm chia sẻ trước lớp.
- HS làm việc cá nhân và nhóm:
+ Đọc thầm lại cả bài. Tìm trong bài đọc những hành động xuất hiện trong 3 phương án a, b, c.
+ Chọn ra phương án không xuất hiện trong bài. Trao đổi đáp án.
- Đại diện 2-3 nhóm chia sẻ trước lớp.
- HS trao đổi trong nhóm để nói vế các cách chào mà HS biết. 
- HS có thể nêu: chào có thể bằng lời hoặc bằng hành động (khoanh tay chào, cười chào hỏi, vỗ vai,...).
- GV đọc lại cả bài trước lớp.
- Một HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS trao đổi nhóm để tìm câu hỏi trong bài đọc.
- Đại diện 2-3 nhóm chia sẻ trước lớp.
- Dấu chấm hỏi
- Tác giả hỏi người đọc. Ở đây người đọc được xác định là các bạn học sinh
- Cả lớp: GV mời 2 HS thực hành theo mẫu. Một HS hỏi, một HS đáp.
- HS làm việc theo cặp:
+ Đọc thầm lại VB, xác định các cách chào hỏi được nói tới trong bài.
+ Mỗi HS chọn một cách chào và luân phiên hỏi - đáp theo mẫu với bạn cùng cặp.
-HS nx
- 2 HS đọc lại bài
- HS liên hệ.
- HS nêu ý kiến
- lắng nghe và thực hiện.
- HS nêu ý kiến: Thân thiện, giao tiếp, làm quen
Tiếng Việt
 BÀI 17: NHỮNG CÁCH CHÀO Đ ỘC ĐÁO (T3 TRANG 78 )
 VIẾT CHỮ HOA A ( KIỂU 2)
I.MỤC TIÊU
- Viết chữ hoa A cỡ vừa và cỡ nhỏ
- Viết câu ứng dụng Anh em bốn biển cùng chung một nhà.
* Phẩm chất, năng lực
- NL:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...
+ Mẫu chữ viết hoa A kiểu 2
2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 2, bảng con, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động: 
- 1 bạn bắt nhịp cho lớp hát tập thể 
- Cho học sinh xem một số vở của những bạn viết đẹp giờ trước. Nhắc nhở lớp học tập các bạn.
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Theo dõi.
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết: 
Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Giáo viên treo chữ A kiểu 2 hoa (đặt trong khung).
- Giáo viênhướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: 
+ Chữ A viết hoa hoc kiểu 2 cao mấy li? 
+ Chữ hoa A gồm mấy nét?
- Học sinh quan sát.
- Học sinhnhận xét 
*Dự kiến ND chia sẻ:
+ Cao 5 li
+ Chữ hoa A gồm 2 nét.
Việc 2: Hướng dẫn viết:
- Nhắc lại cấu tạo nét chữ: Chữ hoa A gồm 2 nét là nét cong kín và nét móc phải.
- Nêu cách viết chữ:
+ Nét 1: viết như nét 1 của chữ Q đã học tuần 19. (ĐB trên ĐK 6, viết nét cong kín, cuối nét uốn vào trong, ĐB giữa ĐK 4 và ĐK 5).
+ Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK 6 phía bên phải chữ O, viết nét móc ngược (như nét 2 ...  DẠY HỌC:
Hoạtđộngcủa GV
Hoạtđộngcủa HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Cách dùng dấu chấm và dấu chấm than.
Bài 1: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm than cho mỗi câu.
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV chiếu hoặc viết yêu cầu của BT trong SHS lên bảng phụ.
- YC HS làm bài vào VBT
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm và thảo luận với HS cách tìm ra đáp án đúng.
a. Đèn sáng quá!
b. Ôi, thư viện rộng thật!
c. Các bạn nhỏ rủ nhau đến thư viện.
- Giải thích: - Vì sao cuối câu a và câu b em dùng dấu chấm than?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 2: Cách dùng dấu phẩy.
Bài2: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu gì?
