I.Mục tiêu:
-Kiểm tra đọc.
-Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
-Kỹ năng đọc thành tiếng: Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ / 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Kỹ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài học.
-Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: “Ở đâu?”
-Ôn luyện cách đáp lời xin lỗi của người khác.
-Yêu thích môn học.
II.Chuẩn bị:
-GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng để HS điền từ trong trò chơi.
-HS: SGK, VBT.
TUẦN: 27 MÔN: TIẾNG VIỆT – ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 Bài dạy: Tiết 3 I.Mục tiêu: -Kiểm tra đọc. -Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. -Kỹ năng đọc thành tiếng: Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ / 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. -Kỹ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài học. -Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: “Ở đâu?” -Ôn luyện cách đáp lời xin lỗi của người khác. -Yêu thích môn học. II.Chuẩn bị: -GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng để HS điền từ trong trò chơi. -HS: SGK, VBT. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: (1’) -Hát. 2.Kiểm tra bài cũ: (3’) -Ôn tập tiết 2. 3.Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. -Hoạt động lớp, cá nhân. -Mục tiêu: Giúp HS kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. Cách tiến hành: -Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. -Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị. -Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc. -Đọc và trả lời câu hỏi. -Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc. -Theo dõi và nhận xét. -Cho điểm trực tiếp từng HS. Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng HS của lớp được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này. Hoạt động 2: Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: “Ở đâu?” -Hoạt động lớp, cá nhân. -Mục tiêu: Giúp HS ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: “Ở đâu?” Cách tiến hành: Bài 2: -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Bài tập yêu cầu chúng ta: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” -Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì? -Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về địa điểm (nơi chốn). -Hãy đọc câu văn trong phần a. -Đọc: Hai bên bờ sống, hoa phượng vĩ nở đó rực. -Hoa phượng vĩ nở đó rực ở đâu? -Hai bên bờ sông. -Vậy bộ phận nào trà lời cho câu hỏi “Ở đâu?” -Hai bên bờ sông. -Yêu cầu HS tự làm phần b. -Suy nghĩ và trả lời: Trên những cành cây. Bài 3: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. -Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm. -Gọi HS đọc câu văn trong phần a. -Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông. -Bộ phận nào trong câu văn trên được in đậm? -Bộ phận “hai bên bờ sông”. -Bộ phận này dùng để chỉ điều gì? Thời gian hay địa điểm? -Bộ phận này dùng để chỉ địa điểm. -Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào? -Câu hỏi: Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu? / Ở đâu hoa phượng vĩ nở đỏ rực? -Phần b: Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp. -Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét đáp án: b. Ở đâu trăm hoa khoe sắc? / Trăm hoa khoe sắc ở đâu? -Nhận xét và cho điểm HS. Hoạt động 3: Ôn luyện cách đáp lời xin lỗi của người khác. -Hoạt động lớp, cá nhân. -Mục tiêu: Giúp HS luyện cách đáp lời xin lỗi của người khác. Cách tiến hành: -Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời xin lỗi của người khác. -2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai từng tình huống, 1 HS nói lời xin lỗi, 1 HS đáp lại lời xin lỗi. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp. -Nhận xét và cho điểm từng HS. 4.Hoạt động nối tiếp: -Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì? -Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về địa điểm. -Khi đáp lại lời xin lỗi của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào? -Chúng ta cần thể hiện thái độ lịch sự, đúng mực, nhẹ nhàng, không chê trách nặng lời vì người có lỗi đã biết lỗi rồi. -Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “Ở đâu?” và cách đáp lời xin lỗi của người khác. -Lắng nghe. -Chuẩn bị bài Ôn tập tiết 4. -Lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: