I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Viết chính tả một đoạn ngắn theo hình thức nghe – viết và hoàn thành bài tập chính tả; ghi nhớ được chữ cái và tên chữ cái trong bảng chữ cái; biết vận dụng trong cuộc sống những kiến thức đã học.
2. Năng lực
- Hình thành và phát triển các NL chung, NL ngôn ngữ ( viết đúng chính tả, từ vựng).
3. Phẩm chất
- Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu lao động.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Laptop; Tivi; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài chính tả), phiếu học tập.
- HS: SHS, vở chính tả.
Tiếng Việt Tiết 11+12: BÀI 3: NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG (T1+2) ĐỌC: NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức, kĩ năng: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ. - Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài. 2. Về năng lực: hình thành và phát triển 3 NL chung và NL văn học ( Hiểu được tình yêu thương, sự quan tâm của anh em trong gia đình dành cho nhau). 2. Về phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái, trách nhiệm, có ý thức yêu thương, giúp đỡ anh em. II. CHUẨN BỊ: - Tranh minh họa bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động * Trò chơi Trời nắng, trời mưa - GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước. - GV cho HS nói về những điều thú vị mà em đã học được ở bài trước. * GV cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi về câu hỏi: + Bức tranh dưới đây vẽ những gì? + Đoán xem hai bạn nhỏ nói gì với nhau? - GV cùng HS nhận xét, góp ý. - GV kết nối vào bài học: Hai bạn nhỏ trong tranh là hai anh em Bi và Bống. Câu chuyện kể về niềm vui và mơ ước của Bi và Bống khi nhìn thấy cầu vồng. - GV ghi đề bài: Niềm vui của Bi và Bống. - HS chơi trò chơi - HS nhắc lại tên bài học trước. (Ngày hôm qua đầu rồi?) - HS nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - HS quan sát tranh minh hoạ và thảo luận nhóm 2. + Tranh vẽ thiên nhiên cây cối, vẽ bầu trời đang có cầu vồng và hai bạn nhỏ đang ngước nhìn lên trời. + Bạn trai chỉ tay và nói: Nhìn kìa, cầu vồng! - Một số HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác bổ sung. - HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài. 2. Đọc văn bản a. Đọc mẫu. - GV đọc mẫu toàn bài đọc. Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Lời thoại của hai anh em được đọc theo giọng điệu trẻ con, thể hiện sự vui mừng, trong sáng và vô tư. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. a. Đọc nối tiếp câu - GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1. - Gọi HS tìm từ khó đọc và cho HS đọc từ khó. - GV gọi HS đọc nối tiếp lần 2, hướng dẫn HS đọc lời các nhân vật trong bài. b. Đọc đoạn - Bài được chia làm mấy đoạn? - Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn. - Gọi HS giải nghĩa một số từ, tiếng khó trong SHS. - GV giải thích thêm một số từ: - HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh. + hũ: (tranh số 1 trong phần Nói và nghe để giải nghĩa). + cầu vồng: bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. + ngựa hồng: hay hồng mã hay còn gọi là ngựa lông hạt dẻ là những giống ngựa có sắc lông màu nâu hồng. - Em hãy nói một câu có từ cầu vồng (hoặc ngựa hồng). c. Đọc trong nhóm - Yêu cầu HS đọc theo nhóm 3. d. Thi đọc - GV gọi các nhóm thi đọc. - Mời HS nhận xét, bình chọn. - Nhận xét, khen ngợi nhóm đọc tốt. e. Đọc toàn bài - GV gọi 1, 2 HS đọc lại toàn bài. - HS lắng nghe và đọc thầm theo. - HS đọc nối tiếp câu lần 1 - HS tìm và đọc từ khó: cầu vồng, hũ vàng, ngước nhìn,... - Bi: Cầu vồng kìa! Em nhìn xem! Đẹp quá! - Bống: Lát nữa mình sẽ đi lấy về nhé!... - 3 đoạn. + Đoạn 1: từ đầu đến quần áo đẹp; + Đoạn 2: tiếp theo đến đủ các màu sắc. + Đoạn 3: phần còn lại. - HS đọc nối tiếp từng đoạn. - HS đọc giải nghĩa từ: hũ. - HS theo dõi. - Sau cơn mưa thường có cầu vồng. - HS đọc nhóm 3. - Các nhóm thi đọc. - HS bình chọn nhóm đọc tốt. - 1, 2 HS đọc toàn bài TIẾT 2 * GV cho HS hát hoặc chơi trò chơi chuyển tiết 3. Trả lời câu hỏi - GV cho HS đọc lại toàn bài. Câu 1. Nếu có bảy hũ vàng, Bi và Bống sẽ làm gì? (Nhóm 4) - Yêu cầu HS đọc câu hỏi 1. - GV cho HS đọc lại đoạn 1 của bài. - GV chia nhóm 4, yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 1 kết hợp với quan sát tranh thảo luận trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ những gì? + Bi sẽ làm gì? + Bống sẽ làm gì? - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Mời các nhóm khác nhận xét. - GV chốt đáp án: Nếu có bảy hũ vàng, Bi sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô; Bống sẽ mua búp bê và quần áo đẹp. - GV có thể khai thác sâu hơn (tuỳ đối tượng HS): + Vì sao Bi nói số hũ vàng dưới chân cầu vồng là 7 hũ? - GV nhận xét. Câu 2. Không có bảy hũ vàng, hai anh em làm gì? - Yêu cầu HS đọc câu hỏi. - Cho 1 - 2 HS đọc lại đoạn 2 của bài. - Đọc thầm lại đoạn văn 2 trả lời câu hỏi: Không có bảy hũ vàng: + Bi sẽ làm gì? + Bống sẽ làm gì? - GV đưa ra đáp án: Bống sẽ lấy bút màu ở nhà để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô; còn Bi sẽ vẽ tặng em búp bê và quần áo đủ các màu sắc. - GV lưu ý HS: Bống ước mua búp bê và quần áo đẹp nhưng lại muốn vẽ ngựa hồng và ô tô để tặng anh. Bi ước mua ô tô và ngựa hồng, nhưng lại muốn vẽ búp bê và quần áo đẹp để tặng em. Câu 3. Tìm những câu nói cho thấy hai anh em rất quan tâm và yêu quý nhau. (Nhóm đôi) - Yêu cầu HS đọc câu hỏi số 3. - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi đọc thầm đoạn 3 tìm ra những câu nói cho thấy hai anh em rất quan tâm và yêu quý nhau theo câu hỏi: + Bống đã nói gì với anh? + Còn anh Bi đã nói gì với em? - Mời HS trình bày kết quả thảo luận. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - GV đưa ra đáp án: + Câu nói của Bống: Em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô; + Câu nói của Bi: Còn anh sẽ vẽ tặng em nhiều búp bê và quần áo đủ các màu sắc. ? Vì sao những câu nói này lại thể hiện sự yêu thương của hai anh em dành cho nhau? - GV khen các nhóm đã tích cực trao đổi và tìm được đáp án đúng. 4. Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm đoạn 2 - Hướng dẫn HS đọc phân vai đoạn 2 theo 3 nhân vật: Người dẫn chuyện, Bi, Bống. - Yêu cầu HS đọc theo nhóm 3. - Mời 2 nhóm đọc trước lớp. - Mời các nhóm khác nhận xét. 5. Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: (nhóm 4) - Yêu cầu HS đọc bài tập 1. - GV phân tích đề, làm mẫu. - Chia nhóm, yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc các từ ngữ chia thành 2 nhóm thích hợp. - GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. - Yêu cầu các nhóm nhận xét. - GV chốt đáp án: Từ ngữ chỉ người Từ ngữ chỉ vật Bi, Bống anh, em. hũ vàng, búp bê, quần áo, ô tô. Bài 2: (Cá nhân) - Yêu cầu HS đọc bài tập 2. - GV cho HS rà soát bài đọc để tìm câu trả lời. - Mời HS trả lời. - Yêu cầu HS nhận xét. - Gọi một số HS đọc/ nói câu trên với ngữ điệu thể hiện sự ngạc nhiên. - GV và cả lớp nhận xét. 6. Củng cố, dặn dò - Tình cảm của Bi và Bống như thế nào? - GV giáo dục HS về tình cảm anh em trong gia đình. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. - HS thực hiện theo HD - 1 HS đọc toàn bài. - HS đọc. - 1 HS đọc lại đoạn 1. - HS làm việc nhóm 4. + Tranh vẽ ô tô, quần áo, búp bê, ngựa. + Bi sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô. + Bống sẽ mua búp bê và quần áo đẹp. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Nhóm khác nhận xét. + Vì cầu vồng có 7 màu nên Bi tưởng tượng như vậy. - HS lắng nghe. - HS đọc câu hỏi. - 1 - 2 HS đọc đoạn 2 của bài. - Lớp đọc thầm đoạn 2 để tìm câu trả lời. - 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. - HS nghe - HS đọc câu hỏi. - HS thảo luận nhóm đôi. - 2, 3 nhóm trả lời. - HS nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. + Vì cả hai hiểu được mong muốn của nhau, luôn nghĩ đến nhau, muốn làm cho nhau vui. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS theo dõi. - 3 HS đọc theo hình thức phân vai. - HS đọc phân vai. - HS nhận xét. - HS đọc yêu cầu bài. - HS theo dõi. - HS làm việc nhóm, đọc các từ ngữ, bàn phương án sắp xếp. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc yêu cầu bài. - Lớp đọc thầm tìm câu trả lời. - Câu Bi nói với Bống: Cầu vồng kìa! Em nhìn xem! Đẹp quá! - Lớp nhận xét, góp ý, bổ sung. - 1-2 HS đọc lại câu nói trên với ngữ điệu thể hiện sự ngạc nhiên. - HSTL. - HS lắng nghe. - HS nghe và chuẩn bị theo HD IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . Tiếng Việt Tiết 13: BÀI 3: NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG (TIẾT 3) VIẾT: CHỮ HOA Ă, Â I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết viết chữ viết hoa Ă, Â (cỡ vừa và cỡ nhỏ); câu ứng dụng: Ăn quả nhớ người trồng cây. 2. Năng lực: - Viết đúng chữ hoa Ă, Â, câu ứng dụng: Ăn quả nhớ người trồng cây. - Hiểu được ý nghĩa câu ứng dụng. 3. Phẩm chất: - Hình thành và phát triển phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, biết ơn và quý trọng công lao của người trồng, có ý thức giữ viết bài cẩn thận, sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ: - Mẫu chữ hoa Ă, Â III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Khởi động; - Cho HS xem videos viết mẫu chữ hoa Ă, Â. ? Hai chữ hoa vừa quan sát giống chữ hoa nào đã học? ? Hai chữ hoa này có gì khác với chữ hoa A? - GV giới thiệu, kết nối vào bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em viết hai chữ hoa gần giống với chữ hoa A, đó là chữ hoa Ă, Â. - GV ghi bảng tên bài. 1. Viết chữ hoa. - GV chiếu chữ mẫu Ă, Â. - GV hướng dẫn HS quan sát mẫu chữ về độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết. - So sánh cách viết chữ Ă, Â viết hoa với chữ A viết hoa. - GV chỉ vào chữ Ă, Â và miêu tả. Cách viết các nét chữ hoa Ă, Â giống như chữ A nhưng có thêm dấu mũ ở trên chữ A. - GV viết mẫu. - Yêu cầu HS viết bảng con. - GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. - Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi viết. - GV quan sát HS viết bài trong vở TV2/T1, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi viết. - GV nhận xét. 2. Viết ứng dụng. - GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Nghĩa đen: “Quả” là thứ quý giá và thơm trên ngon nhất của cây. Để có được nó, người trồng cây phải bỏ thời gian, công sức chăm bón cho cây. Chính vì thế, khi ăn quả, hãy luôn biết ơn công lao của người trồng. Nghĩa bóng: câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta nhớ ơn những người giúp đỡ, chăm sóc, bỏ công sức để cho ta có được những điều tốt đẹp. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có). - GV hướng dẫn viết chữ hoa Ă đầu câu, cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu. + Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó? + Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu) + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng ... rả lời. - GV nhận xét, khen nếu HS đặt câu hay. 6. Củng cố, dặn dò: - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận như thế nào? - HS nêu cảm nhận của bản thân. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Dặn dò HS về nhà đọc lại bài, trả lời các câu hỏi. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . Tiếng Việt Tiết 17: BÀI 4: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (T3) NGHE – VIẾT: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng - Viết chính tả một đoạn ngắn theo hình thức nghe – viết và hoàn thành bài tập chính tả; ghi nhớ được chữ cái và tên chữ cái trong bảng chữ cái; biết vận dụng trong cuộc sống những kiến thức đã học. 2. Năng lực - Hình thành và phát triển các NL chung, NL ngôn ngữ ( viết đúng chính tả, từ vựng). 3. Phẩm chất - Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu lao động. II. CHUẨN BỊ: - GV: Laptop; Tivi; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài chính tả), phiếu học tập. - HS: SHS, vở chính tả. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Khởi động - GV tổ chức cho HS hát đầu giờ. - Lớp hát và vận động theo bài hát Chữ đẹp nết càng ngoan. * Hoạt động 1. Nghe - viết - GV đọc đoạn chính tả. - HS lắng nghe. - Gọi HS đọc. -1 - 2 HS đọc lại đoạn văn nghe - viết. - GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn viết: + Đoạn viết nhắc tới các đồ vật và con vật nào? + Đoạn viết nhắc đến cái đồng hồ, con gà trống, con chim tu hú, cành đào. - GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả: + Đoạn văn có những chữ nào viết hoa? + Những chữ đầu câu viết hoa. + Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai? + HS có thể phát hiện các chữ dễ viết sai. VD: quanh, báo giờ, sắp sáng, sắc xuân, rực rỡ,... + Khi viết đoạn văn, cần viết như thế nào? + Thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên. - GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần. - HS nghe - viết bài vào vở chính tả. - GV đọc soát lỗi chính tả. - HS nghe và soát lỗi. - Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi. - HS đổi vở soát lỗi cho nhau. - GV thu một số vở nhận xét. - GV nhận xét bài viết của HS. - HS lắng nghe. Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả - GV gọi HS đọc yêu cầu BT 2. - HS đọc. - GV nêu yêu cầu. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4. - HS làm bài tập theo nhóm. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. - GV cùng HS nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu có). - HS và GV nhận xét. - GV chốt bảng chữ cái và tên chữ. - 2-3 HS đọc các chữ cái trong bảng đã hoàn chỉnh. - GV hướng dẫn HS học thuộc bảng chữ cái: đưa chữ cái và yêu cầu HS đọc tên chữ cái đó. - HS thực hiện yêu cầu. - GV nhận xét, đánh giá. - GV gọi HS đọc yêu cầu BT 3. - HS đọc. - GV nêu yêu cầu. - GV cho HS quan sát các cuốn sách có trong BT3, cho HS đọc tên các cuốn sách. - HS đọc tên các cuốn sách trong hình minh họa. - GV HD HS dựa vào chữ cái đầu của tên cuốn sách để ta sắp xếp. - GV cho HS làm bài theo cặp. - HS làm bài tập theo cặp. - GV gọi đại diện nhóm trả lời. - HS trả lời. - GV gọi HS nhận xét, khen những HS. - HS khác nhận xét, đánh giá. - GV chốt thứ tự lần lượt là: Gà trống khôn ngoan; Hoa mào gà; Kiến và chim bồ câu; Nàng tiên ốc; Ông Cản Ngũ. - HS lắng nghe. * Củng cố, dặn dò: - Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - HS trả lời. - GV tóm tắt nội dung chính. - HS lắng nghe. - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi, động viên HS. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . Tiếng Việt Tiết 18: BÀI 4: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (T4) LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, HOẠT ĐỘNG. CÂU NÊU HOẠT ĐỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng - Phát triển vốn từ chỉ hoạt động, chỉ sự vật (những từ ngữ chỉ đồ vật trong nhà); phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu việc làm mình yêu thích. 2. Năng lực - Hình thành và phát triển các NL chung, NL ngôn ngữ ( biết tìm từ, đặt câu). 3. Phẩm chất - Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất chăm chỉ (ham học hỏi, phụ giúp ba mẹ công việc nhà). II. CHUẨN BỊ: - Bảng nhóm BT2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Khởi động - GV tổ chức cho HS giải đố các câu đố như phần chuẩn bị. - HS tham gia giải đố. - GV nhận xét và chốt đáp án đúng. Khen ngợi HS có đáp án đúng. - HS cùng GV nhận xét. - GV kết nối vào bài mới. - HS ghi bài vào vở. * Hoạt động 1. Làm bài tập 1 - GV gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS. - GV nêu yêu cầu. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi. - HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh và tìm từ ngữ thích hợp để gọi tên các sự vật trong tranh. - GV gọi HS trả lời. - Đại diện HS trình bày kết quả trước lớp. - GV và HS nhận xét, bổ sung. - Tên các vật trong tranh: ghế, quạt trần, quạt điện, bát, đĩa, chổi, mắc áo, giường, chăn, gối, ấm chén, nồi, ti vi. - GV kết luận: Tên các vật trong tranh: ghế, quạt trần, quạt điện, bát, đĩa, chổi, mắc áo, giường, chăn, gối, ấm chén, nồi, ti vi. - HS lắng nghe. * Hoạt động 2. Làm bài tập 2 - GV gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS. - GV nêu yêu cầu. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4. - HS hoạt động nhóm 4. - GV gọi HS trả lời. - Đại diện HS trình bày kết quả trước lớp. - GV và HS nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: quạt máy - làm mát; chổi - quét nhà; mắc áo - treo quần áo; nồi - nấu thức ăn; ghế - ngồi, - HS lắng nghe. *Hoạt động 3. Làm bài tập 3 - GV gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS. - GV nêu yêu cầu. - GV cho HS làm bài cá nhân. - HS tự đặt câu. - GV gọi HS trả lời. - HS trả lời. - GV gọi HS nhận xét. - HS nhận xét. - GV nhật xét, khen ngợi HS đặt câu đúng, hay. - HS lắng nghe. * Củng cố, dặn dò: - Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - HS nêu. - GV tóm tắt nội dung chính. - HS lắng nghe. - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - HS nêu ý kiến. - GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . Tiếng Việt Tiết 19: BÀI 4: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (T5) LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ MỘT VIỆC LÀM Ở NHÀ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng - Viết được hai đến ba câu kể về một việc em đã làm ở nhà. 2. Năng lực - Hình thành và phát triển các NL chung, NL ngôn ngữ ( viết được một số câu văn ngắn). 3. Phẩm chất - Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất chăm chỉ (chăm làm). II. CHUẨN BỊ: - Tranh BT1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Khởi động - GV cho HS hát. - HS hát. - GV kết nối vào bài mới. - HS ghi bài vào vở. * Hoạt động 1. Nhìn tranh và kể về các việc mà bạn nhỏ đã làm. - GV gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS. - GV nêu yêu cầu. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi. - HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh và tìm từ ngữ thích hợp để gọi tên các sự vật trong tranh. - GV HDHS quan sát kĩ tranh để nhận biết việc làm trước, việc làm sau trong mỗi tranh. Nội dung mỗi tranh là nội dung mà HS sẽ kể. - GV gọi HS trả lời. - Đại diện HS trình bày kết quả trước lớp. - GV và HS nhận xét, bổ sung. - GV chốt: Bạn nhỏ đang rửa hoa quả. Đầu tiên bạn ấy bỏ hoa quả vào bồn rửa (tranh 1). Sau đó bạn xả nước và rửa từng quả cẩn thận (tranh 2). Cuối cùng, bạn ấy xếp hoa quả đã rửa vào rổ (tranh 3). - HS lắng nghe. * Hoạt động 2. Viết 2-3 câu kể về một việc mà em đã làm ở nhà. - GV gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS. - GV nêu yêu cầu. - GV đưa ra gợi ý. - 1 HS đọc các câu hỏi gợi ý: + Em đã làm những việc gì? + Em làm việc đó như thế nào? + Nêu suy nghĩ của em khi làm xong việc đó. - GV cho HS làm bài cá nhân. - HS viết vào vở dựa theo gợi ý. - GV gọi HS trả lời. - 1-2 HS đọc bài viết trước lớp. - GV gọi HS nhận xét. - HS nhận xét. - GV nhật xét, khen ngợi HS có bài viết hay, trình bày sạch đẹp. - HS lắng nghe. * Củng cố, dặn dò: - Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - HS nêu. - GV tóm tắt nội dung chính. - HS lắng nghe. - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - HS nêu ý kiến. - GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS. - Dặn dò: Tìm đọc các bài viết về những hoạt động của thiếu nhi chuẩn bị cho tiết sau. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . Tiếng Việt Tiết 20: BÀI 4: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (T6) ĐỌC MỞ RỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng - Tự tìm đọc các bài viết về những hoạt động của thiếu nhi; trao đổi, chia sẻ với các bạn về bài đã đọc: tên tác giả, tên bài đọc và những hình ảnh, chi tiết, nhân vật em thích. 2. Năng lực - Hình thành và phát triển các NL chung, NL văn học ( Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc). 3. Phẩm chất - Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất chăm chỉ (chăm học). II. CHUẨN BỊ: - HS: Sách, truyện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Khởi động - GV tổ chức cho học sinh thi đọc trước lớp các bài thơ em yêu thích. - HS thi đọc. - GV cùng HS nhận xét, góp ý, tuyên dương HS có bài đọc hay. - GV kết nối vào bài mới. - HS ghi tên bài vào vở. * Hoạt động 1. Tìm đọc các bài viết về những hoạt động của thiếu nhi Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc các bài viết về những hoạt động của thiếu nhi. GV có thể chuẩn bị một số bài viết phù hợp (có thể tìm trên internet, trong các sách báo thiếu nhi). - HS lấy sách, truyện đã chuẩn bị hoặc nhận từ GV. * Hoạt động 2. Trao đổi với các bạn về bài đã đọc dựa vào gợi ý. - GV gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS. - GV nêu yêu cầu, HD HS trao đổi với nhau dựa vào gợi ý. - GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp. - HS trao đổi theo cặp. - GV gọi HS trình bày. - HS trình bày trước lớp. - Gọi HS nhận xét. - HS nhận xét. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. - GV liên hệ thực tế. * Củng cố, dặn dò: - Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - HS nêu. - GV tóm tắt nội dung chính. - HS lắng nghe. - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - HS nêu ý kiến. - GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) .
Tài liệu đính kèm: