Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 17, Bài 31+32: Ánh sáng của yêu thương - Chơi chong chóng

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 17, Bài 31+32: Ánh sáng của yêu thương - Chơi chong chóng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết các sự việc và trình tự các sự việc trong câu chuyện “Ánh sáng của yêu thương”; kể lại được 1 - 2 đoạn của câu chuyện dựa vào tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện đã đọc, đã nghe).

- HS phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động kể lại câu chuyện và hoạt động nói theo tranh.

2. Năng lực

- Hình thành và phát triển năng lực văn học (sáng tạo khi kể về cậu bé Ê-đi-xơn trong câu chuyện Ánh sáng của yêu thương); phát triển NL ngôn ngữ qua chia sẻ, phát biểu ý kiến; qua việc thể hiện tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân. Có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.

3. Phẩm chất

- Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu gia đình, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương gia đình.

- Bồi dưỡng tình yêu thương mẹ và người thân trong gia đình;

II. Chuẩn bị

- Tranh kể phóng to.

 - Máy tính, máy chiếu.

 

docx 17 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 17, Bài 31+32: Ánh sáng của yêu thương - Chơi chong chóng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Tiếng Việt 
BÀI 31: ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG (TIẾT 1 + 2)
ĐỌC: ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc lời thoại, độc thoại của các nhân vật trong bài Ánh sáng của yêu thương. Nhận biết được tình yêu thương, lòng hiếu thảo của con đối với mẹ (qua bài đọc và tranh minh họa); hiểu vì sao cậu bé Ê-đi-xơn đã nảy ra sáng kiến giúp mẹ được phẫu thuật kịp thời, cứu mẹ thoát khỏi tay thần chết.
2. Năng lực 
- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ qua chia sẻ, phát biểu ý kiến; qua việc thể hiện tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân. Có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.
3. Phẩm chất
- Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu gia đình, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương gia đình. 
- Bồi dưỡng tình yêu thương mẹ và người thân trong gia đình; 
II. Chuẩn bị
 - Tranh ảnh về Ê-đi-xơn
III. Các hoạt động dạy học 
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS đọc bài thơ: “Thương ông”.
+ Bài thơ nói về ai? Bạn ấy làm gì?
- Mời HS chia sẻ.
+ Nếu người thân của em bị mệt, em có thể làm gì để giúp đỡ, động viên?
- Cho HS quan sát tranh, nêu nội dung.
- GV dẫn dắt vào bài học.
2. Đọc văn bản
* GV đọc bài (Ê-đi-xơn giọng buồn khi thấy mẹ đau đớn. Khẩn khoản khi thấy mẹ cầu cứu)
* Đọc nối tiếp từng câu 
- GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ khó: ruột thừa, mổ gấp, đột nhiên.
- Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài: Đột nhiên,/ cậu trông thấy/ ánh sáng của ngọn đèn/ hắt lại/ từ mảnh sắt tây trên tủ.
* Đọc đoạn
- GV chia đoạn: 4 đoạn
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng đoạn. 
* Đọc theo nhóm
- Cho HS đọc nhóm 4.
* Thi đọc
- GV cho HS thi đọc.
* Đọc toàn bài
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi
* Gọi HS đọc đoạn 1.
Câu 1: Khi thấy mẹ đau bụng dữ dội Ê - đi - xơn đã làm gì?
- GV nhận xét, thống nhất câu trả lời.
+ Khi thấy có người đau ốm bất thường, em phải làm gì? - GDHS.
* Gọi HS đọc đoạn 3, kết hợp quan sát tranh.
Câu 2: Ê-đi-xơn đã làm cách nào để mẹ được phẫu thuật kịp thời?
- Mời HS chia sẻ.
- Nhận xét.
Câu 3: Những việc làm của Ê-đi-xơn cho thấy tình cảm của cậu dành cho mẹ như thế nào?
- Nhận xét, thống nhất câu trả lời.
- Liên hệ - GDHS.
Câu 4: Trong câu chuyện trên em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, bổ sung.
4. Luyện đọc lại 
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1: Những chi tiết nào cho thấy Ê-đi-xơn rất lo cho sức khỏe của mẹ?
- GV nhận xét.
Câu 2: Tìm câu văn trong bài phù hợp với bức tranh.
- Mời HS chia sẻ.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
* Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về đọc lại bài cho người thân nghe.
- HS đọc đồng thanh.
- HS trả lời.
- HS khác bổ sung, chia sẻ ý kiến. 
- HS thoải mái chia sẻ.
- Quan sát, nêu nội dung tranh.
- HS nghe
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS tìm và đọc từ khó.
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- HS theo dõi xác định cách ngắt, nghỉ hơi.
- HS chia đoạn: 4 đoạn
- HS đọc nối tiếp từng đoạn
- Giải nghĩa từ khó: ruột thừa, tù mù, 
- HS đọc nhóm 4.
- HS thi đọc.
- 1 HS đọc lại bài.
- 1 HS đọc.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
(Khi thấy mẹ đau bụng dữ dội Ê - đi - xơn đã chạy đi mời bác sĩ đến khám bệnh cho mẹ.)
- HS quan sát tranh, đọc thầm.
- Thảo luận cùng bạn, trả lời (Để mẹ được phẫu thuật kịp thời Ê-đi-xơn đã tìm cách làm cho căn phòng đủ sáng. Cậu tháp tất cả đèn nến trong nhà và để trước gương). 
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời (thương mẹ, hiếu thảo với mẹ, ).
- HS chia sẻ nêu ý kiến. Giải thích.
- HS nghe 
- 4HS luyện đọc lại cả bài, cả lớp đọc thầm theo.
- HS thảo luận nhóm 2
- Các nhóm trình bày trước lớp.
VD: Thấy mẹ đau đớn Ê-đi -xơn khẩn trương chạy đi tìm bác sĩ.
- HS quan sát tranh minh họa, suy nghĩ trả lời.
- HS chia sẻ cùng bạn.
Tiếng Việt 
BÀI 31: ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG (TIẾT 3)
VIẾT: CHỮ HOA P
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết viết chữ viết hoa P chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết câu ứng dụng Phượng nở đỏ rực một góc trời.
2. Năng lực 
- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
- HS biết lắng nghe và chia sẻ với bạn; ngồi viết đúng tư thế. 
3. Phẩm chất
- HS có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Yêu cảnh đẹp thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị
 - Chữ hoa P, câu: “Phượng nở đỏ rực một góc trời”
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS hát và vận động theo bài hát: Lí cây xanh.
- GV giới thiệu, ghi tên bài lên bảng.
2. Viết 
a. Viết chữ hoa P
- GV cho HS quan sát chữ hoa P, gợi ý HS nêu nhận xét về: độ cao, độ rộng, các nét và cách viết chữ hoa P. 
- GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.
- GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ P hoa (nếu có).
- GV cho HS tập viết chữ hoa C trên bảng con (hoặc nháp).
- GV theo dõi HS viết bài, uốn nắn tư thế ngồi cho HS, hỗ trợ khi HS viết chưa đúng.
- Hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. 
b. Viết câu ứng dụng
* GV mời HS đọc câu ứng dụng.
- Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó? 
+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (GV gợi ý, hỗ trợ HS nêu).
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?. 
+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu? 
+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái. 
+ Dấu chấm đặt ở đâu? 
- Cho HS viết chữ “Trời” vào bảng con.
- GV sửa cách viết cho HS khi HS viết chưa đúng mẫu.
* GV cho HS viết vào vở Tập viết
- Uốn nắn cách viết và tư thế ngồi cho HS.
- Nhận xét một số bài, khen ngợi HS.
3. Củng cố
- GV hướng dẫn chữa một số lỗi trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.
- GV cho HS nêu lại ND đã học.
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS hát tập thể bài hát Lí cây xanh.
- HS lấy vở tập viết.
- HS quan sát chữ hoa P nêu nhận xét: Cỡ vừa cao 5 li, rộng 4 li. Cỡ nhỏ 2,5 li; rộng 2 li. Chữ hoa P gồm 2 nét: nét mọc ngược trái phía trên hơi lượn, nét cong trên có 2 đầu nét lượn vào trong.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát GV viết mẫu.
Nét 1: đặt bút trên đường kẻ ngang 6 hơi lượn bút sang trái để viết nét móc ngược trái, đầu móc cong vào phía trong, dừng bút trên đường kẻ 2.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút lên đường kẻ 5, bên trái nét móc viết tiếp nét cong trên, dừng bút gần đường kẻ 5, nét cong trên có 2 đầu nét lượn vào trong, phần cong bên trái rộng hơn phần cong bên phải.
- HS viết chữ hoa P (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn. 
- HS nêu lại tư thế ngồi viết.
- HS viết chữ hoa C (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết. 
- HS đổi vở, góp ý cho nhau theo cặp. 
- HS đọc câu ứng dụng: Phượng nở đỏ rực một góc trời. 
- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có). 
- HS quan sát câu ứng dụng, trả lời. 
- HS nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. 
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o. 
- Độ cao của các chữ: chữ cái hoa P, h, g cao 2,5 li; chữ t cao 1,5 li; chữ đ cao 2 li, các chữ còn lại cao 1 li. 
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu nặng đặt dưới ơ (Phượng), chữ ư (rực) và chữ ô (một), dấu sắc đặt trên chữ cái o (góc), dấu hỏi đặt trên chữ ơ (nở) và chữ o (đỏ) ; dấu huyền đạt trên chữ ơ (trời). 
- Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái i trong tiếng “trời”. 
- HS viết bảng con.
- HS chia sẻ cách viết, nhận xét, góp ý cho bạn.
- HS viết vào vở Tập viết 2. 
- HS đổi vở soát lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm. 
- HS sửa lỗi vào vở ghi chép (nếu có).
- HS nêu ND đã học.
- HS nêu cảm nhận sau tiết học. 
Tiếng Việt 
BÀI 31: ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG (TIẾT 4)
NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nhận biết các sự việc và trình tự các sự việc trong câu chuyện “Ánh sáng của yêu thương”; kể lại được 1 - 2 đoạn của câu chuyện dựa vào tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện đã đọc, đã nghe). 
- HS phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động kể lại câu chuyện và hoạt động nói theo tranh.
2. Năng lực 
- Hình thành và phát triển năng lực văn học (sáng tạo khi kể về cậu bé Ê-đi-xơn trong câu chuyện Ánh sáng của yêu thương); phát triển NL ngôn ngữ qua chia sẻ, phát biểu ý kiến; qua việc thể hiện tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân. Có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.
3. Phẩm chất
- Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu gia đình, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương gia đình. 
- Bồi dưỡng tình yêu thương mẹ và người thân trong gia đình; 
II. Chuẩn bị
- Tranh kể phóng to.
	- Máy tính, máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn tập và khởi động
- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.
- GV giới thiệu kết nối vào bài. 
- GV ghi tên bài.
2. Nói và nghe
a. Quan sát các tranh minh họa câu chuyện “Ánh sáng của yêu thương”, nói về sự việc trong từng tranh.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh theo thứ tự (từ tranh 1 đến tranh 4), yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và nêu nội dung các bức tranh (thể hiện qua các nhân vật và sự việc trong mỗi bức tranh). 
