Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 27 đến tuần 35

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 27 đến tuần 35

I - Mục tiêu:

+ Kiểm tra đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Học sinh đọc thành tiếng, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.

+ Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào?

+ Luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác.

II- Đồ dùng: Bảng phụ, phiếu ghi tên các bài tập đọc.

III- Hoạt động:

 

doc 49 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1497Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 27 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Tiếng Việt
Tuần : 27
Tiết : 82
Lớp : 2A1
Thứ hai, ngày 19 – 3 – 2007
Ôn tập giữa học kì II (tiết 1)
I - Mục tiêu: 
+ Kiểm tra đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Học sinh đọc thành tiếng, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.
+ Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào?
+ Luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác.
II- Đồ dùng: Bảng phụ, phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III- Hoạt động:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy
Phương pháp – hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng.
1’ 
1-ổn định:
* Học sinh hát .
2’ 
29’
2’
1’
2- Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
Ôn tập giữa học kì II (tiết 1)
b/ Nội dung ôn:
* Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
+ Các bài kiểm tra đọc :
- Chuyện bốn mùa
- Lá thư nhầm địa chỉ
- Thư Trung thu
- Ông Mạnh thắng Thần Gió
- Mùa xuân đến
- Mùa nước nổi
- Chim sơn ca và bông cúc..
- Thông báo của thư viện...
- Vè chim
- Một trí khôn hơn trăm...
- Chim rừng Tây Nguyên
- Cò và Cuốc
- Bác sĩ Sói
- Nội quy đảo Khỉ
- Sư Tử xuất quân
- Quả tim Khỉ
- Gấu trắng là chúa tò mò
- Voi nhà
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Dự báo thời tiết
- Bé nhìn biển
- Tôm Càng và Cá Con
- Sông Hương
- Cá sấu sợ cá mập
* Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào ?
Bài 2 :Tìm bộ phận cho mỗi câu dưới đây trả lưòi cho câu hỏi “Khi nào?”
a/ Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực? (mùa hè)
b/ Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi hè về.
 Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi nào ? (hè về)
+ Câu hỏi : Khi nào dùng để hỏi về nội dung gì ? (thời gian)
+ Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực ? Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi : Khi nào ?
Bài 3 : đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
a/ Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng ?
b/ Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè.
 Ve nhởn nhơ ca hát khi nào ?
+ Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
+ Bộ phận này dùng để chỉ điều gì ? Thời gian hay địa điểm?
+ Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào ?
+ GV yêu cầu hỏi đáp với câu hỏi : Khi nào?
* Luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác
Bài 4 : Nói lời đáp lại của em :
a/ Khi bạn cảm ơn em vì em đã làm một việc tốt cho bạn.
- Chuyện nhỏ ấy mà, bạn không phải cảm ơn đâu.
b/ Khi một cụ già cảm ơn em vì em đã chỉ đường cho cụ.
- Không có gì đâu bà ạ. Bà đi đường cẩn thận, bà nhé!
c/ Khi bác hàng xóm cảm ơn em vì em đã trông giúp em bé cho bác một lúc.
- Không có gì đâu bác ạ, lần sau bác bận bác lại cho cháu chơi với em, bác nhé!
4- Củng cố:
+ Câu hỏi : Khi nào dùng để hỏi về nội dung gì ?
+ Khi đáp lại lời cảm ơn của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào ?
5- Dặn dò: Ôn câu hỏi Khi nào ? và cách đáp lời cảm ơn.
* Thuyết trình.
- GV giới thiệu và ghi tên lên bảng.
* GV đưa ra các phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học từ tuần 19 đến tuần 26.
+ Học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc.
+ GV gọi học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
+ Học sinh nhận xét bạn đọc bài.
+ Gv cho điểm từng học sinh.
* Bài tập 2 yêu cầu làm gì?
+ Cả lớp làm bài .
+ Hai em lên bảng phụ chữa bài.
+ GV nhận xét và cho điểm .
- Học sinh trả lời câu hỏi của GV.
* Bài tập 3 yêu cầu làm gì?
+ Cả lớp làm bài .
+ Hai em lên bảng phụ chữa bài.
+ GV nhận xét và cho điểm .
- Học sinh trả lời câu hỏi của GV.
- Gv yêu cầu 2 em hỏi đáp về câu hỏi Khi nào?
- GV gọi vài cặp lên thực hành.
* Bài tập 4 yêu cầu làm gì?
+ GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi.
+ Một vài nhóm lên trình bày trước lớp.
+ GV nhận xét và cho điểm .
* Học sinh trả lời câu hỏi của GV.
+ GV nhận xét tiết học.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung.
.....................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
Môn : Tiếng Việt
Tuần : 27
Tiết : 83
Lớp : 2A1
Thứ hai, ngày 19 – 3 – 2007
Ôn tập giữa học kì II (tiết 2)
I - Mục tiêu: 
+ Kiểm tra đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Học sinh đọc thành tiếng, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.
+ Mở rộng về vốn từ qua trò chơi.
+ Củng cố về cách dùng dấu chấm.
II- Đồ dùng: Bảng phụ, phiếu ghi tên bài tập đọc.
III- Hoạt động:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy
Phương pháp – hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng.
1’ 
1-ổn định:
* Học sinh hát .
2’ 
29’
2’
1’
2- Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
Ôn tập giữa học kì II (tiết 2)
b/ Nội dung ôn:
* Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
+ Các bài kiểm tra đọc :
- Chuyện bốn mùa
- Lá thư nhầm địa chỉ
- Thư Trung thu
- Ông Mạnh thắng Thần Gió
- Mùa xuân đến
- Mùa nước nổi
- Chim sơn ca và bông cúc..
- Thông báo của thư viện...
- Vè chim
- Một trí khôn hơn trăm...
- Chim rừng Tây Nguyên
- Cò và Cuốc
- Bác sĩ Sói
- Nội quy đảo Khỉ
- Sư Tử xuất quân
- Quả tim Khỉ
- Gấu trắng là chúa tò mò
- Voi nhà
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Dự báo thời tiết
- Bé nhìn biển
- Tôm Càng và Cá Con
- Sông Hương
- Cá sấu sợ cá mập
* Bài 2 : Trò chơi mở rộng vốn từ về bốn mùa
Mùa xuân
Mùa hạ
Mùa thu
Mùa đông
Thời gian
Từ tháng 1 đến tháng 3
Từ tháng 4 đến tháng 6
Từ tháng 7 đến tháng 9
Từ tháng 10 đến tháng 11
Các loài hoa
Hoa đào, hoa mai, hoa thược dược
Mùa xuân
Hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa loa kèn, ..
Mùa hạ
Hoa cúc
Mùa thu
Hoa mận, hoa gạo, hoa sữa
Mùa đông
Các loại quả
Quýt, vú sữa, táo
Nhãn, sấu, vải, xoài
Bưởi, na, hồng, cam
Me, dưa hấu, lê
Thời tiết
ấm áp, mưa phùn
Oi nồng, nóng bức, mưa to, mưa nhiều, lũ lụt
Mát mẻ, nắng nhẹ
Rét mướt, gió mùa đông bắc, giá lạnh
* Ôn luyện cách dùng dấu chấm.
Bài 3 : Ngắt đoạn trích sau thành 5 câu và chép vào vở. Nhớ viết hoa chữ đầu câu:
 Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.
4- Củng cố:
+ Một năm gồm có mấy mùa ? Các mùa bắt đầu từ tháng nào và kết thúc vào tháng nào trong năm ?
+ Chúng ta dùng dấu chấm khi nào ? (Khi kết thúc một câu và câu đó đã diễn đạt được một ý trọn vẹn)
5- Dặn dò: 
VN : Tập kể những điều em biết về bốn mùa.
* Thuyết trình.
- GV giới thiệu và ghi tên lên bảng.
* GV đưa ra các phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học từ tuần 19 đến tuần 26.
+ Học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc.
+ GV gọi học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
+ Học sinh nhận xét bạn đọc bài.
+ Gv cho điểm từng học sinh.
* Bài tập 2 yêu cầu làm gì?
+ Gv chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đỗi 1 bảng phụ, 1 bút dạ.
+ Yêu cầu các đội tìm từ theo yêu cầu của bảng phụ GV đưa ra. Sau 10’ đội nào tìm được nhiều từ nhất đội đó sẽ thắng.
+ GV cùng cả lớp kiểm tra các từ của từng đội.
+ GV nhận xét đội thắng cuộc và tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ đúng.
* Bài tập 3 yêu cầu làm gì?
+ Một học sinh đọc thành tiếng đoạn văn.
+ Cả lớp đọc thầm theo bạn.
+ Cả lớp làm bài vào vở.
+ Một em lên bảng phụ chữa bài.
+ Một em đọc lại đoạn văn, đọc cả dấu chấm.
+ GV nhận xét và cho điểm .
* Học sinh trả lời câu hỏi.
+ GV nhận xét tiết học.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung.
.....................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......... ... ẽ ở nhà làm hết bài tập./ Tiếc quá, lầm sau nếu em làm hết bài tập thì anh cho em đi nhé!/. ...)
b.Em sang nhà bạn mượn bạn quả bóng. Bạn bảo: “Mình cũng đang chuẩn bị đi đá bóng .”
- Thế thì bọn mình cùng đi cho vui nhé!/ Không sao, tớ đi mượn bạn khác vậy!/ ..
c.Em muốn trèo cây hái ổi. Chú bảo em:”Cháu không được trèo. Ngã đấy!”
- Vâng, cháu không trèo nữa đâu ạ./ Chú đừng lo. Cháu sẽ trèo cẩn thận ạ./
* Bài 3 : Tìm bộ phận của mỗi câu sau trả lời câu hỏi để làm gì?
a. Để người khác qua suối không bị ngã nữa, anh chiến sĩ kê lại hòn đá bị kênh.
- Để người khác qua suối không bị ngã nữa, anh chiến sĩ kê lại hòn đá bị kênh.
b.Bông cúc toả hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca.
- Bông cúc toả hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca.
c.Hoa dạ hương xin Trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. 
- Hoa dạ hương xin Trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng.
+ GV hỏi : câu hỏi có cụm từ “để làm gì” dùng để hỏi về điều gì? 
* Bài 4 : Điền dấu chấm than hay dấu phẩy vào mỗi ô trống trong truyện vui.
 Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen.
Một hôm ở trường(,) thầy giáo nói với Dũng:
- ồ (!) Dạo này em chóng lớn quá (!)
Dũng trả lời:
-Thưa thầy(,) đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ.
* HS ghi tên bài vào vở . 
+ Học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc.
+ học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
+ Học sinh nhận xét bạn đọc bài.
* HS đọc yêu cầu bài tập 2 .
- 1 Hs đọc các tình huống trong bài. 
+ 1 Hs đọc tình huống a.
+ Hs thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp cho các tình huống còn lại. 
+ Hs nhận xét. 
* HS đọc yêu cầu bài tập 3 
+ Một em đọc các câu văn đó
+ Cả lớp suy nghĩ và làm bài vào vở. 
+ 3 Hs lên làm lần lượt từng câu..
* HS đọc yêu cầu bài 4 
- hs suy nghĩ và làm bài. 
+ gọi 1 Hs lên bảng làm.
+ Hs và gv nhận xét.
+ 1 hs đọc lại câu chuyện.
3’
2’
3- Củng cố.
* GV yêu cầu Hs đặt câu hỏi và trả lời với cụm từ để làm gì ?
Ví dụ : Người ta trồng cây mít để làm gì ?
 Người ta trồng cây mít để ăn quả và lấy gỗ.
4- Dặn dò.
VN : Đọc lại các bài tập đọc và HTL.
* 2-3 Hs đặt câu hỏi và trả lời với cụm từ để làm gì ? 
* HS lắng nghe .
Tiết 3 Tập làm văn 
 ÔN TẬP CUỐI KÌ II (tiết 7 )
I - Mục tiêu: 
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc: 
- Đọc thông các bài tập đọc trong học kì II từ tuần 28 đến tuần 34 .
+ Đọc to, rõ ràng, tối thiếu 50 chữ / 1phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu: HS trả lời được 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Ôn luyện cách đáp lời an ủi.
3. Ôn luyện về cách tổ chức các câu thành bài.
II- Đồ dùng: Phiếu viết tên từng bài HTL đã học, bảng phụ, tranh.
III- Hoạt động:
Thời gian
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1’ 
1-ổn định:
* Hát .
29’
2 – Bài ôn.