- GV chiếu hoặc viết một câu có dấu phẩy ngăn cách các thành phần chủ ngữ, - GV tổ chức cho hs điền dấu phẩy đúng trong câu.
Đáp án:
+ Câu a: Sách, báo, tạp chí đều được xếp gọn gàng trên giá. 
Trong câu này, dấu phẩy được dùng để ngăn cách các từ sách/ báo/ tạp chí, vì những từ này chỉ những đồ vật khác nhau cùng được đặt trên giá sách.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ: đặt dấu phẩy vào vị trí đúng trong câu b. 
- GV gọi một số HS trình bày về kết quả thảo luận của nhóm.
- Chốt đáp án đúng câu b:
+ Câu b: Bạn Mai, bạn Lan đểu thích đọc sách khoa học.
- Làm tương tự với câu c
- Chốt đáp án đúng câu c:
+ Câu c: Học sinh lớp 1, lớp 2 đến thư viện đọc sách vào chiều thứ Năm hằng tuần.
- Nhậnxét, khenngợi HS.
* Hoạtđộng 3: Đặt câu có dấu phẩy
Bài 3: Đặt một câu có sử dụng dấu phẩy.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3.
- GV hướng dẫn HS đặt câu có sử dụng dấu phẩy.
 – Làm mẫu 1 câu
- Chú ý đầu câu, cuối câu, ý nghĩa câu, diễn đạt ý trọn vẹn
Ví dụ: - Chiều thứ hai, chiều thứ tư, lớp em có tiết đọc thư viện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em được luyện tập về nội dung gì?
- Em cảm thấy thế nào khi học bài này
- GV động viên, khích lệ, nhận xét giờ học.
- Nêu yêu câu, quan sát bài tập sgk
- HS đọc to yêu cầu của BT.
- HS làm việc nhóm đôi, để chọn dấu câu thích hợp cho mỗi ô vuông.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- HS khác nhận xét và nêu đáp án của mình.
- câu a dùng dấu chấm than vì câu đó bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên. Còn câu c dùng để giới thiệu nên dùng dấu chấm
- HS đọc to yêu cầu của BT trong SHS.
- HS tự điền dấu phẩy ở cấu b và c các bước để đặt dấu phẩy đúng chỗ trong câu:
Bước 1: Đọc cả câu.
Bước 2: Trả lời câu hỏi Những người/ vật nào được nhắc đến ở đầu câu?
Bước 3: Trả lời câu hỏi Em đặt dấu phẩy ở đâu để ngăn cách những từ ngữ chỉ người, vật đó?
- Nêu 
- HS đặt câu có sử dụng dấu phẩy vào vở ghi. 
- HS tuỳ vào khả năng của mình có thể đặt một câu hoặc nhiều câu.
- Đổi vở kiểm tra kết quả trong cặp
- HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét.
.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- HS mạnh dạn nêu điều đã học được, điều còn khó với em
- HS chia sẻ.
TIẾNG VIỆT
BÀI 18: THƯ VIỆN BIẾT ĐI (T 5)
LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết bộc lộ, mạnh dạn trao đổi với bạn về về đồ dùng học tập của em một cách rõ ý, có trật tự.
- Dựa vào những điều đã nói cùng bạn , hs biết viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một đồ dùng học tập.
* Năng lực, phẩm chất:
- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; Ti vi; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài 1). Bảng phụ cho bài tập 2.
2. Học sinh: SHS, vở BTTV, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.
- GV KT đồ dùng, sách vở của HS.
* Hoạt động 1. Nói về một đồ dùng học tập của em.
- GV yêu cầu Hs đọc yêu cầu BT.
- GV làm mẫu, mang đến lớp một đồ dùng học tập và giới thiệu về đồ dùng học tập đó. VD: Đây là chiếc hộp bút mà cô rất thích. Nó được làm bằng vải, màu cam, có hình thêu rất xinh xắn. Hộp bút là ngôi nhà của các đồ dùng học tập như thước kẻ, bút chì, bút mực, tẩy, giúp các đổ vật được sắp xếp ngăn nắp. Cô thường giữ gìn hộp bút rất cẩn thận và thường xuyên giặt để hộp bút luôn sạch sẽ.
+ Cô vừa giới thiệu về đồ vật gì?
+ Đồ vật của cô có những đặc điểm gì?
+ Cô đã bảo quản đồ vật đó ra sao?
- GV HD cách giới thiệu 1 đồ vật quen thuộc
+ Em muốn giới thiệu đồ dùng học tập nào?
+ Đồ vật đó có hình dạng, màu sắc như thế nào?
+ Công dụng của đổ vật đó là gì?
+ Làm thế nào để bảo quản đổ vật đó?
- Cho hs làm việc theo cặp
- Cho 2-3 nhóm trình bày ý kiến.
- GV ghi nhận các ý kiến đóng góp của HS. Tuyên dương các đóng góp.
- GV nhận xét, giảng giải: Khi giới thiệu một đồ dùng 
* Hoạtđộng 2. Viết đoạn văn về một đồ dùng học tập của em.
 2. Viết 4 - 5 câu giới thiệu về đồ dùng học tập em đã nói ở trên.
- GV yêucầu HS nêu bài tập.
- GV HD HS nắm vững yêu cầu bài.
- Gv chiếu sơ đồ trong SHS lên bảng cùng các câu hỏi gợi ý:
- GV hướng dẫn HS xây dựng dàn ý dựa trên sơ đồ.
- GV hướng dẫn HS phát triển các ý trong sơ đồ thành câu văn, dựa trên một số mẫu câu, VD:
+ Các cách giới thiệu tên đồ dùng: Em có nhiều đổ dùng học tập, nhưng đổ dùng mà em thích nhất là cặp sách./ Đồ dùng học tập em muốn giới thiệu là chiếc cặp sách./... 
+ Các cách giới thiệu vế hình dạng, màu sắc của đổ dùng: Hộp bút của tớ hình chữ nhật, màu vàng nhạt./ Chiếc hộp bút của tớ có hình dạng vuông vắn như một ngôi nhà nhỏ và có màu vàng nhạt./...
- Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
- Giúp hs kĩ năng nghe và biết cách nhận xét bạn
- Gv thống nhất đáp án và khen các nhóm 
- GV quan sát, giúp đỡ, gợi ý ý tưởng cho Hs.
- Gọi 2 HS đọc bài làm trước lớp.
- GV theo dõi,chấm và sửa lỗi cho HS.
* Củng cố, dặn dò
- Hôm nay, em đã được luyện nói và luyện viết về nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
* Lớp hát và vận động theo bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
 - Nêu yêu cầu
- Quan sát đồ vật gv đưa
- Cái hộp bút
+ Bằng vải, màu cam
+ Cẩn thận
- Quan sát các câu hỏi lên bảng,
 - HS hỏi, một bạn trả lời và sau đó đổi vai cho nhau:
- Làm việc trong cặp để giới thiệu một đổ dùng học tập mà mình yêu thích dựa vào gợi ý của GV.
- Đ đại diện 2-3 nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. 2. 
- Nêu yêu cầu
+ Viết đoạn văn
+ Số câu 4- 5 câu
+ Nội dung: Về một đồ dùng học tập
- HS quan sát sơ đồ trong SHS
- HS đọc to các nội dung trong sơ đồ.
- Từng HS viết bài vào vở. (7’).
- Viết xong, HS đổi bài cho nhau cùng đọc và góp ý.
- Một số HS đọc bài trước lớp. 
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
+ nội dung? Số câu
+ Cách dùng từ
+ Dấu câu
+ Cách diễn đạt
- 2 HS đọc bài làm, lớp theo dõi và nhận xét.
- HS tiếp thu, sửa bài (nếu cần).
- HS trả lời:
+ Nói giới thiệu một đồ dùng học tập.
+ Viết đoạn văn giới thiệu một đồ dùng học tập của em.
- HS nêu cảm nghĩ.
- HS lắng nghe.
TIẾNG VIỆT
BÀI 18: THƯ VIỆN BIẾT ĐI (6)
 ĐỌC MỞ RỘNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết tìm đọc được một cuốn sách (bài báo, câu chuyện,) viết về chuyện lạ đó đây.
- Dựa vào nội dung vừa đọc biết nói những điều đã biết qua bài đọc cùng bạn , biết giới thiệu bạn để tìm đọc nội dung đó.
* Năng lực, phẩm chất:
- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; Ti vi; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài 1). Bảng phụ cho bài tập 2.
2. Học sinh: SHS, vở BTTV, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.
- GV KT sự chuẩn bị của hs của HS.
* Hoạt động 1. Kĩ năng đọc mở rộng
1.Tìm đọc một cuốn sách viết về chuyện lạ đó đây.
- GV yêu cầu Hs đọc yêu cầu BT.
- Gạch chân các yêu cầu chính
- Trong buổi học trước, GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một cuốn sách viết về chuyện lạ đó đây. Em đã tìm được câu chuyện hay bài báo nào?
- GV có thể giới thiệu một số sách , hay danh mục những cuốn sách hay phù hợp với HS lớp 2 về chuyện lạ đó đây có ở thư viện lớp học hay thư viện trường.
- GV có thể chuẩn bị một số bài thơ, câu chuyện phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp.
- GV nhắc HS khi đọc cần chú ý đến các thông tin gì về cuốn sách ?
- Cho hs đọc sách: GV nêu rõ thời hạn hoàn thành nhiệm vụ.
* Hoạt động 2. Viết vào phiếu đọc sách
 2. Viết vào phiếu đọc sách trong vở bài tập.
- GV yêucầu HS nêu bài tập.
- GV HD HS nắm vững yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS quan sát phiếu đọc sách trong VBT, đọc to những thông tin trong phiếu đọc sách.
- GV hướng dẫn HS cách điền thông tin vào phiếu đọc sách.
- GV quan sát, giúp đỡ, gợi ý ý tưởng cho Hs.
- GV kiểm tra bài viết của HS và khen ngợi những HS hoàn thành tốt nhiệm vụ.
* Củng cố, dặn dò
- GV có thể tổ chức trò chơi giúp HS ôn lại những nội dung đã học trong bài học. VD: Hỏi - đáp thông minh hoặc bốc thăm để trả lời câu hỏi, lật các mảnh ghép để trả lời câu hỏi. Mỗi tờ thăm hoặc mảnh ghép có chứa một câu hỏi xoay quanh các nội dung đã học 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Hôm nay, em đã tìm đọc về nội dung gì?
- Nhận xét giờ học
* Lớp cùng chơi tò chơi vận động: Chanh chua cua cắp.
 - Nêu yêu cầu 1:Tìm đọc một cuốn sách viết về chuyện lạ đó đây.
- hs giới thiệu cho nhau về cuốn sách, câu chuyện, bài báo với bạn, với lớp 
- Quan sát, có thể đặt câu hỏi về cuốn sách của gv
- 1- 3 hs trả lời: Khi đọc bất kì một bài đọc nào cần biết:
- Tên sách? Tên tác giả? Nhà xuất bản?
 - Những từ ngữ mới?
- Tìm những điểu thú vị trong cuốn sách?
- Câu hỏi em đặt ra khi đọc sách.
- Cả lớp quan sát phiếu đọc sách trong VBT, 
- 1 hs đọc to những thông tin trong phiếu đọc sách.
- HS điền thông tin vào phiếu đọc sách.
Ví dụ minh họa 
PHIẾU ĐỌC SÁCH
Ngày: 25 tháng 3 năm 2021
Tên sách: Những ngôi nhà kì lạ - NXB Kim Đồng - 2018
Điều em thích nhất: ngôi nhà như tổ chim, nhà dưới đại dương, trên vòm cây
- HS trao đổi kết quả cùng bạn
- 1-3 hs trao đổi trước lớp 
- HS nêu cảm nghĩ.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_28_bai_1516_nhung_cach_chao_do.docx