- GV mời HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV theo dõi phần báo cáo và giao lưu của các nhóm.
b. Sắp xếp các tranh theo trình tự của câu chuyện.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, sắp xếp các tranh theo đúng với trình tự của câu chuyện.
- Mời các nhóm trình bày kết quả.
- GV cùng HS chốt trình tự đúng.
c. Chọn kể lại 1 - 2 đoạn của câu chuyện theo tranh vừa sắp xếp.
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, chọn kể 1 - 2 đoạn trong câu chuyện (cố gắng kể đúng lời nói của các nhân vật trong câu chuyện). 
- Tổ chức cho HS dựa vào tranh, tập kể theo nhóm 4.
- Mời các nhóm lên kể trước lớp.
- GV cùng HS chia sẻ, động viên, khen ngợi những HS mạnh dạn, tự tin, kể kết 
hợp với cử chỉ, điệu bộ phù hợp.
+ Câu chuyện n ... .
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Lớp hát và vận động theo bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
- HS nghe, đọc thầm theo (từ đầu đến háo hức). 
- 1 - 2 HS đọc lại đoạn văn.
+ Mỗi chiếc chong chóng xinh như một bông hoa.
- Các dấu câu trong bài: dấu chấm, dấu phẩy.
- Những chữ đầu câu viết hoa.
- HS phát hiện các chữ dễ viết sai.
VD: chơi, chạy, trước, xem, sân, quay, mỗi, mỏng, ...
- HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.
+ Trình bày đoạn văn, thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên. 
- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.
- HS nghe và soát lỗi:
+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).
+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).
- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS tìm từ thích hợp và làm vào vở.
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. (sưu tầm, phụng phịu, dịu dàng, tựu trường.)
- HS đồng thanh đọc đáp án trên bảng.
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra và chỉnh sửa nếu có lỗi.
- HS nêu.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
Tiếng việt
 BÀI 32: CHƠI CHONG CHÓNG (TIẾT 4)
LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
 DẤU PHẨY
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
a. Phát triển vốn từ về tình cảm gia đình; luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy.
b. Viết được một tin nhắn cho người thân.
2. Năng lực 
- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ qua chia sẻ, phát biểu ý kiến; qua việc thể hiện tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân. Có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.
3. Phẩm chất
- Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu gia đình, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Biết trân trọng, biết yêu thương, chia sẻ, nhường nhịn anh chị em trong gia đình. 
II. Chuẩn bị
 - Máy tính, máy chiếu. Tranh phóng to bài 1.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.
- GV kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS.
2. Bài 1: Tìm từ ngữ về tình cảm gia đình
- Hướng dẫn HS trao đổi nhóm với nội dung:
+ Nêu các mối quan hệ trong gia đình (bố với mẹ, bố/mẹ với con, anh/chị với em, ông/ bà với cháu,...).
+ Tìm các từ ngữ chỉ tình cảm giữa mọi người trong gia đình. (GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi nhỏ: Tình cảm giữa bố mẹ với con như thế nào? Tình cảm giữa anh chị với em như thế nào?...)
- Mời HS chia sẻ trước lớp.
- GV và HS thống nhất đáp án. 
3. Bài 2. Tìm những câu nói về tình cảm anh chị em.
- GV dán hoặc chiếu các câu tục ngữ lên bảng.
- Hướng dẫn HS trao đổi nhóm với nội dung: + Đọc to các câu tục ngữ, trao đổi về ý nghĩa của các câu tục ngữ, xác định câu tục ngữ nào nói về tình cảm anh chị em.