a, Giới thiệu bài.
"Ôn tập và kiểm tra cuối học kì II" (tiết 7)
b – Nội dung ôn tập :
* GV đưa ra các phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học từ tuần 28 đến tuần 35.
* Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
+ Các bài kiểm tra đọc :
- Kho báu
- Bạn có biết ?
- Cây dừa
- Những quả đào
- Cây đa quê hương
- Cậu bé và cây si già
- Ai ngoan sẽ được thưởng
- Xem truyền hình
- Cháu nhớ Bác Hồ
- Chiếc rễ đa tròn
- Cây và hoa bên lăng Bác
- Bảo vệ như thế là rất tốt
- Chuyện quả bầu
- Quyển sổ liên lạc
- Tiếng chổi tre
- Bóp nát quả cam
- Lá cờ
- Lượm
- Người làm đồ chơi
- Đàn bê của anh Hồ Giáo
- Cháy nhà hàng xóm
* Bài 2 : Nói lời đáp của em. 
a. Em ngã đau. Bạn chạy đến đỡ em dạy, vừa xoa chỗ đau cho em vừa nói: “Bạn đau lắm phải không?”
+ Gv hỏi: Nếu con ở trong tình huống trên, con sẽ nói gì với bạn ? (Cảm ơn bạn. Chắc một lúc nữa là mình hết đau thôi!/ Cảm ơn bạn. Mình hơi đau một chút thôi./..
b.Em rất buồn vì lỡ tay làm vỡ chiếc ấm pha trà của ông. Ông bảo: “Đừng tiếc nữa cháu ạ! Ông sẽ mua chiếc khác.”
- Cháu cảm ơn ông. Lần sau cháu sẽ cẩn thận hơn./ Cháu cảm ơn ông ạ. / ..
c.Em quét nhà đỡ mẹ. Nhà chưa sạch, nhưng mẹ bảo: “Con muốn giúp mẹ là tốt rồi. Nhất định lần sau con sẽ quét sạch hơn.”
- Cảm ơn mẹ. Lần sau con sẽ quét nhà thật sạch./ Mẹ ơi, con đã biết quét nhà rồi. Lần sau con sẽ quét sạch ../
* Bài 3 : Kể chuyện theo tranh, đặt tên cho câu chuyện. 
+ Gv hỏi: Bức tranh 1 vẽ cảnh gì ? (Một bạn trai đang trên đường đi học. Đi phía trước bạn là một bé gái mặc chiếc váy hồng thật xinh xắn. )
+ Chuyện gì đã xảy ra sau đó ? (Bỗng nhiên, bé gái bị vấp ngã trên hè phố. Nhìn thấy vậy, bạn nam vội vàng chạy đến nâng bé dậy.)
+ Bức tranh thứ 3 vẽ cảnh gì ? (Ngã đau quá nên em bé khóc. Bạn trai nhẹ nhàng phủi quần áo an ủi em. )
+ Bức tranh 4 vẽ cảnh gì ? (hai anh em vui vẻ dắt tay nhau cùng đi đến trường. )
Cậu bé tốt bụng 
( Giúp đỡ em nhỏ/ hai anh em/ Giúp đỡ bé gái)
 Có một bé trai đang tung tăng bước đến trường. Đi trước bạn là một bé gái tóc cài nơ. Bỗng bé gái vấp ngã sóng soài trên mặt đất. Bạn trai thấy vậy vội vàng chạy lên nâng em dậy. Chắc cô bé ngã đau nên khóc nức nở. Bạn trai dỗ và an ủi cho bé nín. Thế rồi hai anh em cùng nhau vui vẻ bước đến trường. 
* HS ghi tên bài vào vở .
+ Học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc.
+ học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
+ Học sinh nhận xét bạn đọc bài.
* HS đọc yêu cầu .
- 1 Hs đọc các tình huống trong bài. 
+ 1 Hs đọc tình huống a.
+ Hs thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp cho các tình huống còn lại. Chú ý cần đáp hỏi một cách tự nhiên và lời đáp phù hợp với tình huống, phải tỏ rõ thái độ lịch sự, có văn hoá trong giao tiếp. 
+ Hs nhận xét. 
HS đọc yêu cầu bài tập 3 .
+ Hs quan sát kĩ từng bức tranh. từ trường về nhà..
+ HS chú ý quan sát tranh, mỗi em có thể tạo nên những câu văn dài, ngắn khác nhau; nội dung cũng không hoàn toàn như nhau vì các em có thể đoán hai bạn nhỏ là anh em, là học sinh không quen nhau, là hai bạn đang từ nhà đến trường, hay từ trường về nhà .Từ đó, mỗi em sẽ tạo nên những bài văn khác nhau.
+ học sinh kể chuyện theo nhóm đôi.
+ một vài nhóm đại diện kể chuyện và đặt tên cho câu chuyện.
+ HS nhận xét, khen những học sinh làm bài tốt.
3’
2’
3- Củng cố.
* GV yêu cầu Hs thể hiện tình huống: 
- Em dọn cơm giúp mẹ nhưng chẳng may em làm vỡ bát.
4- Dặn dò.
+ VN : Đọc lại các bài tập đọc và HTL.
* 2 - 3 cặp Hs thể hiện tình huống
HS lắng nghe .
Thứ năm ngày 18 – 5 - 2006
Giáo án tiếng việt
Lớp 2A 
Tiết : 35
Tuần : 35
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì II ( tiết 8 )
I - Mục tiêu: 
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc: 
- Đọc thông các bài tập đọc trong học kì II từ tuần 28 đến tuần 34 .
+ Đọc to, rõ ràng, tối thiếu 50 chữ / 1phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu: HS trả lời được 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Ôn luyện về từ trái nghĩa.
3. Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
4. Ôn luyện và củng cố về các tổ chức câu thành bài .
II- Đồ dùng: Phiếu viết tên từng bài HTL đã học, bảng phụ, 
III- Hoạt động:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy
Phương pháp – hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng.
1’ 
1-ổn định:
* Hát .
29’
2 – Bài ôn.
a, Giới thiệu bài.
"Ôn tập và kiểm tra cuối học kì II" (tiết 8)
b – Nội dung ôn tập :
* Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
+ Các bài kiểm tra đọc :
- Kho báu
- Bạn có biết ?
- Cây dừa
- Những quả đào
- Cây đa quê hương
- Cậu bé và cây si già
- Ai ngoan sẽ được thưởng
- Xem truyền hình
- Cháu nhớ Bác Hồ
- Chiếc rễ đa tròn
- Cây và hoa bên lăng Bác
- Bảo vệ như thế là rất tốt
- Chuyện quả bầu
- Quyển sổ liên lạc
- Tiếng chổi tre
- Bóp nát quả cam
- Lá cờ
- Lượm
- Người làm đồ chơi
- Đàn bê của anh Hồ Giáo
- Cháy nhà hàng xóm
* Bài 2 : Xếp các từ đã cho thành cặp từ trái nghĩa.
đen, phải, sáng, trắng, trái, xấu, hiền, tốt, ít, gầy, tối, nhiều , béo, dữ.
Đen >< Trắng
Phải >< Trái
Sáng >< Tối
Xấu >< Tốt
Hiền >< Dữ
ít >< Nhiều
Gỗy >< Béo
* Bài 3 : Điền dấu chấm câu nào để điền vào mỗi ô trống. 
 Bé Sơn rất xinh(.) Da bé trắng hồng(,) má phinh phính(,) môi đỏ(,) tóc hoe vàng (.) Khi bé cười (,)cái miệng không răng toét rộng (,)trông yêu ơi là yêu ! 
* Bài 4 : Viết 3 đến 5 câu nói về em bé của em hoặc em bé của nhà hàng xóm. 
+ Gv hỏi miệng hs: Em bé mà con định tả là em bé trai hay gái? 
+ Tên em là gì ? Em mấy tuổi ? (Bé tên là Tôm. Bé hơn một tuổi. )
+ Hình dáng của bé có gì nổi bật ? (Đôi mắt. khuôn mặt, mái tóc, dáng đi  ) 
+ Tính tình của bé có gì đáng yêu ? 
+ Em có yêu quý em bé đó không ? Vì sao ?
Ví dụ : 
 Bé Tôm nhà em được hơn một tuổi. Tôm mập mạp, da ngăm đen, đôi mắt tròn xoe. Tôm rất háu ăn. Nhìn thấy mẹ bưng đĩa bột vào là Tôm nhìn hau háu, chưa đợi nguội đã đòi ăn. Em giả vờ giấu đĩa bột đi là Tôm hét váng nhà.
* Gv nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. .
* GV đưa ra các phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học từ tuần 28 đến tuần 35.
+ Học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc.
+ GV gọi học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
+ Học sinh nhận xét bạn đọc bài.
+ Gv cho điểm từng học sinh.
* Gv yêu cầu 1 Hs nêu đầu bài. 
- 1 Hs các từ trong bài. 
+ Gv chia lớp thành 3 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ + bút dạ. Sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài. 
+ Đại diện các nhóm lên trình bày. 
+ Gv và Hs nhận xét. 
* GV đưa ra bảng phụ và hỏi: Bài tập 3 yêu cầu các em làm gì ?
- Gv yêu cầu hs suy nghĩ và làm bài. 
+ gv gọi 1 Hs lên bảng làm.
+ Hs và gv nhận xét.
+ 1 hs đọc lại đoạn văn.
* Gv đưa bảng phụ và 1 hs đọc yêu cầu. 
+ Hs trả lưòi câu hỏi của GV.
- Gv cho hs làm vào nháp.
- Sau đó, hs đọc bài làm của mình. 
- Cả lớp và Gv nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, đặt câu. 
+ 1- 2 Hs đọc bài của mình. 
+ Gv nhận xét, cho điểm.
3’
2’
3- Củng cố.
* GV yêu cầu Hs tìm từ trái nghĩa. 
Ví dụ; Mập mạp/ gầy gò; .
4- Dặn dò.
+ VN : Đọc lại các bài tập đọc và HTL.
* 2 - 3 cặp Hs tìm từ trái nghĩa. 1 hs nêu từ, 1 hs nói từ trái nghĩa. 
* Giáo viên nhận xét tiết học .
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap Tieng viet 2.doc