- Mời HS chia sẻ về ý nghĩa của các câu tục ngữ và trả lời câu hỏi: Câu nào nói về tình cảm anh chị em?
- GV và HS thống nhất đáp án. 
4. Bài 3. Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp
- Hướng dẫn HS làm việc nhóm: Đọc thành tiếng từng câu trong bài tập; xác định ranh giới giữa các từ, cụm từ trong câu; HS xác định các từ/ cụm từ cùng chức năng nhưng chưa được ngăn cách bởi dấu phẩy. 
- Mời đại diện 3-4 nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV và HS chia sẻ, thống nhất đáp án. 
* Củng cố
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Lớp hát và vận động theo bài hát Ba ngọn nến.
- HS trao đổi nhóm, làm bài, viết ra nháp.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS khác chia sẻ cùng bạn, thống nhất kết quả (tôn trọng, kính trọng, yêu thương, che chở, đùm bọc, gắn bó, thân thiết, ...)
* HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc nhóm: Đọc to các câu tục ngữ, trao đổi về ý nghĩa của các câu tục ngữ, xác định câu tục ngữ nào nói về tình cảm anh chị em.
- Đại diện HS trình bày kết quả trước lớp.
- HS nhận xét, góp ý, thống nhất đáp án (Những câu tục ngữ nói về tình cảm anh chị em: Chị ngã em nâng; Anh thuận em hoà là nhà có phúc; Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.)
.
- HS đọc đoạn văn, thảo luận nhóm, đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
(VD: câu a có các cụm sóc anh/sóc em, hạt vừa/ hạt nhỏ. Câu b có yêu thương/ chăm sóc, làm bài tập/ chơi vôi tớ/ cùng tớ làm việc nhà.)
- Đại diện trình bày kết quả trước lớp.
- HS nhận xét, góp ý, thống nhất đáp án (a. Sóc anh, sóc em kiếm được rất nhiều hạt dẻ. Hai anh em để dành hạt lớn cho bố mẹ. Hạt vừa, hạt nhỏ để hai anh em ăn.; b. Chị tớ luôn quan tâm, chăm sóc tớ. Chị tớ thường hướng dẫn tớ làm bài tập, chơi với tớ, cùng tớ làm việc nhà. Tớ yêu chị lắm!)
- HS phát biểu.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
Tiếng việt
 BÀI 32: CHƠI CHONG CHÓNG (TIẾT 5)
LUYỆN TẬP: VIẾT TIN NHẮN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS biết khi nào cần viết nhắn tin.
- HS biết viết tin nhắn khi cần thiết. Biết sử dụng dấu câu phù hợp.
2. Năng lực 
- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ qua chia sẻ, phát biểu ý kiến; qua việc thể hiện tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân. Có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.
- Hình thành và phát triển năng lực văn học; phát triển năng lực ngôn ngữ trong việc viết một tin nhắn.
3. Phẩm chất
- Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu gia đình, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Biết trân trọng, biết yêu thương, chia sẻ với mọi thành viên trong gia đình. Biết yêu thương gia đình.
II. Chuẩn bị
 - Máy tính, máy chiếu. Tranh phóng to bài 1.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.
- GV kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS.
2. Bài 1: Quan sát tranh, đọc tin nhắn của sóc con và trả lời câu hỏi
- Hướng dẫn HS quan sát tranh, hỏi đáp theo nhóm, làm bài theo yêu cầu.
- GV quan sát, gợi ý, hỗ trợ khi HS gặp khó khăn.
- Mời 2-3 nhóm trả lời các câu hỏi trước lớp.
- GV cùng HS chia sẻ, thống nhất kết quả.
3. Bài 2. Viết tin nhắn cho người thân
- GV mời 1HS đọc to tình huống và yêu cầu. 
- Hướng dẫn HS trao đổi nhóm, hỏi đáp về tình huống theo câu hỏi gợi ý:
+ Em viết tin nhắn cho ai?
+ Em muốn nhắn cho người đó điều gì?
+ Vì sao em phải nhắn tin?
- Cho HS viết vào vở các câu trả lời và sắp xếp thành một tin nhắn.
- GV lưu ý HS mở đầu và kết thúc tin nhắn cần viết gì.
- GV bao quát, hỗ trợ HS khi HS gặp khó khăn.
- Mời một số HS đọc bài trước lớp. 
- GV cùng HS nhận xét. GDHS viết tin nhắn khi cần thiết.
- Cho HS hát bài “Con cò bé bé”.
* Củng cố
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Lớp hát và vận động theo bài hát Cả nhà thương nhau.
- HS trao đổi nhóm, hỏi - đáp theo từng câu hỏi gợi ý:
+ Sóc con nhắn tin cho ai? (Sóc nhắn tin cho mẹ.)
+ Sóc nhắn cho mẹ điều gì? (Sóc sang nhà bà và không ăn cơm ở nhà. Tối sóc sẽ về.) 
+ Vì sao sóc phải nhắn tin? (Vì bố mẹ đi vắng, không thể xin phép trực tiếp được. Do đó cần phải nhắn tin cho bố mẹ biết mình đi đâu, làm gì để bố mẹ yên tâm.)
- HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét và góp ý.
- 1HS đọc, các HS khác đọc thầm theo.
- HS trao đổi nhóm, hỏi đáp về tình huống theo câu hỏi gợi ý.
- Từng HS viết vào vở các câu trả lời và sắp xếp thành một tin nhắn.
- Từng HS tự sửa đoạn văn đã viết. HS đổi bài cho bạn để sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.
- HS đọc bài trước lớp. (VD: Mẹ ơi! Ông đưa con đi mua sách. Mua sách xong con sẽ về ạ. Mẹ yên tâm mẹ nhé. Con: (tên).)
- HS khác chia sẻ cùng bạn.
- HS hát kết hợp vận động.
- HS nêu một số nội dung đã học.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
Tiếng việt
 BÀI 32: CHƠI CHONG CHÓNG (TIẾT 6)
ĐỌC MỞ RỘNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
- Tìm đọc mở rộng được một bài thơ, câu chuyện kể về sinh hoạt chung của gia đình.
2. Năng lực 
- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ qua chia sẻ, phát biểu ý kiến; qua việc thể hiện tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân. Có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.
3. Phẩm chất
- Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu gia đình, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Biết trân trọng, biết yêu thương, chia sẻ với mọi thành viên trong gia đình. 
II. Chuẩn bị
 - Các bài thơ, câu chuyện kể về sinh hoạt chung của gia đình.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.
- GV kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS.
2. Bài 1. Tìm đọc một bài thơ, câu chuyện kể về sinh hoạt chung của gia đình (nấu ăn, thăm họ hàng, đi du lịch, ...).
- GV chia sẻ cùng HS một số bài thơ/ câu chuyện phù hợp (có trong thư viện).
3. Bài 2. Kể lại câu chuyện hoặc đọc một đoạn thơ cho các bạn nghe. Chia sẻ điều em thấy thú vị nhất trong câu chuyên hoặc bài thơ đã đọc.
- GV mời 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS có cách kể chuyện hoặc đọc thơ sinh động, hấp dẫn. Nói rõ ưu điểm để lớp cùng học hỏi.
- Gợ ý HS liên hệ, GDHS qua từng câu chuyện
- GV khuyến khích HS tìm đọc thêm (hoặc trao đổi sách để mở rộng nội dung đọc).
* Củng cố
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Lớp hát và vận động theo bài hát Cả nhà thương nhau.
* HS một bài thơ, câu chuyện kể về sinh hoạt chung của gia đình đã chuẩn bị. 
- HS làm việc nhóm: Trao đổi về nội dung của câu chuyện, bài thơ mà mình đã đọc. (Ví dụ: Tên của bài thơ/ câu chuyện là gì? Tác giả là ai? Câu chuyện, bài thơ nói về sinh hoạt chung nào của gia đình? Bạn thích nhất hoạt động nào? Vì sao?)
* HS làm việc nhóm:
+ Mỗi HS chọn một đoạn thơ hoặc một câu chuyện để đọc hoặc kể trong nhóm.
+ HS nói về điều thú vị nhất trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc.
- 2 - 3 HS đọc thơ hoặc kể chuyện trước lớp và chia sẻ về điều thú vị nhất trong thơ hoặc câu chuyện.
- HS nhận xét, góp ý, biểu dương những bạn có cách kể chuyện hoặc đọc thơ sinh động, hấp dẫn.
- HS liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
- HS nêu một số nội dung đã học.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_17_bai_3132_anh_sang_cua_yeu_t.docx